intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo : Thúc đẩy thị trường trái cây Việt Nam phục vụ nọi tiêu và xuất khẩu thông qua cải tiến công nghệ sau thu hoạch và chuỗi cung ứng

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

178
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các kỹ thuật canh tác cũng như bảo quản sau thu hoạch cần được áp dụng đồng bộ nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cung cấp liên tục và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong và ngòai nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo : Thúc đẩy thị trường trái cây Việt Nam phục vụ nọi tiêu và xuất khẩu thông qua cải tiến công nghệ sau thu hoạch và chuỗi cung ứng

  1. Bộ NN&PTNT Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 050/04VIE: Thúc đẩy thị trường trái cây Việt Nam phục vụ nội tiêu và xuất khẩu thông qua cải tiến công nghệ sau thu hoạch và chuỗi cung ứng MS3: BÁO CÁO SÁU THÁNG LẦN 2 Tháng 06 năm 2006 1
  2. Nội dung 1. Thông tin về tổ chức ...................................................................................................... 1 2. Tóm tắt dự án ................................................................................................................. 2 3. Họat động của chuyên gia ............................................................................................. 2 4. Cơ sở thực hiện dự án..................................................................................................... 3 5. Tiến độ thực hiện dự án ................................................................................................. 4 Các kết quả đã đạt được ..................................................................................................................4 Lợi ích mang lại cho nông dân ......................................................................................................10 Nâng cao năng lực...........................................................................................................................10 Ấn bản.................................................................................................. Error! Bookmark not defined. Quản lý dự án .................................................................................................................................11 6. Báo cáo về các vấn đề liên quan .................................................................................. 12 Môi trường ......................................................................................................................................12 Bình đẳng giới .................................................................................................................................13 7. Khả năng thực thi ........................................................................................................ 14 Vấn đề còn tồn đọng .......................................................................................................................14 Triển vọng giải quyết......................................................................................................................15 Tính bền vững ................................................................................................................................16 8. Những vấn đề tiếp theo cần giải quyết......................................................................... 16 9. Kết luận ......................................................................................................................... 16 10. Cam kết .............................................................................. Error! Bookmark not defined. 1
  3. 1. Thông tin chung Thúc đẩy thị trường trái cây Việt Nam Tên dự án phục vụ nội tiêu và xuất khẩu thông qua cải tiến công nghệ sau thu hoạch và chuỗi cung ứng. Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Đối tác Việt Nam Công nghệ Sau thu hoạch (SIAEP) Thạc sỹ Nguyễn Duy Đức Giám đốc dự án phía Việt Nam Bộ Công nghiệp Cơ bản và Thủy Sản Đối tác Úc bang Queensland (DPI & F) Ô. Robert Nissen Nhân sự phía Úc TS. Peter Hofman Ô. Brett Tucker Ô. Roland Holmes Cô Marlo Rankin Tháng 6/2005 Bắt đầu từ Tháng 5/2008 Kết thúc (theo kế hoạch ban đầu) Tháng 6/2008 Kết thúc (sau khi chỉnh sửa) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án năm Thời hạn báo cáo thứ nhất (2006) Người liên hệ Giám đốc dự án phía Úc Ô Robert Nissen +61 07 54449631 Tên Telephone: Giám đốc dự án +61 07 54412235 Vị trí Fax: Bộ Công nghiệp Cơ bản và Thủy bob.nissen@dpi.qld.gov.au Đơn vị Email: Sản bang Queensland (DPI & F) Phụ trách hành chính Michelle Robbins +61 07 3346 2711 Tên Telephone: Cán bộ Kế hoạch cấp cao +61 07 3346 2727 Vị trí Fax: Bộ Công nghiệp Cơ bản michelle.robbins@dpi.qld.gov.au Đơn vị Email: và Thủy Sản bang Queensland (DPI & F) Tại Vi ệt Nam Nguy ễn Duy Đ ức Telephone: +84 (8) 8481151 Tên Giám đốc +84 (8) 8438842 Vị trí Fax: Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Email: siaep@hcm.vnn.vn Đơn vị Công nghệ Sau thu hoạch (SIAEP) 1
  4. 2. Tóm tắt dự án Trái cây Việt Nam là một ngành có nhiều tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu 43 triệu USD trái cây giá trị cao và nhập khẩu 14 triệu USD rau quả. Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, trái cây Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm trong khu vực trong việc giành thị phần xuất khẩu. Trên “sân nhà”, trái cây Việt Nam cũng có nguy cơ thua thiệt khi sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc và Thái Lan, ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Vì lý do trên, ngành sản xuất trái cây Việt Nam cần được hỗ trợ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Và các kỹ thuật canh tác cũng như bảo quản sau thu hoạch cần được áp dụng đồng bộ nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cung cấp liên tục và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong và ngòai nước. Dự án này tập trung vào công tác đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và khả năng áp dụng của tất cả các thành viên tham gia hệ thống cung ứng trái cây về quản lý hệ thống cung ứng và Phương thức canh tác nông nghiệp tốt (GAP). Dự án này áp dụng năm chiến lược phát triển nông thôn của chương trình CARD, trong đó đặc biệt chú trọng chiến lược tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, giảm đói nghèo và khả năng đối phó rủi ro kém, tăng sự tham gia của công đồng và duy trì tính bền vững. Hoạt động của chuyên gia Việc điều tra thị trường xòai được tiến hành ở hai tỉnh Tiền Giang và Khánh Hòa, thị trường bưởi ở Vĩnh Long. Việc điều tra do các đối tác Việt Nam thực hiện. Tổng cộng đã có hơn 200 nông hộ, 30 thương lái và 20 chủ vựa kinh doanh trái cây đã tham gia điều tra về chuỗi cung ứng xòai và bưởi hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy vấn đề Phương thức canh tác tốt (GAP), Quản lý Dịch hại Tổng Hợp (IPM) và Quản lý Bệnh hại Tổng Hợp (IDM). Các tài liệu về GAP đang được dự án xây dựng dựa trên phiên bản mới nhất của Asian GAP, vốn phù hợp với điều kiện của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Cho đến nay, dự án đang hoàn tất các tài liệu kỹ thuật sau: Sổ tay kỹ thuật canh tác xòai, sổ tay kỹ thuật quản lý dịch hại trên cây xòai, sổ tay bệnh hại xây xòai, Sổ tay kỹ thuật canh tác và phòng ngừa dịch bệnh trên cây bưởi. Ngòai ra, bản phác thảo của Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch cho cây xòai hiện đang được thực hiện với sự tham gia của cán bộ SIAEP và SOFRI. Với mục đích tiếp tục tăng cường khả năng về chuỗi cung ứng sản phẩm và kỹ thuật canh tác trên cây xòai và bưởi, nhiều lớp tập huấn đã được triển khai trên nguyên tắc tổ chức với sự tham gia của học viên. Nội dung tập huấn gồm: • Xác định chuỗi cung ứng sản phẩm xòai và bưởi hiện nay, luồng sản phẩm, thu nhập và thông tin ở từng nấc. • Hiểu rõ vai trò của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng. • Phân tích SWOT cho từng chuỗi cung ứng. • Nhận dạng vấn đề hiện hữu và đề xuất giải pháp. • Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể trong thời gian tới. 2
  5. Những nội dung trên cũng được triển khai ở cấp độ cộng đồng với sự tham gia của nông dân, thương lái, chủ vựa và chợ đầu mối nhằm hòan thiện phân tích SWOT cũng như kế hoạch thực hiện. Những thông tin phản hồi từ các đối tác tham gia đã giúp ích nhiều cho dự án trong họat động của mình trên cơ sở tuân thủ lịch trình và tiến độ của dự án và điều chỉnh một phần cho phù hợp với thực tế. Việc đánh giá tính hiệu quả của công tác đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc ORID. Một nửa số học viên nói sau khi kết thúc tập huấn, họ đã hiểu rõ các khái niệm được trình bày, 50% còn lại nói họ hài lòng với nội dung tập huấn. Về khả năng áp dụng, 83% học viên nói họ tin rằng mình có thể vận dụng những nguyên lý học được vào việc phân tích các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp khác và tỏ ra hài lòng với nội dung được tập huấn. Thông qua nội dung tập huấn, một liên kết mới đã được hình thành giữa đơn vị trồng xòai giống Úc ở Khánh Hòa và các hợp tác xã ở Tiền Giang. Các bên liên quan đã thống nhất trên nguyên tắc sẽ đầu tư một dây chuyền thu hoạch và xử lý xòai. Hệ thống này vốn đã được chứng minh qua dự án tiền khả thi là sẽ nâng tỉ lệ trái lọai nhất lên khỏang 10%, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người trồng xòai, cũng như hiệu quả xã hội cho địa phương. 3. Cơ sở thực hiện dự án Ford và cộng sự (2003) đã phân tích khả năng cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam và nhận ra những hạn chế chính là chất lượng thấp và không ổn định, chưa có tiêu chuẩn chất lượng thống nhất, kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, thiếu liên kết và chưa chú trọng việc sản xuất theo nhu cầu thị trường. Những điều trên làm cho trái cây Việt Nam không thể đáp ứng các đơn hàng số lượng lớn và tỏ ra kém cạnh tranh so với sản phẩm của các nước trong khu vực. Trong những năm gần đây, doanh thu xuất khẩu trái cây có xu hướng giảm, nhất là đối với thị trường Trung Quốc. Doanh thu xuất khẩu và số thị trường của trái cây Việt Nam 330 350 44 300 42 234 250 40 201 179 200 38 151 142.8 150 121.5 36 100 57 34 50 21 16.6 0 32 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu xuất khẩu ( triệu USD ) Cho thị trườ ng Trung Quốc (triệu USD) Số t hị trườ ng xuất khẩu Nguồn: báo cáo Bộ Thương mại (2006) 3
  6. Dự án này được xây dựng với mục đích giải quyết những yếu kém nêu trên bằng cách xác định các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm và giúp họ tự nâng cao năng lực ra quyết định thông qua công tác đào tạo. Các nghiên cứu thị trường đã chỉ ra xòai là một lọai trái cây quan trọng ở Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích hiện hữu khỏang 33,000 hecta, và ở tỉnh Khánh Hòa với trên 9,200 hecta. Diện tích bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long cũng khá cao, xấp xỉ 9,000 hecta. Mục tiêu cụ thể của dụ án này là: • Áp dụng kỹ thuật canh tác tốt để đảm bảo chất lượng trái tốt. Các kỹ thuật bao gồm quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý canh tác tổng hợp, xử lý ruồi đục quả, xác định chỉ số thu hoạch, giảm số lượng hóa chất sử dụng, áp dụn các biện pháp thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. • Áp dụng kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch cho xòai và bưởi. Các kỹ thuật bao gồm quản lý nhiệt độ mát, kỹ thuật đóng gói, xử lý trái qua dung dịch, kỹ thuật ủ chín bằng ethylene, bao trái bằng sáp để giảm hô hấp, sử dụng tác nhân thích hợp và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng. • Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng. Phương pháp luận hòan thiện từ dự án này sẽ được áp dụng cho các lọai rau quả khác. • Xác định chính xác chuỗi cung ứng sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu mục tiêu, trong đó đặc biệt chú trọng sở thích người tiêu dùng, qui mô thị trường và khả năng đáp ứng của sản phẩm. Kết quả nghiên cứu thị trường sẽ được cung cấp cho nông dân. • Giúp các đối tượng tham gia hiểu rõ hơn về hệ thống cung ứng xòai và bưởi của Việt Nam. Dự án này sẽ góp phần khắc phục những yếu kém còn tồn đọng của trái cây Việt Nam, trước mắt là của hai lọai sản phẩm mục tiêu, để từ đó có thể tạo ra lượng cung cấp hàng hóa nhiều và ổn định về số lượng cũng như chất lượng, tăng khả năng dự báo và đáp ứng nhu cầu thị trường. Các nội dung đào tạo sẽ được thiết kế dựa trên nguyên tắc “tùy theo yêu cầu” của các tổ chức và cá nhân có liên quan. Ở mức độ cộng đồng, việc hình thành các nhóm và/hoặc liên kết sẽ đảm bảo giá nông sản có lợi hơn cho nông dân cũng như giảm mức độ rủi ro đến mức tối thiểu. Khi đó, vai trò của thương lái tuy vẫn rất quan trọng nhưng thương lái sẽ không còn là người chi phối thu nhập của nông dân như hiện nay. Việc quản lý chuỗi cung ứng ở cấp địa phương hay khu vực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của việc xây dựng các chương trình IPM, GAP để từ đó nâng cao chất lượng và giá trị nông sản ở qui mô cộng đồng. Việc nâng cao tính hiệu quả và bền vững về kinh tế bản thân nó sẽ quyết định đến tính bền vững về xã hội , bình đẳng giới và môi trường, tác động trực tiếp đến kết quả xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn. 4. Tiến độ thực hiện dự án Những kết quả chính Nghiên cứu thị trường Công tác nghiên cứu thị trường xòai và bưởi đã được các đối tác Việt Nam là Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch (SIAEP) và Viện Nghiên cứu Cây Ăn Quả miền Nam (SOFRI) thực hiện tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Khánh Hòa, và các địa phương khác. 4
  7. Tổng cộng đã có 120 nông hộ, 30 thương lái và 20 vựa trái cây tham gia trả lời điều tra. Trước khi dự án kết thúc, một cuộc điều tra tương tự sẽ được thực hiện nhằm đối chiếu so sánh kết quả trước và sau dự án để có thể phần nào đánh giá dự án có mang lại kết quả tích cực hay không. Các kết quả điều tra đã được trìn bày kỹ trong buổi thảo luận đầu tiên của đợt công tác vào tháng Tư và tháng Năm năm 2006. Các thông tin này được các thành viên tham gia chuỗi cung ứng đánh giá dựa trên kinh nghiệm của mình về mức độ xác thực và từ đó đề ra chiến lược hành động trong giai đọan tiếp theo. Các kết quả chính đối với xòai: • Diện tích và sản lượng o Miền Đông Nam Bộ: 18,685 hecta đang cho trái, sản lượng hàng năm 70.622 tấn. o Đồng bằng Sông Cửu Long: 22.001 hecta, sản lượng 193.383 tấn o Khánh Hòa: 5.800 hecta, sản lượng 18.800 tấn. o Cả nước: diện tích 68.986 hecta, trong đó diện tích đang cho trái là 41.452 hecta, sản lượng 264.045 tấn. • Người tiêu dùng trong nước đánh giá cao về chất lượng của xòai cát Hòa Lộc, xem đây là giống xòai hàng đầu. • Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, việc vận chuyển từ vườn chủ yếu thực hiện bằng ghe (72%), xòai được đóng trong sọt tre hoặc thùng gỗ lót lá chuối hoặc giấy báo, trọng lượng 30-50 kg/sọt. Ở miền Trung, phần lớn xòai được chuyển băng đường bộ. Nhìn chung, các cá nhân và đơn vị đều cho rằng với phương thức vận chuyển hiện tại tỉ lệ hao hụt về chất lượng và số lượng dao động từ 1-2%. • Phần lớn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hài lòng với cách bán “sa cạ” cả vườn cho thương lái. Việc phân lọai trái cây phần lớn do thương lái và sau đó là chủ vựa thực hiện theo các “tiêu chuẩn” truyền thống dựa trên kinh nghiệm - nghĩa là không có tiêu chuẩn thống nhất nào cả. Ngược lại, đa số nông dân ở Khánh Hòa (54%) tự phân lọai trái cây theo tiêu chuẩn thống nhất với thương lái, trước khi giao hàng. • Có sự khác biệt về cách phân lọai trái. Xòai ở miền Tây (đồng bằng sông Cửu Long) được phân thành ba lọai: lọai 1 có trọng trượng trên 420gram/trái, lọai 2 từ 300- 420gram/trái và lọai 3 nhỏ hơn 300 gram/trái. Trong khi đó, ở miền Trung, xòai được phân lọai như sau: lọai 1 dao động 1-3 trái/kg, lọai 2 từ 4-6 trái/kg và lọai 3 nhiều hơn 6 trái/kg. Như vậy rõ ràng cần có một tiêu chuẩn thống nhất hơn về cách phân lọai xòai. • Phần lớn xòai đươc bán khi còn xanh (độ chín 7-8 theo cách đánh giá của địa phương trên thang 10) do lý do vận chuyển đi xa. Xòai đã gần chín chỉ có thể tiêu thụ địa chợ gần với giá thu mua khá thấp. • Lý do chính mà nông dân chấp nhận bán “sa cạ” là do họ có thể tiêu thụ được xòai lọai 3. Nhiều nông dân nói sở dĩ họ không muốn tự phân lọai vì làm như thế số lượng xòai phẩm cấp thấp không thể tiêu thụ được. Điều này là một nghịch lý của hệ thống cung ứng hiện nay, làm tăng chi phí phân lọai ở khâu thưong lái và vựa cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả chung của tòan hệ thống. Dự án sẽ cố gắng tìm ra giải pháp để khuyến khích nông dân giảm tỉ lệ trái phẩm cấp thấp và dồn sức chăm sóc các trái đạt phẩm cấp cao bằng cách tỉa bớt số quả trên cây. • Về giá bán: phần lớn nông dân quyết định bán sản phẩm thông qua việc tham khảo giá tại chợ địa phương và qua thương lái hay nông dân khác trong vùng. Thông tin thị trường công bố trên cách phương tiện thông tin đại chúng chỉ mang tính chất tham khảo vì giá công bố chỉ là giá cho các sản phẩm lọai 1. 5
  8. • Giá trả cho nông dân là giá trong ngày hoặc của ngày hôm trước. • Phần lớn nông dân không biết, và không quan tâm tới giá xòai tại vựa trái cây hay tại thị trường tiêu thụ. • Các chủ vựa trái cây cho biết trái thường được giữ trong vòng 04 ngày mà không có phương tiện bảo quản gì đặc biệt. Ngay cả tại chợ nông sản đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa có kho lạnh. • Tại chợ đầu mối, người bán cho biết tính từ thời điểm xòai chín, giá sẽ giảm từ 500- 1000 đồng/kg/ngày nếu như xòai chưa bán được. Các kết quả chính đối với bưởi • Diện tích và sản lượng o Miền Đông Nam Bộ: 1.422 hecta, sản lượng hàng năm 12.932 tấn. o Đồng bằng Sông Cửu Long: 8 298ha, sản lư ợng 108 916 tấn. o Cả nước: diện tích 24.721 hecta, trong đó 15.319 hecta đang cho trái, sản lượng hàng năm 178.126 tấn. • Vĩnh Long được coi là tỉnh dẫn dầu về diện tích và sản lượng bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long với giống bưởi Năm Roi. Ngòai ra, hiện nay các giống bưởi da xanh cũng được phát triển mạnh ở Bến Tre và các tỉnh khác. Diện tích trồng buởi tại Khánh Hòa hiện cũng tăng nhanh chóng. • Có nhiều cách phân lọai bưởi hiện đang được áp dụng, tùy theo khu vực và theo mùa vụ. Bưởi được phân lọai theo trọng lượng, và theo độ chín. Người trồng bưởi và thương lái thường phân theo hai lọai, công ty Hòang Gia sử dụng cách phân theo 03 lọai, trong khi các chợ đầu mối ở thành phố phân thành 04 loại. Có thể nói với cách phân lọai gồm 02 cấp ở nông hộ, người trồng bưởi đang chịu nhiều thiệt thòi. • Việc vận chuyển từ vườn đến thương lái chủ yếu thực hiện bằng đường thủy (khỏang 62%). Từ vựa đến chợ đầu mối, bưởi được chuyển bằng xe tải. Hàng được đóng trong giỏ tre nặng khỏang 80-85 kg, lót lá chuối. • Theo kết quả điều tra sơ bộ, chỉ có 5-6% lượng bưởi của Vĩnh Long được tiêu thụ tại địa phương, còn phần lớn dành cho các thị trường xa. Từ năm 2004, công ty Metro Cash & Carry đã tiến hành lập một kênh tiêu thụ mới với sản lượng khỏang 145 tấn/năm. Tuy nhiên nông dân chưa mặn mà lắm với kênh tiêu thụ này vì Metro yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng khá cao và chỉ thu mua những trái đạt tiêu chuẩn của họ, và nông dân cảm thấy khó tiêu thụ được số hàng lọai 2. Công ty bưởi Hòang Gia cũng xuất khẩu khỏang 100 tấn/năm cho thị trường Đức và Nga với giá bán trung bình USD 590/tấn (khỏang 9.200 đồng/kg). • Hiện nay, ngòai việc xuất trái tươi, công ty Hòang Gia đã chế biến một số sản phẩm từ bưởi như nước ép đóng lon, mứt. Tuy nhiên mức độ chấp nhận của thị trường chưa cao, do chất lượng chưa thật sự cao, còn vị đắng. Bưởi dùng để chế biến thường còn khá xanh (trái đạt khoảng 70% độ chín), trái chưa đạt trọng lượng tối đa nên nông dân cảm thấy bị thiệt thòi. Hiện nay dự án vẫn đang tiếp tục hòan tất việc xử lý số liệu điều tra và sẽ trình bày kỹ hơn cho các đối tác Việt Nam cũng như các thành viên tham gia hệ thống cung ứng. Xây dựng qui trình GAP Hiện nay dự án đang tiếp tục hòan tất qui trình GAP thông qua chỉnh lý các sổ tay chất lượng, bao gồm Sổ tay kỹ thuật canh tac xòai, Sổ tay Quản lý dịch hại trên xòai, Sổ tay quản lý bệnh trên cây xòai và Sổ tay tổng hợp kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại và bảo quản bưởi. Các đối tác Việt Nam đang chỉnh lý tài liệu cho phù hợp với điều kiện Việt Nam trước khi ban hành chính thức. 6
  9. Các tài liệu kỹ thuật trên được xây dựng trên cơ sở áp dụng Asian GAP kết hợp với tổng kết kinh nghiệm thực tế của nông dân. Về hình thức, tài liệu được trình bày dưới dạng tài liệu bỏ túi và nhật ký đồng ruộng, vốn được đánh giá cao trong công tác khuyến nông. Các tài liệu trên được xây dựng theo nguyên tắc mở, nghĩa là có thể được cập nhật và chỉnh lý tùy theo các phiên bản mới hay các yêu cầu cao hơn của GAP, nghĩa là người sử dụng có thể dùng kiến thức được nâng cao và kinh nghiệm của mình để tự đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới. Kết quả điều tra đánh giá ban đầu cho thấy việc áp dụng các nguyên tắc và yêu cầu của GAP, IPM, IDM là yếu tố quan trọng nhất để tác động đến chất lượng sản phẩm. Và do đó các yếu tố canh tác trước thu hoạch cần được thực hiện trước khi tác động đến những khâu tiếp theo của hệ thống cung ứng. Các thành viên khác của hệ thống cung ứng không thể làm tốt công việc của mình nếu chất lượng đầu vào của hệ thống (là trái cây ở vườn) không đạt yêu cầu. Cụ thể việc bảo quản sau thu hoạch sẽ rất khó khăn khi trái đã nhiễm nấm bệnh, hay tương tự kỹ năng xúc tiến thị trường, tiếp thị sản phẩm sẽ trở nên vô nghĩa khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và không đáp ứng nhu cầu người mua. Ở các nước phát triển, việc áp dụng IPM và các phương pháp sinh học đã được áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm tự nhiên, an toàn vệ sinh thực phẩm và các mối quan ngại khác về môi trường, xã hội nhân văn, cũng như để giảm chi phí giá thành sản xuất, việc áp dụng các nguyên tắc IPM và IDM luôn được coi trọng. Nông dân Việt Nam cần nhận thực đúng về nhu cầu có thật này, và áp dụng các nguyên tắc của IPM, IDM một cách tốt nhất trong điều kiện của mình để có thể duy trì sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như nhu cầu phát triển bền vững. Thúc đẩy sản xuất xòai và bưởi Ba chuyên gia Australia đã đến Việt Nam trong thời gian tháng Tư và tháng Năm 2006 để tổ chức đào tạo và thực hiện 06 buổi tập huấn/hội thảo. Các buổi tập huấn này được thực hiện trên nguyên tắc tương tác giữa giảng viên và học viên với mục đích tăng năng lực cho nhân viên SIAEP và SOFRI trong • Xác định hệ thống cung ứng • Phân tích SWOT • Phân tích chuỗi cung cứng hiện tại • Xây dựng chiến lược hành động cho các thành viên tham gia hệ thống cung ứng xòai và bưởi. Trong số các thành viên tham gia hội thảo, ngòai cán bộ quản lý dự án và nghiên cứu viên của SIAEP và SOFRI, còn có một số nông dân, thương lái, chủ vựa, công ty sản xuất, chế biến, tiếp thị nông sản và cán bộ giảng dạy của một số trường đại học (danh sách ở phần phụ lục B). Các thành viên này cùng tham gia vào 04 nội dung tập huấn trên. Các nội dung tập huấn cũng được thực hiện ở cộng đồng với sự tham gia của nông dân, thương lái và chủ vựa kinh doanh xòai và bưởi. Kết quả tập huấn không chỉ chuyển giao kiến thức cho nông dân, mà còn là cơ hội để cán bộ dự án đối chứng thông tin thu được từ hội thảo “chính thức”. Đồng thời đây cũng là cơ hội để nâng cao năng lực ra quyết định cho nông dân ở khu vực nông thôn. Dựa trên quan điểm định hướng nêu trên, cán bộ dự án đã xây dựng chương trình hành động trong hai năm tiếp theo của dự án trên cơ sở kế hoạch chiến lược trước đây. Chương trình hành động hiện theo sát mục tiêu ban đầu mà dự án đã đề ra. 7
  10. Kế hoạch chiến lược cho Xòai và bưởi Mục tiêu ngành Đối với xòai Tăng thu nhập một cách ổn định và khả năng tiếp cận thị trường thông qua nâng cao kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và xác định cơ cấu cân bằng hợp lý hơn giữa các đối tác tham gia hệ thống cung ứng. Mục tiêu là đảm bảo lượng cung hàng hóa với chất lượng ổn địn cho người tiêu dùng. Đối với bưởi Xây dựng chiến lược sản xuất, bảo quản và tiếp thị nhằm đưa sản phẩm chất lượng cao ra thị trường trong và ngòai nước, cũng như thiết lập kênh chế biến, tiêu thụ mới. Tóm tắt Kế hoạch chiến lược cho xòai. Kỹ năng Cơ sở vật chất Thông tin Yếu tố khác 1. Tăng sản lượng 3. Cần thiết bị bảo 7. Cần thông tin thị 10. Nhà nước cần (vi dụ theo qui quản (kho lạnh, nhà trường trong nước ban hành tiêu trình GAP) đóng gói và và xuất khẩu chuẩn về dư lượng (5i,5v) phương tiện vận (4i, 3v) hóa chất tối đa trên chuyển) nông sản Ưu tiên 1 Ưu tiên 3 (1i,1v) (0i,0v) 2. Đảm bảo giống 4. Cải tiến qui trình 8. Cần biết về các 11. Nhà nước cần tốt bảo quản và đóng tiêu chuẩn do sớm ban hành qui (3i,1v) gói khách hàng đề ra hoạch vùng nguyên (2i,0v) (3i,2v) liệu (2i,3v) Ưu tiên 5 9. Cần phương tiện 12. Cần tăng cường 5. Cần hỗ trợ kỹ truy cập thông tin liên kết giữa các thuật bảo quan, như internet thành viên tham gia đóng gói và bao bì (3i, 1v) chuỗi cung ứng. đóng gói (liên kết 4 nhà) (2i,3v) (4i,4v) Tổng hợp thành Ưu tiên 2 ưu tiên 4 6. Hệ thống xử lý sau thu hoạch, hóa chất và bảo quản (1i,1v) 5 ưu tiên hàng đầu về kế hoạch chiến lược: (liệt kê theo tầm quan trọng đối với sản phẩm xòai) 1. Tăng sản lượng (nhờ áp dụng tiêu chuẩn GAP) 2. Tăng cường liên kết 4 nhà. 3. Tăng khả năng tiếp cận thông tin thị trường. 4. Tăng khả năng đóng gói và bảo quản. 5. Chính quyền hỗ trợ trong việc qui hoạch vùng sản xuất. 8
  11. Kế hoạch chiến lược cho bưởi Thị trường trong nước TT Vấn đề Lý do Giải pháp NÔNG DÂN 1 Thiếu thông tin và Không được chuyển giao Hỗ trợ kỹ thuật về giống, canh tác, thu công nghệ về công nghệ hoạch (hướng dẫn qui trình GAP) giống, kỹ thuật (5i,6v+2i,2v) +điểm 4 canh tác Ưu tiên 1 2 Thiếu vốn Qui trình vay vốn khó khăn Hỗ trợ đầu tư vốn và cơ sở hạ tầng (6i, 0v + điểm 13) Ưu tiên 2 3 Lạm dụng phân Thiếu kiến thức Tư vấn về tiêu chuẩn, qui định về sản hóa học và thuốc phẩm BVTV Chưa được hướng dẫn kỹ (0i, 6v) thuật từ cán bộ khuyến nông Ưu tiên 3 4 Tập huấn về IPM (2i, 2v) Kết hợp với ưu tiên 1 THƯƠNG LÁI 12 Chất lượng sản phẩm Thu mua sản phẩm từ nhiều Trồng tập trung và tăng cường đầu tư chưa cao nông dân canh tác (1i, 4v) Ưu tiên 4 13 Không cạnh tranh Thiếu thông tin Nâng cao năng lực cá nhân, cơ sở hạ được với các công ty tầng (3i, 0v) hay thương lái khác Thị trường xuất khẩu TT Vấ n đ ề Lý do Giải pháp THƯƠNG LÁI 23 Thiếu cơ sở sơ chế bảo Không có công nghệ tốt Áp dụng kỹ thuật mới trong sơ chế, quản bảo quản và vận chuyển. (0i, 4v) Ưu tiên 5 5 ưu tiên hàng đầu về kế hoạch chiến lược: (liệt kê theo tầm quan trọng đối với ngành bưởi) 1. Hỗ trợ kỹ thuật về giống, canh tác và thu hoạch (theo hướng dẫn của GAP) 2. Tư vấn về tiêu chuẩn, đặc tính sản phẩm 3. Áp dụng kỹ thuật canh tác chuyên sâu 4. Đào tạo về IPM 5. Tăng cường kỹ thuật canh tác và kỹ thuật thu hoạch, đóng gói và vận chuyển 9
  12. Đánh giá chất lượng tập huấn Công cụ ORID (Mục tiêu, Phản ánh, Diễn dịch, Quyết Định) được dùng để đánh giá tính hiệu quả hội thảo. Tất cả các thành viên tham gia tập huấn được yêu cầu cho biết ý kiến về chất lượng các buổi tập huấn. Về nội dung tập huấn, 55% thành viên dự tập huấn cho là thiết thực, và 45% còn lại cho rằng rất thiết thực. Về chương trình tập huấn, 50% cho rằng họ hiểu rõ về khái niệm được đào tạo, và 50% tỏ ra hài lòng với các khái niệm được đưa ra. 83% thành viên cho biết họ tin là có khả năng áp dụng kiến thức được trang bị vào công việc hiện tại có liên quan đến hệ thống cung ứng. 100% thành viên bày tỏ mong muốn tiếp tục được tham gia các khóa tập huấn tiếp theo. Lợi ích cho nông hộ Các thành viên tham gia dự án CARD cho rằng họ đã có đủ năng lực để tìm giải pháp cho một số vấn đề mới phát sinh. Ví dụ, nhóm nông dân trồng xòai thuộc HTX Hòa Lộc đã quyết định sẽ cùng nhau đầu tư một dây chuyền xử lý và đóng gói xòai với triển vọng nâng cao chất lượng xòai trong vụ sau. Dự án sẽ hỗ trợ phần công nghệ và tư vấn cho HTX trong việc tìm nguồn tài trợ một phần cho thiết bị. Ngòai ra, phương thức thu hoạch cũng sẽ được cải tiến với sự hỗ trợ về kỹ thuật của dự án. Ngòai ra, kỹ thuật và bao bì đóng gói cũng sẽ thay đổi, trái thuơng phẩm sẽ được đóng trong thùng giấy carton, thay vì trong giỏ tre như hiện này. Xòai xuất đi từ HTX Hòa Lộc sẽ được bán với thương hiệu đã được đang ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Tỉ lệ trái lọai 1 được mong đợi sẽ tăng khỏang 10% và trái sẽ được bán với giá trị cao hơn. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Xét trên khía cạnh khác, điều này đã thể hiện sự liên kết tốt hơn giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng cũng như năng lực ra quyết định của nhân dân địa phương. Các thành viên tham gia đã đưa việc triển khai áp dụng qui trình canh tác và bảo quản sau thu hoạch theo nguyên tắc và yêu cầu của GAP vào kế chiến lược của dự án trong năm thứ 2 và thứ 3. Nâng cao năng lực Ông Nissen, TS Hofman và cô Rankin đã tiến hành 06 buổi hội thảo trong chuyến công tác vào tháng Tư và tháng Năm năm 2006. Sau đó cô Rankin tiếp tục ở lại thêm hai tuần để hỗ trợ các đối tác Việt Nam trong các họat động đào tạo trong khuôn khổ dự án về chuỗi cung ứng. Hội thảo 1 được thực hiện với mục đích đào tạo cho nhân viên SIAEP và SOFRI về phát triển kế hoạch chiến lược, xác định hệ thống cung ứng hiện tại, phân tích họat động của chuỗi cung ứng, phương pháp tổ chức, giám sát và đánh giá chất lượng tập huấn. Kết quả điều tra do các đối tác Việt Nam thực hiện được đánh giá cao cho nội dung tập huấn sẽ được tổ chức. Tài liệu tập huấn đã được dịch và chỉnh lý để phát cho từng học viên tham gia hội thảo. Hội thảo thứ 2 là hội thảo quan trọng nhất trong chuyến công tác này. Đối tượng tham gia là các đại diện của các thành viên trong chuỗi cung ứng gồm có nông dân cá thể, hợp tác xã, thương lái, chủ vựa trái cây, cơ quan xúc tiến thương mại và một số đối tượng khác như giảng viên đại học. Phương pháp đào tạo là cùng tham gia đóng góp ý kiến. Mục tiêu là tăng nhận thức cho học viên về các vấn đề sau: 10
  13. • Hệ thống cung ứng họat động như thế nào, vẽ sơ đồ về dòng lưu thông của sản phẩm, tiền tệ và thông tin. • Phân tích SWOT cho tòan hệ thống. • Xây dựng kế hoạch chiến lược cho dự án. Tập huấn 3, 4 và 5 được thực hiện tại địa phương trong chuyến đi thực tế. Phương pháp đào tạo vẫn là cùng tham gia thảo luận. Các nhân viên của SIAEP và SOFRI vận dụng kiến thức thu được từ hội thảo 1 và 2 để làm việc với các thành viên mới, cùng với sự tham gia tư vấn và giải đáp thắc mắc của các chuyên gia nước ngòai. Kết quả từ các buổi tập huấn này là: • Xác nhận và củng cố thêm thông tin đã thu nhận được từ Hội thảo 2 • Bổ sung thêm thông tin về họat động thương mại và suy giảm chất lượng • Xác nhận kế hoạch chiến lược đã xây dựng ở phần trên là đíng và phù hợp Hội thảo 6 nhằm: • Thảo luận và xác định cụ thể cách thức thực hiện từng phần trong kế hoạch hành động rút ra từ kế hoạch chiến lược. • Phân công nhiệm vụ cho từng đối tác trong thời gian 12 tháng tới. • Thảo luận về nội dung báo cáo cho 12 tháng tiếp theo (xem phụ lục C) Ấn bản Buổi tập huấn thứ 3 tại Vĩnh Long có sự tham gia của 02 phóng viên đài truyền hình Vĩnh Long, nội dung tập huấn được đưa tin trong bản tin thời sự trong ngày của đài. Họat động của dự án cũng được trình bày trong Ấn phẩm phát hành của Bộ Công nghiệp bang Queensland (số 1, tháng 4/2006). Bài viết này tập trung phân tích nỗ lực mà các thành viên tham gia chuỗi cung ứng xòai và bưởi của Việt Nam đang thực hiện nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, cũng như các hỗ trợ mà dự án đang thực hiện nhằm giúp bà con nông dân chuyển từ sản xuất theo kiểu quảng canh, tự cấp tự túc sang sản xuất theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Lợi ích và cơ hội phát triển cũng được mở ra cho các ngành trồng trọt của bang Queensland trong việc cộng tác lâu dài với các đối tác Việt Nam. Quản lý dự án Sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ dự án thuộc DPI&F và Truờng đại học RMIT đã được thiết lập trong khuôn khổ của Hệ thống đảm bảo chất lượng cho rau quả các nước ASEAN (QASAFV). Dự án QASAFV là một trong 10 dự án được thiết kế trong Chương trình Hợp tác Phát triển giữa Australia và ASEAN. Việc trao đổi thông tin giữa các đối tác được thực hiện thường xuyên trong các lĩnh vực: • Khái niệm về chất lượng sản phẩm. • Tiếu chuẩn của hệ thống ASEAN GAP (Canh tác nông nghiệp tốt theo chuẩn ASEAN) • Xây dựng và đánh giá hệ thống cung ứng. Các họat động dự án nói chung đang được thực hiện tốt theo kế hoạch đề ra. 11
  14. 5. Báo cáo về các vấn đề liên quan Môi trường Cán bộ dự án đã quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường và đưa các nội dung này vào nội dung thảo luận. • Vấn đề ô nhiễm nguồn nước và tác hại của nước bẩn đến khả năng áp dụng GAP. • Tác hại của việc xả chất thải và bao bì hóa chất sau khi sử dụng ra nguồn nước chung. • Cách thức sử dụng, bảo quản thuốc BVTV, cách tiêu hủy bao bì cho phù hợp theo yêu cầu của GAP. • Cách sử dụng phân hóa học sao cho hiệu quả và tiết kiệm, thân thiện với môi trường. • Hình thức nông lâm kết hợp và/hoặc kết hợp trồng trọt với chăn nuôi để đảm bảo thu nhập bền vững và giảm thiểu tác hại do biến động về giá nông sản. Các thành viên dự tập huấn , nhất là bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã được nhận thức thêm về tác hại đến môi trường đất và nước của việc không áp dụng, hoặc áp dụng không đúng các qui trình sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật: • ảnh hưởng đến cấu trúc và độ phì của đất, đặc biệt là đất phèn • Gây ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng đến các họat động nông nghiệp khác, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản Gây ra những tác hại lớn hơn: • Tăng độ mặn trong đất • Giảm năng suất và chất lượng sản phẩm • Ẩn chứa nguồn bệnh • Ảnh hưởng đến hệ sinh thái • Tác động tiêu cực đến cơ hội việc làm của người dân Quản lý đất đai Hiện nay, nhiều vùng thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nguy cơ suy giảm chất lượng đất canh tác. Phần lớn diện tích đất ở đây là đất phù sa,trong đó trên 40% đang bị nhiễm phèn. Việc canh tác không tốt gây ra việc axit hóa trên diện rộng, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản, và ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm bệnh trên diện rộng. Việc nhiễm mặn tại các tỉnh ven biển đang là trở ngại lớn trong qui hoạch phát triển nông nghiệp. Để phát triển vườn cây ăn quả, cần hạn chế tối đa việc lạm dụng hóa chất và thuốc BVTV, gây ra ô nhiễm nguồn nước chung. Để làm được điều đó thì việc đào tạo cho nông dân các kiến thức và qui trình GAP là rất cần thiết. Tiếc thay, các nguyên tắc về quản lý tài nguyên đất và nước chưa được đưa vào nội dung đào tạo của phần lớn các dự án. Quản lý nguồn nước Hệ thống thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng trong họat động sản xuất nông nghiệp. Nước là phần chính trong cấu trúc tế bào, do đó là “phương tiện” vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây. Việc tưới tiêu, vì thế, tác động lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt cây ăn trái rất nhạy cảm với việc tưới nước trong giai đọan ra hoa, đậu trái và trong quá trình tăng trưởng của rau quả. Việc kiểm soát hiệu quả lịch tưới nước là rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ cây ăn quả bị sốc vào những thời điểm nhạy cảm nêu trên. Việc không được tưới nước đầy đủ hay bị tưới quá nhiều đều không tốt cho cây trồng, và ảnh hướng đến năng suất, chất lượng quả. Việc thiết kế vườn cây ăn trái phải đảm bảo những dư lượng hóa chất, nếu có, phải đuợc giữ lại trong vườn và xử lý tốt trước khi bị phát tán ra môi 12
  15. trường tự nhiên. Đây là một yêu cầu cơ bản của GAP. Tuy nhiên điều này thường bị bỏ qua do chi phí đầu tư cao, chi phí cơ hội của diện tích trống, và do khung pháp lý chưa đủ mạnh. Sử dụng hóa chất nông nghiệp Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT đã báo cáo rằng nông dân còn ít chú ý đến các nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng hóa chất và do đó chưa có biện pháp tự bảo vệ và hầu như ít chú ý đến các hướng dẫn sử dụng thuốc và phân hóa học. Một số báo cáo cho rằng, khỏang 11% số ca ngộ độc hóa chất là liên quan đến việc sử dụng bừa bãi thuốc BVTV. Theo kết quả đều tra của Cục BVTV, trên 80% nông dân miền Nam cho rằng việc sử dụng thuốc BVTV là cần thiết cho họat động sản xuất nông nghiệp. Quản lý việc sử dụng hóa chất tại nông hộ bao gồm những khía cạnh sau: • Loại hóa chất sử dụng • Cách truyền dẫn • Mức độ có sẵn • Giá mua • Khả năng lưu trữ tại nông hộ • Cách thức sử dụng • Mật độ và tần suất sử dụng • Tiêu hủy bao bì sau khi sử dụng • Thời gian lưu trữ trước khi sử dụng • Khả năng tiếp cận thị trường Tại các nước nhiệt đới, quá trình canh tác diễn ra quanh năm nên thường đưa đến xu hướng lạm dụng trong việc sử dụng thuốc BVTV. Điều này, đến lượt nó làm cho quá trình kháng thuốc trên dịch bệnh xảy ra với tốc độ nhanh hơn là ở các nước ôn đới. Mặc dù nhiều nông dân đã được tập huấn về IPM, việc áp dụng vào thực tế đồng ruộng còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do điều kiện của địa phương và môi trường kinh tế xã hội có nhiều điểm chưa phù hợp. Mặc dù vấn đề môi trường không phải là ưu tiên chính trong kế hoạch của dự án, chúng tôi đã đưa các nội dung như thiết kế vườn cây ăn trái, phương phám canh tác theo hướng bảo tồn tài nguyên, nguyên lý IPM, IDM vào chương trình tập huấn, cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí theo yêu cầu. Dự ám mong muốn hỗ trợ ngành trồng xòai và bưởi xây dựng qui trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ASEAN GAP. Giới và các vấn đề xã hội Dự án nhận thức rõ nhu cầu cần khuyến khích vai trò của phụ nữ trong quá trình thực hiện dự án. Trong quá khứ, các dự án thường gặp nhiều khó khăn trong việc gắn kết phụ nữ vào các họat động của mình, vì hiếm khi phụ nữ được coi là người ra quyết định trong gia đình. Các thành viên hợp tác xã, nhất là ở cấp lãnh đạo, phần lớn là nam giới. Trong các họat động khuyến nông, người đại diện thường là nam giới, và phu nữ chỉ tham gia khi chồng họ không thể tham dự được. Trong dự án này, chúng tôi nhận thức rõ vai trò của nữ giới trong chuỗi cung ứng xòai và bưởi, đặc biệt là trong khâu thu hoạch, vận chuyển và chế biến. Vì thế trong họat động của mình, dự án cô gắng mời các thành viên là nữ giới tham gia. Tỉ lệ nữ tham gia tập huấn là khá cao so với các dự án khác (xem phu lục danh sách đại biểu). 13
  16. Kinh nghiệm của dự án cho thấy, phụ nữ ở nông thôn sẽ có cơ hội tham gia sâu hơn vào các buổi hội thảo tập huấn khi các sự kiện này được tổ chức một cách dân dã và ít mang nặng tính lễ nghi. Thí dụ như địa điểm tại một gia đình mà họ quen biết, và thời gian tổ chức không quá dài và không trùng với giờ ăn cơm của gia đình. Trong những điều kiện như thế, phụ nữ nông thôn thường tỏ ra ít rụt rè và tham gia tích cực vào nội dung thảo luận, nhất là về những vấn đề quen thuộc của họ như giá vận chuyển, cách trao đổi thông tin, hình thức và quan hệ giữa nông hộ và thương lái. Từ nhận thức đó, 50% các buổi tập huấn trong khuôn khổ dự án được thực hiện tại địa phương. Cụ thể hội thảo 3,4,5 được thực hiện tại nhà dân trong thời gian đi thực tế. Một điểm đang lưu ý nữa là nữ giới thường đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối và tiêu thụ rau quả. Họ tỏ ra rất am hiểu các họat động đang diễn ra và có thể cập nhật thông tin một cách mau lẹ về luồng chu chuyển của sản phẩm, tiền tệ và thông tin. Vì thế, phần lớn đối tượng của các cuộc phỏng vấn chuyên sâu về lĩnh vực thị trường của dự án là nữ giới. Đặc biệt, trong chuyến đi thực tế, cán bộ dự án đã làm việc và phỏng vấn chuyên sâu với một nữ doanh nhân vốn đang làm chủ một mạng lưới phân phối trái cây rộng lớn từ nam ra bắc và vươn tới thị trường Trung Quốc. Thông tin quí giá từ cuộc phỏng vấn chuyên sâu này đã được đưa vào kết quả phân tích về hệ thống cung ứng đã được thực hiện trước đó. Trong số cán bộ tham gia dự án, nữ giới chiếm một tỉ lệ đáng kể và đóng vai trò quan trọng. Nhóm cán bộ dự án gồm 04 người thì có 03 thành viên nữ, trong đó có 02 tiến sĩ. Lãnh đạo nhóm là TS Hồng, trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế của SOFRI. Các thành viên này đã chứng tỏ năng lực và khả năng đóng góp của mình trong suốt họat động của dự án. Trong số các chuyên gia Australia, chỉ có 01 thành viên nữ là cô Rankin. Tuy nhiên, cô đã có rất nhiều kinh nghiệm thực tế và quen thuộc với địa bàn miền tây Nam Bộ, do trước đây đã từng tham gia một dự án lớn của AusAID. Sự am hiểu của cô về phong tục tập quán và văn hóa địa phương cùng, các mối quan hệ tốt với cộng đồng và khả năng năng giao tiếp bằng tiếng Việt đã giúp cô Rankin đóng vai trò cầu nối rất quan trọng cho họat động của dự án, đặc biết trong việc khuyến khích sự tham gia thảo luận của các thành viên nữ ở địa phương. 6. Tính bền vững 6.1 Các trở ngại còn tồn đọng Tại cấp độ nông hộ: Việc khuyến khích nông dân thu hoạch theo chỉ số thu hoạch là điều rất khó thực hiện đối với sản phẩm xòai và bưởi, vì người dân phản ứng theo tín hiệu thị trường là chủ yếu. Vào thời điểm giá cao (thường diễn ra vao đầu vụ do lượng cung chưa nhiều), bà con nông dân thường thu hoạch sớm, cho dù có thể quả chưa đạt đến độ chín cần thiết. Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho xòai cũng khó thực hiện, nhất là trong điều kiện bà con nông dân vẫn giữ thói quen bán hàng “xá” như hiện nay, nghĩa là bán tòan bộ số quả trong vườn, bất kể chất lượng. Hiện nay, khối lượng, thể hiện qua kích thước và trọng lượng quả, được coi là tiêu chí chủ yếu để đánh giá dòng thu nhập, trong khi đúng ra chất lượng thương phẩm trái phải được xem là ưu tiên thứ nhất để tăng thu nhập nông hộ. Nhiều nông dân cho biết đã từng được tập huấn về IPM, nhưng cảm thất rất khó khi áp dụng vào thực tế đồng ruộng và thường quay lại cách thức xử lý truyền thống chỉ sau một thời gian ngắn. Lý do nêu ra thường là việc tập huấn thường được thực hiện ở địa phương khác trong điều kiện trình diễn tương đối chuẩn, vốn không khả thi với điều kiện của nhà. Thí dụ bà con 14
  17. chi biết việc phun thuốc theo lịch khó có thể áp dụng, vì bà con chưa quen với thói quen ghi chép nhật ký đồng ruộng và cảm thấy yên tâm hơn khi xịt thuốc ngay sau khi phát hiện triệu chứng mầm bệnh trong vườn cây. Phần lớn bà con cảm thấy rất khó khăn khi áp dụng GAP, những trở ngại lớn được nêu ra là: • Nguồn nước tưới bị ô nhiễm • Thói quen trồng xen canh • Thói quen chăn thả gia súc, gia cầm trong vườn nhà. • Qui trình phun thuốc phức tạp • Yếu tố lây lan không kiểm sóat được như dơi, chim (vốn được yêu cầu phải bảo tồn) • Ruồi đục quả vẫn là vấn nạn trên diện rộng • Mầm bệnh than, đốm trái đã tồn tại lâu ở địa phương và đang gây tác hại ngày càng lớn hơn Hầu hết bà con cảm thấy không có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện GAP và việc vay vốn với lãi suất ưu đãi là hầu như không thể thực hiện được. Ngòai ra, thu nhập không ổn định từ vườn cây (chủ yêu do giá nông sản biến động mạnh) khiến bà con cảm thấy không an tâm khi đầu tư xây dựng và áp dụng qui trình GAP. Bà con cho biết tạm chấp nhận với hình thức canh tác quảng canh như hiện nay và sẵng sàng chặt bỏ hoặc giảm đầu tư nếu không có lãi. Vì thế, có thể dự đóan là tốc độ triển khai áp dụng GAP sẽ rất chậm chạm, nhất là trong điều kiện canh tác manh mún như hiện nay. Bà con mong đợi nhận được sự hỗ trợ tài chính từ dự án. Tuy nhiên, chúng tôi đã giải thích rõ ràng là dự án này không có phần hỗ trợ tài chính, mà dự án được thiết kế để giúp bà con nâng cao năng lực ra quyết định của mình theo hướng phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tại khâu tiêu thụ: Việc chuẩn hóa hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quả sẽ rất khó thực hiện do hiện nay việc phân lọai trái chủ yếu được thực hiện bằng mắt thường và theo kinh nghiệm. 6.2 Triển vọng Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho xoài và bưởi sẽ được thực hiện qua việc tư vấn với các thành viên trong chuỗi cung ứng. Hiện nay cán bộ dự án đang tiếp tục hòan thiện sơ đồ cung ứng và hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Có lẽ tác động của dự án sẽ không đến ngay lập tức, do hệ thống cung ứng mới được thiết lập sẽ phải cạnh tranh với các kênh tiêu thụ hiện nay. Khi hệ thống cung ứng mới hình thành và phát triển, người tiêu dùng sẽ nhận được sản phẩm có giá trị thương phẩm cao hơn, và giá trị gia tăng sẽ mang lại lợi ích cho tòan hệ thống (chưa xét đến việc phân phối lại giá trị gia tăng này). Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO, lợi ích sẽ thể hiện ở chỗ ít nhất duy trì được thị phần trước sự tấn công của các sản phẩm từ các nước trong khu vực, cũng như khả năng mở rộng thị phần khi hệ thống cung ứng mới đã bắt rễ vào cuộc sống. Trong khuôn khổ dự án, công ty Emu Việt Nam đang tiến hành xây dựng nhà đóng gói và dây chuyền xử lý xòai tại huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo dự kiến, hệ thống này sẽ đi vào họat động vào tháng 3 năm 2007. Dự án sẽ bố trí cho một số thành viên tham gia chuỗi cung ứng thăm quan mô hình này và sẽ cung cấp dịch vụ đào tạo về cách thức vận hành GAP ở công ty Emu. Khả năng mở ra hướng liên kết mới giữa công ty Emu và nông dân trồng xòai ở miền Tây Nam bộ với sự hỗ trợ của SIAEP và SOFRI là rất khả quan. 15
  18. Trong khuôn khổ dự án, các khóa tập huấn về kỹ thuật IPM và IDM sẽ được thực hiện ở cấp nông hộ. Nội dung cụ thể là: • Cánh thức kiểm sóat dịch bệnh • nhận dạng tổn thất • nhận dạng sâu bệnh cụ thể • thời điểm và liều lượng phun thuốc • Quản lý hóa chất ở nông hộ • Thực hiện qui trình GAP 6.3 Tính bền vững Dự án này đảm bảo tính bền vững qua • Hình thức đào tạo tiên tiến có sự tham gia của các thành viên nòng cốt ở từng khâu của hệ thống cung ứng. • Đào tạo cho tiểu giáo viên là cán bộ nghiên cứu của SIAEP và SOFRI để họ có đủ khả năng tiến hành đào tạo lại • Áp dụng nguyên tắc GAP, IPM, IDM vốn đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững, trên cơ sở phối hợp với các dự án CARD khác. • Đảm bảo tuân thủ yêu cầu bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội và bình đẳng giới • Xây dựng trên cơ sở phân tích dòng chu chuyển sản phẩm, thông tin và tiền tệ của hệ thống cung ứng • Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở điều tra thực tế Để đảm bảo tính bền vững, cán bộ dự án cho rằng cần tổ chức thêm việc đào tạo về nguyên tắc tài chính cho các đối tượng tham gia, và nếu có thể, cần có sự hỗ trợ ban đầu về kỹ thuật và tài chính để bà con xây dựng qui trình GAP cho phù hợp với điều kiện địa phương. 7. Các họat động tiếp theo Các họat động tiếp theo được phân lọai theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch chiến lược như sau: • Xây dựng qui trình GAP cho xòai và bưởi, trước mắt áp dụng IPM và IDM • Tăng cường kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch • Xây dựng mô hình khép kín về canh tác, phân lọai, đóng gói và vận chuyển • Tăng cường liên kết giữa các thành viên trong hệ thống cung ứng 8. Kết luận Dự án đang được thực hiện đúng tiến độ và các đối tác tham gia vẫn cam kết thực hiện đúng các kế hoạch đề ra. Kỹ năng điều tra và kết quả thu nhận được phản ánh đúng hiện trạng của ngành sản xuất xòai và bưởi. Các giải pháp đề ra tỏ ra khả thi. Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể đang được thực hiện tốt. SIAEP và SOFRI vẫn đảm bảo đủ cán bộ tham gia dự án như yêu cầu đề ra. 16
  19. 17
  20. Ph ụ l ục A Sơ đồ hệ thống cung ứng xòai hiện nay Consumers – not dealt with directly Metro/Satra Processing WHS WHS Market Export Market (Citimart) Company Market Hanoi Singapore, HK Supermarket Central VN etc District Market Emu Exports VN WHS An Huu, Cai Be, Market Vinh Kim HCMC Local Market Hoa Loc/ Collector Cam Thanh Cooperative Class 1 Class 3 Class 3 Class 1 & 2 Xoai Uc Class 2 Unsorte Hoa Hoa Loc Xoai Uc Hoa Loc d Loc Hoa Loc 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2