intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Phát triển ứng dụng tự động lấy mã hàng và thông tin người mua hàng từ comment

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

25
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu đề tài "Phát triển ứng dụng tự động lấy mã hàng và thông tin người mua hàng từ comment" nghiên cứu là xây dựng một ứng dụng giúp tự động lấy các comments của một fanpage cá nhân trên mạng xã hội và lọc ra được những thông tin cần thiết cho việc bán hàng online như mã hàng, số điện thoại, email, số lượng hàng đặt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Phát triển ứng dụng tự động lấy mã hàng và thông tin người mua hàng từ comment

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -------------------------------------- THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TỰ ĐỘNG LẤY MÃ HÀNG VÀ THÔNG TIN NGƯỜI MUA HÀNG TỪ COMMENT Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Công nghệ thông tin Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Nhân Cách Sinh viên thực hiện : Triệu Kim Sơn 1651120116 CN16B Lê Thanh Tài 1651120117 CN16B TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN --------------------------------------- TRIỆU KIM SƠN LÊ THANH TÀI PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TỰ ĐỘNG LẤY MÃ HÀNG VÀ THÔNG TIN NGƯỜI MUA HÀNG TỪ COMMENT NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN ThS. Đặng Nhân Cách TP. HỒ CHÍ MINH – 2020 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Chúng em bằng những sự cố gắng và nỗ lực tìm hiểu, học hỏi của bản thân mình. Với những tìm tòi từ thực tế và với những kiến thức đã học chúng em đã nghiên cứu về quy trình lấy những comment trên mạng xã hội Facebook hiện nay bằng Graph-API của chính Facebook cung cấp cho những nhà phát triển Facebook muốn tải dữ liệu vào hoặc lấy dữ liệu ra khỏi nền tảng của Facebook, nhóm chúng em cũng đã phát triển một ứng dụng lấy mã hàng và thông tin của người mua hàng từ comment trên chính fanpage của nhóm ở trên mạng xã hội Facebook ngày nay. Từ những ngôn ngữ C, C++, C#,… thư viện Windows Forms,… đã học và những tham khảo từ anh chị khoá trước, thông tin trên mạng đã giúp nhóm chúng em hoàn thành tốt TTTN của mình. Chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những gì mình đã viết. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn. TP.HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2020 Nhóm sinh viên thực hiện Triệu Kim Sơn Lê Thanh Tài ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. I MỤC LỤC .......................................................................................................................... III DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................................V DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. VIII LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 1.1 Động cơ thực hiện đề tài ................................................................................................. 2 1.2 Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................... 3 1.3 Giới hạn của đề tài .......................................................................................................... 3 1.4 Cấu trúc của đề tài.......................................................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................... 5 2.1 Giới thiệu API ................................................................................................................. 5 2.2 Tổng quan về Facebook .................................................................................................. 7 2.1.1 Nền tảng cho nhà phát triển của Facebook .......................................................... 8 2.1.2 Giới thiệu Facebook Graph-API .......................................................................... 9 2.1.2.1 Nút (Node) ....................................................................................................12 2.1.2.2 Trường (Field) ..............................................................................................13 2.1.2.3 Cạnh (Edge) ..................................................................................................13 2.1.2.4 HTTP và URL ..............................................................................................14 2.1.2.5 Access Token ................................................................................................15 2.1.2.6 Kết quả Facebook trả về ..............................................................................16 2.1.2.7 Debugging .....................................................................................................17 2.1.3 Get Access Token Facebook ................................................................................18 2.1.3.1 Oauth 2.0 ......................................................................................................18 2.1.3.2 Các cách lấy Access Token ...........................................................................18 2.3 Sử dụng Graph-API để lấy comments từ fanpage cá nhân..........................................26 CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ..........................................................................30 3.1 Lấy dữ liệu Comment ....................................................................................................30 iii
  5. 3.2 Giới thiệu dữ liệu ...........................................................................................................34 3.3 Tiền xử lý dữ liệu ...........................................................................................................36 3.4 Xử lý dữ liệu Comment .................................................................................................39 3.4.1 Giới thiệu.................................................................................................................39 3.4.2 Quy trình lấy những comment đi trích lọc.............................................................39 3.5 Trích lọc các đặc trưng ..................................................................................................41 3.5.1 Giải thuật trích lọc ..................................................................................................41 3.5.2 Lấy mã hàng từ Comment ......................................................................................41 3.5.3 Lấy số lượng từ Comment ......................................................................................42 3.5.4 Lấy Email từ Comment ..........................................................................................43 3.5.5 Lấy số điện thoại từ Comment ...............................................................................44 3.6 Kết quả dữ liệu sau khi được xử lý ...............................................................................44 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG .................................................46 4.1 Giới thiệu .......................................................................................................................46 4.2 Cài đặt hệ thống .............................................................................................................46 4.3 Kết quả ...........................................................................................................................50 4.4 Đánh giá .........................................................................................................................50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................................51 5.1 Kết luận..........................................................................................................................51 5.2 Hướng mở rộng phát triển ............................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 0 iv
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 1: Hoạt động của API ............................................................................. 6 Hình 2. 2: Chính sách mới của Facebook về việc truy vấn bình luận ................... 8 Hình 2. 3: Facebook tạm dừng xác nhận ứng dụng cá nhân vì đại dịch COVID- 19 ........................................................................................................................ 9 Hình 2. 4: Đồ thị xã hội ..................................................................................... 10 Hình 2. 5: Mô hình lấy dữ liệu từ Facebook Graph-API .................................... 11 Hình 2. 6: Giao diện của trình khám phá API đồ thị của Facebook.................... 12 Hình 2. 7: Truy vấn đối tượng sử dụng trình khám phá API đồ thị .................... 12 Hình 2. 8: Truy vấn đến trường friend của đối tượng......................................... 13 Hình 2. 9: Truy vấn đến trường friend đối tượng gốc và trường like của những đối tượng trong trường friend của đối tượng gốc ............................................... 14 Hình 2. 10: HTTP request ................................................................................. 14 Hình 2. 11: Tạo mã truy cập thử nghiệm bằng trình khám phá API đồ thị ......... 15 Hình 2. 12: Người dùng được phép từ chối những quyền mà họ không muốn ... 16 Hình 2. 13: Kết quả trả về khi lấy bình luận từ một post của fanpage cá nhân ... 17 Hình 2. 14: Thông báo từ debugger ................................................................... 17 Hình 2. 15: Sơ đồ hoạt động của OAuth 2.0 ...................................................... 18 Hình 2. 16: Tạo ứng dụng mới trong phần nhà phát triển của facebook ............. 19 Hình 2. 17: Giao diện ứng dụng sau khi tạo ....................................................... 19 Hình 2. 18: Thêm quyền và tính năng vào yêu cầu của ứng dụng ...................... 20 Hình 2. 19: Xét duyệt ứng dụng ........................................................................ 20 Hình 2. 20: Thông tin về ứng dụng .................................................................... 21 Hình 2. 21: Sơ đồ quy trình đăng nhập .............................................................. 21 Hình 2. 22: URL trang đăng nhập facebook ...................................................... 22 Hình 2. 23: Giao diện đăng nhập facebook ........................................................ 23 Hình 2. 24: URL trả về ...................................................................................... 23 v
  7. Hình 2. 25: HTTP get request ............................................................................ 23 Hình 2. 26: Kết quả trả về của request access token .......................................... 24 Hình 2. 27: Lệnh gọi đến graph api ................................................................... 24 Hình 2. 28: Mục công cụ của nhà phát triển facebook ....................................... 25 Hình 2. 29: Trang công cụ hổ trợ ....................................................................... 25 Hình 2. 30: Giao diện trình khám phá API đồ thị .............................................. 26 Hình 2. 31: Ô mã truy cập ................................................................................. 26 Hình 2. 32: Chọn quyền quản lí page ................................................................ 27 Hình 2. 33: Chọn page để cho phép sử dụng...................................................... 27 Hình 2. 34: Cho phép ứng quản lí page ............................................................. 28 Hình 2. 35: Id của page ..................................................................................... 28 Hình 2. 36: Id của post ...................................................................................... 28 Hình 2. 37: Kết quả json của yêu cầu HTTP GET ............................................. 29 Hình 3. 1: Thời gian đăng lên của Post [7] ........................................................ 31 Hình 3. 2: URL có chứa id ................................................................................ 31 Hình 3. 3: Tạo ứng có tên là Get_comment ....................................................... 32 Hình 3. 4: Tạo access token ............................................................................... 32 Hình 3. 5: HTTP GET request để lấy dữ liệu ..................................................... 33 Hình 3. 6: Ví dụ thư viện newtonson ................................................................ 36 Hình 3. 7: Ví dụ nội dung comment lấy về được ............................................... 37 Hình 3. 8: Ví dụ người dùng nhập ..................................................................... 38 Hình 3. 9: Ví dụ xử lý dữ liệu comment ............................................................ 38 Hình 3. 10: Ví dụ xử lý dữ liệu comment .......................................................... 40 Hình 3. 11: Xử lý lấy mã hàng .......................................................................... 42 Hình 3. 12: Xử lý lấy số lượng .......................................................................... 43 Hình 3. 13: Xử lý lấy Email .............................................................................. 43 Hình 3. 14: Xử lý lấy số điện thoại .................................................................... 44 vi
  8. Hình 3. 15: Dữ liệu xuất ra file CSV ................................................................. 45 Hình 4. 1: Cài đặt hệ thống 1 ............................................................................. 47 Hình 4. 2: Cài đặt hệ thống 2 ............................................................................. 47 Hình 4. 3: Cài đặt hệ thống 3 ............................................................................. 48 Hình 4. 4: Cài đặt hệ thống 4 ............................................................................. 48 Hình 4. 5: Cài đặt hệ thống 5 ............................................................................. 49 Hình 4. 6: Cài đặt hệ thống 6 ............................................................................. 49 Hình 4. 7: Giao diện hệ thống ............................................................................ 50 vii
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT API Application Programming Interface HTTP HyperText Transfer Protocol WWW World Wide Web URL Universal Resource Locator JSON JavaScript Object Notation ID Identification Oauth Open với Authetication GET Gửi yêu cầu để lấy tài nguyên hoặc đọc thông tin từ máy chủ GUI Graphical User Interface CSV Comma Separated Value viii
  10. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hoá được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các chính phủ, tổ chức, cũng như của các công ty, nó đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính và mạng điện tử, công nghệ thông tin cũng được những công nghệ có đẳng cấp cao và lần lượt chinh phục hết đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Mạng Internet là một trong những sản phẩm có giá trị hết sức lớn lao và ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu, là nền tảng chính cho sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu. Giờ đây, mọi việc liên quan đến thông tin trở nên thật dễ dàng cho người sử dụng: chỉ cần có một máy tính kết nối Internet và một dòng dữ liệu truy tìm thì gần như lập tức,… cả thế giới về vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ hiện ra, có đầy đủ thông tin, hình ảnh và thậm chí đôi lúc có cả những âm thanh nếu bạn cần. Bằng Internet, chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với cách thức truyền thống. Chính điều này, đã thúc đẩy sự khai sinh và phát triển của mạng xã hội điện tử trên khắp thế giới, làm biến đổi đáng kể bộ mặt văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Mạng xã hội không chỉ mang lại những thông tin cập nhật hàng ngày trong nước, thế giới trong nhiều lĩnh vực mà còn đăng tải những thông chia sẻ bạn bè và người thân với nhau. Ngoài ra, mạng xã hội còn có thể quảng bá giới thiệu sản phẩm từ những doanh nghiệp, cửa hàng hay shop cá nhân,… Từ những lợi ích chia sẻ thông tin trên mạng xã hội mang lại đã sinh ra một cách bán hàng online trên mạng xã hội. Vì vậy nhóm chúng em đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Phát triển ứng dụng tự động lấy mã hàng và thông tin người mua hàng từ comment”. 1
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Động cơ thực hiện đề tài Khai phá tài nguyên mạng xã hội là một lĩnh vực quan trọng và là một phần của nhiệm vụ trong ngành công nghệ thông tin. Web 2.0 đã dẫn đến sự xuất hiện của blog, diễn đàn và mạng xã hội trực tuyến cho phép người dùng thảo luận về bất kỳ chủ đề nào và chia sẻ ý kiến của họ về nó. Ví dụ: phàn nàn về một sản phẩm mà họ đã mua, tranh luận về các vấn đề hiện tại hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ hoặc đặt mua các sản phẩm trực tiếp trên bình luận. Khai thác thông tin người dùng như vậy là chìa khóa cho hoạt động của nhiều ứng dụng (như hệ thống đề xuất), hơn nữa trong việc khai thác này có giúp các doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể quảng bá, buôn bán một cách nhanh chóng và thuận lợi cho chính chủ doanh nghiệp cũng như khách hàng. Bên cạch đó, các doanh nghiệp lớn và vừa cũng có thể lợi dụng việc khai thác thông tin ấy để biết được xu thế hàng hóa, tạo sự kiện cũng như quản lý những thông tin cần thiết. Tuy nhiên, việc phân tích các thông tin trên mạng xã hội thành các thông tin có ích cho doanh nghiệp một cách tự động là một nhiệm vụ không quá dễ dàng. Cùng với sự phát triển vượt bật của các công nghệ, việc bảo vệ thông tin người dùng cũng trở thành vấn đề cấp bách của các công ty điều hành mạng xã hội. Họ phải thắt chặt các yêu cầu cũng như chính sách về khai thác tài nguyên trên mạng xã hội của họ. Điều này làm cho việc khai thác cũng như phân tích tài nguyên gặp thêm nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu này, nhóm xây dựng một phần mềm để có thể lấy được các comments từ fanpage của bản thân và phân tích chúng để lọc ra các thông tin có giá trị để hỗ trợ việc bán hàng online cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ như số điện 2
  12. thoại, mã hàng, email, số lượng hàng đặt. Bên cạnh đó, nhóm sẽ nghiên cứu và sử dụng các công cụ hỗ trợ có sẵn mà các công ty mạng xã hội làm để giúp các nhà phát triển trên nền tảng của mình. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm có thể mở rộng sàng lọc các loại thông tin khác trên mạng xã hội cũng như trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu đề tài nghiên cứu là xây dựng một ứng dụng giúp tự động lấy các comments của một fanpage cá nhân trên mạng xã hội và lọc ra được những thông tin cần thiết cho việc bán hàng online như mã hàng, số điện thoại, email, số lượng hàng đặt. Việc lấy comments tự động có nhiều cấp độ như sau: Cấp độ 1: Sử dụng API của nhà cung cấp, người dùng phải cung cấp access token và các thông tin cần thiết khác. Cấp độ 2: Sử dụng API của nhà cung cấp và tự động lấy access token bằng việc đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội. Cấp độ 3: Crawl thông tin của trang web lấy lấy thông tin comments từ đó. Đối với nghiên cứu này, nhóm dừng lại ở cấp độ đầu tiên. 1.3 Giới hạn của đề tài Các giới hạn của đề tài được đề cập sau đây: • Tập trung vào lấy comment của mạng xã hội Facebook. • Sử dụng các công cụ, API mà Facebook cung cấp để lấy được các comments từ fanpage. • Tập trung vào lấy comment của fanpage cá nhân. 3
  13. • Phân tích comments để lấy ra được các thông tin có ích cho việc bán hàng online. 1.4 Cấu trúc của đề tài Phần trên là chương 1: Giới thiệu động cơ thực hiện cũng như mục tiêu và giới hạn của đề tài nghiên cứu. Những phần còn lại của đề tài được trình bày như sau: • Chương 2: Giới thiệu cơ sở lý thuyết và Facebook Graph-API dùng để thực hiện trong nghiên cứu và phát triển mô hình. • Chương 3: Triển khai hệ thống, hiện thực việc lấy comment từ Graph- API của Facebook và những xử lý dữ liệu lấy về được để hiển thị trên giao diện sau đó xuất ra file CSV. • Chương 4: Cài đặt hệ thống, đánh giá kết quả chạy trên 300 comment và hiệu quả việc xử lý trên những comment lấy được. • Chương 5: Tổng kết, đánh giá và vạch hướng mở rộng cho tương lai của hệ thống. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các lý thuyết trong cuốn sách “Mining the Social Web 3rd Edition”, đồng thời sử dụng các tài liệu về graph API cũng như các công cụ hỗ trợ mà chính Facebook tạo ra để hỗ trợ cho các nhà phát triển. Bên cạnh đó nhóm còn sử dụng một số thư viện hỗ trợ miển phí để lập trình C# như “newtonson”, “regex”,…. 4
  14. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu API Giao diện lập trình ứng dụng (tiếng Anh Application Programming Interface, viết tắt API) [1] là một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, và/hoặc cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng. Chẳng hạn, một chương trình máy tính có thể (và thường là phải) dùng các hàm API của hệ điều hành để xin cấp phát bộ nhớ và truy xuất tập tin. Nhiều loại hệ thống và ứng dụng thực hiện API, như các hệ thống đồ họa, cơ sở dữ liệu, mạng, dịch vụ web, và ngay cả một số trò chơi máy tính. Đây là phần mềm hệ thống cung cấp đầy đủ các chức năng và các tài nguyên mà các lập trình viên có thể rút ra từ đó để tạo nên các tính năng giao tiếp người- máy như: các trình đơn kéo xuống, tên lệnh, hộp hội thoại, lệnh bàn phím và các cửa sổ. Một trình ứng dụng có thể sử dụng nó để yêu cầu và thi hành các dịch vụ cấp thấp do hệ điều hành của máy tính thực hiện. Hệ giao tiếp lập trình ứng dụng giúp ích rất nhiều cho người sử dụng vì nó cho phép tiết kiệm được nhiều thời gian tìm hiểu các chương trình mới, do đó khích lệ mọi người dùng nhiều ứng dụng hơn. Nói cách dễ hiểu API là một phần mềm trung gian cho phép hai ứng dụng nói chuyện với nhau. Mỗi khi sử dụng một ứng dụng như Facebook, gửi tin nhắn tức thì hoặc kiểm tra thời tiết trên điện thoại, có nghĩa là bạn đang sử dụng API. Khi sử dụng một ứng dụng trên điện thoại di động, ứng dụng kết nối Internet và gửi dữ liệu tới máy chủ. Sau đó, máy chủ lấy ra dữ liệu đó, diễn giải nó, thực hiện các hành động cần thiết và gửi nó trở lại điện thoại. Ứng dụng sau đó sẽ diễn giải dữ liệu đó và trình bày thông tin bạn muốn theo cách có thể đọc được. 5
  15. Hình 2. 1: Hoạt động của API Hãy tượng tưởng, trong một nhà hàng, chúng ta là khách hàng gọi món ăn và nhà bếp là một phần “hệ thống” chuẩn bị thực đơn cho chúng ta. Cái còn thiếu ở đây là liên kết quan trọng để truyền đạt yêu cầu của khách hàng tới nhà bếp và chuyển đồ ăn tới bàn cho họ. Liên kết quan trọng này chính là bồi bàn hoặc API. Người bồi bàn - API là người đưa tin, sẽ nhận yêu cầu gọi món và truyền đạt lại tới nhà bếp - hệ thống. Sau khi thức ăn đã sẵn sàng, bồi bàn sẽ chuyển nó tới khách hàng. Đây là một ví dụ thực tế về API. Chúng ta có thể đã quen thuộc với quá trình tìm kiếm các chuyến bay trực tuyến. Cũng giống như nhà hàng, bạn có nhiều lựa chọn như các thành phố khác nhau, ngày khởi hành và ngày trở lại, v.v… Hãy tưởng tượng bạn đang đặt vé máy bay trên một trang web của hãng hàng không. Chúng ta có thể chọn địa điểm đến, ngày đi, ngày về, loại vé cũng như rất nhiều lựa chọn khác. Để đặt chuyến bay, bạn cần tương tác với trang web của hãng hàng không để truy cập vào cơ sở dữ liệu của họ và xem ghế còn trống trong một ngày nhất định và giá cả như thế nào. 6
  16. Tuy nhiên, nếu chúng ta không sử dụng trang web của hãng hàng không - một kênh có quyền truy cập trực tiếp vào thông tin thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến, chẳng hạn như Kayak hoặc Expedia, vậy làm thế nào để truy cập vào các cơ dữ liệu của hãng hàng không? Trong trường hợp này, dịch vụ du lịch tương tác với API của hãng hàng không, yêu cầu nó để lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu của hãng hàng không. Sau đó API sẽ chuyển phản hồi của hãng hàng không đến yêu cầu của khách hàng và chuyển nó trở lại dịch vụ du lịch online, hiển thị cho bạn thông tin có liên quan được cập nhật nhanh nhất. Trong những năm qua, API thường được mô tả là giao diện kết nối chung cho một ứng dụng. Tuy nhiên gần đây, API hiện đại có một số đặc điểm làm cho chúng trở nên hữu ích và có giá trị hơn: • Các API hiện đại tuân thủ các tiêu chuẩn (thường là HTTP và REST), có tính dễ sử dụng và dễ hiểu và thân thiện với các nhà phát triển. • API được xử lý giống như sản phẩm hơn là code. Chúng được thiết kế cho các đối tượng cụ thể (ví dụ: nhà phát triển thiết bị di động). • Vì chúng được chuẩn hóa nhiều hơn, nên tính bảo mật và quản trinh mạnh hơi, cũng như được theo dõi và quản lý hiệu suất, quy mô tốt hơn. • Như bất kỳ phần mềm sản phẩm nào khác, API hiện đại có chu kỳ phát triển phần mềm (SDLC) riêng của nó về thiết kế, thử nghiệm, xây dựng, quản lý. 2.2 Tổng quan về Facebook Facebook [2] là một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới, với hơn 1 tỉ người dùng hoạt động hàng ngày như cập nhật status, đăng bài viết, ảnh, trao đổi tin nhắn, trò chuyện trực tuyến, check in những địa điểm có thật, mua sắm và gần như mọi thứ khác. 7
  17. Đứng từ góc độ lập trình viên Facebook sở hữu khối lượng thông tin khổng lồ về cá nhân, nhóm, sản phẩm và cũng vô cùng thú vị. Bởi vì Facebook có cho phép người dùng truy cập đến dữ liệu của họ để lấy những thông tin có giá trị ấy bằng cách sử dụng API mà Facebook tạo ra. Tuy nhiên Facebook cũng đưa ra những quy tắc về quyền riêng tư để bảo vệ người dùng của mình khỏi việc bị khai thác thông tin cá nhân. Hình 2. 2: Chính sách mới của Facebook về việc truy vấn bình luận Như vậy, để có thể truy cập được dữ liệu của Facebook, người lập trình, nghiên cứu phải có ít nhất là một tài khoản Facebook vẫn còn đang hoạt động. 2.1.1 Nền tảng cho nhà phát triển của Facebook Facebook là một nền tảng vô cùng mạnh mẽ, có thể nói đây là nền tảng đầy đủ và được tổ chức tốt nhất về việc lưu trữ thông tin, cả về chiều rộng và chiều sâu. Về chiều rộng, nó rộng ở: lượng người dùng hiện tại của nó chiếm gần 1/4 dân số thế giới và về chiều sâu, nó sâu về số lượng thông tin mà nó có được của bất kì người dùng nào. Với một lập trình viên, cách duy nhất để lấy được dữ liệu của Facebook là đăng kí một ứng dụng và sử dụng ứng dụng đó như là một tấm vé để có thể tham gia vào được nền tảng dành cho nhà phát triển của Facebook. Hơn nữa, dữ liệu mà 8
  18. ứng dụng có thể lấy còn phụ thuộc vào cả sự cho phép của người dùng ứng dụng. Để rõ hơn về điều này, Facebook đã đưa ra một loạt các tài liệu về chính sách sử dụng nền tảng của Facebook [3] mà bất cứ lập trình viên muốn tham gia vào nền tảng cũng phải tuân theo. Chính sách này luôn được cập nhật dựa vào tình hình Facebook và thế giới. Hình 2. 3: Facebook tạm dừng xác nhận ứng dụng cá nhân vì đại dịch COVID- 19 Bên cạnh các chính sách phải tuân theo, Facebook còn bắt buộc nhà phát triển nộp ứng dụng của họ cho Facebook kiểm tra trước khi có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ như đăng nhập Facebook, tiếp thị,… hoặc sản phẩm dành cho doanh nghiệp. 2.1.2 Giới thiệu Facebook Graph-API Trước hết Facebook coi các mối quan hệ giữa các thực thể như là một "Đồ thị xã hội" (Social Graph). 9
  19. Hình 2. 4: Đồ thị xã hội Graph-API: là cấu trúc dữ liệu dạng đồ thị khổng lồ đại diện các tương tác xã hội, được tạo thành bởi những nút (node) và liên kết giữa chúng hay còn gọi là cạnh (edge). Facebook Graph-API [4] là cách chính để tải dữ liệu vào hoặc lấy dữ liệu ra khỏi nền tảng Facebook. Đó là API dựa trên HTTP mà ứng dụng có thể dùng để truy vấn dữ liệu, đăng tin mới, quản lý quảng cáo, tải ảnh lên và thực hiện nhiều tác vụ khác theo lập trình. 10
  20. Hình 2. 5: Mô hình lấy dữ liệu từ Facebook Graph-API Graph API được đặt tên theo ý tưởng của một "đồ thị xã hội" - một đại diện của các thông tin trên Facebook bao gồm: • node (nút): Một cách cơ bản là những "thứ" người ta sử dụng, một hình ảnh, một trang, một nhận xét trong Facebook • edge (cạnh): Là các kết nối giữa những "thứ", chẳng hạn như kết nối giữa hình ảnh và trang chứa ảnh đó, hoặc một ghi chú và bức ảnh được ghi chú đó • field (trường/lĩnh vực): Thông tin về những "thứ", chẳng hạn như ngày sinh nhật của người sử dụng, hoặc tên của một trang. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2