intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty Bánh kẹo Hải Hà

Chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

195
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Báo cáo thực tập tốt nghiệp_Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty Bánh kẹo Hải Hà" ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì báo cáo được bố cục thành 2 chương, cụ thể: Chương 1 là Thực trạng xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty Bánh kẹo Hải Hà và Chương 2 là lựa chọn chiến lược sản phẩm và phương án thực thi chiến lược sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty Bánh kẹo Hải Hà

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC<br /> CẠNH TRANH CHO CÔNG TY<br /> BÁNH KẸO HẢI HÀ<br /> <br /> TP.HCM, năm 2018<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do<br /> Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan<br /> trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng... đặc biệt<br /> là đã chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có<br /> sự điều tiết của Nhà nước. Từ chỗ các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí độc tôn<br /> trong sản xuất kinh doanh, theo mệnh lệnh hành chính, không có cạnh tranh và<br /> hạch toán kinh tế chỉ là hình thức, sang phát triển mọi loại hình doanh nghiệp<br /> thuộc mọi thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp<br /> phải tự hạch toán, phải tự lo mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh theo cơ<br /> chế thị trường.<br /> Ngày nay môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động<br /> kinh doanh của Công ty, nó luôn thay đổi, phá vỡ sự cứng nhắc của các kế<br /> hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải hoạch định và triển khai<br /> một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của<br /> môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. Đặc biệt trong xu hướng<br /> hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì muốn tồn tại và phát triển, các doanh<br /> nghiệp không những phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa mà phải có<br /> khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Vậy làm thế nào để có ưu thế cạnh tranh<br /> hơn đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh được với các đối thủ khi họ có lợi thế cạnh<br /> tranh dài hạn mà mình không có? Không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà<br /> cả đối với các Công ty lớn trên thế giới trong suốt quá trình đặt tình huống và<br /> tìm giải pháp, có một câu hỏi luôn đặt ra là: làm sao doanh nghiệp có thể giải<br /> quyết được mâu thuẫn giữa một bên là khả năng có hạn của mình và đòi hỏi vô<br /> hạn của thị trường không chỉ bây giờ mà cả cho tương lai. Giải quyết được mâu<br /> thuẫn ấy là mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược<br /> chung của toàn doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm có vị trí, vai trò vô cùng<br /> quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chiến lược và kế hoạch<br /> khác nhau như: chiến lược đầu tư phát triển, chiến lược giá, chiến lược phân<br /> phối và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp...<br /> Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong các doanh nghiệp nhà nước chuyên<br /> sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo. Trong những năm qua, Công ty đã biết<br /> chăm lo phát huy các nhân tố nội lực để vượt qua các thử thách của thời kỳ<br /> chuyển đổi, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Với mục tiêu<br /> <br /> trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt<br /> Nam thì Công ty phải nhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển<br /> toàn diện, trong đó đặc biệt là quan tâm đến chiến lược sản phẩm.<br /> Thực tế ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp còn xa lạ với mô<br /> hình quản trị chiến lược nên chưa xây dựng được các chiến lược hoàn chỉnh,<br /> hữu hiệu và chưa có các phương pháp đủ tin cậy để lựa chọn chiến lược sản<br /> phẩm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với thực tế trên, trong thời<br /> gian thực tập tại Công ty bán kẹo Hải Hà qua khảo sát, phân tích và đánh giá<br /> thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và sự giúp đỡ của nhân<br /> viên phòng kinh doanh cũng như cán bộ công nhân viên Công ty. Em đã chọn đề<br /> tài: “Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo Hải Hà” với<br /> những mong muốn góp một phần nhỏ thiết thực cho Công ty và cũng là để bản<br /> thân có thêm kinh nghiệm thực tế khi ra trường.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được bố cục<br /> thành 2 chương:<br /> Chương I: Thực trạng xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty bánh<br /> kẹo Hải Hà.<br /> Chương II: Lựa chọn chiến lược sản phẩm và phương án thực thi chiến<br /> lược sản phẩm..<br /> Sinh viên thực hiện<br /> Trịnh Hoài Linh<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> <br /> XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA<br /> CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ<br /> I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.<br /> 1. Quá trình hình thành và phát triển.<br /> Công ty bánh kẹo Hải Hà có tên giao dịch là HAIHA Company (viết tắt là<br /> HAIHACO), có trụ sở tại 25 - đường Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội.<br /> Với hơn 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua các giai<br /> đoạn sau:<br /> 1.1. Giai đoạn 1959 - 1969.<br /> Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, xuất phát từ kế<br /> hoạch 3 năm (1958 – 1960) của Đảng, ngày 1/1/1959 Tổng Công ty Nông thổ<br /> sản miền Bắc (trực thuộc Bộ Nội thương) đã quyết định xây dựng xưởng thực<br /> nghiệm làm nhiệm vụ nghiên cứu hạt trân châu. Từ giữa năm 1954 đến tháng<br /> 4/1960 thực hiện chủ trương của Tổng Công ty Nông thổ sản miền Bắc anh chị<br /> em công nhân đã bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất thử mặt hàng miến (sản<br /> phẩm đầu tiên) từ đậu xanh để cung cấp cho nhu cầu của nhân dân. Sau đó ngày<br /> 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời, đi vào hoạt động với máy móc thô<br /> sơ. Do vậy sản phẩm chỉ bao gồm: miến, nước chấm, mạch nha.<br /> Năm 1966, Viện thực vật đã lấy nơi đây làm cơ sở vừa thực nghiệm vừa<br /> sản xuất các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất<br /> nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ. Từ đó, nhà máy đổi tên thành nhà máy thực<br /> nghiệm thực phẩm Hải Hà trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm quản lý. Ngoài<br /> sản xuất tinh bột ngô, còn sản xuất viên đạm, nước tương, nước chấm lên men,<br /> nước chấm hoa quả, dầu đạm tương, bánh mì, bột dinh dưỡng trẻ em.<br /> 1.2. Giai đoạn 1970 - 1980<br /> Tháng 6/1970, thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy<br /> chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Nhà máy kẹo Hải Châu bàn giao sang<br /> với công suất 900 tấn/năm, với số công nhân viên là 555 người. Nhà máy đổi tên<br /> thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Nhiệm vụ chính của Nhà máy là sản xuất<br /> kẹo, mạch nha, tinh bột.<br /> 1.3. Giai đoạn 1981 - 1990.<br /> Năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI đất nước ta từng bước chuyển<br /> sang nền kinh tế thị trường, đây chính là giai đoạn thử thách đối với nhà máy.<br /> Năm 1987, xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà<br /> thuộc Bộ công nghiệp và nông nghiệp thực phẩm quản lý. Thời kỳ này nhà máy<br /> <br /> mở rộng sản xuất với nhiều dây chuyền sản xuất mới. Sản phẩm của nhà máy<br /> được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu.<br /> 1.4. Giai đoạn 1991 đến nay.<br /> Tháng 1/1992, nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý, trước<br /> biến động của thị trường nhiều nhà máy đã phá sản nhưng Hải Hà vẫn đứng<br /> vững và vươn lên. Trong năm 1992, nhà máy thực phẩm Việt Trì (sản xuất mì<br /> chính) sát nhập vào Công ty và năm 1995 Công ty kết nạp thành viên mới là nhà<br /> máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.<br /> Tháng 7/1992, nhà máy được quyết định đổi tên thành Công ty bánh kẹo<br /> Hải Hà (tên giao dịch là HaiHaCo) thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Mặt hàng sản<br /> xuất chủ yếu là: kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê, kẹo cốm, bánh biscuit,<br /> bánh kem xốp.<br /> Các xí nghiệp trực thuộc Công ty gồm có:<br /> Xí nghiệp kẹo<br /> Xí nghiệp bánh<br /> Xí nghiệp phù trợ<br /> Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì<br /> Xí nghiệp dinh dưỡng Nam Định<br /> Trong quá trình phát triển, Công ty đã liên doanh với:<br /> Năm 1993 Công ty liên doanh với Công ty Kotobuki của Nhật Bản thành<br /> lập liên doanh Hải Hà - Kotobuki. Tỷ lệ vốn góp là: Hải Hà 30%(12 tỷ đồng),<br /> Kotobuki 70% (28 tỷ đồng).<br /> Năm 1995 thành lập liên doanh Miwon với Hàn Quốc tại Việt Trì với số<br /> vốn góp của Hải Hà là 11 tỷ đồng.<br /> Năm 1996 thành lập liên doanh Hải Hà - Kameda tại Nam Định, vốn góp<br /> của Hải Hà là 4,7 tỷ đồng. Nhưng do hoạt động không hiệu quả nên đến năm<br /> 1998 thì giải thể.<br /> 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.<br /> Công ty bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ công nghiệp nhẹ được thành lập với<br /> chức năng là sản xuất bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần để<br /> xuất khẩu.<br /> Để thực hiện tốt nhiệm vụ được ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công<br /> nhân viên của Công ty phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:<br /> Thứ nhất, tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng<br /> cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm nhằm<br /> mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cho từng khu vực thị trường.<br /> Thứ hai, xây dựng phát triển chiến lược công nghệ sản xuất bánh kẹo và<br /> một số sản phẩm khác từ năm 2000 đến năm 2020, tăng cường công tác đổi mới<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2