intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng mở rộng cho vay của Chi nhánh Thăng Long đối với các DNNQD

Chia sẻ: Ryr Ryr | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

75
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo tốt nghiệp: thực trạng mở rộng cho vay của chi nhánh thăng long đối với các dnnqd', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng mở rộng cho vay của Chi nhánh Thăng Long đối với các DNNQD

  1. Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng mở rộng cho vay của Chi nhánh Thăng Long đối với các DNNQD
  2. Lời nói đầu Luật doanh nghiệp ra đời (Quốc hội thông qua Ngày 12/6/1999) đã mở đường cho kinh tế ngoài quố c doanh phát triển . Sau gần 4 năm kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, cả nước đã có thêm gần 72.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) mới được thành lập. Một con số gần gấp đôi số D NNQD đã có trước đ ó . Đó là mộ t dấu hiệu tốt đẹp đối với kinh tế Việt Nam nói chung và đố i với thành phần kinh tế ngoài quố c doanh nói riêng. Tuy nhiên, hầu h ết các DNNQD đ ều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 95%, số doanh nghiệp có số vốn dưới 500 triệu chiếm đến 95%, số doanh nghiệp có số vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm có khoảng 1,4%. Để các DNNQD tồn tại và phát triển mạnh trong kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp này cần một lượng vốn rất. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồ n vố n trong đó có nguồn vốn rất quan trọng vay từ ngân hàng của các DNNQD hiện nay là rất khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sau gần 4 năm học tập tạ i Khoa Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội và một thời gian ngắn thực tập tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, em viết đề tài này với mục đ ích làm sáng tỏ một số những nguyên nhân làm các DNNQD gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng ở Chi nhánh Thăng Long . Đ ề tài này gồm những nộ i dung chủ yếu sau đây: - Vài nét về các DNNQD và Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. - Thực trạng m ở rộng cho vay của Chi nhánh Thăng Long đối với các DNNQD. - Nguyên nhân và đ ề ngh ị một số g iải pháp thực hiện.
  3. Nội dung Chương I: Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1.1.Vài nét về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 1.1.1.Khái niệm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở g iao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt độ ng kinh doanh (Luật doanh nghiệp – Quốc hội thông qua 12/6/1999) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp có tính chất tư hữu (Không kể các đơn vị đầu tư nước ngoài). Bao gồm : Các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị theo hình thức hợp tác xã. 1.1.2.Đ ặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quố c doanh ở n ướ c ta. Do hoàn cảnh lịch sử đất nước và tình hình kinh tế xã hội nước ta mà các DNNQ D ở nước ta có nhiều nét đ ặc biệt, thể hiện ở những điểm sau : Thứ nhất, Các DNNQD rất đông về số lượng và có tốc độ độ gia tăng cao. N ếu như năm 1991, sau khi luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân ra đời 1 năm, cả nước m ới có 414 DNNQD, đến năm 1999, con số này đă tăng lên 39.501 DNNQD và đến trước khi luật doanh nghiệp ra đời ( năm 1999), cả nước mới có 39501 doanh nghiệp. Bình quân trong giai đoạn 1991 – 1999 tố c độ tăng kho ảng 30% năm. Đến nay - Sau gần 4 năm kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, cả nước đ ã có gần 72.000 DNNQD được thành lập m ới gần gấp đôi con số doanh nghiệp đã tồn tại trước đó. Bình quân trong giai đoạn này tốc độ tăng đến 40% năm. Đó là những con số phản ánh mức đ ộ phát triển ngày một mạnh mẽ của các DNNQD góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế đất nước.
  4. Thứ hai, đa số các DNNQD đều mới được hình thành. Trước đây trong thời kỳ kế hoạch hoá, tập trung thì Nhà nước độc quyền trong mọi lĩnh vực kinh tế, các thành phần kinh tế phi Nhà nước đều bị coi là bất hợp pháp nên không có một DNNQD chính thức được hoạt độ ng. Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế xã hội thì Đảng và Nhà nước đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế p hát triển nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Khi đó các DNNQD mới có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Như phần trên đã nói, chỉ trong vòng 4 năm gần đây con số các DNNQD được thành lập m ới là khoảng 72000 doanh nghiệp, gần gấp đôi so với số doanh nghiệp thành lập trước đó. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp này d ưới 4 tuổ i, doanh nghiệp lớn tuổ i nhất mới chỉ là 15 năm. Một con số quả nhỏ bé nếu so với các doanh nghiệp ở nước ngoài có những doanh nghiệp được thành lập từ hàng trăm năm nay. Thứ ba, các DNNQD tuy đông về số lượng nhưng quy mô vố n và lao động nhỏ. Mặc dù có số lượng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao như đã nêu ở trên nhưng đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Chiếm khoảng 95% ), số doanh nghiệp có số vốn dưới 500 triệu chiếm đến hơn m ột nửa (51 %), còn số doanh nghiệp có vốn đ iều lệ trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 1,4%. Do các doanh nghiệp ít vốn như vậy nên các doanh nghiệp này hoạt độ ng rất khó khăn nhất là khó khăn trong chố ng đỡ với các biến động bất lợi trong sản xuất, kinh doanh. Do đó khả năng phá sản của các này là rất lớn. Q uy mô lao động thì nhỏ b é, trung bình mỗ i DNNQD sử dụng khoảng 20 lao động, số doanh nghiệp sử dụng trên 100 lao độ ng chỉ từ 600 đến 700 doanh nghiệp mà đa số lao động này chưa có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (Chiếm đến 83%). Thứ tư, trình độ công nghệ và quản lý lạc hậu. Theo điều tra ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì chỉ có 17% thiết b ị hiện đại, 52% thiuết b ị trung bình còn lại là các thiết bị lạc hậu. Riêng ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo thì có đến 62% máy móc, thiết bị lạc hậu từ những năm 50, 60. Công nghệ lạc hậu dẫn đến sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có giá thành
  5. cao, chất lượng m ẫu mã không đ áp ứng yêu cầu của người tiêu dùng nên sản phẩm rất khó cạnh tranh được với các sản phẩm cùng lo ại trên thị trường. Cùng với công nghệ lạc hậ u là trình đ ộ quản lý yếu kém, có thể nói 100% các chủ doanh nghiệp tư nhân ở ta kiêm luôn giám đốc điều hành hoặc có người thân làm giám đốc điều hành chứ không có doanh nghiệp nào thuê giám đốc bên ngoài. Các chủ doanh nghiệp thì chỉ có số ít là có năng lực chuyên môn và kinh nghiệp kinh doanh thực sự còn đa số họ thiếu kinh nghiệp quản lý và kinh doanh. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập từ các cơ sở sản xuất. Do cơ chế thông thoáng mà Luật doanh nghiệp mang lại và chính sách ưu đãi của Nhà nước nên nhiều cơ sở sản xuất được nâng cấp thành doanh nghiệp . Tuy được gọi là doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn không có thay đổ i gì đ áng kể, doanh nghiệp vẫn quản lý theo phương pháp kiểu gia đình như cở sở sản xuất trước đây. Thứ năm, các DNNQD tuy hoạt động linh hoạt song thường kém hiệu quả. Các doanh nghiệp ngoài quố c doanh hoạt động năng động, thích nghi cao với thị trường, dễ dàng chuyển đổi đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này thường làm ăn kiểu “manh mún”, “chộp giật” mà không tính đến các lợi ích lâu dài của doanh nghiệp mình. Nhiều doanh nghiệp khi có cơ hộ i thì họ tận dụng, khai thác tố i đ a nhất, triệt để nhất các tới ích trước mắt mà không có các tính toán chiế n lược. Điều đó làm cho họ luôn b ị độ ng, lúng túng khi gặp khó khăn, nhất là các khó khăn đến một cách bất ngờ. N hiều các DNNQD không thực hiện đúng chế đ ộ kế toán, thống kê...Nhiều doanh nghiệp lại có biểu hiện làm ăn phi pháp như : Trố n thuế, lừa đảo, làm hàng giả, hàng kém chất lượng...Đ iều đó làm cho xã hội có tâm lý thiếu tin tưởng gây khó khăn trước hết cho chính loại hình doanh nghiệp này. Trên đây là một số đ ặc điểm cơ bản nhất của các DNNQD ở nước ta . Đ ặc điểm này xuyên suốt và có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp này của ngân hàng .
  6. 1.1.3.Vài nhận xét về các DNNQD ở nước ta. Q ua phân tích đ ặc điểm và những ảnh hưởng của các DNNQD đến kinh tế xã hộ i nước ta những năm gần đây, ta có những nhận xét trên 2 góc độ ưu điểm và nhược đ iểm sau : 1.1.3.1.Những ưu điểm. Thứ nhấ t, các DNNQD có những đóng góp lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Các DNNQD hoạt động trong hầu hết những nghành, những lĩnh vực kinh tế : Nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp,... đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Các DNNQD hoạt động linh hoạt, thích ứng nhanh, đ áp ứng nhanh những nhu cầu của thị trường góp phần làm cho các hoạt động kinh tế trở lên linh động, làm thay đổ i diện mạo nền kinh tế. Theo các nhà kinh tế ước tính thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay đóng góp đ ến 42% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) và đóng góp vào tăng trưởng GDP cao hơn so với thành phần kinh tế Nhà nước. Đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, chỉ số đóng góp vào GDP của các DNNQD trung bình hàng năm tăng hơn 10%. Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế. (Năm trước bằng 100%) Đ ơn vị tính : % Thành phần kinh tế 1995 1999 2000 2001 2002 Tốc đ ộ tăng trưởng chung 109,5 104,8 106,8 106,8 107,4 Trong đó : - DNNN 109,4 102,6 107,7 107,44 106,88 - DN tư nhân 109,3 103,2 108,1 113,22 113,89 - DN hỗn hợp 112,7 106,2 111,0 113,59 114,35 Nguồn:Tạp chí Khoa học ngân hàng số 2/2004 Thứ hai, Ho ạt động của các DNNQD thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Các DNNQD hoạt động linh động trên nhiều các lĩnh vực trong nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực thương mại, dịch vụ đã làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế và là chấ t “xúc tác”, lôi kéo các thành phần kinh tế khác nhấ t là kinh tế
  7. N hà nước phải tự đổi mới, tự điều chỉnh để có thể cạnh tranh được trên th ị trường. Trước đây trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các nghành sản xuất kinh doanh đ ều do Nhà nước đảm nhận làm mất đi tính cạnh tranh, mất động lực đ ể phát triển đi lên dẫn đến tình trạng trì trệ, kém hiệu quả trong khu vực kinh tế Nhà nước. Ngày nay, trừ m ột số doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ độ c quyền, còn lại hầu hết các ngành các lĩnh vức sản xuấ t kinh doanh đều có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Điều này bắt buộc khu vực kinh tế N hà nước phải tổ chức, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh nếu muốn tồn tại và phát triển. Các DNNQD vừa là đối tác làm ăn, vừa là đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộ c các thành phần kinh tế khác nên nó là nhân tố quan trọng thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Thứ ba, các DNNQD góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Mộ t cơ cấu kinh tế hiện đại là cơ cấu kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao trong GDP. Các DNNQD ho ạt động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong thương mại và d ịch vụ do đó nó là trung gian, là chiếc cầu nối để chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và d ịch vụ. Bởi vì : Khi doanh nghiệp ho ạt động trong lĩnh vực công nghiệp và d ịch vụ thì nó sẽ trực tiếp đóng góp vào lĩnh vực này, ngoài ra nó còn cung cấp cho nông nghiệp máy móc, phân bón, thuố c trừ sâu...làm nâng cao năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp . Khi đó lao động trong nông nghiệp sẽ dư thừa và chuyển sang lĩnh vực công nghệp và dịch vụ. Thứ tư, các DNNQD phát huy tốt các nguồn lực của nền kinh tế. K inh tế N hà nước không thể bao quát tất cả, không thể phát huy hết mọi nguồn lực của nền kinh tế . - Có thể nói tiềm lực đầu tiên mà các DNNQD huy động đó chính là nguồn vốn rất lớn trong dân cư. ở nước ta lượng vốn trong dân cư rất lớn mà thành
  8. p hần kinh tế N hà nước không thể huy động hết, trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng mạnh mẽ số DNNQD là số vố n đăng ký thêm rất lớn. Chỉ trong 4 năm gần số vốn đăng ký thêm của các DNNQD là 144.000 tỷ đồng, chưa kể số vốn vay của các doanh nghiệp này. - Tiềm lực thứ 2 mà các doanh nghiệp này khơi dậy đó chính là lực lượng lao độ ng. Trước đ ây có đến 80% lực lượng lao động là trong lĩnh vực nông nghiệp, làm việc chủ yếu là thủ công, năng suất thấp, con số thất nghiệp thực tế là rất lớn. Trong khi đó khu vực kinh tế Nhà nước lại chậm phát triển, khu vực công nghiệp và dịch vụ không thúc đ ẩy được nông nghiệp phát triển. N gày nay, các DNNQD được khuyến khích phát triển m ạnh ở cả các thành p hố lớn và các địa phương không những góp phần giải quyết việc làm mà còn góp phần nâng cao trình độ của lực lượng lao độ ng. N hững ưu điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất lớn do đó khuyến khích loại hình doanh nghiệp vày phát triển là một yêu cầu tất yếu và là nhiệm vụ của toàn xã hội. 1.1.3.2.Những hạn chế của các DNNQD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có nhiều hạn chế cần khắc phục. Thứ nhất, Các DNNQD chỉ m ới đạt đ ược sự phát triển về b ề rộng chứ chưa đạt được sự phát triển về chiều sâu. Thời gian vừa qua, chúng ta ghi nhân sự tăng lên mạnh mẽ của các DNNQD trong nhiều lĩnh vực nhưng có đến 95% các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; trình độ quản lý và công nghệ yếu kém, lạc hậu; Làm ăn theo kiểu manh mún, chộp giật... Đó là nh ững hạn chế lớn, là trở lực cản trở sự phát triển cả về chất và về lượng của loại hình doanh nghiệp này. Thứ hai, rất nhiều doanh nghiệp có biểu hiện làm ăn mờ ám. Các hiện tượng làm ăn trái pháp luật như : Trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái, kinh doanh trái phép... diễn ra phổ biến đối với các DNNQD. Ngoài ra còn có nhiều các doanh nghiệp có hành vi lừa đảo gây m ất ổn định xã hội. Nguy hiểm hơn khi các hành vi lừa đ ảo này có sự tiếp tay của một b ộ phận công chức Nhà
  9. nước, một bộ phận những cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó hành vi lừa đảo trở lên khó lường hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Tất cả những điều đó làm suy giảm uy tín của các DNNQD, làm cho xã hội thiếu tin tưởng đối với các doanh nghiệp này. Muố n cho các doanh nghiệp này phát triển một cách bền vững đúng với vai trò của nó thì những hạn chế trên cần phải dần khắc phục. Đồ ng thời cần phải phát huy những mặt tích cực vốn có của thành phần kinh tế này. 1.2.Mở rộng cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1.2.1.Quan niệm về mở rộng cho vay. Cho vay, là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho khách hàng sử dụng một khoản tiền vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Mở rộng cho vay của ngân hàng đố i với các DNNQD chính là phản ánh sự gia tăng khối lượng cho vay đối vớ các DNNQD cả về chiều rộ ng lẫn chiều sâu. - Mở rộng theo chiều rộng tức là sự tăng lên về q uy mô của đối tượng, của các kho ản vay như: số d ư nợ tăng lên, số khách hàng tăng lên... - Mở rộng theo chiều sâu là sự thay đổ i về tính chất, cơ cấu theo hướng hợp lý của các khoản vay như: Cơ cấu của các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hợp lý; Tỷ trọng dư nợ của các DNNQD so với các thành phần kinh tế khác... 1.2.2.N ội dung của mở rộng cho vay các DNNQD . Nội dung của mở rộng được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về dư nợ (số dư nợ, tỷ trọ ng dư nợ, cơ cấu của d ư nợ, tốc độ tăng dư nợ, sự thay đổ i cơ cấu, tỷ trọng dư nợ và chỉ tiêu về nợ q uá hạn); về số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng; về sự đa dạng các hình thức cho vay, sự đa dạng các hình thức bảo đảm. 1.2.2.1.Các chỉ tiêu về dư nợ. - Số dư nợ của các DNNQD phản ánh số tiền mà ngân hàng đã và vẫn đ ang còn cho vay các DNNQD. Số dư nợ mà càng lớn phản ánh mức độ m ở rộng cho vay
  10. các đố i tượng là DNNQD càng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu m ở rộng cho vay ta phải đặt trong mối quan hệ với các thành phần khác, đặt trong mối quan hệ về thời gian. Chính vì vậy mà số d ư nợ không thể phản ánh hết thực chất của việc mở rộng cho vay các DNNQD của ngân hàng mà phải xem xét đồng thời các chỉ tiêu, các khía cạnh khác nhau của mở rộng cho vay. - Tốc độ tăng dư nợ là tỷ lệ số dư nợ năm sau cao hơn năm trước so với số dư nợ năm trước. Tố c độ này phản ánh mức độ mở rộng cho vay nhanh hay chậm của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này d ương có thể kết luận rằng thời điểm sau đã có sự mở rộng cho vay so với thời điểm trước, và nếu qua thời gian tỷ lệ này tăng d ần thì có thể kết luận đ ược rằng tố c độ mở rộng ngày mộ t tăng. Tuy nhiên, cần so sánh với các thành phần kinh tế khác qua đó mới có thể biết được việc mở rộng cho vay có đầy đủ hay không. Nếu tốc độ tăng dư nợ cũng dương nhưng lại nhỏ hơn tốc đ ộ tăng của các thành phần kinh tế khác thì sự mở rộng đó không phải là thực chất, đó chỉ là sự tăng lên đơn thuần của số dư nợ theo xu hướng chung. - Tỷ trọng dư nợ của các DNNQD là tỷ lệ phần trăm của số dư nợ của các DNNQD so với tổng số dư nợ. Tỷ trọng dư nợ phản ánh sự mở rộ ng của cho vay các DNNQD so với các thành phần khác. Nếu tỷ trọ ng này cao chứng tỏ các DNNQD có quan hệ vay mượn nhiều hơn các thành phần khác có ưu thế hơn các thành phần khác. Tỷ lệ này tăng theo thời gian phản ánh ngân hàng đã ngày càng coi trọng cho vay các DNNQD. Có thể số dư nợ không tăng theo thời gian nhưng tỷ trọ ng cho vay các DNNQD tăng lên so với các thành phần kinh tế khác đã chứng tỏ sự thực sự quan tâm của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này, đó cũng là sự m ở rộng cho vay. - Cơ cấu dư nợ của các DNNQD. Tuỳ từng cách phân loại dư nợ của các DNNQD mà ta có các loại cơ cấu dư nợ khác nhau. Chẳng hạn nếu phân các kho ản vay của các DNNQD theo kỳ hạn thành dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn và dư nợ dài hạn thì ta sẽ có cơ cấu về kỳ hạn của các khoản vay. Ta không thể kết luận tỷ lệ các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ nào mới là sự mở rộng mà tuỳ từng thời điểm, tuỳ từng điều kiện mà sự chuyển dịch cơ cấu
  11. theo hướng hợp lý là sự m ở rộ ng cho vay. Hợp lý ở đây chính là nhu cầu vay của các doanh nghiệp được ngân hàng đáp ứng đầu đủ, vừa có lợi cho ngân hàng, vừa có lợi cho cho doanh nghiệp. Có những trường hợp thì cơ cấu dịch chuyển từ d ư nợ ngắn hạn sang d ư nợ trung và dài hạn là sự mở rộng, lại có những trường hợp cơ cấu d ịch chuyển từ d ư nợ trung và dài hạn sang dư nợ ngắn hạn mới là m ở rộng. Bởi vì: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng chứng tỏ nhu cầu vốn cho mua sắm tài sản lưu động lớn, ho ạt độ ng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đạt năng suất và hiệu quả; còn tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng chứng tỏ các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về đầu tư cho các dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh, có nhu cầu lớn cho đầu tư đổi mới công nghệ. Nhu cầu vốn nào tăng cũng là dấu hiệu tốt đố i với các DNNQD. Miễn là, các doanh nghiệp sử dụng loại vốn nào có hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngân hàng thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng hay tỷ lệ d ư nợ trung và dài hạn tăng cũng đều hợp lý và là sự m ở rộ ng cho vay các DNNQD. Chẳng hạn, do đầu tư mở rộng sản xuất nên các doanh nghiệp có hiệu quả cao nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp này tăng cao làm tỷ trọng d ư nợ trung và dài hạn tăng cao, mặc dù có thể tổng dư nợ không tăng nhưng có sự chuyển dịch theo nhu cầu của các DNNQD từ vay ngắn hạn sang vay dài hạn thì đó cũng là sự mở rộng cho vay. - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn. Nợ quá hạn của các DNNQD là toàn bộ số dư nợ (cả gốc và lãi) của các DNNQD đã đến hạn thanh toán nhưng các doanh nghiệp này không thanh toán mà chưa được xử lý cho gia hạn nợ, xoá nợ… Tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNQD là tỷ lệ giữa số dư nợ quá hạn trên tổ ng dư nợ của các doanh nghiệp này. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn không trực tiếp phản ánh sự mở rộng cho vay các DNNQD nhưng nó rất quan trọ ng trong đánh giá sự an toàn và hiệu quả của mở rộng cho vay. Mục tiêu của ho ạt động ngân hàng là an toàn và hiệu quả do đó việc mở rộng cho vay cũng cần phải đảm bảo hiệu quả nên người ta thường khống chế mức nợ quá hạn dưới một mức nào đó chứ không phải là mở rộ ng bằng mọi giá.
  12. 1.2.2.2.Số DNNQD vay vốn ở ngân hàng. Đó chính là số lượng các DNNQD có quan hệ vay vốn của ngân hàng trong mộ t thời gian nhất đ ịnh thường là một năm. Số lượng các doanh nghiệp là con số cụ thể nhất phản ánh quá trình mở rộng cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng. Nghiên cứu quá trình mở rộng thông qua số doanh nghiệp cũng cần phải xem xét quá trình gia tăng của số doanh nghiệp vay vố n, đồng thời cũng phải xem sự biến động về số tiền mỗi làn vay vốn. Qua đó có thể đánh giá một cách bao quát việc mở rộng cho vay của ngân hàng. 1.2.2.3.Đa dạng các hình thức cho vay. Đ a dạng các hình thức cho vay chính là việc ngân hàng sử dụng nhiều hình thức cho vay. Việc đ a dạng các hình thức cho vay đ áp ứng tốt nhu cầu đ a dạng, cũng như từng điều kiện của điều kiện của khách hàng. Ngân hàng cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng qua đó phát triển hoặc đổi mới các phương thức cho vay cho phù hợp. Có nhiều cách phân loại, nếu phân theo đ ặc điểm của món vay các doanh nghiệp thường sử dụng thì có các hình thức cho vay sau: Cho vay từng lần. Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vố n từng lần. Đây là phương pháp cho vay phổ biến nhất. Mỗi lần vay vố n, khách hàng phải gửi đến ngân hàng các tài liệu : - Phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Chứng từ liên quan đến nhu cầu vay : H ợp đồng mua, bán, giấy báo giá... N gân hàng xác đ ịnh mức cho vay theo công thức : Mức Tổng nhu cầu Vốn tự có vố n khác cho = vố n của phương - của khách - (nếu có ) vay án , dự án hàng tham gia Vốn tự có được xác định là vốn có thực tham gia trực tiếp vào phương án , dự án hoặc từng lần rút vốn vay của doanh nghiệp : Vố n bằng tiền, tài sản là vật tư, hàng hoá...
  13. N gân hàng và khách hàng thoả thuận hợp đồng tín dụng cho cả phương án vay. Phát tiền vay : Nói chung phương pháp cho vay từng lần thì phát tiền vay mộ t lần. Tuy nhiên cũ ng có trường hợp phát làm 2 lần trở lên trường hợp này kèm theo hợp đồng tín d ụng có thêm giấy nhận nợ. Phương án này có nhược đ iểm là mỗi lần vay vốn, khách hàng phải lập đủ các thủ tục vay và hợp đồng tín dụng do vậy phương pháp này còn gây phiền hà cho khách hàng . Cho vay theo hạn mức tín dụng . Đ ây là hình thức tín dụng mà ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng mộ t hạn mức tín d ụng. Hạn mức đó chính là số d ư tối đ a tại một thời điểm. Phương thức này áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất, kinh doanh ổn định. - Xác định hạn m ức tín dụng . N gân hàng sau khi nhận đ ủ các tài liệu của doanh nghiệp, nếu đồng ý thì ngân hàng xác định hạn mức tín dụng: Nhu cầu vốn Doanh thu ho ặc chi phí sản xuất kinh doanh (KH) lưu động kỳ = kế hoạch Vòng quay vốn lưu động trong kỳ (KH) H ạ n m ức Nhu cầu vốn Vốn tự có vố n khác tín d ụng = lưu động - của khách - (nếu có ) (KH) trong kỳ (KH) hàng tham gia Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của vốn lưu động = Vốn huy động bình quân
  14. Vốn tự có tham gia được xác đ ịnh là toàn bộ vốn chủ sở hữu bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán hoặc vố n hoạt độ ng thuần (Tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn) - Phát tiền vay: Trong phạm vi hạn mức tín d ụng, thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần vay vốn doanh nghiệp và ngân hàng lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. Việc theo dõi phát tiền vay trên giấy nhận nợ phải cùng đồng thời theo dõi trên phụ lục hợp đồ ng tín dụng . - Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định lãi suất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long và khách hàng thoả thuận để ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng - Quản lý hạn mức tín dụng : Chi nhánh Thăng Long phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo - đảm mức cho vay không vượt quá hạn mức đã ký kết . Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thấy - đổi và doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, doanh nghiệp phải làm giấy đề nghị xác nhận lại hạn m ức tín d ụng và Chi nhánh Thăng Long nếu thấy hợp lý thì cùng doanh nghiệp thoả thuận bổ sung hợp đồ ng tín dụng . - Ký kết hợp đồng mới: Trước 10 ngày khi hạn m ức tín dụng cũ hết hiệu lực doanh nghiệp phải gửi cho Chi nhánh Thăng Long phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Chi nhánh Thăng Long sẽ xem xét nếu đ ủ điều kiện sẽ x ác định hạn mức tín dụng và thời hạn tín d ụng mới. Trường hợp hạn mức tín dụng kỳ này thấp hơn hạn mức tín dụng kỳ trước thì doanh nghiệp phải giảm dư nợ thấp hơn hạn m ức tín dụng kỳ này mới được vay tiếp theo hợp đồng tín dụng mới. - Xác định thời hạn cho vay . Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín d ụng hoặc xác định trên giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nguồ n vốn của Chi nhánh Thăng Long. Nếu doanh nghiệp là đơn vị kinh
  15. doanh tổng hợp thì chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn vay. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho cả ngân hàng và doanh nghiệp do thủ tục vay vốn đơn giản sau lần vay đ ầu tiên, ngân hàng và doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cân đối và sử d ụng vốn . Cho vay trả góp. Khi vay vốn, Chi nhánh Thăng Long và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải cộng với số gốc phải chia ra để trả nợ làm nhiều kỳ hạn trong thời gian vay. Hình thức này chủ yếu dùng trong cho vay đời số ng của cá nhân, hộ gia đình, còn đối với các doanh nghiệp việc cho vay trả góp thường phát sinh khi có các nhu cầu vay vốn như: Xây dựng các công trình phúc lợi cho cán bộ, công nhân viên (Nhà mẫu giáo, nhà văn hoá...) Do hình thức này là vay trung và dài hạn nên ngân hàng cần phải chú ý cân đố i ngồ n vốn trung và dài hạn. Cho vay theo hạn mức thấu chi . Phương thức này hiện chưa được NHNo&PTNT Việt Nam quy định chi tiết nên Chi nhánh Thăng Long có nhu cầu thì phải lập đề án trình tổng giám đốc thì mới được thực hiện . Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay theo hạn mức thấu chi, có thu nhập ổn định và có tín nhiệm với ngân hàng . - Tài khoản th ấu chi: Muốn vay theo hình thức này khách hàng phải mở tài kho ản thấu chi tại ngân hàng . Số dư trên tài khoản thấu chi có thể dư nợ hoặc dư có. Dư có có nghĩa - là khách hàng đang gửi tiền vào ngân hàng và được hưởng lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, dư nợ tài khoản thấu chi có nghĩa là khách hàng đang vay tiền ngân hàng và phải chịu lãi tiền vay theo thoả thuận. K hách hàng phải có cam kết chuyển thu nhập của mình vào tài khoản - thấu chi.
  16. K hách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về nộ i dung vầ tính hợp pháp - của các khoản chi của khách hàng trên tài khoản thấu chi . - Hạn mức thấu chi. Chi nhánh Thăng Long sau khi nhận đủ hồ sơ của khách hàng nếu đồng ý sẽ xác đ ịnh hạn mức thấu chi. Đ ể bảo đ ảm an toàn vốn, ngân hàng quy định hạn mức thấu chi với từng khách hàng, đối tượng vay vốn. - Thủ tục vay vốn. K hách hàng có nhu cầu chi vượt số tiền có trên tài khoản thấu chi của - mình thì lập giấy đề nghị vay tiền, giấy đề nghị vay tiền được lập một lần cho cả hạn mức thấu chi. Trong phạm vi hạn mức thấu chi, m ỗi lần rút vốn khách hàng chỉ cần - mang đến ngân hàng các chứng từ : Phiếu chuyển khoản, giấy lĩnh tiền mặt. Căn cứ vào hạn mức thấu chi, kế toán lập thủ tục cho khách hàng rút vốn theo quy định. - Quản lý hạn mức thấu chi. K ế toán phải quản lý chặt chẽ hạn mức thấu chi, bảo đảm mức cho vay - không vượt quá hạn mức đã ký kết. Trong quá trình vay vốn, trả nợ nếu khách hàng có nhu cầu chỉnh hạn - mức thì phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn m ức thấu chi. Ngân hàng xem xét nếu thấy hợp lý, chấp thuận thì cùng khách hàng thoả thuận, bổ sung hợp đồng tín dụng. - Xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay theo hình thức này tối đ a không vượt quá 12 tháng. Cho vay theo dự án đầu tư. Dự án đ ầu tư là mộ t tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn và tạo mới, mở rộng ho ặc cải tạo cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng
  17. trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định. N gân hàng có thể cho khách hàng vay vố n để thực hiện các dự án đầu - tư để p hát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư, phục vụ đời sống. N gân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức - vốn đ ầu tư d uy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn nợ, xác định lãi suất ...
  18. M ức Tổng nhu cầu Vốn tự có vố n khác cho = vố n của phương - chủ dự án - (nếu có ) vay án , dự án tham gia Thời hạn cho vay = Thời gian XDCB + Thời gian trả nợ Mức cho vay Thời hạn trả nợ = KH để trả nợ khác + LN +Nguồn - Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện của dự án . - Mỗ i lần rút vốn vay, doanh nghiệp lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức cho vay đã thoả thuận, kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vố n trong hợp đồng tín dụng. - Lãi suất cho vay: Căn cứ thao quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long và khách hàng thoả thuận ghi vào hợp đồng tín d ụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín d ụng. - Việc cho vay theo dự án đầu tư, ngân hàng cần phải kết hợp với các hình thức cấp tín dụng khác như: Thực hiện bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, có như vậy ngân hàng mới thu được doanh thu cao nhất. - Cho vay theo phương thức này thường là các dự án lớn cần có nguồn vốn lớn, ngân hàng cần có thời gian huy đ ộng và trả lãi huy động do vậy ngân hàng và khách hàng thoả thuận m ức phí trả trong trường hợp khách hàng trả trước hạn, phí cam kết trả mộ t phần chi phí huy động của ngân hàng, trong trường hợp khách hàng đã ký hợp đồng tín dụng nhưng thực tế không vay. Cho vay hợp vố n. Cho vay hợp vốn là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay một dự án của khách hàng. Cho vay hợp vốn thường x ảy ra trong các trường hợp sau:
  19. - Nhu cầu xin vay của khách hàng vượt quá giới hạn cho vay của tổ chức tín dụng. - Khả năng tài chính và nguồn vốn của tổ chức tín dụng không đ áp ứng đủ nhu cầu vay của một dự án. - Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng. - Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín d ụng khác nhau. Chi nhánh Thăng Long cùng với các thành viên đồ ng tài trợ thống nhất với nhau về phương thức thẩm định là mộ t trong các phương thức sau: - Thành lập tổ thẩm định chung. - Các tổ chức tín dụng tham gia hội đồng tài trợ thẩm định độ c lập. - Thống nhất giao cho tổ chức tín dụng đầu mối thực hiện thẩm định. Do nhu cầu chia sẻ rủi ro nên phương pháp này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trọng tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các dự án d ầu tư lớn. Do có lợi thế về vố n tự có mà NHNo&PTNT Việt Nam thường được mời với tư cánh là thành viên đồng tài trợ. Đó là các hình thức cho vay mà các doanh nghiệp đã thực hiện ở Chi nhánh Thăng Long . 1.2.2.4.Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm. V iệc đa dạng hoá các hình thức bảo đảm cũng đảm bảo phù hợp hơn với nhiều doanh nghiệp. Bởi vì, mỗi m ột hình thức bảo đảm mang những đ ặc trưng riêng và phù hợp khác nhau với từng doanh nghiệp. Tuỳ từng điều kiện của mình mà các DNNQD lựa chọn hình thức bảo đảm cho phù hợp với doanh nghiệp mình Điều đó làm nhiều doanh nghiệp có thể vay vốn được của ngân hàng hơn, qua đó nâng cao được dư nợ các DNNQD hơn. H ình thức bảo đảm do doanh nghiệp và ngân hàng thoả thuận nhưng phải theo quy định của pháp luật. Theo các quy định ở nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay, Nghị định 85/2002/NĐ -CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 178/1999/NĐ -CP và các hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam về bảo đảm
  20. tiền vay thì NHNo&PTNT Việt Nam có thể cho vay có b ảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm theo các hình thức sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2