intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo về tình hình kinh doanh Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng

Chia sẻ: Nguyen Duong Trung Trung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

182
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoát ra khỏi thời kỳ bao cấp nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Các hoạt động kinh tế cũng đang được thay đổi để phù hợp với xu hướng chung. Với bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào dù là quốc doanh, liên doanh hay tư nhân thì việc tính toán để đạt được hiểu quả kinh tế cao nhất là mục tiêu hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế ngoài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo về tình hình kinh doanh Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng

  1. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 ---------- Báo cáo về tình hình kinh doanh Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng B¸o c¸o thùc tËp -1-
  2. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 MỤC LỤC + Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 II. PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY 3 I.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3 I.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 3 I.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU 5 I.4 HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT 7 I.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 8 III. PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 16 II.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING 16 II.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG 20 II.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ, TSCĐ 28 II.4 PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 30 II.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 32 IV. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 37. B¸o c¸o thùc tËp -2-
  3. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 LỜI NÓI ĐẦU Thoát ra khỏi thời kỳ bao cấp nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Các hoạt động kinh tế cũng đang được thay đổi để phù hợp với xu hướng chung. Với bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào dù là quốc doanh, liên doanh hay tư nhân thì việc tính toán để đạt được hiểu quả kinh tế cao nhất là mục tiêu hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế ngoài việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, còn phải định hướng cho doanh nghiệp hướng đi phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các ngành hàng bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra bước đi thích hợp cho bản thân mình. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của thị trường, đồng thời nắm bắt thời cơ và tận dụng triệt để thời cơ thật tốt để đạt được hiệu quả cao trong các yếu tố đầu vào nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, để từ đó chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng, làm tăng thị phần... Để tránh phần nào những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp của mình Để đạt được như vậy thì cần phải: + Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu của thị trường. + Phải có những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình để điều chỉnh kịp thời đầu vào và đầu ra thích hợp cho sản phẩm. Để sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, thì doanh nghiệp cần bố trí bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ, phân cấp hợp lý, hệ thống điều hành nhanh nhạy, khoa học. Thiết bị máy móc sản xuất - kinh doanh phải luôn được đổi mới và quy mô sản xuất - kinh doanh phải phù hợp với nhu cầu thị trường, tài chính, nhân lực, và các nguồn lực, phải được đáp ứng một cách kịp thời theo yêu cầu của sản xuất - kinh doanh. Công tác quảng cáo, tiếp thị phải được coi trọng đúng mức, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cần được đưa vào áp dụng trong doanh nghiệp. PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY B¸o c¸o thùc tËp -3-
  4. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 I.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 622/QĐ/TCCB-LĐ cấp ngày 5 tháng 4 năm 1993 của Bộ Giao thông vận tải. Trực thuộc trực Cục Hàng hải Việt Nam. Từ tháng 7 năm 1997 trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo quyết định số 80/QĐ/TCCB-LĐ ngày 27 tháng 7 năm 1997 của Bộ GTVT. Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng nằm trên địa bàn thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Quy mô hiện tại của Nhà máy: - Doanh thu năm 2004: 140 - 150 tỷ đồng Việt nam - Sản lượng hàng hoá: + Sửa chữa : 30 - 35 tàu + Đóng mới : 3 sản phẩm tàu 6500T - Tổng số lao động của Nhà máy (Tính đến 31/12/2004): 1201 người - Tổng số tài sản của Nhà máy (Tính đến 31/12/2004) gồm: 524.133.307.471Đồng + Tài sản cố định, đầu tư dài hạn: 179.901.749.718 Đồng + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 344.231.557.753 Đồng I.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ: Theo quyết định số 80/QĐ/TCCB-LĐ ngày 7 tháng 4 năm 1997 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng bao gồm: - Sửa chữa tàu biển có trọng tải tới 16.000 DWT. - Đóng mới tàu vận tải biển có trọng tải tới 34.000 DWT. B¸o c¸o thùc tËp -4-
  5. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Kinh doanh phá dỡ tàu cũ. - Chế tạo, gia công lắp đặt kết cấu thép. - Bốc xếp hàng hoá tại cầu tàu Nhà máy. - Dịch vụ Hàng hải. Sửa chữa tàu biển: Phạm vi hoạt động của nhà máy đã được mở rộng nhiều trong những năm gần đây. Nhưng sản phẩm chính của nhà máy vẫn là sửa chữa tàu biển. Hàng năm nhà máy sửa chữa khoảng (30  35) tàu. Doanh thu sửa chữa hàng năm đạt từ 65 70 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là doanh thu từ sửa chữa tàu. Hàng năm nhà máy còn sửa chữa 4 - 5 tàu nước ngoài :Nga, Cu Ba, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan . . . Đóng mới: Là lĩnh vực rất mới đối với Nhà máy Nhưng để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng các loại hình sản xuất - kinh doanh, Nhà máy đã tham gia vào thị trường đóng mới. Tại quyết định số 13/CNT – KHĐT ký ngày 10 tháng 01 năm 2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Nhà máy được đầu tư 217 tỷ đồng để mở rộng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, mặt bằng để đóng mới các tàu cỡ vừa và lớn. Đầu năm 2004, Nhà máy hoàn tất việc đóng mới và đưa vào khai thác 1 dock nổi 4200 (tấn) và đã triển khai đóng mới tàu hàng 6300 (tấn) ,tàu hàng 6500 (tấn) Phá dỡ tàu cũ: Đã được Nhà máy thực hiện trong 4 năm từ năm 1994  1996. Đây là mặt hàng không thường xuyên, hiệu quả thấp, chỉ là giải pháp tình thế để tạo công ăn việc làm cho CB-CNV của Nhà máy. Bốc xếp hàng hoá: Tại cầu tàu Nhà máy là nhiệm vụ được Tổng Cty CNTT bổ sung từ năm 1993 nhưng đến nay vẫn chưa đi vào thực hiện. I.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ CHỦ YẾU ( SỬA CHỮA TÀU ) 1.3.1Giới thiệu tóm tắt về quy trình công nghệ sửa chữa tàu. B¸o c¸o thùc tËp -5-
  6. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 Đưa t u v o Dock Khảo sát, lập khối lượng sửa Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết chữa bị phụ tùng Kho vật tư phụ tùng Bộ Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Phận S/C vỏ S/C van sửa mộc, G/C v trang ống v chữa l m Cơ khí thiết bị T/B máy v sạch v Trên đường điện sơn vỏ t u ống t u t u T u nằm Dock 10 - 12 ng y Hạ thuỷ Ho n thiện công việc sửa chữa tại cầu Chạy thử nghiệm thu, xuất xưởng Công việc phải hoàn thành trước và trong dock trước khi hạ thuỷ. Công việc có thể tiếp tục hoàn chỉnh sau khi tàu ra khỏi dock. B¸o c¸o thùc tËp -6-
  7. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ: a. Đưa tàu vào Dock: Để tiến hành sửa chữa tàu, đầu tiên người ta phải đưa tàu vào nằm trong Dock (Nổi hoặc chìm). b. Khảo sát lên khối lượng công việc sửa chữa: Để đảm bảo tiến độ sửa chữa, người ta phải tiến hành khảo sát các công việc sửa chữa theo các hạng mục đã lập sẵn để đối chiếu xem có sự thay đổi về khối lượng công việc, vật tư, phụ tùng hay không. Nội dung khảo sát bao gồm: - Phần sắt hàn: Sắt thép vỏ tàu, các cơ cấu thân tàu . . . - Phần cơ khí: Hệ trục chân vịt, hệ trục lái, tời neo, tời làm dây, tời cần cẩu - Phần máy ống: Máy chính, máy phụ, các loại van ống, nồi hơi… - Phần điện: Các loại động cơ máy phát, các mô tơ điện, bảng điện . . . - Nghi khí hàng hải: Ra đa, la bàn, máy thông tin liên lạc, máy định vị vệ tinh, các loại đèn tín hiệu cấp cứu . . . - Thiết bị nâng: Các loại puli, cần cột cẩu . . . c. Chuẩn bị nguyên vật liệu: Sau khi khảo sát, căn cứ vào khối lượng thực tế người ta đối chiếu với công việc chuẩn bị trước đó xem có sự chênh lệch về chúng loại chất lượng hay không để kịp thời điều chỉnh. d. Công việc sửa chữa: Công việc sửa chữa bao gồm các công việc chính sau đây: - Làm sạch vỏ tàu:Phun cát (nước) làm sạch và sơn vỏ tàu. - Sửa chữa hệ trục chân vịt, hệ lái: Đo đạc, lấy khe hở trục bạc. Nếu quá tiêu chuẩn phải tháo rút trục đem về xưởng để sửa chữa, thay thế, khôi phục lại các tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế. Sau đó đem lắp lại tàu. - Thay tôn vỏ tàu, các cơ cấu thân tàu. - Sửa chữa hệ thống động lực tàu gồm: Máy chính, máy phụ, các thiết bị cung cấp năng lượng trên tàu. - Sửa chữa hệ thống van, ống trên tàu - Sửa chữa phần điện: Máy phát điện, các động cơ điện. B¸o c¸o thùc tËp -7-
  8. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Sửa chữa các thiết bị hàng hải - Kiểm tra toàn bộ phần chìm trước khi hạ thuỷ. e. Hạ thuỷ tàu: Dùng tàu lai hoặc tời đưa tàu ra khỏi dock. Kết thúc sửa chữa phần chìm trong dock. Thời gian này kéo dài khoảng 10 -:- 12 ngày(Tuỳ theô khối lượng công việc liên quan đến phần chìm). f. Hoàn thiện các công việc sau khi tàu xuống nước: Kiểm tra lại độ đồng tâm của hệ trục chân vịt, độ kín nước của các cửa van thông biển, bộ làm kín bạc trục chân vịt. . . g. Chạy thử tại cầu: Nếu các tàu có sửa chữa hệ thống động lực, máy chính, máy phụ bắt buộc phải thử tại cầu trước khi tàu rời bến. Nếu có sự cố phải khắc phục trước khi bàn giao cho Chủ tàu. I.4 HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT & KẾT CẤU SẢN XUẤT. I.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất: Do loại hình sản xuất của Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng là sản xuất đơn chiếc, do vậy hình thức tổ chức cũng phải tổ chức cho phù hợp với loại hình sản xuất này. Các bộ phận được chuyên môn hoá theo chuyên nghành: + Vỏ tàu gồm: công việc sắt hàn, làm sạch và sơn vỏ tàu. + Hệ động lực tàu gồm: Sửa chữa lắp đặt máy chính, máy phụ, cơ khí chế tạo các chi tiết, sửa chữa hệ thống đẩy tàu, các thiết bị trên boong (cần cẩu, tời neo, tời làm dây). + Hệ thống van ống tàu : Gia công, sửa chữa lắp ráp hệ thống van ống tàu thuỷ. + Điện tàu gồm: Sửa chữa lắp đặt các loại động cơ điện, mô tơ điện, hệ thống tự động, các nghi khí hàng hải. I.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp được tổ chức như sau: Sản phẩm của Nhà máy là con tàu có kích thức lớn không thể di chuyển trong thời gian thi công nên các bộ phận chuyên môn có thể thay nhau hoặc triển khai đồng thời. Tổ chức sản xuất được bố trí theo hình thức chuyên môn hoá. Các bộ phận sản xuất chính bao gồm: - Phân xưởng Bài trí ụ đà: Bộ phận làm sạch và sơn vỏ tàu. - Phân xưởng Vỏ và Vỏ đóng mới: Sửa chữa và gia công mới phần sắt hàn. B¸o c¸o thùc tËp -8-
  9. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Phân xưởng Máy: Hệ động lực, máy chính, máy phụ & thiết bị boong - Phân xưởng ống : Các hệ thống bơm, van ống - Phân xưởng Cơ - điện: Các máy phát, các động cơ điện, nghi khí hàng hải, hệ thống cứu sinh, cứu hoả trên tàu. Các bộ phận sản xuất phụ bao gồm: - Phân xưởng Bài trí ụ đà: Bộ phận dock, đà, tàu kéo. - Phân xưởng Cơ - điện: Bộ phận cấp điện, khí nén, gas, oxy, nước sinh hoạt, nước kỹ thuật, vận chuyển, trực cứu hoả . . . I.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY. I.5.1 Phân cấp quản lý của Nhà máy Bộ máy quản lý doanh nghiệp của Nhà máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Nhà máy và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Nhà máy theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của nhà máy có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong quản lý điều hành công việc. - Ban giám đốc gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc sửa chữa tàu, Phó Giám đốc Đóng mới, Phó Giám đốc KT - NC. - Các phòng ban giúp việc Giám đốc có 11 phòng gồm: + Phòng Tổ chức cán bộ và lao động. + Phòng Tài chính- Kế toán. + Phòng Kinh doanh. + Phòng Sửa chữa tàu. + Phòng Đóng mới B¸o c¸o thùc tËp -9-
  10. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 + Phòng Chất lượng. + Phòng Kỹ thuật - Cơ điện. + Phòng Vật tư. + Văn phòng giám đốc. + Phòng Bảo vệ - Quân sự. + Trường đào tạo CNKT cho Nhà máy. + Ban quản lý dự án dầu tư xây dựng cơ bản - Các phân xưởng sản xuất bao gồm + Phân xưởng Máy. + Phân xưởng ống + Phân xưởng Vỏ. + Phân xưởng Bài trí – Ụ đà. + Phân xưởng Vỏ đóng mới + Phân xưởng Cơ - điện. - Các chi nhánh: Nhà máy có 3 chi nhánh, tổ chức hạch toán nội bộ theo qui định phân cấp của nhà máy. + Chi nhánh Cung ứng dịch vụ SCTB tại Hải Phòng + Chi nhánh Cung ứng dịch vụ SCTB tại Vũng Tàu + Chi nhánh Cung ứng dịch vụ Hàng hải I.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý * Giám đốc : B¸o c¸o thùc tËp - 10 -
  11. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 Quản lý chỉ đạo và điều hành chung, trực tiếp quản lý, điều hành các Phó Giám đốc và các Phòng: Tài chính- Kế toán, Kinh doanh, Phòng Tổ chức Cán bộ và Lao động, Các Chi nhánh. * Phó Giám đốc phụ trách Sửa chữa tàu: Được Giám đốc uỷ quyền điều hành trong lĩnh vực Sửa chữa tàu, trực tiếp phụ trách các Phòng Sửa chữa tàu, PhòngVật tư, Phòng CL, Phòng Kỹ thuật Cơ điện, Phân xưởng Máy, Phân xưởng Vỏ, Phân xưởng Cơ điện, Phân xưởng Bài trí ụ đà. Phó Giám đốc Sửa chữa tàu là Đại diện chất lượng của Nhà máy. * Phó Giám đốc phụ trách Đóng mới: Được Giám đốc uỷ quyền điều hành trong lĩnh vực sản xuất, trực tiếp phụ trách các Phòng Đóng mới, Phân xưởng ống, Phân xưởng Vỏ đóng mới. * Phó Giám đốc Kỹ thuật - Nội chính: Được Giám Đốc uỷ quyền điều hành quản lý thiết bị nội bộ, nội chính, trực tiếp phụ trách Đầu tư xây dựng cơ bản, Văn phòng giám đốc, , Phòng Bảo vệ-quân sự. + Phòng Kinh doanh: -Tham mưu cho Giám đốc trong công tác kế hoạch hoá các mặt kinh tế xã hội của Nhà máy: kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn, đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, mở rộng phát triển Nhà máy . . . - Tham mưu cho Giám đốc về công tác thị trường trong và ngoài nước nhằm khai thác hết mọi tiềm năng, năng lực của nhà máy đạt hiệu quả cao nhất. - Làm công tác xây dựng chiến lược giá, lập bảng giá, chào giá và tính giá, lập và duyệt quyết toán với Chủ tàu, hạch toán quản trị các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. - Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện đầy đủ các qui định trong pháp lệnh Kế toán- Thống kê theo qui định của Nhà nước. B¸o c¸o thùc tËp - 11 -
  12. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Tham mưu cho Giám đốc việc bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất. - Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế của Nhà máy + Phòng Tài chính - Kế toán: - Để đánh giá đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của nhà máy. - Tham mưu cho Giám đốc trong việc lập và sử dụng các quỹ nhà máy theo quy định của Nhà nước. + Phòng Sửa chữa tàu: - Khảo sát, lên hạng mục, dự trù vật tư, lao động. - Lập kế hoạch, tiến độ sửa chữa cụ thể, tổ chức chỉ huy điều hành sản xuất để đảm bảo tiến độ. - Lập phiếu giao việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị (khối lượng, lao động, vật tư, chi phí tiền lương, tiến độ, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động...). - Điều phối sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất. - Điều động các phương tiện máy móc thiết bị, công cụ lao động kịp thời cho nhu cầu sản xuất. - Chạy thử, nghiệm thu bàn giao sản phẩm với Chủ tàu. +Phòng Đóng mới: - Lập kế hoạch sản xuất, tiến độ, các yêu cầu chuẩn bị các nguồn lực, trang thiết bị...phục vụ thi công các sản phẩm Đóng mới. - Tổ chức xây dựng các phương án kỹ thuật, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm đóng mới. B¸o c¸o thùc tËp - 12 -
  13. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Lập hạng mục, các bản vẽ công nghệ, tổ chức thi công, bàn giao, bảo hành, quyết toán các sản phẩm đóng mới. - Tổng hợp, lập hồ sơ kỹ thuật hoàn công sản phẩm. Lưu trữ, bảo mật theo quy định. + Phòng Vật tư: - Lập kế hoạch, tổ chức mua sắm vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất, trang bị phòng hộ cá nhân, an toàn lao động. - Tổ chức kho tàng, quản lý vật tư, phụ tùng. - Quản lý, cấp phát vật tư cho các đơn vị theo định mức. - Vận chuyển, cung ứng vật tư theo yêu cầu của sản xuất. - Làm nhiệm vụ nhập khẩu vật tư. + Phòng Khoa học- Kỹ thuật Cơ điện: - Quản lý, lập kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nội bộ. - Xây dựng định mức sử dụng thiết bị và các định mức tiêu hao vật tư, phụ tùng thay thế máy móc, thiết bị, công cụ lao động. - Lập kế hoạch đầu tư chiều sâu, trang bị thêm máy móc thiết bị, công cụ lao động mới phục vụ cho sản xuất. - Theo dõi công tác sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nhà máy. - Quản lý thư viện và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật. + Phòng Chất lượng: - Kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng sửa chữa tàu, sản phẩm đóng mới, gia công kết cấu thép và máy móc thiết bị nội bộ. B¸o c¸o thùc tËp - 13 -
  14. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Xây dựng, tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm. - Quan hệ với cơ quan Đăng kiểm Việt Nam và nước ngoài. - Tham mưu cho giám đốc về quản lý chi phí Đăng kiểm và khen thưởng chất lượng sản phẩm. - Tham mưu cho giám đốc về khâu đăng ký chất lượng sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới. - Lập hồ sơ xuất xưởng các sản phẩm. - Quản lý, kiểm định dụng cụ đo lường của Nhà máy. + Phòng Tổ chức cán bộ - lao động: - Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành sản xuất, tổ chức lao động khoa học trong Nhà máy. - Quy hoạch, quản lý cán bộ, tiêu chuẩn hoá cán bộ. - Thực hiện các chế độ chính sách đối với CB-CNVC. - Lập và thực hiện chế độ lao động - tiền lương. - Thực hiện việc phân phối tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hộ lao động, chế độ đãi ngộ: nghỉ hưu, mất sức, thôi việc . . . - Giao mức chi phí tiền lương cho các đơn vị, giám sát việc thực hiện chính sách cán bộ, tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị. - Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động, an toàn lao động. - Lập và tổ chức kế hoạch đào tạo. - Tham mưu cho Giám đốc ký kết hợp đồng tuyển dụng lao động, điều động, bố trí sử dụng lao động. - Quản lý theo dõi định mức tổng hợp về chi phí tiền lương cho sản phẩm. B¸o c¸o thùc tËp - 14 -
  15. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Cùng với thanh tra công nhân làm công tác thanh tra chuyên trách. + Văn phòng Giám đốc: - Tổng hợp tình hình hoạt động SXKD của Nhà máy cho Giám đốc. - Thay mặt Nhà máy tiếp đón, hướng dẫn, làm việc với khách hàng đến làm việc tại Nhà máy. - Làm công tác văn thư, lưu trữ, hành chính. - Mua sắm trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm cho các đơn vị. - Làm công tác quản trị nhà cửa, văn phòng làm việc, khu tập thể Nhà máy. - Làm công tác y tế, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, phòng chống bệnh nghề nghiệp. + Phòng Bảo vệ quân sự: - Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự trị an, bảo vệ tài sản của Nhà máy. - Tham mưu cho Giám đốc xử lý các vi phạm xảy ra trên mặt bằng Nhà máy. + Trường công nhân kỹ thuật: - Tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu của Nhà máy: đào tạo nâng bậc bổ túc và nâng cao tay nghề, đào tạo mới các chuyên ngành. - Tham gia sản xuất để tận dụng năng lực máy móc thiết bị của nhà trường và tăng thu nhập cho giáo viên, học sinh. + Phân xưởng Máy: - Đảm nhận sửa chữa toàn bộ các công việc: phần máy, nguội, gia công cơ khí đối với các tàu vào Nhà máy sửa chữa. - Gia công các chi tiết máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ. + Phân xưởng Ống: B¸o c¸o thùc tËp - 15 -
  16. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Đảm nhận Gia công, sửa chữa sửa chữa lắp đặt toàn bộ các công việc phần ống + Phân xưởng Vỏ - Đảm nhận toàn bộ phần việc sửa vỏ tàu, đóng mới và gia công các chi tiết thiết bị vỏ tàu. - Gia công một số cấu kiện tàu thuỷ theo đơn đặt hàng của các đơn vị trong . + Phân xưởng Vỏ Đóng mới: - Gia công, lắp ráp các chi tiết Vỏ tàu thuỷ - Gia công, cấu kiện thép phục vụ các công trình xây dựng. - Tham gia sửa chữa Vỏ tàu thuỷ. + Phân xưởng Bài trí-Ụ đà: - Đảm nhiệm toàn bộ công việc làm sạch và sơn vỏ tàu: vệ sinh, gõ rỉ, phun cát phun sơn. - Đảm nhiệm công việc về mộc, trang trí nội thất, cách nhiệt trên tàu. - Quản lý khai thác và sử dụng âu đà, ụ nổi, các phương tiện thuỷ phục vụ cho tàu ra, vào nhà máy. + Phân xưởng Cơ - điện: - Đảm nhận toàn bộ công việc Đóng mới phần điện tàu. - Đảm nhận toàn bộ công việc sửa chữa phần điện tàu. - Quản lý khai thác, sử dụng hệ thống cấp điện, nước, ôxy, LPG, khí nén, phương tiện vận tải nội bộ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. - Tổ chức và thực hiện phòng cháy chữa cháy. - Đảm bảo công việc sửa chữa thiết bị nội bộ. + Chi nhánh cung ứng dịch vụ, sửa chữa tàu biển tại Hải Phòng, Vũng Tàu: B¸o c¸o thùc tËp - 16 -
  17. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Đại diện cho Nhà máy quan hệ giao dịch với khách hàng, tiếp nhận thông tin của khách hàng báo cáo về nhà máy, đồng thời trao đổi thông tin của Nhà máy với khách hàng tại khu vực do Nhà máy chỉ định. - Tổ chức làm dịch vụ sửa chữa tàu trong nước và nước ngoài tại khu vực cảng Hải Phòng, Vũng Tàu và ngoài luồng. - Làm nhiệm vụ kinh doanh phá dỡ tàu cũ. - Môi giới đưa tàu vào Nhà máy sửa chữa. - Giới thiệu tiêu thụ các sản phẩm, mặt hàng khác do Nhà máy sản xuất. + Chi nhánh cung ứng dịch vụ hàng hải tại Phà Rừng: - Tổ chức phục vụ ăn giữa ca, phục vụ ăn điều dưỡng định kỳ cho công nhân. - Phục vụ thuỷ thủ thuyền viên khi tàu vào sửa chữa tại Nhà máy. - Tổ chức quản lý, kinh doanh khai thác khu trại chuyên gia. I.5.3 Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY SCTB PHÀ RỪNG GI M ĐỐC Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Sửa chữa t u Đóng mới Kỹ thuật-Nội chính Công nhân kỹ thuật KHKT - Cơ điện Bảo vệ - Quân sự Phòng Đóng mới Phòng Sửa chữa Phòng K. doanh Phòng TCCB-LĐ TC - Kế toán Phòng Vật tư Phòng Chất Trường Phòng Phòng Phòng Văn phòng l G Đốc B¸o c¸o thùc tËp - 17 -
  18. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 Chi nhánh tại Chi nhánh tại Chi nhánh tại Vỏ sửa chữa Liên doanh Đóng mới B i trí - Ụ Hải phòng Vũng t u Ph rừng P.X Ông P.X Vỏ Cơ điện Bai kal Máy P.X P.X P.X P.X đ PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DOANH NGHIỆP II.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING 2.1.1 Giới thiệu các loại mặt hàng, dịch vụ kinh doanh của Nhà máy. Theo giấy phép kinh doanh, nhà máy được phép kinh doanh các mặt hàng sau: - Sửa chữa tàu biển tới 16.000 DWT tại dock của Nhà máy. - Bốc xếp hàng hoá tại cầu tàu Nhà máy. - Đóng mới các tàu có sức chở tới 30000 DWT. - Kinh doanh phá dỡ tàu cũ. - Cung cấp dịch vụ hàng hải cho các tàu vào sửa chữa tại Nhà máy và các cảng biển Việt Nam. 2.1.2 Kết quả tiêu thụ hàng hoá của Nhà máy trong 2 năm 2003 – 2004 KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2003 - 2004 Đơn vị tính: 1000 Đồng SỐ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TỶ LỆ % TT CÁC CHỈ TIÊU 2003 2004 2003 2004 2003 2004 I NỘP NGÂN SÁCH 3.550.000 4.534.000 3.931.440 8.043.890 102.3 177.4 1 Thuế GTGT 2.700.000 3.750.000 2.452.278 6.658.410 90,8 177.6 2 Thuế thu nhập DN 3.000.000 3.500.000 1.500.000 1.500.000 50 42.9 3 Nộp sử dụng vốn - - - - - - 4 Nộp khác 2.504.000 784.000 1.766.904 1.385.480 70,6 176.7 II CÁC CHỈ TIÊU SX 1 Giá tri TSL theo giá 146.627.566 219.941.349 105.224.086 183.896.261 71,8 83.6 cố định năm 1994 2 Giá trị TSL theo giá 200.000.000 300.000.000 147.450.759 300.510.404 73,7 100.2 hiện hành a. Sản xuất KD chính 191.500.000 291.000.000 143.460.668 288.902.135 74,9 99.3 - Sửa chữa tàu 65.000.000 80.000.000 77.727.961 67.419.260 119,6 84.3 B¸o c¸o thùc tËp - 18 -
  19. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Các mặt hàng khác - - 1.539.220 2.454.843 - Gia công KC thép 4.000.000 5.000.000 4.393.487 5.028.032 109,8 100.6 - Đóng mới 122.500.000 206.000.000 59.800.000 214.000.000 48,8 103.9 b. Sản xuất KD khác 8.500.000 9.000.000 3.990.091 11.608.270 46,9 129 3 Doanh thu tiêu thụ 150.000.000 275.000.000 143.500.663 275.448.520 95,7 100.2 a. Sản xuất KD chính 141.500.000 266.000.000 139.510.572 263.840.251 74,9 99..2 - Sửa chữa tàu 56.000.000 71.000.000 84.003.780 58.424.352 150,0 82.3 - Các mặt hàng khác - - - 565.150 - - - Gia công KC thép 4.000.000 5.000.000 4.392.000 5.028.032 109,8 100.6 - Đóng mới 81.500.000 190.000.000 51.113.305 199.822.717 62,7 105.2 b. Sản xuất KD khác 8.500.000 9.000.000 3.990.091 11.608.270 46,9 129 - Tại Nhà máy 500.000 1000.000 1.329.246 1.024.499 265,8 102.4 - Tại CN Hải Phòng 5.000.000 5.000.000 2.309.349 7.063.184 46,2 141.3 - Tại CN DVHàng hải 3.000.000 3.000.000 351.496 3.520.587 11,7 11,7 2.1.3 Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Nhà máy. Thị trường của Nhà máy được chia làm 2 khu vực chính: Thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Các số liệu về thị trường được nêu ở bảng dưới đây. Năm Năm Tỷ lệ % Tăng 2003 2004 2003 2004 Giảm (%) SỐ BẢN CHÀO 76 76 37 37 -10 Tàu nội địa 58 58 76 76 -8 Tàu nước ngoài 18 18 24 24 -14 SỐ BẢN CHÀO KÝ ĐƯỢC HĐ 42 42 55 55 20 Tàu nội địa 31 31 41 41 7 Tàu nước ngoài 11 11 14 14 83 CÁC CHỦ TÀU CHÍNH VOSCO 5 5 7 7 150 VITRANSCHART 3 3 4 4 0 VINASHIP 4 4 5 5 33 FALCON 5 5 7 7 67 VEN BIỂN 4 4 5 5 0 KOREA 4 4 5 5 0 SỐ NGÀY TRỐNG DOCK 18 18 5 5 -44 2.1.4 Giá cả: Phương pháp định giá. Hiện nay Nhà máy đang áp dụng 3 phương pháp định giá: - Đối với thị trường nội địa áp dụng phương pháp định giá theo chi phí. - Đối với thị trường quốc tế áp dụng phương pháp định giá tương tự. Giá của Nhà máy bằng 60% giá của Singapore, bằng 80% giá của Trung Quốc. B¸o c¸o thùc tËp - 19 -
  20. Vò ThÞ Hång Líp Qu¶n TrÞ Kinh Doanh - B2K12 - Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt do yêu cầu đột xuất của khách hàng, Nhà máy áp dụng phương pháp định giá bằng quan hệ cung cầu. 2.1.5 Các hình thức xúc tiến tiêu thụ sản phẩm mà Nhà máy đang áp dụng. Hiện nay Nhà máy đang tiêu thụ sản phẩm theo 2 cách chính, đó là: - Tiêu thụ trực tiếp đối với các khách hàng nội địa. - Thông qua các đại lý đối với các khách hàng quốc tế. Để xúc tiến bán hàng, Nhà máy đã và đang áp dụng các biện pháp sau: - Giảm giá đối với khách hàng trong nước và quốc tế: Không vượt quá 10% đối với các khách hàng nội địa, không vượt quá 15% đối với các khách hàng quốc tế. Ngoài ra, Nhà máy cũng dùng hình thức chiết khấu đối với các khách hàng thanh toán ngay. - Hàng năm Nhà máy tham gia các hội chợ chuyên ngành hàng hải tổ chức trong nước - Nhà máy tham gia quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành như Fairplay, Shipcare, Lloy’d list . . . . Ngoài ra, Nhà máy còn có một trang Web riêng thuê bao trên mạng VDC của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. 2.1.6 Các đối thủ cạnh tranh của Nhà máy. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nhà máy hiện nay được chia làm 2 đối thủ chính như sau: Đối thủ trong nước, đối thủ nước ngoài. Đối thủ trong nước, chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng sửa chữa tàu có quy mô tương đương với Nhà máy. Trong đó hầu hết đầu nằm trong cùng Tổng Công ty nên dù sao sự cạnh tranh không quyết liệt. Chỉ có duy nhất hai đối thủ cạnh tranh đáng lưu ý nhất đó là Liên hiệp sửa chữa tàu biển Ba Son của Bộ quốc phòng và Liên doanh Hyundai-Vinashin. o Về mặt sản phẩm, hai doanh nghiệp này có sản phẩm tương tự như của Nhà máy. o Về mặt giá cả, giá của Nhà nằm ở khoảng giữa giá của Liên hiệp Ba Son và Liên doanh Hyundai-Vinashin. o Về mặt chất lượng và thời gian sửa chữa, chất lượng và thời gian sửa chữa của Nhà máy gần tương đương với chất lượng của Hyundai Vinashin và hơn chất lượng của Liên hiệp Ba Son. B¸o c¸o thùc tËp - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2