intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh ký sinh trùng ở cá lóc (chana sp) nuôi thâm canh - Phạm Minh Đức

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

153
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá lóc là loài cá bản địa có thịt thơm ngon, giá cao, thị trường tiêu thụ lớn,là một trong những đối tượng nước ngọt đã và đang được nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ưu điểm của mô hình nuôi thâm canh cá lóc là lợi nhuận cao, chủ động được nguồn giống, sử dụng thức ăn cá tạp và kết hợp thức ăn công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh ký sinh trùng ở cá lóc (chana sp) nuôi thâm canh - Phạm Minh Đức

  1. BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở CÁ LÓC (CHANNA SP.) NUÔI THÂM CANH - TS. PHẠM MINH ĐỨC, KTS, ĐH CẦN THƠ Cá lóc là loài cá bản địa có thịt thơm ngon, giá cao, thị trường tiêu thụ lớn,là một trong những đối tượng nước ngọt đã và đang được nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ưu điểm của mô hình nuôi thâm canh cá lóc là lợi nhuận cao, chủ động được nguồn giống, sử dụng thức ăn cá tạp và kết hợp thức ăn công nghiệp. Hơn nữa sự đa dạng hình thức nuôi như vèo ao, vèo kênh, bạt nhựa phù hợp với điều kiện của nhiều hộ dân.Tuy nhiên, một trong những trở ngại thường gặp trên cá lóclà bệnh ký sinh trùng thường xảy ra khi nuôi mật độ cao. Đặc biệt, bệnh nội ký sinh thường xảy ra ở hầu hết giai đoạn nuôi gây ảnh hưởng sức khỏe cá nuôi và làm giảm khả năng tăng trưởng của cá. Mục tiêu của bài viết này nhằm cung cấp thêm thông tin về bệnh ký sinh trùng ở cá lóc góp phần hỗ trợ cho người nuôi trong việc chăm sóc sức khỏe cá nuôi hiệu quả hơn. Nhóm động vật đơn bào - Protozoa: Thành phần giống KST thuộc nhóm động vật đơn bào ký sinh trên cá lóc nuôi thâm canh gồm những giống như
  2. Myxobolus,Trichodina,Chilodonella,Epistylis,Tripartiella,Apiosoma vàHenneguya (Hình 1). Nhóm động vật đơn bào này ký sinh ở các cơ quan bên ngoài như da và mang. Chúng thường xuất hiện chủ yếu ở những tháng nuôi đầu tiên. Hình 1: Trùng mặt trời Trichodina sp. (trái); Trùng bào tử sợi Henneguya sp. (giữa); và trùng miệng lệch Chilodonella sp. (phải). Nhóm ký sinh trùng đa bào - Metazoa: Thành phần giống KST đa bào ký sinh trên cá lóc nuôi thâm canh gồm những giống như sán lá đơn chủ Trianchoratus ký sinh ở mang; sán lá 18 móc Gyrodactylus ký sinh ở da và mang; sán dâyProteocephalus ký sinh ở ruột; giun tròn Spinitectus ký sinh trên dạ dày, ruột, bóng hơi; giun đầu gai Pallisentis ký sinh ở ruột (Hình 2). Hình 2: Sán lá đơn chủ Trianchoratus sp. (trái) ký sinh ở mang; Sán dây Proteocephalus sp. ký sinh ở ruột (giữa); và Giun tròn Spinitectus sp. ký sinh ở dạ dày (phải). Nhóm giáp xác - Crustacea: Thành phần nhóm giáp xác ký sinh trên cá lóc nuôi thâm canh gồm những giống như Ergasilus ký sinh ở mang,Lamproglena ký sinh ở mang,trùng mỏ neoLernaea ký sinh ở da, và rận cá Argulus ký sinh trên da (Hình 3). Hình 3: Trùng mỏ neoLernaea sp. (trái) ký sinh ở mang; Lamproglena sp. ký sinh ở mang (giữa); và rận cá Argulus sp. kí sinh trên da (phải). Phương pháp phòng bệnh:
  3. Phòng bệnh là giải pháp tối ưu cho việc thâm canh trong nuôi trồng thủy sản. Một số giải pháp cần thực hiện cho việc phòng bệnh nuôi thâm canh cá lóc: - Chuẩn bị ao nuôi kỹ, sên vét bùn, xử lý đáy ao bằng vôi nông nghiệp 10-20 kg/100 m2. - Mật độ thả nuôi không quá dầy, trung bình 30-50 con/m2. - Định kỳ tạt nước vôi xuống ao với liều lượng 3-5 kg/100 m2 khi môi trường ao nuôi ngày càng xấu dần ở những tháng cuối vụ nuôi. - Định kỳ bón Zeolite làm sạch đáy ao liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. - Hoặc định kỳ diệt mầm bệnh bằng phức hợp Iodine theo hướng dẫn nhà sản xuất được ghi trên nhãn thuốc,tạt đều ao. Phương pháp trị bệnh: Giải pháp trị bệnh trong nuôi cá nói chung là phải có sự kết hợp giữa xử lý môi trường ao nuôi, tăng sức đề kháng và tiêu diệt mầm bệnh. Sau đây là một số loại thuốc, hóa chất có khả năng diệt nội và ngoại ký sinh: - Đồng sulphát (phèn xanh): chuyên trị ngoại ký sinh, liều lượng sử dụng 0,2–0,5 g/m3 hòa tàn tạt đều ao. Lưu ý để sử dụng đồng hiệu quả cần phải đo độ kiềm trong nước, lượng đồng sulphát sử dụng bằng 1% độ kiềm của nước ao nuôi. - Praziquantel: chuyên trị nội ngoại ký sinh, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Trifluoromethyl:chuyên trị nội ký sinh, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  4. KHẢO SÁT MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TAI TƯỢNG (OSPHRONEMUS GORAMY) GIỐNG BỊ BỆNH “SÙI BỌT CUA” , ThS NGUYỄN THỊ THU HẰNG, KTS, ĐH CẦN THƠ Cá tai tượng là một trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế và có nhiều ưu điểm như dễ nuôi, mau lớn, đặc biệt là có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường (Dương Nhựt Long, 2003). Tuy nhiên, gần đây các ao nuôi cá tai tượng thường xuất hiện một dạng bệnh làm cá chết rất nhanh trong vòng 5 ngày, tỉ lệ chết có thể lên đến 100%. Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh như da sậm màu, bơi lội chậm chạp, một số trường hợp vây lưng, vây đuôi cá bị mất sắc tố và chỉ trơ lại phần tia vi (Hình A), đặc biệt là ở mang cá tiết ra nhiều bọt khí nên người nuôi cá gọi là bệnh “sùi bọt cua”. Theo thông tin từ các hộ ương nuôi cá tai tượng cho biết ở giai đoạn từ 5-20 ngày tuổi và lúc gần thu hoạch (85 ngày tuổi) cá thường bị nhiễm ký sinh trùng như thích bào tử trùng, trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn, sán 16 móc, rận cá, trùng mỏ neo…làm giảm sức khỏe cá, thậm chí có thể làm cá chết nếu tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao. Theo kết quả phân tích của Lê Thị Ngọc Thơ (2012) từ 125 mẫu cá tai tượng giống thu ở các ao cá bệnh “sùi bọt cua” đã xác định được các nhóm ký sinh trùng gồm
  5. thích bào tử trùng (Myxobolus, Henneguya), trùng mặt trời (Trichodina), ấu trùng sán song chủ (Metacercaria) vàtrùng loa kèn (Epistylis) ký sinh trên mang, da và vây cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy thích bào tử trùng ký sinh rất nhiều trên mang cá ở dạng bào nang (Hình B), có đến 76/125 mẫu cá nhiễm bào nang (chiếm 60,8%), số lượng bào nang nhiễm dao động từ 2-214 bào nang/cung mang,trung bình nhiễm từ 20-50 bào nang/cung mang, có trường hợp nhiễm 470 bào nang/cung mang. Các bào nang ký sinh dầy đặc giữa hai phiến mang, trong tơ mang, trong phần sụn của mang, các u nang này phá hoại biểu mô mang, gây tắc nghẽn mạch máu và làm giảm bề mặt hô hấpcủa mang cá (Woo, 2006).Theo Lom & Dykova (1992) thích bào tử trùng ký sinh nội bào bắt buộc trong mang cá ở dạng bào nang, một số loài có khả năng kích thích làm tế bào nhiễm bệnh trương to. Lúc cá nhiễm nặng có thể nhìn thấy rõ các bào nang rất lớn trên mang cá, cá bơi lội không bình thường, sinh trưởng chậm và tỉ lệ chết khá cao. Bùi Quang Tề (2006) cho biết ở một số loài cá nước ngọt như cá lóc bông (Channa micropeltes), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) thường bị nhiễm bào nang ở mang với tỉ lệ nhiễm dao động 46,6-66,6%. Khi cá bị nhiễm nặng kết hợp với các yếu tố môi trường nước thay đổi thì khả năng gây chết cá càng lớn. Bên cạnh đó, một dạng bào nang khác có kích thước khá to, vỏ dầy, hình oval cũng ký sinh trong mang cá là ấu trùng sán lá song chủ giai đoạn Metacercaria (Hình C&D). Có 9/125 mẫu nhiễm Metacercaria (chiếm 7,2%), số lượng nhiễm từ 0-2 ấu trùng/cung mang. Mặc dù mức độ nhiễm thấp nhưng sự tồn tại của các bào nang Metacercaria làm cho lá mang bị căng phồng lên, các mạch máu vỡ ra gây hiện tượng xung huyết trên các tơ mang, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô
  6. hấp của cá. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào công bố số lượng bào nang Metacercaria nhiễm trên mang gây bệnh cho cá. Hình A: cá giống bị mất sắc tố vi lưng, vi đuôi; B: bào nang Myxozoan; C: ấu trùng Metacercaria (a) & bào nang Myxozoan (b); D: ấu trùng Metacercaria; E: bào tử Henneguya; F: bào tử Myxobolus Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện trùng mặt trời (Trichodina) và trùng loa kèn (Epistylis) ký sinh trên da, vây cá với tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm thấp, lần lượt là 10,4%; 0-12 trùng/lame & 1,6%; 0-5 trùng/lame. Theo Bùi Quang Tề (2001) trùng mặt trời và trùng loa kèn là tác nhân gây bệnh cho các loài cá nước ngọt ở giai đoạn giống như cá tra, cá trê, cá tai tượng, cá bống tượng,… Ở cường độ nhiễm 50-100 trùng/thị trường 10X, trùng mặt trời đã gây bệnh và làm cá chết từ
  7. 50-90% sau 48 giờ. Riêng cá tai tượng, tỷ lệ nhiễm trùng loa kèn ở da là 45,83% cũng đã gây thành dịch bệnh và làm cá chết. Nhìn chung, từ kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Thơ (2012) cho thấy khả năng nhóm trùng ký sinh dạng bào nang (Myxobolus, Henneguya, ấu trùngMetacercaria) trong mang cá tai tượng là một trong những nguyên nhân có thể làm cá bệnh “sùi bọt cua”. Tuy nhiên, để xác định chính xác tác nhân gây bệnh thì cần phải kiểm tra các mầm bệnh khác cũng như các yếu tố môi trường nước trong ao cá bệnh. Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy MyxobolusvàHenneguya có lớp vỏ kitin bọc ngoài khá chắc chắn, kích thước vỏ dầy do tế bào chất keo đặc lại. Hơn nữa, nhóm ký sinh trùng này được bào nang bảo vệ bên ngoài và ký sinh trong mang nên hầu hết thuốc và hóa chất khó tiêu diệt được chúng (Kent & David, 2005; Bùi Quang Tề, 2006). Vì vậy, dựa vào đặc điểm sinh học của nhóm thích bào tử trùng nên có thể phòng bệnh bằng cách kiểm tra mầm bệnh do Myxobolus, Henneguya trên cá giống và cải tạo ao trước khi thả nuôi. Mặt khác định kỳ xử lý nước trong quá trình nuôi để diệt bào tử, hạn chế bào tử ký sinh và phát triển thành bào nang trong mang cá. Trường hợp cá bị bệnh “sùi bọt cua”, nên sử dụng formol kết hợp thay nước và bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh không cao, chỉ làm ức chế quá trình sinh sản của ký sinh trùng chứ không diệt tận gốc cho nên bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2