intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH NẤM DA ở Cá

Chia sẻ: Ngoclan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

sợi và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 6-12 m, có hoặc không có phân nhánh và có cấu tạo đa bào. Sợi nấm chia thành 2 phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước. Bệnh thường xuất hiện sau khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như đốm đỏ,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH NẤM DA ở Cá

  1. BỆNH NẤM DA (NẤM THỦY MI hoặc GỌI LÀ BỆNH NẤM BÔNG GÒN)
  2. 1.3.1. Nguyên nhân: - Do một số loài nấm thuộc 2 giống: Saprolegnia và Achlya gây nên. Nấm có dạng sợi và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 6-12 m, có hoặc không có phân nhánh và có cấu tạo đa bào. Sợi nấm chia thành 2 phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước. - Bệnh thường xuất hiện sau khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như đốm đỏ, ký sinh trùng, bị trầy sướt trong quá trình đánh bắt hay do thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ nước giảm làm cơ thể cá bị suy yếu, sức đề kháng giảm. Khi đó nấm có điều kiện bám vào cơ thể cá để gây bệnh. Cá nuôi bè thường bị bệnh này sau khi bị bệnh đốm đỏ mãn tính hoặc bị rận cá ký sinh làm cho da bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm tấn công vào những vết thương này và làm cho bệnh nặng hơn. Do bào tử nấm có khả năng bơi lội trong nước bằng tiên mao nên khả năng lây bệnh rất cao. 1.3.2. Triệu chứng: - Khi nấm mới ký sinh có những đóm trắng nhỏ liti xuất hiện trên góc vây, đuôi rất khó nhận ra bệnh, khi nấm phát triển mạnh thì trên cơ thể cá sẽ tạo thành từng chùm màu trắng giống cục bông gòn (bệnh này còn gọi là bệnh Bọ gòn). - Khi nấm đã phát triển và đâm sâu phần gốc vào cơ thể cá thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Khu vực bị nhiễm nấm ngày càng phát triển to ra tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn sống trong nước tấn công vào cơ thể qua khu vực nàylàm cho
  3. bệnh ngày càng nặng hơn. Cá có cảm giác ngứa ngáy, hay cạ cơ thể vào thành bè, da trở nên sậm hơn. Khi cá bị bệnh nặng cơ thể bị lở loét, hoại tử, phần cơ tại khu vực này sẽ bị rời ra khỏi cơ thể. Trứng cá bị hư không nở được. Hình 1.3: cá bị nấm thủy mi 1.3.3. Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa khi nhiệt độ ao nuôi xuống thấp. Nấm thường phát triển tốt khi nhiệt độ nước ao từ 18-25oC. 1.3.4. Biện pháp phòng trị bệnh: - Phòng bệnh: giữ ao sạch, tránh xây xát cá khi đánh bắt, giữ ấm ao bằng cách đào ao sâu hay trồng cây chắn gió quanh bờ ao. Để phòng bệnh nấm da, bà con nên dùng NOVADINE với liều 2,5ml/ m3 phun xuống ao 2 tuần 1 lần và sau 48h thì nên kết hợp với ZEOFISH để làm sạch môi trường ao nuôi. - Trị bệnh: Dùng NOVADINE phun trực tiếp xuống ao nuôi cá với liều: 2,5ml/ m3 nước. Mỗi tuần phun thuốc 2 lần cho đến khi hết bệnh. Hoặc dùng SUNDINE
  4. 34, SUNDINE 57, NOVAKON S pha loãng phun trực tiếp xuống ao hoặc tắm cá, hướng dẫn sử dụng xem trên nhãn thuốc. Hoặc dùng dung dịch NaCl 2-3% tắm cá 5-10 phút Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm SEAWEED liều theo toa nhãn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2