intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

135
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra. 1. BỆNH UỐN VÁN LÀ GÌ ? Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván

  1. Bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra. 1. BỆNH UỐN VÁN LÀ GÌ ? Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 – 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim. 2. AI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH UỐN VÁN ? Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ 3. BỆNH UỐN VÁN CÓ THỂ LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO ?
  2. Vi khuẩn nhất là bào tử uốn ván có khắp nơi trong đất cát , bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván. 4. BỆNH UỐN VÁN GÂY NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ? Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. 5. CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BỆNH UỐN VÁN ĐƯỢC KHÔNG ? Tất cả mọi người đều có thể phòng ngừa được bệnh uốn ván bằng cách tiêm phòng Vacxin uốn ván ( TT ). Đây là phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả và rẻ tiền nhất. 6. ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ THỂ TIÊM NGỪA VÀ CẦN TIÊM BAO NHIÊU LIỀU ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH ? Vacxin uốn ván được tiêm dự phòng cho các đối tượng sau : 6.1. Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ ( 15 – 44 tuổi ) : Sau 5 liều tiêm sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ đạt 98 – 100%. UV1 Càng sớm càng tốt khi có thai Không có tác dụng bảo vệ
  3. UV2 Ít nhất bốn tuần sau UV1 3 năm 80 – 90% UV3 Ít nhất sáu tháng sau UV2 5 năm 95 – 98% UV4 Ít nhất một năm sau UV3 10 năm UV5 Ít nhất một năm sau UV4 Suốt thời kỳ sinh đẻ 98 – 100% 6.2. Phụ nữ mang thai : Chỉ cần tiêm hai liều là bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh. 6.3. Những người có nguy cơ mắc cao :
  4. - Người làm vườn - Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm - Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại. - Công nhân xây dựng các công trình. - Bộ đội và thanh niên xung phong. Đối tượng này được tiêm miễn dịch 03 liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm. Cứ sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 01 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời. 6.4. Các trường hợp khác : Người bị vết thương : - Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản đầy đủ hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong 5 năm thì không cần tiêm nữa. - Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị uốn ván thì tiêm ngay 0,5ml vacxin. - Nếu tiền sử không rõ thì tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vacxin bằng 02 ( hai ) bơm tiêm ở hai vị trí khác nhau. Hai tuần sau tiêm nhắc lại một liều vacxin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml. 7. VACXIN PHÒNG NGỪA CÓ GÂY TÁC DỤNG PHỤ GÌ KHÔNG ? - Các phản ứng phụ thường nhẹ và khu trú tại nơi tiêm .
  5. - Có thể xuất hiện quầng đỏ, sưng đau tại chỗ tiêm, sốt 38 – 39oC. Các triệu chứng nói chung là nhẹ và tự mất đi - Đôi khi thấy nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2