intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến động thành phần loài và sinh vật lượng động vật phù du tại trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang, 2000 - 2011

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo cung cấp các dẫn liệu về phân bố và đa dạng sinh học của quần xã động vật phù du tại trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang (Khánh Hòa, Việt Nam). Đã ghi nhận 259 loài thuộc 18 nhóm động vật phù du trong quá trình nghiên cứu từ năm 2000 - 2011.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến động thành phần loài và sinh vật lượng động vật phù du tại trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang, 2000 - 2011

Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 88-105<br /> <br /> BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SINH VẬT LƯỢNG ĐỘNG VẬT PHÙ DU<br /> TẠI TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG BIỂN NHA TRANG, 2000 - 2011<br /> Trương Sĩ Hải Trình, Nguyễn Tâm Vinh<br /> Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam<br /> Tóm tắt<br /> <br /> Bài báo cung cấp các dẫn liệu về phân bố và đa dạng sinh học của quần xã<br /> động vật phù du tại trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang (Khánh Hòa,<br /> Việt Nam). Đã ghi nhận 259 loài thuộc 18 nhóm động vật phù du trong quá<br /> trình nghiên cứu từ năm 2000 - 2011. Trong đó, nhóm chân mái chèo<br /> (Copepods) chiếm ưu thế về số lượng loài với 135 loài, nhóm sứa lược<br /> (Hydromedusae) với 20 loài và nhóm có bao (Tunicates) với 18 loài. Số<br /> lượng loài trung bình vào tháng 8 cao hơn so với tháng 2 ở hầu hết các năm,<br /> cao nhất với 95 loài vào tháng 8-2009 và thấp nhất chỉ có 47 loài vào tháng<br /> 2-2002. Mật độ động vật phù du trung bình ở vùng biển Nha Trang đạt 6.477<br /> ± 5.457 cá thể /m3 và có xu hướng cao hơn vào tháng 8, sự sai khác này là có<br /> ý nghĩa (t-test, P = 0,0048). Chỉ số đa dạng loài (Shannon – Wiener index)<br /> trung bình tại trạm khảo sát H’tb = 2,89 ± 0,27, cao nhất vào năm 2009. Chỉ<br /> số cân bằng Pielou (J’) cũng có xu thế tương tự như chỉ số Shannon, cao đặc<br /> biệt vào năm 2009. Mức độ ổn định của quần xã động vật phù du tương đối<br /> thấp ở năm 2010 với 1 loài có mật độ chiếm đến gần 40% tổng số mật độ<br /> trong khi ở những trạm khác chỉ chiếm 20%.<br /> <br /> VARIATION OF ZOOPLANKTON BIOMASS AND SPECIES COMPOSITION AT<br /> NHA TRANG MARINE MONITORING STATION, 2000 - 2011<br /> Truong Si Hai Trinh, Nguyen Tam Vinh<br /> Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology<br /> Abstract<br /> <br /> This study provides data of zooplankton abundance, biomass and diversity<br /> patterns in Nha Trang marine monitoring station (Khanh Hoa, Viet Nam). In<br /> total 259 zooplankton species had been recorded during the period of 2000 2011, Copepods contributed with the largest number of species (135<br /> species), followed by Hydromedusae and Tunicates with 20 species and 18<br /> species, respectively. The average number of zooplankton species was<br /> higher in August 2009 with 95 species in comparison with that in February<br /> 2002 with 47 species. Average individual density of zooplankton reached to<br /> 6,477 ± 5,457 inds.m-3 in August and it was mostly higher than that in<br /> February (significant difference with t-test, P = 0.0048). The average value<br /> of Shannon – Wiener index (H’) was 2.89 ± 0.27 and highest value in 2009.<br /> The value of Pielou index had a same trend with H’ – highest in 2009. In<br /> 2010, cumulative dominance (k) of one species ocuppied 40% of total<br /> denisty while this value at other stations was around 20%.<br /> 88<br /> <br /> I. MỞ ĐẦU<br /> <br /> rất nhiều nghiên cứu về sinh vật phù du<br /> biển được tiến hành bởi Viện Hải dương<br /> học. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có<br /> thời gian nghiên cứu không dài và số lượng<br /> mẫu thu được chỉ gói gọn trong thời gian từ<br /> 1 đến 2 năm (Đề tài HABViet - Tảo gây hại<br /> ở Việt Nam, 2000 - 2001; Đề tài cấp cơ sở,<br /> 2003; Dự án NUFU - Nuôi trồng thủy sản<br /> và quản lý vùng biển ven bờ Việt Nam Sức tải môi trường, đa dạng sinh học và<br /> bệnh cá trong các hệ thống nuôi, 2008 2010).<br /> Chương trình “Quan trắc và cảnh báo<br /> môi trường biển các tỉnh phía Nam” từ năm<br /> 1995 đến nay cũng đã đặt 1 trạm trong vịnh<br /> Nha Trang với tần suất thu mẫu 2-4<br /> lần/năm. Với số liệu có tính liên tục trong<br /> nhiều năm, bài báo sẽ cho thấy bức tranh<br /> chung về cấu trúc thành phần loài cũng như<br /> sự biến động về sinh vật lượng động vật<br /> phù du theo thời gian tại một trạm cố định<br /> trong vịnh Nha Trang.<br /> <br /> Vịnh Nha Trang nằm phía Đông thành phố<br /> Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa với tổng<br /> diện tích 249,65 km2. Trong đó diện tích<br /> mặt biển: 211,85 km2 và diện tích các đảo<br /> trong vịnh: 37,80 km2. Vịnh Nha Trang<br /> nằm trong vòng cung bờ biển thành phố<br /> Nha Trang, phía Bắc giáp mũi Khe Cây<br /> phía Đông tiếp giáp với vùng lãnh hải Việt<br /> Nam và phía Nam giáp mũi Đồng Ba - là<br /> ranh giới của vịnh Nha Trang và cửa ngõ<br /> phía Bắc vào vịnh Cam Ranh (2466/ QĐUBND Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa,<br /> 2011)<br /> Sinh vật phù du là khâu quan trọng trong<br /> chuỗi thức ăn của sinh vật biển. Sự phân bố<br /> và biến động số lượng của chúng có quan<br /> hệ đến sự hình thành và phát triển các<br /> nguồn lợi sinh vật (Nybakken và Bertness,<br /> 2005). Động vật phù du (ĐVPD) có thành<br /> phần loài phong phú, số lượng nhiều, chúng<br /> là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn<br /> của thủy vực, là nền tảng chủ yếu để đánh<br /> giá mức độ phong phú, cũng như sự ô<br /> nhiễm của môi trường. Sinh vật lượng<br /> ĐVPD tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực<br /> tiếp hay gián tiếp đến nguồn lợi nghề cá<br /> cũng như ngành nuôi trồng thủy sản (Lalli<br /> và Parsons, 2004). Điều tra nghiên cứu<br /> ĐVPD sẽ cung cấp những thông tin cần<br /> thiết cho việc thăm dò đàn cá, ngư trường,<br /> bãi đẻ cũng như các yếu tố môi trường.<br /> Nghiên cứu động vật phù du ở vùng biển<br /> Nha Trang bắt đầu từ rất sớm cùng với sự<br /> thành lập Viện Hải dương học Nha Trang.<br /> Trong những năm 1920 đến 1950, các công<br /> trình nghiên cứu về sinh vật phù du chủ yếu<br /> từ các nhà khoa học người Pháp như:<br /> Dawydoff (1929, 1952), Serene (1948),<br /> Rose (1926, 1955, 1957), Leloup (1956),<br /> Yamashita (1958), và Hoàng Quốc Trương<br /> (1962). Shirota (1963, 1966) đã thu mẫu tại<br /> nhiều địa điểm ven bờ từ Huế đến Cà Mau<br /> và đã công bố danh sách 982 loài sinh vật<br /> phù du biển cũng như nghiên cứu về biến<br /> động sinh vật lượng động vật phù du và mối<br /> quan hệ của chúng với các yếu tố môi<br /> trường tại vịnh Nha Trang. Sau năm 1975,<br /> <br /> II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 1. Vị trí địa lý và phương pháp thu mẫu<br /> Mẫu động vật phù du được thu tại một trạm<br /> (Vĩ độ: 12,2183; Kinh độ: 109,2189) trong<br /> vịnh Nha Trang vào tháng 2 và tháng 8 từ<br /> năm 2000 đến năm 2011 (Hình 1). Tại mỗi<br /> trạm, mẫu ĐVPD được thu thập bằng lưới<br /> Juday có khóa phân tầng, đường kính<br /> miệng lưới 37 cm, đường kính lỗ lưới 200<br /> µm. Mẫu được thu bằng cách kéo thẳng<br /> đứng bằng tay ở 2 tầng: từ 10 m đến mặt và<br /> từ cách đáy 1 m đến tầng 10 m ở cả 2 thời<br /> điểm triều cao và triều thấp. Mẫu vật được<br /> cố định bằng formol 5%.<br /> 2. Phương pháp phân tích<br /> Trước khi phân tích, mẫu được rửa bằng<br /> nước ngọt, loại bỏ rác bẩn và 1 số nhóm<br /> động vật thuộc nhóm có bao (Tunicates).<br /> Mẫu định lượng được lọc qua các bộ rây có<br /> đường kính lỗ 500 µm, phần mẫu nằm trên<br /> rây được đếm toàn bộ, phần mẫu lọt qua rây<br /> được pha loãng trong 50 ml nước cất, sau<br /> đó lấy 1 mẫu phụ 1 ml để phân tích định<br /> lượng. Tiến hành đếm số lượng cá thể của<br /> cả hai loại rây bằng kính hiển vi soi nổi<br /> 89<br /> <br /> MBC-1. Sinh vật lượng động vật phù du<br /> được biểu thị bằng số lượng cá thể trên một<br /> đơn vị thể tích (cá thể/m3).<br /> Để xác định giống, loài chúng tôi sử<br /> dụng các tài liệu của Sewell (1947), Chen<br /> và Zhang (1965, 1974), Chen (1980), Owre<br /> và Foyo (1967), Đặng Ngọc Thanh và cs.<br /> (1980), Nguyễn Văn Khôi (1994), Nishida<br /> (1985), Boltovskoy (1999), Mulyadi (2002,<br /> 2004).<br /> Các chỉ số đa dạng sinh học được tính<br /> bằng phần mềm Primer 6.0 (Primer – E Ltd,<br /> Plymouth UK) như sau:<br /> Độ giàu có loài (Margalef): d = (S1)/Log(N) (Margalef, 1958).<br /> <br /> Chỉ số cân bằng Pielou: J’ = H’/ Log(S)<br /> (Pielou, 1966).<br /> Chỉ số đa dạng Shannon:<br /> H’= - sum(Pi*Log2(Pi) (Shannon, 1948)<br /> So sánh sự giống nhau về thành phần<br /> loài giữa các năm bằng chỉ số giống nhau<br /> (similarity index) của Bray và Curtis<br /> (1957).<br /> Trong đó: S: tổng số loài, N: tổng số cá<br /> thể của trạm/mẫu. Cij: tổng các loài giống<br /> nhau giữa 2 mẫu i và j. Si và Sj: số lượng<br /> loài của mỗi mẫu.<br /> <br /> Hình 1. Bản đồ vị trí trạm thu mẫu trong vịnh Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam<br /> Fig. 1. Map showing sampling station in Nha Trang bay, Khanh Hoa, Viet Nam<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> chèo (Copepoda) với 135 loài, chiếm<br /> 51,74% tổng số loài, tiếp theo là các nhóm<br /> sứa (Hydromedusae) với 20 loài (chiếm<br /> 7,72%), nhóm có bao (Tunicata) với 18 loài<br /> (chiếm 6,95%). Các nhóm còn lại chiếm<br /> khoảng 33% tổng số loài ĐVPD (Bảng 1,<br /> phụ lục 1).<br /> <br /> 1. Thành phần loài động vật phù du vịnh<br /> Nha Trang<br /> Kết quả của 24 chuyến khảo sát từ năm<br /> 2000 - 2011 đã ghi nhận được 259 loài<br /> ĐVPD, thuộc 18 nhóm động vật khác nhau.<br /> Chiếm ưu thế về loài là nhóm chân mái<br /> 90<br /> <br /> Từ năm 2000 đến 2011, trạm khảo sát có<br /> số lượng loài ĐVPD trung bình là 99 loài,<br /> thấp nhất vào tháng 2 năm 2002 với 47 loài<br /> và cao nhất vào tháng 9 năm 2009 với 95<br /> loài. Tháng 8 có số lượng loài trung bình là<br /> 80 loài trong khi đó tháng 2 chỉ có 69 loài.<br /> Số lượng loài ĐVPD vào tháng 8 luôn có<br /> xu thế cao hơn số lượng loài ở tháng 2 ở tất<br /> cả các năm (Hình 2), và sự khác nhau về<br /> thành phần loài ĐVPD giữa các tháng là có<br /> ý nghĩa (t-test; P = 0,083).<br /> Thành phần loài ĐVPD ở tầng mặt cao<br /> hơn ở tầng đáy trong suốt quá trình từ năm<br /> 2000 - 2011 (trừ năm 2007 và 2008), tuy<br /> nhiên sự chênh lệch đó là không lớn. Phép<br /> thử t-test cho thấy sự khác nhau về thành<br /> phần loài ĐVPD ở các tầng là có ý nghĩa (P<br /> = 0,025) (Hình 3A). Thành phần loài<br /> ĐVPD trung bình vào kỳ triều cao là 82 và<br /> triều thấp là 85. Nhìn chung sự chênh lệch<br /> về loài ở 2 kỳ triều là không khác nhau, chỉ<br /> trừ năm 2009 có sự chênh lệch giữa triều<br /> cao và triều thấp là 17 loài (Hình 3b).<br /> <br /> Tại điểm khảo sát có chỉ số giàu có loài<br /> (d) trung bình là 6,9 ± 1,4, cao nhất vào<br /> tháng 8-2009 (11,08) và thấp nhất vào<br /> tháng 2-2002 (3,73). Nhìn chung, chỉ số<br /> giàu có loài của quần xã động vật phù du<br /> vào tháng 8 cao hơn vào tháng 2 (trừ năm<br /> 2009 & 2010) (Hình 4A). Chỉ số cân bằng<br /> Pielou (J’) trung bình là 0,71 ± 0,06. Tương<br /> tự như chỉ số d thì năm 2009 có giá trị J’<br /> cao nhất (0,72 vào tháng 2 và 0,73 vào<br /> tháng 8). Năm 2010 có giá trị J’ thấp nhất<br /> trong suốt quá trình nghiên cứu (0,57 vào<br /> tháng 2 và 0,56 vào tháng 8) (Hình 4B).<br /> Chỉ số đa dạng loài (Shannon – Wiener<br /> index) trung bình tại trạm khảo sát H’tb =<br /> 2,89 ± 0,27, cao nhất vào năm 2009 với H’<br /> = 3,49 (8-2009) và H’ = 3,44 (2-2009), thấp<br /> nhất vào tháng 8-2010 với H’ = 2,3. Tháng<br /> 2-2010 là thời điểm có độ chênh lệch giữa<br /> H’min và H’max lớn nhất trong suốt thời gian<br /> khảo sát (Hình 5A). Chỉ số đa dạng sinh<br /> học Simpson (1 – λ) trong vịnh Nha Trang<br /> biến động không lớn, thấp nhất trong năm<br /> 2010 ở cả tháng 2 và tháng 8 (Hình 5B).<br /> <br /> Bảng 1. Tỷ lệ phần trăm các nhóm ĐVPD tại trạm Nha Trang từ năm 2000 - 2011<br /> Table 1. Percentage of zooplankton groups in Nha Trang bay from 2000 - 2011<br /> Nhóm Động vật<br /> Amphipoda<br /> Chaetognatha<br /> Cladocera<br /> Copepoda<br /> Ctenophora<br /> Cumacea<br /> Euphausiacea<br /> Heteropoda & Pteropoda<br /> Hydromedusae<br /> Hydrozoa<br /> Isopoda<br /> Mysidacea<br /> Ostracoda<br /> Polychaeta<br /> Scyphozoa<br /> Sergestidae<br /> Siphonophora<br /> Tunicata<br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng loài<br /> 4<br /> 9<br /> 4<br /> 134<br /> 6<br /> 3<br /> 1<br /> 14<br /> 20<br /> 5<br /> 1<br /> 7<br /> 6<br /> 9<br /> 2<br /> 3<br /> 13<br /> 18<br /> 259<br /> <br /> 91<br /> <br /> %<br /> 1,54<br /> 3,47<br /> 1,54<br /> 51,74<br /> 2,32<br /> 1,16<br /> 0,39<br /> 5,41<br /> 7,72<br /> 1,93<br /> 0,39<br /> 2,70<br /> 2,32<br /> 3,47<br /> 0,77<br /> 1,16<br /> 5,02<br /> 6,95<br /> <br /> Hình 2. Biến động số lượng loài ĐVPD trong vịnh Nha Trang vào tháng 2 và 8 từ năm 2000 - 2011<br /> Fig. 2. Variation of number of zooplankton species in Nha Trang bay<br /> in Feb. and Aug. from 2000 - 2011<br /> <br /> Hình 3. Biến động số lượng loài ĐVPD trong vịnh Nha Trang theo tầng nước (A)<br /> và triều (B) từ năm 2000 - 2011<br /> Fig. 3. Variation of number of zooplankton species in Nha Trang bay<br /> at different layers (A) and tide (B) from 2000 - 2011<br /> <br /> 92<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2