intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì kiểm tra giữa học kì 2 sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Lịch Sử Lớp 9 Năm 2020-2021 (Có đáp án)

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Hưng Đồng

PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3,0đ)

Khoanh tròn đáp án đúng

Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

A. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vec-xai (18/6/1919)

B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920)

D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925)

Câu 2. Tổ chức “tiền thân” của Đảng cộng sản Việt Nam là:

A.Tâm tâm xã.                                                           B. Việt Nam Quốc dân Đảng.

C. Đảng Thanh niên.                                                 D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 3. Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Kết thúc thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.

C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là tiền thân của tổ chức nào sau đây?

A. Quân đội nhân dân Việt Nam                                                   B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.                                 D. Công đoàn Việt Nam.

Câu 5. Điều kiện khách quan bên ngoài nào sau đây, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành độc lập?

A. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu.

B. Sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức.

C. Sự thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu.

D. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.

Câu 6. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, có 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất. Đó là những tỉnh nào?

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

B. Bắc Cạn, Hải Dương, Hà Tĩnh Quảng Nam.

C. Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi.

PHẦN TỰ LUẬN (7.0đ)

Câu 7( 3,0đ). Trình bày sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng?

Câu 8 (4,0đ). Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945?


2. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu

A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:

A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến tư tưởng cứu nước của NAQ

B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18/6/1919).

C. Đọc sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7/1920)

D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).

Câu 2. Cuốn sách tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quôc tại các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu là:

A. Đường cách mệnh                                                     B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

C. Đời sống công nhân.                                                 D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 3. Những hoạt động của NAQ trong những năm 1919-1924 có ý nghĩa gì?

A. Tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mac-Lê nin để truyền bá về trong nước.

B Chuẩn bị về chinh trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở VN.

C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân

D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 4. Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 là:

A. phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng.

B. phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh).

C. phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh.

D. phong trào đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

Câu 5. Năm 1936 Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận gì?

A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.                                 B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C.Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương                                 D. Mặt trận nhân dân Đông Dương.

Câu 6. Đâu là hình thức và phương pháp đấu tranh trong giai đoạn 1936- 1939 có gì khác giai đoạn 1930- 1931:

A. Bất hợp pháp, bí mật; bạo động vũ trang

B. Bất hợp phap, bí mật; thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương

C. Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai; thành lập Mặt trận dân chủ ĐD

D. Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai; bạo động vũ trang

Câu 7. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Viêt Nam thời kỳ 1939 - 1945 là:

A. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.

B. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa giành quyền dân chủ.

C. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.

D. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đât cho dân cày.

Câu 8. Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tông khởi nghĩa trong cả nước:

A. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương

B. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện

C. Liên Xô tiêu diệt quân Quảng Đông của Nhật đóng ở Mãn Châu

D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố ở Nhật Bản

Câu 9. Bốn tinh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tông khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam                       B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị

C.Thái Nguyên, Hải Dương,Bắc Giang, Quảng Nam                 D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên

Câu 10. Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1956, Chính phủ nước VNDCCH nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

A. Đảm bảo an ninh quốc gia.                                    B. Đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị.

C. Giữ vững chủ quyền dân tộc                                 D. Đảng cộng sản được hoạt động công khai

Câu 11. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ trong hoàn cảnh:

A. phát xít Nhật tăng cường những hoạt động chống phá cách mạng Đông Dương

B. quân Trung Hoa Dân quốc câu kết với thực dân Pháp tiến hành đàn áp cách mạng ĐD

C. thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ở Nam Bộ.

D. thực dân Pháp ngày càng trắng trợn phá hoại Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước (14/9/1946).

Câu 12. Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn, thử thách nào?

A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản.

B. Khối đại đoan kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu.

C. Các đảng phái trong nước câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Quân Pháp trở lại theo quyết định của hội nghị Pốtxđam.

Câu 13. Nhiệm vụ cơ bản trước mắt của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám là gì ?

A. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.                                 B. Giải quyết về vấn đề tài chính.

C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt.                                                   D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

Câu 14. Chiến dịch làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va trong cuộc kháng chiến chống Pháp của ta là:

A. Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.                                                 B. Chiến lược Đông- Xuân 1953-1954.

C. Chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lao                                      D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 15. Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Viêt Nam đạt được trong hiêp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là gì?

A. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

B. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

C. Pháp cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN và ĐD

D. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước ĐD


3. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) ( Học sinh làm bài trên tờ giấy này)

Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau rồi ghi vào ô dưới đây :

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đến đỉnh cao?

A. Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ trên cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

B. Tháng 2-1930, nổ ra cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.

C. Ngày 1-5-1930, công nhân và các tầng lớp nhân dân đoàn kết vô sản thế giới.

D. Sự ra đời của Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 2: Trong thời kì 1936-1939, Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương sử dụng hình thức và phương pháp đấu tranh:

A. bí mật, bất hợp pháp.

B. công khai và nửa công khai.

C. công khai, hợp pháp.

D. chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 3: Ý nào không phải khó khăn lớn nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 :

A.cùng một lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù.

B. ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.

C.nền kinh tế nước ta bị chiến tranh tàn phá

D.ngành du lịch được củng cố.

Câu 4: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là:

A.giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.

B. quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

C.giải quyết về vấn đề tài chính.

D.giải quyết nạn đói, nạn dốt.

Câu 5. Thắng lơi quân sự nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp có ý nghia bước ngoăt, mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

B. Chiến dịch Đông xuân 1953-1954

C. Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 6: Nguyễn Ái Quôc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin vào thời gian nào?

A. 06 - 1919                B. 07 - 1920                 C. 12 - 1920                 D. 06 – 1925

Câu 7. Cuộc kháng chiến toàn quôc chông Pháp của nhân dân ta bùng nổ vào đêm 19/12/1946 là do:

A. được quân Anh giúp sức, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Nam bộ.

B. thực dân Pháp đã có hành động phá hoại các Hiệp ước được kí kết.

C. nhân dân ta đã chuẩn bị đủ tiềm lực mọi mặt để đánh Pháp.

D. sự thỏa thuận của Trung Hoa Dân quốc, quân Pháp ra miền Bắc.

Câu 8. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

A. nạn đói, nạn dốt.                                                                 B. chế độ thực dân phong kiến.

C. đế quốc và tay sai đông, mạnh.                                          D. chính quyền cách mạng non trẻ.

Câu 9. Đường lôi kháng chiến chông Pháp toàn diện của ta diễn ra trên các măt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Vậy chủ yếu là quyết định ở măt trận nào?

A. Quân sự.                 B. Kinh tế.                 C. Chính trị.                 D. Ngoại giao.

Câu 10. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lơi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là:

A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

C. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

D. có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

Câu 11. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quôc trong những năm 1919-1925 có ý nghĩa:

A. Khẳng định đường lối nghị quyết của Quốc tế cộng sản.

B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân

D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 12. ”Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Đoạn trích trên nằm trong:

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

B. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa.

C. Tuyên ngôn Độc lập. 

D. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.

Câu 13. Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lươc trong thời kì 1936 – 1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Đường lối nghị quyết của Quốc tế cộng sản.

B. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

C. Tình hình thế giới, trong nước có sự thay đổi.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động mạnh.

Câu 14: Từ 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quôc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?

A Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.

C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.

D. Trung Quốc, Thái Lan.

Câu 15. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa:

A. Pháp phải kí Hiệp định Pari.

B. Buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari.

C. Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam từ đây sụp đổ.

D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.Buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2