intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án

Chia sẻ: Lotte Xylitol Cool | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

4.314
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án giúp các bạn dễ dàng ôn tập, không mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm tư liệu tham khảo. Đề thi được biên soạn bám sát với chương trình học của môn Hóa học lớp 8 sẽ giúp các bạn dễ dàng củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi chọn học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án

Cùng tham khảo Bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án để các em ôn tập lại các kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Tài liệu đi kèm đáp án giúp các em so sánh kết quả và tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó đề ra phương pháp học tập hiệu quả giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!


Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên

UBND HUYỆN CẨM XUYÊN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Hóa Học 8 – Thời gian làm bài 120 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu I: ( 5đ) 1, Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau.

            a. Al             +     H2SO4  --->    Al2(SO4)3   + H2

            b. Fe(OH)3   +     HCl       --->   FeCl3          + H2O

            c. KMnO4    +     HCl       --->   KCl             + MnCl2   + Cl2  + H2O

            d. Fe3O4       +     Al          --->   Al2O3          + Fe

            e. FeS2         +     O2          --->   Fe2O3          +  SO2

            g. Fe2O3       +      CO        --->   FexOy              + CO2  

 2. Hợp chất X có thành phần % theo khối lượng 28%Fe, 24%S còn lại là oxi.

  a) Tìm công thức phân tử của hợp chất X. Biết khối lượng mol của X là 400 g/mol.

  b) Ở điều kiện tiêu chuẩn, cần bao nhiêu lít oxi thì có số phân tử đúng bằng số nguyên tử có trong 20 gam hợp chất X.

Câu II: ( 4 đ) 1. Hỗn hợp khí X gồm N2 và O2. Ở đktc 6,72 lít khí X có khối lượng 8,8 gam. Tính thành phần % về khối lượng các khí có trong hỗn hợp X.

         2. Dẫn luồng khí H2 đi qua ống thuỷ tinh chứa 28 gam bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được 24 gam chất rắn Y. Xác định thành phần % khối lượng các chất trong Y và tính khối lượng nước tạo thành?

Câu III: ( 5 đ) 1. Khử hoàn toàn 27,6 gam hỗn hợp oxit gồm  Fe2O3 và Fe3O4 ở nhiệt độ cao phải dùng hết 11,2 lít khí H2 (đktc) sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam Fe. Tính giá trị của m. 

 2. Đốt cháy hoàn toàn 27,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, C, S bằng V lít khí O2 (lấy dư), kết thúc phản ứng thu được 23,2 g chất rắn Fe3O4 và 13,44 lít hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được a gam chất kết tủa, thể tích khí còn lại là 2,24 lít.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong X (biết thể tích các khí đo ở đktc).

c) Tính giá trị của a, V.

Câu IV: ( 3 đ) Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 ta thu được chất rắn B và khí O2. Biết KClO3 bị phân hũy hoàn toàn, còn KMnO4 bị phân hũy 1 phần theo sơ đồ sau:                    KClO3    --->  KCl         +    O2

                          KMnO4   ---> K2MnO4  +    MnO2  +  O2

Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng, khí O2 thu được vừa đủ đốt cháy hết 2,304 gam Mg.

a, Tính m.

b, Tính thành phần % về khối khối lượng các chất trong A.

Câu V: ( 3 đ) Tỉ lệ khối lượng nguyên tử của 3 kim loại X, Y, Z là 3: 5: 7. Tỉ lệ số mol trong hỗn hợp của chúng là 4: 2: 1.

Khi cho 1,16 gam hỗn hợp 3 kim loại này tác dụng hết với dung dịch HCl ( lấy dư) thấy có 0,784 lít H2 (đktc) bay ra. Cho biết 3 kim loại trên khi phản ứng với dung dịch HCl chúng đều thể hiện hóa trị II. Xác định tên kim loại X, Y, Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn.

Cho biết: H = 1; C= 12; N = 14; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64;  Zn = 65.

…………… Hết …………..

Họ và tên …………………………………….. SBD………


Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Thành

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

TRƯỜNG THCS THẠCH SƠN

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN

NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Hóa học 8

Thời gian làm bài: 150 phút

ĐỀ BÀI

Câu 1(3,5điểm)

   1) Hoàn thành phương trình theo sơ đồ phản ứng sau:

KMnO4 ------------------> O------------------> Fe3O------------------> Fe2O------------------>  FeSO------------------> H2SO3

  2) Cho các chất sau: Cr2O3, H2SO4, Ca(OH)2, Ba(CH3COO)2, HBr, P2O5, Fe(OH)3, Cr(H2PO4)3.  Hãy đọc tên các chất nói trên.

Câu 2(5điểm). ):

1)Em hãy tường trình lại thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Có mấy cách thu khí oxi? Viết PTHH xảy ra?

            2) Có mấy loại hợp chất vô cơ? Mỗi loại lấy 2 ví dụ về công thức hoá học? Đọc tên chúng?

Câu 3(3 điểm). Hỗn hợp X gồm Cu, Al, Fe. Cho 57,2 gam X tác dụng với dung dịch  HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thoát ra 26,88 lít H2 (đktc). Ở nhiết độ cao 1,2 mol X tác dụng vừa đủ với 89,6 lít  không khí  trong đó 1/5 là oxi còn lại là ni tơ (đktc).

            a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

            b) Tính % khối lượng của các chất trong X.

Câu 4: (3,5điểm).Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với oxi là 0,3875.

            a) Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu, biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất.

            b) Lấy 50 lít hỗn hợp ban đầu cho vào bình kín, dùng tia lửa điện để điều chế khí amoniac ( NH3) sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thấy thể tích khí B sau phản ứng là 38 lít. Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH3.

            c) Ở điều kiện thường, 1 lít khí B có khối lượng là bao nhiêu gam?

Câu 5. ( 2 điểm). Một loại phèn chua có công thức : xK2SO4. yAl2(SO4)3 . zH2O. Khi đun nóng chỉ có nước bay hơi thành phèn khan. Biết rằng khi đun 94,8g loại phèn trên thu được 51,6g phèn khan. Trong phèn khan, oxi chiếm 49,61% về khối lượng. Hãy tính tổng khối lượng của K và Al có trong 15,8kg phèn chua ban đầu. ( thí sinh làm tròn số sau dấu phảy 1 chữ số)

Câu 6( 2 điểm).

1/ Trộn tỷ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào, giữa O2 và N2 để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75 ?

            2/ Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X, cần dùng hết 10,08 lít O2 ­(ĐKTC). Sau khi kết thúc phản phản ứng, chỉ thu được 13,2 gam khí CO2 và 7,2 gam nước.

            a- Tìm công thức hoá học của X (Biết công thức dạng đơn giản chính là công thức hoá học của X)

            b- Viết phương trình hoá học đốt cháy X ở trên ?


Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nga Sơn

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN

TRƯỜNG THCS NGA THẮNG

          

                      

(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Hóa học 8

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi 23 tháng 03 năm 2018

Câu 1: (3đ)  Cân bằng các phương trình hóa học sau:

  a)   Fe2O3    +      Al           →    Fe3O4     + Al2O3    

  b)   HCl      +      KMnO4    →    KCl    +     MnCl2      +    H2O  +   Cl2

  c)   Al         +      HNO3        →    Al(NO3)3     +     H2O   +    N2

  d)   FexOy   +      H2           →    Fe       +       H2O

  e)    K2CO3     +    HCl     →       KCl       +  CO2      +  H2O

  g)    Fe      +   O2         →      Fe3 O4                  

Câu 2: (2đ) Hãy viết lại các công thức sau cho đúng: Fe2(OH)3, Al3O2, K2Br3, H2NO3, Ca2(SO4)3, Na2H2PO4, BaPO4, Mg2(HSO3)3, Si2O4, NH4Cl2  .

Câu  3:  (4đ)  Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
   a) Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử X
   b) Cho biết số electron tron mỗi lớp của nguyên tử X
   c) Tìm nguyên tử khối của X, biết mp ≈ mn ≈ 1,013 đvC
   d) Tính khối lượng bằng gam của X, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là:

1,9926x 10-23 gam và C = 12 đvC

Câu 4: (5đ)

 a)  Biết 15,68 lít hỗn hợp gồm hai khí CO và CO2 ở đktc có khối lượng là 27,6 gam. Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.

 b)  Một muối ngậm nước có công thức là CaSO4.nH2O. Biết 19,11 gam mẫu chất có chứa 4 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của muối ngậm nước trên.

 c)  Một người làm vườn đã dùng 500g (NH­4)2SO4 để bón rau. Tính khối lượng nitơ

đã bón cho rau.

Câu 5: (3đ)

   Cho 32,4 gam kim loại nhôm tác dụng với 21,504 lít khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn.

  a) Chất nào còn dư sau phản ứng ? khối lượng chất còn dư là bao nhiêu gam ?

  b) Tính khối lượng nhôm oxit tạo thành sau phản ứng.

  c) Cho toàn bộ lượng kim loại nhôm ở trên vào dung dịch axit HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu lít khí H2 ở đktc.  

Câu 6: (3đ). Khí A có tỉ khối đối với khí oxi là 1,8125 và trong A có 82,76%C còn lại là H.

  a) Hãy xác định công thức phân tử của A.

  b) Tính thể tich không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 4,48 l khí A .  Sau phản ứng  thu được bao nhiêu lít khí  CO2. Biết các khí đo ở đktc.

--- Mời các bạn tải về tài liệu Ðề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 để xem các phần còn lại của đề thi ---

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2