intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bước đầu tìm hiểu về từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Chính vì vậy, ngôn ngữ là một hệ thống mở, luôn luôn có sự thay đổi, hình thành những từ ngữ mới phù hợp với bối cảnh lịch sử của từng thời kì nhất định. Tiếng Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ với rất nhiều từ ngữ mới phát sinh mỗi năm. Từ ngữ mới (신조어) được định nghĩa là những từ ngữ không có trong từ điển, thường là những từ ngữ thịnh hành trong giới trẻ, được bắt nguồn từ Internet, phim ảnh hay do ghép từ, nói tắt…Trong bài viết này sẽ bước đầu tìm hiểu về từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bước đầu tìm hiểu về từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc

  1. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ TỪ NGỮ MỚI TRONG TIẾNG HÀN QUỐC SVTH: Nguyễn Thị Hải Giang 4H12 GVHD: ThS Nguyễn Phương Dung I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Mục đích nghiên cứu Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Chính vì vậy, ngôn ngữ là một hệ thống mở, luôn luôn có sự thay đổi, hình thành những từ ngữ mới phù hợp với bối cảnh lịch sử của từng thời kì nhất định. Tiếng Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ với rất nhiều từ ngữ mới phát sinh mỗi năm. Từ ngữ mới (신조어) đƣợc định nghĩa là những từ ngữ không có trong từ điển, thƣờng là những từ ngữ thịnh hành trong giới trẻ, đƣợc bắt nguồn từ Internet, phim ảnh hay do ghép từ, nói tắt… Các từ ngữ mới thƣờng xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không thoả mãn, không phù hợp với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tƣợng trong đời sống và trong thế giới của con ngƣời. Đôi khi, chúng cũng xuất hiện một phần bởi mốt trong cách định danh, muốn dành cho sự vật một tên gọi mới hơn dù nó đã có tên gọi rồi. Tuy nhiên, lí do thứ nhất vẫn là lí do chủ yếu. Bài nghiên cứu chủ yếu hƣớng tới đối tƣợng là các bạn sinh viên đang học tiếng Hàn Quốc, là lứa tuổi sử dụng các từ ngữ mới với tần suất cao. Nghiên cứu về lớp từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc giúp phân biệt đƣợc từ ngữ chuẩn (표준어) và từ ngữ mới để sử dụng chính xác, phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định đồng thời qua đó giúp tăng vốn từ vựng tiếng Hàn. 2.Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua việc thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá… về các từ mới và việc sử dụng từ mới trong Tiếng Hàn thông qua các tài liệu, sách báo và Internet. Qua đó đƣa ra các định nghĩa về từ mới, phân loại, đƣa ra quá trình biến đổi từ cũng nhƣ những nhận xét về việc sử dụng từ mới trong tiếng Hàn, sau đó thống kê một số từ mới đƣợc sử dụng thƣờng xuyên. Bài báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu các từ ngữ mới đƣợc hình thành và sử dụng trong 20 năm gần đây tại Hàn Quốc. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc Khi nghiên cứu về từ ngữ mới nhất thiết không thể bỏ qua yếu tố thời gian. Một từ chỉ đƣợc gọi là từ mới khi đặt trong thời điểm nó mới hình thành và sau này dù có đƣợc chấp nhận để sử dụng rộng rãi hay không thì nó cũng không còn là từ mới nữa. Trong tiếng Hàn Quốc cổ, vỏ âm thanh có lớp nghĩa”mùi”(trong”mùi hƣơng”) là 내음. Đối với ngƣời Hàn 26
  2. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC Quốc xƣa, từ 냄새 cũng có nghĩa tƣơng tự nhƣ vậy, đƣợc coi là một từ mới. Tuy nhiên, từ 냄새 không phải là từ mới đối với ngƣời Hàn Quốc hiện đại. - Thống nhất về mặt khái niệm - 신조어: Trong bài báo cáo đƣợc dịch thành”từ ngữ mới”hay”từ mới” - 표준어: Trong bài báo cáo đƣợc dịch là”từ ngữ chuẩn”hay”từ chuẩn”. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Khái quát về từ ngữ mới Định nghĩa: Từ ngữ mới (신조어) đƣợc định nghĩa là những từ ngữ không có trong từ điển, thƣờng là những từ ngữ thịnh hành trong giới trẻ, đƣợc bắt nguồn từ Internet, phim ảnh hay do ghép từ, nói tắt… Ví dụ 남친: “bạn trai”đƣợc tạo thành bằng cách viết tắt từ”남자 친구” Tùy từng hoàn cảnh, có những từ đƣợc dùng phổ biến thƣờng xuyên và chuyển hóa thành từ chuẩn, đƣợc bổ sung vào từ điển [nhƣ 소개팅:buổi xem mặt (ghép giữa từ 소개 và 미팅 (meeting)]. Tuy nhiên, cũng có những từ ngữ mới chỉ thịnh hành trong một khoảng thời gian nhất định. 2. Phân loại các nhóm từ ngữ mới Có nhiều cách khác nhau để phân loại các nhóm từ ngữ mới. Có thể phân loại theo Từ loại (Danh từ, động từ...), phân loại theo ý nghĩa, theo thời gian hình thành... Nhƣng cách phân loại phổ biến nhất là theo nguồn gốc hình thành (hay nguyên lí sáng tạo từ mới). Các nguyên lí sáng tạo từ mới phổ biến là: Tạo từ mới từ nền tảng những từ ngữ sẵn có bằng cách rút gọn, nói tắt; ghép các từ sẵn có tạo thành từ mới; vay mƣợn từ tiếng nƣớc ngoài... Bài nghiên cứu phân loại các từ ngữ mới trong tiếng Hàn dựa trên cơ sở nguyên lí sáng tạo thành ba loại dƣới đây 2.1. Nhóm từ phái sinh Bao gồm các từ đƣợc hình thành từ những từ ngữ sẵn có nhƣng lại mang ý nghĩa khác. Có thể thấy rất rõ điều này qua một vài ví dụ sau đây: 된장녀: Từ chỉ những cô gái không có khả năng nhƣng vẫn dùng những đồ hàng hiệu. Đây là một từ mang nghĩa phủ định, thƣờng ám chỉ những cô gái đi theo đại gia vì tiền để thỏa mãn các nhu cầu vật chất. 간장녀: Ngƣợc lại với ví dụ ở trên, 간장녀 dùng để chỉ những cô gái chi tiêu quá mức chi li tiết kiệm thậm chí có thể nói là hà tiện 김치녀: Từ dùng để chỉ những cô gái đánh giá đàn ông không dựa trên phƣơng diện tính cách mà chỉ dựa trên các tiêu chuẩn nhƣ ngoại hình, gia thế, tiền bạc v.v.. Trong các ví dụ trên, các từ 된장, 간장, 김치 đều là tên các món ăn truyền thống của 27
  3. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC ngƣời Hàn Quốc. Thậm chí đặc tính của những món ăn nay cũng không liên quan đến đặc điểm mà nó miêu tả trong các từ phái sinh ở trên. Tuy nhiên những từ này đã đƣợc đại bộ phận ngƣời Hàn Quốc chấp nhận và sử dụng rất nhiều. 2.2. Nhóm từ rút gọn Nhóm từ này bao gồm các từ đƣợc rút gọn từ một cụm từ hay viết các chữ cái đầu. Nhóm từ này chiếm một vị trí không nhỏ trong hệ thống các từ ngữ mới. Có thể kể đến một vài ví dụ tiêu biểu nhƣ sau: 엄친아: từ gốc ban đầu là 엄마 친구의 아들. Từ dùng để chỉ ngƣời con trai tốt ở nhiều mặt (ngoại hình, tính cách, năng lực vv...vv) 차도남: từ gốc 차까운 도시 남자 (tạm dịch: Chàng trai đô thị lạnh lùng). Từ dùng để chỉ giới diễn viên, ca sĩ, ngƣời mẫu hoặc những ngƣời có khuôn mặt hay tính cách lạnh lùng. 2.3. Nhóm từ có yếu tố ngoại lai Nhóm từ này bao gồm các từ ngoại lai hoàn toàn (từ các tiếng khác nhau nhƣ Anh, Pháp, Đức, Nhật) hay có những từ chứa yếu tố ngoại lại và yếu tố thuần Hàn. Trong nhiều trƣờng hợp, nghĩa của từ ngoại lai ở đây không còn đúng nhƣ nghĩa gốc. Từ ngoại lai hoàn toàn nhƣ 뉴비 (newbie): chỉ ngƣời mới gia nhập một tổ chức nào đó. Còn từ có yếu tố ngoại lai có thể kể đến: 멘붕 đƣợc ghép giữa yếu tố ngoại lai 멘탈 (mental) và yếu tố thuần Hàn 붕괴. Có thể hiểu nhƣ từ”mental breakdown”, dùng để chỉ tâm trạng suy sụp, hay vô cùng hoang mang, bất ngờ. 3. Quá trình biến đổi từ ngữ mới thành từ ngữ chuẩn Khi một từ mới vừa xuất hiện, nó chỉ đƣợc sử dụng ở trong một cộng đồng nhất định và tại thời điểm này nó đƣợc coi nhƣ là từ tiêu cực. Nếu sau đó nó đƣợc toàn thể mọi ngƣời chấp nhận và sử dụng thì từ ngữ đó sẽ trở thành từ ngữ chuẩn (lớp từ tích cực). Quá trình biến đổi từ ngữ mới thành từ ngữ chuẩn có thể tóm tắt trong 7 giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Hình thành Đây là giai đoạn từ mới đƣợc hình thành. Thƣờng những từ mới này không có nguồn gốc rõ ràng, không có tác giả và thời gian hình thành chính xác. (trừ một số trƣờng hợp từ mới hình thành trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật cụ thể ) Giai đoạn 2: Nhận thức Ở giai đoạn này, ngƣời ta đã biết đến sự xuất hiện của từ ngữ mới đó tuy nhiên chƣa sử dụng rộng rãi Giai đoạn 3: Mở rộng Đây là giai đoạn từ ngữ mới đƣợc sử dụng rộng rãi hơn. Những từ mới này lan truyền 28
  4. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC vào giới trẻ nhanh nhất, thông qua internet, phim ảnh v.v.. Tuy nhiên sự mở rộng này vẫn chƣa mang tính toàn dân mà mới chỉ phổ biến trong một cộng đồng nhất định. Giai đoạn 4: Cố định Trong giai đoạn này, từ ngữ mới đƣợc đề cập nhiều hơn và đƣợc định nghĩa một cách cụ thể rõ ràng. Giai đoạn 5: Thịnh hành Đây là giai đoạn sau khi chính thức đƣợc định nghĩa, từ ngữ mới trở nên thịnh hành, đƣợc nhiều ngƣời thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp sử dụng. Giai đoạn 6: Dẫn dụng Đây là giai đoạn mang tính chất quyết định từ mới có thể đƣợc chuyển thể thành từ chuẩn hay không. Ở giai đoạn này, từ mới sẽ đƣợc dùng nhiều trong các văn bản, các phƣơng tiện thông tin đại chúng có tính phổ cập cao nhƣ TV, đài phát thanh, báo, tạp chí, tiểu thuyết vv.. Giai đoạn 7: Công nhận Ở giai đoạn này, từ mới sẽ đƣợc số đông ngƣời sử dụng và các học giả công nhận là từ ngữ chuẩn và đƣợc bổ sung vào từ điển. Tuy nhiên, để từ ngữ mới trở thành từ ngữ chuẩn không phải là một việc dễ dàng. Có rất nhiều từ ngữ đƣợc sử dụng lặp đi lặp lại, không chỉ ở trong giới trẻ nhƣng vẫn chƣa đƣợc coi nhƣ từ ngữ chuẩn. Có thể phân tích điều đó dựa vào một số nguyên nhân sau: - Từ ngữ mới không thỏa mãn điều kiện để trở thành từ ngữ chuẩn (Viện ngôn ngữ Hàn Quốc quy định: Từ ngữ chuẩn của Hàn Quốc là phải là tiếng Seoul và đƣợc những ngƣời có trình độ văn hóa nhất định sử dụng một cách rộng rãi). Với điều kiện khắt khe nhƣ vậy, hàng năm có rất nhiều từ ngữ mới đƣợc tạo ra nhƣng có rất ít từ đƣợc bổ sung vào từ điển thành từ ngữ chuẩn. - Trƣờng hợp từ ngữ mới đã đạt đủ các tiêu chuẩn để trở thành từ chuẩn nhƣng do thời gian hình thành chƣa lâu nên gặp phải nhiều nghi vấn về độ bền của từ ngữ đó. - Nguyên lý sáng tạo phức tạp hay không rõ ràng (ví dụ những từ có nhiều yếu tố ngoại lai khác nhau hay sai chính tả quá nhiều v.v..) - Những từ khó nghe hay khó hiểu đối với nhiều ngƣời (chủ yếu là các từ tiếng lóng hay những từ phát âm quá khó) 4. Nhận xét Giống nhƣ mọi vấn đề khác, từ ngữ mới cũng có tính hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, cũng giống nhƣ tiếng lóng, các từ thịnh hành vv...vv từ ngữ mới góp phần làm phong phú hơn cho hệ thống từ vựng của tiếng Hàn Quốc. Hơn nữa, trong nhiều trƣờng hợp, sử dụng những từ ngữ mới có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với các từ 29
  5. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC ngữ chuẩn khác. Ví dụ nhƣ hệ thống các từ 된장녀, 간장녀 có tính ẩn dụ trào phúng cao, còn các từ nhƣ 차도남, 차도녀, 엄친아, 엄친딸 giúp ngƣời nói tiết kiệm câu chữ mà vẫn đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp tốt. Tuy nhiên, từ ngữ mới cũng có những mặt tiêu cực cần phải khắc phục. Ngày nay từ ngữ mới xuất hiện nhiều nhất trong giới trẻ, thông qua internet hay qua các bộ phim, bài hát mới nổi v.v.. Các từ mới này đi cùng với ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen đang làm biến dạng tiếng Hàn một cách khó có thể kiểm soát. Ngoài ra một loạt những từ vay mƣợn từ các tiếng nƣớc ngoài đang làm mất dần đi những từ thuần Hàn vốn có. Đặc biệt, việc sử dụng những từ ngữ mới một cách bất hợp lí nhƣ hiện nay sẽ làm gia tăng khoảng cách thế hệ khi những thế hệ đi trƣớc không thể hiểu đƣợc ngôn ngữ của lớp trẻ và dần dần dẫn đến khoảng cách trong giao tiếp. Nhìn lại hiện tƣợng từ ngữ mới ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng. Trong 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của Internet, từ ngữ mới ra đời với tốc độ chóng mặt. Hàng loạt những từ đã trở thành ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày nhƣ”bó tay”,”chém gió”,”ném đá”,”check-in”v.v.. Tuy nhiên kèm theo đó là những từ chứa yếu tố chửi tục đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Chính vì vậy, khi sử dụng các từ ngữ mới, dù là tiếng Hàn hay tiếng Việt cũng cần phải có tri thức và ý thức. Cần hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ mới đó rồi mới sử dụng và không thể lạm dụng một cách tùy tiện. 5. Bảng thống kê một số từ ngữ mới thông dụng STT Từ ngữ mới Từ gốc Giải nghĩa 1. 갑툭튀 갑자기 툭 튀어나오다 Bỗng dƣng chạy vụt ra ngoài 2. 강퇴 강제퇴장,강제퇴출 Bị buộc rút lui, bỏ cuộc v.v.. Dùng để chỉ những cô gái chi tiêu 3. 간장녀 quá mức chi li tiết kiệm thậm chí có thể nói là hà tiện 4. 갠소 개인소장 Tài sản cá nhân Từ chỉ những sinh viên đại học 5. 거마대학생 làm việc vất vả để trả tiền học phí 6. 격친 Chỉ mức độ rất thân thiết Chỉ ngƣời con trai có hoàn cảnh 7. 고추장남 khó khăn, không có nhiều tiền, ngoại hình bình thƣờng 8. 광클 Chỉ việc click chuột nhanh 9. 교카 교통카드 Thẻ giao thông Dùng để chỉ những ngƣời dễ 10. 귀요미 귀여운 사람 thƣơng, đáng yêu 30
  6. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC Dùng để chỉ những ngƣời phiền 11. 귀차니즘 귀찮다+nism phức 12. 귀척 귀여운 척하다 Giả vờ, ra vẻ đáng yêu dễ thƣơng 금방 사랑에 빠지는 13. 금사빠 Tình yêu sét đánh 사람 14. 길막 길을 막다 Tắc đƣờng Chỉ ngƣời vừa lạnh lùng vừa khó 15. 까도남 까다로운 도시의 남자 tính 16. 깜놀 깜짝 놀람 Giật mình, ngạc nhiên 17. 뉴비 New beginner Chỉ ngƣời mới Chỉ ngƣời con trai vừa tài giỏi vừa 18. 능청남 làm việc nhà Chỉ những cô gái luôn muốn 19. 답정너 ngƣời trả lời đúng theo suy nghĩ của mình Chỉ trạng thái ngạc nhiên, cảm 20. 대박 (사건) thán 21. 돌싱 Quay lại thời kì độc thân Chỉ ngƣời con trai không có tài 22. 된장남 cán nhƣng lại ra vẻ Chỉ những cô gái chỉ chạy theo vật 23. 된장녀 chất Dual Employed With Gia đình có 2 bố mẹ đi làm và có 24. 듀크족(Dewks) Kid con cái DINK: Double Gia đình cả 2 bố mẹ đều đi làm 25. 딩크족 Income, No Kids nhƣng không có con 26. 떡밥 Chủ đề nói chuyện 27. 레알 Real? Có thật không? 멘탈 붕괴 (Mental Chỉ trạng thái suy sụp, không có 28. 멘붕 breakdown) tinh thần Chỉ những ngƣời thƣờng xuyên 29. 모닝족 Mobile + English học tiếng Anh bằng điện thoại Chỉ những trung tâm thƣơng mại 30. 몰링족 Malling tổng hợp có cả khu mua sắm, giải trí vv..vv Không có bình luận (trên 31. 무플 facebook) 32. 문상 문화상품권 31
  7. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC Chỉ những ngƣời nghỉ việc sớm để 33. 배터리족 chăm sóc bản thân Chỉ ngƣời ở độ tuổi 50 muốn tìm 34. 백투족 lại sức trẻ 35. 볼매 볼수록 매력적인 Càng nhìn càng thấy hấp dẫn BGM – Background 36. 브금 Nhạc nền Music 37. 비번 비밀번호 Mật khẩu 38. 뽀샵 Photoshop Chỉ những ngƣời hơn 30 tuổi vẫn 39. 삼일절 chƣa tìm đƣợc việc làm Chỉ thời kỳ khó khăn mà ngƣời ta 연애, 결혼, 출산을 40. 삼포세대 phải từ bỏ 3 việc quan trọng là hẹn 포기한 세대 hò, kết hôn và sinh con 41. 생선 생일선물 Quà sinh nhật 42. 생축 생일축하해 Chúc mừng sinh nhật 43. 솔까말 Nói thẳng nói thật Chỉ những ngƣời muốn đƣợc thừa 44. 슈퍼직장인 nhận năng lực mà làm việc quá sức 45. 스마툰 Smart + Toon Truyện tranh trên smartphone 46. 시공 시험공부 Ôn thi Chỉ những ngƣời con gái có năng 47. 쌈장년 lực, chuẩn bị kĩ lƣỡng cho tƣơng lai 48. 쌍수 Phẫu thuật mắt hai mí 49. 아라&마라 Eyeliner & Mascara 50. 얼짱 Những ngƣời có ngoại hình đẹp 51. 엄빠 엄마 + 아빠 Bố mẹ Những ngƣời hay dùng 52. 엄지족 smartphone bằng ngón cái 53. 엄친딸 엄마 친구 딸 Chỉ ngƣời con gái hoàn mỹ 54. 엣지있다 Có cá tính 55. 열공 열심히 공부하다 Học chăm chỉ 56. 오나전 Hoàn toàn Office + Breakfast + Chỉ những ngƣời ăn sáng và ăn 57. 오피스브런치족 Lunch trƣa đều ở công ty 32
  8. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 58. 완소남 완전 소중한 남자 Chàng trai đáng trân trọng 59. 용자 용감한 자(사람) Ngƣời dũng cảm 60. 움짤 Ảnh động 61. 전번 전화번호 Số điện thoại 62. 직찍 Ảnh tự chụp 63. 쩐다 대박, Cool, Great Tốt (Dùng để khen ngợi) 64. 출첵 출석체크 Điểm danh Kết bạn (trên facebook hay 65. 친추 친구추가 kakaotalk) Cà phê có thêm kem (cream 66. 커프 커피에 크림 추가 cofffee) Chỉ ngƣời vừa uống cafe vừa làm 67. 코피스족 Coffee + Office việc Chỉ ngƣời không bỏ cuộc, kiên 68. 포모남 포기를 모르는 남 định Ngƣời con trai đã có bạn gái hoặc 69. 품절남 đã kết hôn 70. 화떡녀 Chỉ ngƣời con gái trang điểm đậm 71. 훈녀 Chỉ ngƣời con gái đẹp 72. 흑역사 Quá khứ đen tối muốn che dấu 버스(Bus), Chỉ ngƣời đi làm bằng xe bus, tàu 73. BMW 족 지하철(Metro), điện ngầm hay đi bộ 걷기(Walk) No Action Talking 74. NATO 족 Chỉ ngƣời chỉ nói mà không làm Only III. PHẦN KẾT LUẬN Từ ngữ mới (신조어) là hiện tƣợng ngôn ngữ tất yếu trong tiếng Hàn Quốc. Hàng năm, qua những sự kiện xã hội, phim ảnh, ca nhạc vv..vv có rất nhiều từ ngữ mới đƣợc ra đời. Từ ngữ mới góp phần làm phong phú vốn từ vựng của tiếng Hàn, trong nhiều trƣờng hợp còn giúp các đoạn đối thoại trở nên hài hƣớc, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các từ ngữ mới cần phải dựa trên các yếu tố thuần phong mỹ tục, tránh lạm dụng làm mất đi bản sắc vốn có của chữ Hangeul. Bài nghiên cứu đã phần nào giải thích các khái niệm, đặc điểm, cách phân loại và ví dụ của các từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc. Qua đó giúp các bạn sinh viên có thêm nguồn tài liệu tham khảo trong khi học tiếng Hàn. 33
  9. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến, Nxb Giáo dục, 1997 2. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nguyễn Thiện Giáp. Nxb Giáo dục, 1998 Tài liệu Tiếng Hàn 1. 민중 엣센스 국어사전 2. 교육 인적 자원부, 중하교 생활 국어 1-1, 2001 Tài liệu Internet 1. 신조어사전, http://blog.daum.net/jang387/15888783 (2012.06.29 08:20) 2. 한글,어디까지 알고 있니? http://blog.naver.com/PostView.nhn?blogId=sktreporter&jumpingVid=40805F4E353C04D822D6 DA0B300A64198F86&logNo=30148818115 (2012/10/09 9:17) 3. 신조어, http://mirror.enha.kr/wiki/%EC%8B%A0%EC%A1%B0%EC%96%B4 (2014-01-09 11:43:40) 34
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2