intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC / UNG THƯ NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC (Retinoblastoma)

Chia sẻ: Tu Oanh04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

109
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ung thư ở trẻ em chiếm tỷ lệ 1-2% trên tổng số các dạng ung thư. Một trong số các ung thư ở trẻ em phải kể đến là Bướu nguyên bào võng mạc. Bướu nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma) là bệnh ác tính ở mắt thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi. Theo ghi nhận của GS. Nguyễn Chấn Hùng (1995 – 1997) bướu nguyên bào võng mạc đứng hàng thứ 4 trong các dạng ung thư thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC / UNG THƯ NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC (Retinoblastoma)

  1. BƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC / UNG THƯ NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC (Retinoblastoma) Ung thư ở trẻ em chiếm tỷ lệ 1-2% trên tổng số các dạng ung thư. Một trong số các ung thư ở trẻ em phải kể đến là Bướu nguyên bào võng mạc. Bướu nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma) là bệnh ác tính ở mắt thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi. Theo ghi nhận của GS. Nguyễn Chấn Hùng (1995 – 1997) bướu nguyên bào võng mạc đứng hàng thứ 4 trong các dạng ung thư thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Chúng tôi chưa có thống kê mới về tất cả các dạng ung thư hiện nay nhưng riêng về số lượng bệnh này đã được chẩn đoán xác định tại BV.Mắt có chiều hướng gia tăng. Một thống kê ghi nhận từ năm 1990 – 1998 trung bình có 27 trường hợp/năm. Một ghi nhận khác từ tháng 9/1999 – 9 /2001 là 84 trường hợp, trung bình 42 trường hợp/năm, đa số trường hợp là các trẻ em nghèo, được phát hiện khi bệnh đã tiến triển quá nặng. Mặc dù đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 7 tuổi nhưng thực tế tại BV.Mắt TP.HCM, chúng tôi vẫn gặp khá nhiều trường hợp trẻ trên 7 tuổi và tất nhiên đây là những trường hợp phát hiện bệnh trễ do gia đình không để ý hoặc không chấp nhận điều trị do quan niệm sai lầm vì không hiểu biết về bệnh, một số ít trường hợp khác do chẩn đoán lầm với bệnh lành tính của các cơ sở y tế.
  2. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH: Bệnh có thể biểu hiện rất rõ nét và d ễ dàng phát hiện tại gia đình và các cơ sở y tế qua dấu hiệu đốm sáng ở con ngươi (con ngươi trắng), nhưng đây là dấu hiệu muộn của bệnh. Đôi lúc bệnh biểu hiện rất kín đáo như lé nhẹ và chỉ có thể được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt kinh nghiệm cùng với sự trợ giúp của các phương tiện chẩn đoán như siêu âm, chụp cắt lớp (CT Scan). Đồng tử trắng: người nhà phát hiện thấy mắt bé sáng trắng nhất là  vào ban đêm như ánh mắt mèo. Lé cũng là dấu hiệu thường gặp: cần đưa trẻ đến khám ngay tại các  phòng khám chuyên khoa khi thấy bé bị lé. Các BS chuyên khoa sẽ khám và phát hiện bệnh sớm từ những dấu hiệu kín đáo này. Mắt đỏ, đau nhức do tăng nhãn áp thứ phát hay do phản ứng viêm.  Giảm thị lực.  Sưng tấy hốc mắt do bướu hoại tử.  Lồi mắt.  Chảy máu trong mắt không do nguyên nhân chấn thương (xuất  huyết tiền phòng tự phát). Một số trường hợp không có biểu hiện bất thường chỉ phát hiện  tình cờ qua việc khám sức khỏe định kỳ tại các trường học. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH B ƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC LÀ GÌ?:
  3. Các nhà khoa học đã chứng minh căn nguyên của bệnh BƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC là do gien. 6% trẻ bị BƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC có liên quan đến  yếu tố gia đình (trong gia đình có người nhà bị mắc bệnh). Loại này do di truyền và có các đặc điểm: Biểu hiện sớm: khi bé được vài tháng tuổi (thậm chí vài o ngày tuổi) đến một tuổi. Thường bị cả hai mắt o Có thể bị một loại ung thư khác đi kèm o 94% trường hợp còn lại không liên quan đến yếu tố gia đình. Lo ại  này do độ t biến gien, trong đó 80% không có khả năng di truyền và 20% có khả năng di truyền. Trên thực tế rất khó xác định và phân biệt hai loại này mặc dù có sự trợ giúp của các kỹ thuật về gien. BỆNH ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO? Bệnh được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu của bệnh khiến người nhà đưa trẻ đi khám, kết hợp với các kết quả của siêu âm và chụp cắt lớp. BỆNH BƯ ỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ RA SAO? Hiện nay, bướu nguyên bào võng mạc là loại ung thư có thể chữa lành nếu được phát hiện sớm. Sự phát triển của khoa học không chỉ dừng lại ở
  4. mức cứu sống bệnh nhân mà đ ã giữ lại cho trẻ con mắt còn chức năng hay nói cách khác là trẻ mắc bệnh BƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC (một trong những ung thư m ắt ở trẻ em) có tỷ lệ sống sót cao và vẫn thấy đường sinh hoạt bình thường, không phải bỏ mắt. Ở V iệt Nam điều trị chủ yếu là cắt bỏ nhãn cầu có bướu và truyền hóa chất ngăn ngừa di căn để cứu mạng sống cho trẻ. Một số trẻ sống sau khi đã cắt bỏ cả hai nhãn cầu. Tỷ lệ sống sót sau cắt bỏ mắt khá cao (đánh giá trẻ sống trên 5 năm sau múc bỏ mắt mà không có tái phát bệnh hay di căn). Hiện nay, chúng ta chỉ mới bước đầu áp dụng các phương pháp bảo tồn mắt (không múc bỏ mắt). Các phương pháp này bao gồm truyền hóa chất chống ung thư vào máu kết hợp với tiêm hóa chất vào mắt, chiếu Laser vào khối u. Để đạt được kết quả ban đầu còn nhiều khó khăn. Được sự tài trợ máy Laser của tổ chức ORBIS cho dự án điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, chúng tôi mạnh dạn đưa vào áp dụng điều trị tại chỗ ung thư nguyên bào võng mạc, nhằm phối hợp điều trị bảo tồn nhãn cầu cũng như bảo tồn thị lực còn lại cho bệnh nhân bị UTNBVM ở giai đoạn sớm. (Tính đến nay BV.Mắt TP.HCM đã điều trị phối hợp chiếu tia Laser với hóa trị liệu được 6 bệnh nhân bị UTBƯỚU NGUY ÊN BÀO VÕNG MẠC hai mắt: một mắt đã cắt bỏ và đang bảo tồn mắt còn lại. Trong đó mắt bảo tồn lâu nhất là 6 năm và ít nhất là một năm với khối u trong mắt đã được phá hủy hoàn toàn và thị lực hữu ích vẫn được duy trì). Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Nên chú ý quan sát mắt trẻ sau khi chào đời và phát hiện những  dấu hiệu bất thường sớm dù chỉ là chảy nước mắt, lé, đỏ, đau. Khám định kỳ mắt cho trẻ ít nhất 1 năm/lần 
  5. Một số quan niệm sai lầm cần tránh: Quan niệm ung thư là bệnh không chữa lành được, việc phẫu thuật  múc bỏ mắt bị bệnh càng làm cho trẻ chết nhanh hơn. Dùng các lo ại lá, các loại thuốc bắc đắp vào mắt bị bệnh.  Chấp nhận để trẻ chết với đôi mắt còn nguyên vẹn hơn là để trẻ  sống mà bị múc bỏ mắt. Những quan niệm sai lầm trên đây khiến trẻ được đưa đến khám ở giai đoạn quá muộn của bệnh khi bướu đã lớn nhanh, ăn lan vào các tổ chức xung quanh (di căn), thậm chí di căn vào não làm trẻ chết nhanh. Việc phát hiện và điều trị bệnh quá trễ khiến cho trẻ phải chịu phẫu thuật “nạo vét tổ chức hốc mắt” rất nặng nề, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ nhưng khó có thể cứu trẻ thoát khỏi tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2