intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu dùng mẫu của 37 ngân hàng thương mại VN (Gồm NHTMCP, NHTMNN, NHLD) với phương pháp nghiên cứu định lượng trong giai đoạn 2006-2011. Qua phân tích thống kê, tương quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect, nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại VN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên Cứu & Trao Đổi<br /> <br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản<br /> của các ngân hàng thương mại Việt Nam<br /> VŨ THỊ HỒNG<br /> <br /> Trường Cao đẳng nghề GTVT Đường thủy II<br /> <br /> N<br /> <br /> ghiên cứu dùng mẫu của 37 ngân hàng thương mại VN (Gồm<br /> NHTMCP, NHTMNN, NHLD) với phương pháp nghiên cứu định<br /> lượng trong giai đoạn 2006-2011. Qua phân tích thống kê, tương<br /> quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect,<br /> nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố đến khả năng thanh<br /> khoản của các ngân hàng thương mại tại VN. Cụ thể là, “Tỷ lệ vốn chủ sở<br /> hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có mối tương quan thuận; ngược<br /> lại, “Tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tương quan nghịch với khả năng<br /> thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN. Tuy nhiên, nghiên cứu này<br /> không tìm thấy ảnh hưởng của “Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng”, “Quy mô<br /> ngân hàng” đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại<br /> VN.<br /> Từ khóa: Ngân hàng thương mại VN, khả năng thanh khoản, thanh<br /> khoản, chính sách quản lý.<br /> <br /> 1. Sự cần thiết nghiên cứu<br /> <br /> Cuộc khủng hoảng từ việc cho<br /> vay dưới chuẩn của Mỹ xảy ​​ra vào<br /> tháng 8 năm 2007 đã nhấn chìm<br /> toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như<br /> hệ thống tài chính toàn cầu. Ủy<br /> ban Basel về giám sát ngân hàng<br /> (BCBS 2004) chỉ ra rằng một trong<br /> những nguyên nhân gốc rễ của<br /> cuộc khủng hoảng là vấn đề thanh<br /> khoản, đã phần lớn bị bỏ qua trong<br /> quá khứ. Cuộc khủng hoảng chỉ ra<br /> rằng những ngân hàng dựa nhiều<br /> vào thị trường tiền tệ ngắn hạn tài<br /> trợ cho các tài sản hoạt động của họ<br /> có xu hướng bị vấn đề thanh khoản<br /> rất lớn.<br /> Từ cuộc khủng hoảng trên, đa<br /> số các ngân hàng thương mại đã<br /> quan tâm đến vấn đề thanh khoản<br /> vì nó chính là vấn đề sống còn của<br /> các ngân hàng trong thời kỳ hiện<br /> <br /> 32<br /> <br /> nay. Ở VN, hơn hai thập kỷ qua, kể<br /> từ khi hệ thống ngân hàng VN thực<br /> hiện quá trình cải cách các ngân<br /> hàng thương mại (NHTM) đã có<br /> bước phát triển mới cả về lượng<br /> và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh<br /> khoản dường như chưa được quan<br /> tâm đúng mức. Một trong những<br /> nhiệm vụ quan trọng mà các nhà<br /> quản lý ngân hàng cần thực hiện<br /> là đảm bảo khả năng thanh khoản<br /> hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng<br /> có khả năng thanh khoản tốt, hay<br /> nói cách khác là ngân hàng không<br /> gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có<br /> được nguồn vốn khả dụng với chi<br /> phí hợp lý vào đúng thời điểm mà<br /> ngân hàng cần. Điều này có nghĩa<br /> nếu ngân hàng không có đủ nguồn<br /> vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu<br /> cầu của thị trường sẽ có thể mất khả<br /> năng thanh toán, mất uy tín và dẫn<br /> <br /> PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015<br /> <br /> đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống.<br /> Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề<br /> thanh khoản trong hệ thống ngân<br /> hàng là vô cùng cần thiết, nếu<br /> các ngân hàng có khả năng thanh<br /> khoản tốt thì không những có thể<br /> giúp cho thị trường tài chính ổn<br /> định mà nền kinh tế đất nước sẽ<br /> vận hành tốt. Đặc biệt, trong điều<br /> kiện của VN hiện nay, những vấn<br /> đề về thanh khoản đang được quan<br /> tâm hàng đầu và thường được đưa<br /> ra từ đầu năm để trong năm đó có<br /> thể quản lý tốt. Xuất phát từ những<br /> lý do trên, tác giả đã chọn đề tài<br /> “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh<br /> khoản của các ngân hàng thương<br /> mại VN” để nghiên cứu.<br /> 2. Cơ sở lý thuyết<br /> <br /> 2.1. Những vấn đề cơ bản về<br /> thanh khoản ngân hàng<br /> a. Thanh khoản và rủi ro thanh<br /> <br /> Nghiên Cứu & Trao Đổi<br /> khoản<br /> Ủy ban Basel về giám sát<br /> ngân hàng cho rằng: “Thanh<br /> khoản là một thuật ngữ chuyên<br /> ngành nói về khả năng đáp ứng<br /> các nhu cầu về sử dụng vốn khả<br /> dụng phục vụ cho hoạt động kinh<br /> doanh tại mọi thời điểm như chi<br /> trả tiền gửi, cho vay, thanh toán,<br /> giao dịch vốn...”<br /> Theo Duttweiler (2009), có<br /> hai khía cạnh khác nhau về thanh<br /> khoản cần phải đặc biệt quan<br /> tâm, đó là thanh khoản tự nhiên<br /> và thanh khoản nhân tạo. Trong<br /> đó, thanh khoản tự nhiên nghĩa là<br /> các dòng lưu chuyển xuất phát từ<br /> tài sản hoặc nợ nhưng có thời gian<br /> đáo hạn theo luật định. Trong lĩnh<br /> vực ngân hàng, khi một giao dịch<br /> với khách hàng thường được tái<br /> tục, có thể với cùng số tiền hoặc<br /> với số tiền nhỏ hơn/lớn hơn thì<br /> nhìn chung nhóm khách hàng<br /> này thường hành động gần như<br /> theo cách có thể dự đoán được.<br /> Điều này không chỉ đúng với<br /> các tài sản mà còn đúng với các<br /> khoản nợ. Còn thanh khoản nhân<br /> tạo lại được tạo ra thông qua<br /> khả năng chuyển tài sản thành<br /> tiền mặt trước ngày đáo hạn. Ở<br /> đây có thể thấy hầu như lúc nào<br /> cũng có thể dễ dàng chuyển một<br /> chứng khoán cụ thể thành tiền<br /> mặt, đặc biệt nếu vẫn còn công ty<br /> nào muốn chuyển chứng khoán<br /> thành tiền mặt thì thị trường vẫn<br /> còn khả năng chấp nhận các giao<br /> dịch.<br /> Từ trước đến nay đã có nhiều<br /> khái niệm khác nhau về rủi ro<br /> thanh khoản. Nhưng rủi ro thanh<br /> khoản có thể được hiểu là rủi ro<br /> khi NHTM không có khả năng<br /> thanh toán tại một thời điểm<br /> nào đó, hoặc phải huy động các<br /> nguồn vốn với chi phí cao để đáp<br /> <br /> ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do<br /> các nguyên nhân chủ quan khác<br /> làm mất khả năng thanh toán<br /> của NHTM, theo đó nó sẽ kéo<br /> theo những hậu quả không mong<br /> muốn. (Duttweiler, 2009)<br /> b. Nguyên nhân gây ra rủi ro<br /> thanh khoản<br /> Nhiều nghiên cứu đã tương<br /> đối thống nhất khi chỉ ra rằng rủi<br /> ro thanh khoản có thể đến từ bên<br /> tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ<br /> hoạt động ngoại bảng của bảng cân<br /> đối tài sản của NHTM (Valla và<br /> Escorbiac, 2006).<br /> Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn<br /> Tiến (2010), có ba nguyên nhân<br /> tiền đề khiến cho ngân hàng phải<br /> đối mặt với rủi ro thanh khoản<br /> thường xuyên là:<br /> “Thứ nhất, ngân hàng huy động<br /> và đi vay vốn thời gian ngắn, sau<br /> đó cứ tuần hoàn chúng để cho vay<br /> thời gian dài hơn. Do đó nhiều ngân<br /> hàng phải đối mặt với sự không<br /> trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa<br /> tài sản có và tài sản nợ.”<br /> “Thứ hai, sự nhạy cảm của tài<br /> sản tài chính với thay đổi lãi suất.<br /> Khi lãi suất tăng, nhiều người<br /> gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm<br /> nơi gửi khác có mức lãi suất cao<br /> hơn. Những người có nhu cầu tín<br /> dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số<br /> dư hạn mức tín dụng với lãi suất<br /> thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay<br /> đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời<br /> đến luồng tiền gửi cũng như luồng<br /> tiền vay, và cuối cùng là đến thanh<br /> khoản của ngân hàng.”<br /> “Thứ ba, ngân hàng luôn phải<br /> đáp ứng nhu cầu thanh khoản một<br /> cách hoàn hảo. Những trục trặc về<br /> thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm<br /> tin của dân chúng vào ngân hàng.”<br /> c. Đo lường khả năng thanh<br /> khoản<br /> Nghiên cứu về tính thanh khoản<br /> <br /> rất quan trọng đối với thị trường tài<br /> chính và các ngân hàng, đặc biệt là<br /> từ sau khủng hoảng kinh tế 2008.<br /> Theo Aspachs (2005) và Nikolau<br /> (2009), tính thanh khoản không<br /> đơn giản phụ thuộc vào các yếu<br /> tố khách quan bên ngoài (chẳng<br /> hạn như thị trường hiệu quả, cơ<br /> sở hạ tầng, chi phí giao dịch thấp,<br /> số lượng lớn người mua và người<br /> bán, đặc tính minh bạch của tài sản<br /> giao dịch) mà điều quan trọng là<br /> nó ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong,<br /> đặc biệt là các phản ứng của người<br /> tham gia thị trường khi đối mặt với<br /> sự không chắc chắn và thay đổi giá<br /> trị tài sản. Cho tới nay nghiên cứu<br /> của một số tác giả như Aspachs &<br /> cộng sự (2005), Rychtárik (2009),<br /> Praet và Herzberg (2008) đã tập<br /> trung vào 4 tỷ số thanh khoản như<br /> sau:<br /> L1 = Tài sản thanh khoản/ Tổng<br /> tài sản<br /> Tỷ số này cung cấp một thông<br /> tin chung về khả năng thanh khoản<br /> của ngân hàng. Tức là trong tổng<br /> tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài<br /> sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ<br /> số này cao tức là khả năng thanh<br /> khoản của ngân hàng rất tốt.<br /> L2 = Tài sản thanh khoản / (Tiền<br /> gửi + Vốn huy động ngắn hạn)<br /> Tỷ số thanh khoản L2 sử dụng<br /> tài sản thanh khoản để đo lường<br /> khả năng thanh khoản là rất tốt.<br /> Tuy nhiên, tỷ lệ này là tập trung<br /> vào mức độ nhạy cảm của ngân<br /> hàng khi lựa chọn các loại kinh phí<br /> (bao gồm tiền gửi của các hộ gia<br /> đình, doanh nghiệp và các tổ chức<br /> tài chính khác). Tỷ số này cũng<br /> giống L1, tức là tỷ số này cao cũng<br /> thể hiện thanh khoản của ngân<br /> hàng là tốt.<br /> L3 = Khoản cho vay / Tổng tài<br /> sản<br /> Tỷ số này cho biết có bao nhiêu<br /> <br /> Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP<br /> <br /> 33<br /> <br /> Nghiên Cứu & Trao Đổi<br /> phần trăm khoản cho vay trên tổng<br /> tài sản ngân hàng. Do đó tỷ lệ này<br /> cao tức là khả năng thanh khoản<br /> của ngân hàng yếu.<br /> L4 = Khoản cho vay/ (Tiền gửi<br /> + Nguồn vốn ngắn hạn)<br /> Tỷ số này cũng giống L3, tức là<br /> nếu cao thì khả năng thanh khoản<br /> của ngân hàng yếu.<br /> Các tỷ số này tương ứng với<br /> nhiều nghiên cứu khác nhau sẽ sử<br /> dụng làm biến phụ thuộc để xem<br /> xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả<br /> năng thanh khoản của các ngân<br /> hàng thương mại.<br /> d. Dự trữ thanh khoản<br /> Theo Duttweiler (2009), để duy<br /> trì khả năng thanh toán, một mặt<br /> ngân hàng thương mại phải đảm<br /> bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải<br /> lớn hơn các khoản nợ ở mọi thời<br /> điểm. Nếu trong kinh doanh vốn<br /> cho vay không có khả năng thu<br /> hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng<br /> khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có<br /> xuống thấp hơn tài sản nợ và như<br /> vậy sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả<br /> năng thanh toán, có thể phải đóng<br /> cửa hoặc phải bán tài sản cho ngân<br /> hàng khác.<br /> Trong các nguồn dự trữ để đảm<br /> bảo khả năng thanh khoản cho các<br /> ngân hàng có hai nguồn quan trọng<br /> mà các nhà quản lý trong ngân<br /> hàng phải đặc biệt quan tâm, đó là:<br /> Nguồn dự trữ sơ cấp và nguồn dự<br /> trữ thứ cấp. (Duttweiler, 2009)<br /> Dự trữ sơ cấp  là các khoản<br /> mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi<br /> ở Ngân hàng Trung ương, tiền gửi<br /> các ngân hàng khác. Các khoản<br /> dự trữ này được sử dụng để dự<br /> trữ theo quy định của Ngân hàng<br /> Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất<br /> thường về tiền mặt cho khách hàng<br /> hoặc để thực hiện các khoản thanh<br /> toán cho ngân hàng khác trong việc<br /> thanh toán giữa các ngân hàng.<br /> <br /> 34<br /> <br /> Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại<br /> chứng khoán có khả năng chuyển<br /> thành tiền dễ dàng như: Trái phiếu<br /> kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền<br /> của ngân hàng...Dự trữ thứ cấp<br /> được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ<br /> cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh<br /> toán giữa các ngân hàng và vay<br /> mượn của khách hàng đã được dự<br /> kiến trước.<br /> e. Các lý thuyết về đo lường<br /> thanh khoản và các yếu tố ảnh<br /> hưởng đến thanh khoản của các<br /> NHTM.<br /> Các lý thuyết về đo lường thanh<br /> khoản:<br /> Trước đây, người ta thường<br /> sử dụng các tỷ lệ thanh khoản để<br /> đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro<br /> thanh khoản tốt hơn. Tỷ lệ mà các<br /> nghiên cứu trước đây sử dụng bao<br /> gồm tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng<br /> tài sản (ví dụ như Aspachs & cộng<br /> sự (2005), Rychtárik (2009), Praet<br /> và Herzberg (2008); DemirgüçKunt & cộng sự năm 2003), Tỷ<br /> lệ tài sản thanh khoản/tiền gửi<br /> khách hàng (Aspachs & cộng sự<br /> năm 2005; Rychtárik năm 2009;<br /> Praet and Herzberg năm 2008), Tỷ<br /> lệ tài sản thanh khoản/Tổng huy<br /> động ngắn hạn (Indriani, 2004).<br /> Nếu các tỷ lệ thanh khoản này cao<br /> chứng tỏ ngân hàng hoạt động có<br /> hiệu quả và ít rủi ro hơn. Bên cạnh<br /> đó, một số nghiên cứu sử dụng<br /> tỷ lệ vốn vay/tổng tài sản (ví dụ<br /> như Demirgüç-Kunt và Huizinga<br /> năm 1999; Athanasoglou & cộng<br /> sự, 2006.), tỷ lệ cho vay ròng với<br /> khách hàng/tài trợ ngắn hạn (ví dụ<br /> như Pasiouras và Kosmidou, 2007;<br /> Naceur và Kandil, 2009) để đánh<br /> giá rủi ro thanh khoản của ngân<br /> hàng. Nếu các tỷ số này cao có thể<br /> dẫn đến rủi ro thanh khoản của các<br /> ngân hàng.<br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến khả<br /> <br /> PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015<br /> <br /> năng thanh khoản:<br /> Từ lúc thanh khoản trở thành<br /> vấn đề đáng được quan tâm của<br /> các ngân hàng thương mại thì đã<br /> có rất nhiều lý luận, nhiều tác giả<br /> đề cập đến những yếu tố có thể ảnh<br /> hưởng đến khả năng thanh khoản.<br /> Tuy nhiên, những nghiên cứu cho<br /> kết quả đáng tin cậy nhất đa số<br /> tập trung vào các nghiên cứu về<br /> ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ.<br /> Những nghiên cứu trên tập trung<br /> vào hai nhóm yếu tố chính có thể<br /> ảnh hưởng đến khả năng thanh<br /> khoản của các ngân hàng thương<br /> mại:<br /> Nhóm thứ nhất là những yếu tố<br /> nội tại của chính bản thân các ngân<br /> hàng đó như: lợi nhuận, vốn chủ sở<br /> hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên<br /> huy động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ<br /> dự phòng rủi ro tín dụng...<br /> Nhóm thứ hai đề cập đến các<br /> yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng<br /> kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm<br /> phát, lãi suất cho vay, lãi suất cơ<br /> bản của NHTW, lãi suất bình quân<br /> liên ngân hàng...<br /> Tuy nhiên, nghiên cứu này<br /> chỉ tập trung vào các yếu tố nội<br /> tại, chưa đi sâu vào phân tích ảnh<br /> hưởng của các yếu tố vĩ mô đến<br /> khả năng thanh khoản của các<br /> ngân hàng.<br /> 2.2. Các nguyên tắc của Basel về<br /> quản lý thanh khoản trong ngân<br /> hàng<br /> Ủy ban Basel về giám sát ngân<br /> hàng là một diễn đàn cho sự hợp<br /> tác thường xuyên về các vấn đề<br /> liên quan đến giám sát hoạt động<br /> ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban<br /> là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu<br /> chốt trong việc giám sát hoạt động<br /> ngân hàng và nâng cao chất lượng<br /> giám sát hoạt động ngân hàng trên<br /> toàn cầu.<br /> Trong các công việc về giám<br /> <br /> Nghiên Cứu & Trao Đổi<br /> sát khả năng thanh khoản, Ủy ban<br /> Basel đã nỗ lực mở rộng cách hiểu<br /> về cách thức một ngân hàng quản<br /> lý khả năng thanh khoản của mình<br /> ở phạm vi toàn cầu trên cơ sở bù trừ<br /> các giao dịch trong nội bộ. Những<br /> tiến bộ gần đây về phương diện tài<br /> chính và công nghệ đã cung cấp<br /> cho các ngân hàng những phương<br /> pháp mới để cấp vốn cho các hoạt<br /> động của mình và quản lý khả năng<br /> thanh khoản.<br /> Vì vậy, Ủy ban Basel đã đưa<br /> ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm<br /> đánh giá công tác quản lý thanh<br /> khoản trong ngân hàng như sau:<br /> (Ngân hàng thanh toán quốc tế,<br /> 2009)<br /> Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng<br /> cần thống nhất về một chiến lược<br /> quản lý khả năng thanh khoản hàng<br /> ngày. Chiến lược này cần được<br /> truyền đạt trong toàn ngân hàng.<br /> Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị<br /> của một ngân hàng phải là cơ quan<br /> kiểm duyệt chiến lược và các chính<br /> sách cơ bản liên quan đến quản lý<br /> khả năng thanh khoản của ngân<br /> hàng. Hội đồng quản trị cũng cần<br /> đảm bảo là các cán bộ quản lý cao<br /> cấp của ngân hàng thực hiện những<br /> biện pháp cần thiết để theo dõi và<br /> kiểm soát rủi ro thanh khoản.<br /> Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng<br /> cần có một cơ cấu quản lý để thực<br /> hiện có hiệu quả chiến lược về khả<br /> năng thanh khoản. Cơ cấu này cần<br /> bao gồm sự tham gia thường xuyên<br /> của các thành viên thuộc nhóm cán<br /> bộ quản lý cao cấp.<br /> Nguyên tắc 4: Một ngân hàng<br /> cần có hệ thống thông tin đầy đủ<br /> cho việc đo lường, theo dõi, kiểm<br /> soát và báo cáo rủi ro thanh khoản.<br /> Các báo cáo cần được cung cấp kịp<br /> thời cho hội đồng quản trị của ngân<br /> hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và<br /> các cán bộ có thẩm quyền khác.<br /> <br /> Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng<br /> cần xây dựng một quy trình cho<br /> việc theo dõi và đo lường liên tục<br /> các yêu cầu cấp vốn ròng.<br /> Nguyên tắc 6: Các ngân hàng<br /> cần phân tích khả năng thanh<br /> khoản sử dụng nhiều tình huống<br /> dạng “nếu thì”.<br /> Nguyên tắc 7: Các ngân hàng<br /> cần xem xét một cách thường<br /> xuyên những giả thiết được sử<br /> dụng trong việc quản lý khả năng<br /> thanh khoản để xác định xem giả<br /> thiết đó còn giá trị hay không.<br /> Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng<br /> cần xem xét định kỳ các nỗ lực của<br /> mình trong việc xây dựng và duy<br /> trì quan hệ với những người nắm<br /> giữ tài sản nợ, để đa dạng hoá các<br /> tài sản nợ và đảm bảo khả năng bán<br /> được các tài sản có của mình.<br /> Nguyên tắc 9: Các ngân hàng<br /> cần có kế hoạch dự phòng bao<br /> gồm chiến lược xử lý các vấn đề về<br /> khả năng thanh khoản và quy trình<br /> xử lý sự suy giảm luồng tiền trong<br /> những tình huống khẩn cấp.<br /> Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng<br /> cần có một hệ thống đo lường, theo<br /> dõi và kiểm soát khả năng thanh<br /> khoản đối với các ngoại tệ mạnh<br /> mà ngân hàng có hoạt động. Ngoài<br /> việc đánh giá tính thanh khoản<br /> chung cho tất cả các ngoại tệ và<br /> những chênh lệch (mismatch) có<br /> thể chấp nhận được kết hợp với các<br /> cam kết về nội tệ, các ngân hàng<br /> cũng cần phân tích riêng rẽ chiến<br /> lược của mình đối với từng đồng<br /> tiền.<br /> Nguyên tắc 11: Dựa trên những<br /> phân tích được thực hiện theo<br /> nguyên tắc 10, khi cần thiết các<br /> ngân hàng cần xác định và xem xét<br /> thường xuyên trong một khoảng<br /> thời gian nhất định các giới hạn<br /> về quy mô của sự chênh lệch dòng<br /> tiền đối với toàn bộ các ngoại tệ và<br /> <br /> với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân<br /> hàng có hoạt động.<br /> Nguyên tắc 12: Mỗi ngân hàng<br /> cần có một hệ thống kiểm soát nội<br /> bộ phù hợp cho quy trình quản lý<br /> rủi ro về khả năng thanh khoản.<br /> Một thành phần cơ sở của hệ thống<br /> kiểm soát nội bộ là việc đánh giá<br /> và xem xét một cách độc lập tính<br /> hiệu quả của hệ thống và đảm bảo<br /> là việc kiểm soát nội bộ được tăng<br /> cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết.<br /> Kết quả của những đánh giá này<br /> cần được cung cấp cho các cơ quan<br /> giám sát.<br /> Nguyên tắc 13: Mỗi ngân hàng<br /> cần có một cơ chế đảm bảo một<br /> mức độ hợp lý về việc công khai<br /> thông tin về ngân hàng để đảm bảo<br /> uy tín của ngân hàng trong con mắt<br /> công chúng.<br /> Nguyên tắc 14: Các cơ quan<br /> giám sát cần thực hiện việc đánh<br /> giá các chiến lược, chính sách của<br /> ngân hàng có liên quan đến công tác<br /> quản lý khả năng thanh khoản một<br /> cách độc lập. Các cơ quan giám sát<br /> cần yêu cầu các ngân hàng phải có<br /> một hệ thống hiệu quả để đo lường,<br /> theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh<br /> khoản. Các cơ quan giám sát cũng<br /> cần được cung cấp các thông tin từ<br /> các ngân hàng một cách đầy đủ và<br /> kịp thời để đánh giá mức độ rủi ro<br /> tín dụng và đảm bảo là ngân hàng<br /> có các kế hoạch dự phòng về khả<br /> năng thanh khoản đầy đủ.<br /> 2.3. Một số nghiên cứu trước<br /> đây<br /> Khởi đầu bằng nghiên cứu của<br /> Aspachs & cộng sự (2005). Nghiên<br /> cứu này cung cấp một cái nhìn toàn<br /> diện về những yếu tố quyết định<br /> chính sách thanh khoản của các<br /> ngân hàng ở Anh. Bên cạnh đó, nó<br /> còn đi sâu tìm hiểu về mối quan<br /> hệ giữa những chính sách kinh tế<br /> vĩ mô, đặc biệt là chính sách của<br /> <br /> Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP<br /> <br /> 35<br /> <br /> Nghiên Cứu & Trao Đổi<br /> Ngân hàng Trung ương và chu kỳ<br /> kinh tế có tác động như thế nào<br /> đến một mức hỗ trợ thanh khoản<br /> (Liquydity Buffer). Chắc chắn rằng<br /> Ngân hàng Trung ương sẽ đóng vai<br /> trò vô cùng quan trọng để duy trì<br /> khả năng thanh khoản, họ có thể<br /> cung cấp một sự hỗ trợ vốn trong<br /> trường hợp ngân hàng thương mại<br /> bị khủng hoảng thanh khoản với<br /> tư cách người cho vay cuối cùng<br /> (LOLR). Nghiên cứu này sử dụng<br /> dữ liệu từ bảng cân đối kế toán và<br /> báo cáo thu nhập trên cơ sở hàng<br /> quý, trong giai đoạn 1985 - 2003.<br /> Tiếp đó, vào năm 2006, Valla<br /> và Escorbiac cũng đưa ra kết quả<br /> nghiên cứu của họ. Tuy nhiên,<br /> nghiên cứu này về bản chất cũng<br /> tập trung vào một số yếu tố nội tại<br /> và vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng<br /> thanh khoản của các ngân hàng ở<br /> Anh như nghiên cứu của các tác<br /> giả Aspachs & cộng sự (2005).<br /> Nghiên cứu này cho rằng các<br /> yếu tố quyết định thanh khoản ngân<br /> hàng cụ thể và yếu tố kinh tế vĩ mô<br /> của tính thanh khoản của các ngân<br /> hàng Anh. Họ giả định rằng tỷ lệ<br /> thanh khoản phụ thuộc vào các yếu<br /> tố sau: Xác suất có được sự hỗ trợ<br /> từ cho vay cuối cùng, tăng trưởng<br /> cho vay, tăng trưởng tổng sản phẩm<br /> quốc nội, lãi suất ngắn hạn; và lợi<br /> nhuận ngân hàng có tương quan âm<br /> với khả năng thanh khoản. Ngược<br /> lại, quy mô ngân hàng có thể tương<br /> quan âm hoặc dương với khả năng<br /> thanh khoản<br /> Trái lại với nghiên cứu của<br /> Aspachs & cộng sự (2005), nghiên<br /> cứu của Lucchetta (2007) lại không<br /> đi sâu vào những hỗ trợ vốn từ<br /> ngân hàng trung ương hay những<br /> chính sách kinh tế vĩ mô mà nó<br /> quan tâm đến mối quan hệ giữa các<br /> ngân hàng với nhau trên thị trường<br /> liên ngân hàng.<br /> <br /> 36<br /> <br /> Nghiên cứu này đề cập đến<br /> quá trình cho vay liên ngân hàng<br /> để đáp ứng với những thay đổi về<br /> lãi suất. Qua đó, cung cấp những<br /> bằng chứng cho thấy lãi suất bình<br /> quân liên ngân hàng có ảnh hưởng<br /> đến những rủi ro và khả năng thanh<br /> khoản của các ngân hàng. Hầu như<br /> ở tất cả các nước châu Âu, lãi suất<br /> liên ngân hàng có ảnh hưởng tích<br /> cực đến tính thanh khoản của các<br /> ngân hàng đang tồn tại và quyết<br /> định cho vay của một ngân hàng<br /> trên thị trường liên ngân hàng. Ở<br /> nghiên cứu này, tính thanh khoản<br /> bị ảnh hưởng bởi: Hành vi của<br /> ngân hàng trên thị trường liên<br /> ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng,<br /> lãi suất cơ bản của chính phủ, các<br /> khoản vay trên tổng tài sản và tỷ lệ<br /> nợ xấu, quy mô ngân hàng.<br /> Trong đó, khả năng thanh<br /> khoản được đo bởi tỷ lệ giữa khoản<br /> cho vay trên tổng tài sản (Loans<br /> on Total Assets - LTA). Để phục<br /> vụ cho nghiên cứu này, Lucchetta<br /> sử dụng dữ liệu bảng trong giai<br /> đoạn từ năm 1998 đến 2004. Các<br /> dữ liệu có trong bảng cân đối và<br /> báo cáo thu nhập của 5.066 ngân<br /> hàng ở châu Âu từ cơ sở dữ liệu<br /> BankScope, các mức lãi suất được<br /> lấy từ Ngân hàng Trung ương châu<br /> Âu (ECB) trên cơ sở thống kê số<br /> liệu.<br /> Đặc biệt, năm 2011, Bonfim<br /> và Kim đã đưa ra kết quả nghiên<br /> cứu của mình nhưng khác với các<br /> nghiên cứu trước là tập trung vào<br /> các ngân hàng ở châu Âu và Bắc<br /> Mỹ. Đồng thời tác giả cũng chủ<br /> động chia thời kỳ nghiên cứu thành<br /> hai giai đoạn trước khủng khoảng<br /> và trong khủng hoảng để thấy rõ<br /> được tầm ảnh hưởng của các yếu tố<br /> nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng<br /> đến khả năng thanh khoản của các<br /> ngân hàng này.<br /> <br /> PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015<br /> <br /> Nghiên cứu này cho rằng để<br /> đảm bảo khả năng quản lý rủi ro<br /> thanh khoản tốt nhất đa số các<br /> ngân hàng thường bỏ qua yếu tố<br /> bên ngoài, mà không biết rằng đó<br /> là những yếu tố hỗ trợ quan trọng<br /> cho khả năng thanh khoản. Vì vậy,<br /> bên cạnh việc xác định những yếu<br /> tố ảnh hưởng đến khả năng thanh<br /> khoản, nghiên cứu này còn nhấn<br /> mạnh tầm quan trọng của các tổ<br /> chức tài chính trong việc giảm bớt<br /> rủi ro thanh khoản. Với ý nghĩa<br /> đó, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ<br /> Bankscope giai đoạn từ năm 2002<br /> - 2009, do đó bao gồm cả cuộc<br /> khủng hoảng và những năm trước<br /> khủng hoảng. Dữ liệu thu thập<br /> tập trung vào các ngân hàng châu<br /> Âu và Bắc Mỹ, chỉ chọn các ngân<br /> hàng thương mại và tập đoàn ngân<br /> hàng có báo cáo tài chính hợp nhất,<br /> không bao gồm các ngân hàng mà<br /> không có thông tin về tổng tài sản.<br /> Do đó, tác giả có được 2968 quan<br /> sát và gần một nửa số các quan sát<br /> giới thiệu các ngân hàng ở Canada,<br /> Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Liên<br /> bang Nga, Anh và Mỹ.<br /> Cũng trong năm 2011, nghiên<br /> cứu của Vodová được đưa ra nhưng<br /> tác giả chỉ tập trung vào một quốc<br /> gia duy nhất là Séc, chứ không<br /> quan tâm đến nhiều quốc gia như<br /> Bonfim và Kim.<br /> Mục đích của nghiên cứu này là<br /> qua đó xác định các yếu tố quyết<br /> định tính thanh khoản của các ngân<br /> hàng thương mại ở Séc. Các dữ<br /> liệu bao gồm giai đoạn từ 2001<br /> đến 2009. Các kết quả phân tích<br /> hồi quy dữ liệu cho thấy rằng có<br /> mối quan hệ đồng biến giữa thanh<br /> khoản ngân hàng và tỷ lệ an toàn<br /> vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay<br /> trên thị trường giao dịch liên ngân<br /> hàng. Đồng thời, tác giả đã tìm<br /> thấy mối quan hệ nghịch biến của<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2