intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các tình huống quản lý hành chính - 2

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

310
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Ông A đến UBND xã trình bày gia đình ông có người thân chết khi chôn trên phần đất của ông thì Trưởng ấp lại không cho với lý do: “đất nằm trên quy hoạch khu công nghiệp và đã kê biên áp giá đền bù rồi” (nhưng chưa công bố ra dân). Với vai trò Chủ tịch UBND xã, đồng chí giải quyết như thế nào? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN Về nguyên tắc, khi Nhà nước trưng dụng đất của dân để xây dựng công trình hoặc dự án nào thì phải quyết định thu hồi quyền sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các tình huống quản lý hành chính - 2

  1. Câu 1: Ông A đến UBND xã trình bày gia đình ông có người thân chết khi chôn trên phần đất của ông thì Trưởng ấp lại không cho với lý do: “đất nằm trên quy hoạch khu công nghiệp và đã kê biên áp giá đền bù rồi” (nhưng chưa công bố ra dân). Với vai trò Chủ tịch UBND xã, đồng chí giải quyết như thế nào? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN Về nguyên tắc, khi Nhà nước trưng dụng đất của dân để xây dựng công trình hoặc dự án nào thì phải quyết định thu hồi quyền sử dụng đất và trả tiền đền bù trên diện tích và các loại cây cối, vật kiến trúc… trên phần đất đó. Đối với trường hợp này, Nhà nước chưa thực hiện các quy trình đó (chỉ mới áp giá đền bù) nên quyền sử dụng đất đó vẫn thuộc về người dân. Bên cạnh đó khi trưng dụng đất xây dựng khu công nghiệp, chủ trương của Nhà nước là kèm theo khu tái định cư để khi giải tỏa người dân có nơi khác sinh sống ổn định, kể cả tính đến phương án di dời mồ mả. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc đền bù giải tỏa cho việc thi công công trình sau này, sau khi đã tổ chức kê biên áp giá xong, chính quyền quy định hạn chế việc thay đổi hiện trạng ban đầu. Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
  2. - Vận động gia đình ông A chọn đất của gia đình (nếu có) ngoài khu quy hoạch để chôn người chết. Nếu gia đình không còn đất thì vận động ông A tìm đất của người thân hoặc dòng họ. Trong quá trình tìm đất chôn người chết, ông A gặp khó khăn thì chính quyền có trách nhiệm hỗ trợ trong khâu thuyết phục. - Nếu phương án trên quá khó khăn và công tr ình cơ bản có khả năng kéo dài thời gian mới thực hiện, chính quyền có thể giải quyết cho ông A chôn người thân trong khu quy hoạch nhưng không được xây mả kiên cố để khi giải tỏa khâu bốc mộ được dễ dàng và tránh lãng phí cho gia đình và Nhà nước. Câu 2 : Khi đi xuống dân công tác, Chủ tịch xã thấy người cha đang đánh con (khoảng 8-10 tuổi) với hình thức rất nhẫn tâm (treo con lên cây rồi châm lửa đốt bên dưới). Chủ tịch xã thấy vậy đến can ngăn thì người cha đứa bé nạt rằng “Con tôi thì tôi có quyền đánh ông không được can thiệp vào”. Trong hoàn cảnh đó, đồng chí xử lý ra sao? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: Luật bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em ban hành năm 1991 khẳng định: trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc… Luật có quy định:
  3. - Điều 5: Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em… - Điều 8: Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan. - Điều 16: Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em d ành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. - Điều 13: Trẻ em có bổn phận: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm việc vừa sức mình… - Điều 24: Người xâm phạm quyền của trẻ em, ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em, kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những h ành vi phạm luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em hoặc vi phạm các quy định khác của luật này, thì tùy theo mức độ mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã: Kịp thời ngăn cản hành vi hành hạ trẻ em của người cha, đồng thời giáo dục  người cha đó không được dạy dỗ con bằng hành vi bạo lực như thế, có thể
  4. ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của con mình và như vậy là vi phạm luật (Nêu 1 số quy định trong luật BV, CS, GD trẻ em). Sau đó Chủ tịch sẽ chỉ đạo cho CB BVCSTE xã phối hợp với đoàn thể (như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…) tiếp tục theo dõi, giáo dục người cha đó để chuyển biến, thay đổi hành vi giáo dục con của người cha đó phải chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ. Nếu người cha không chấp hành theo sự khuyên răn, giáo dục của chính  quyền thì Chủ tịch UBND xã chỉ đạo cho các ngành liên quan lập biên bản đưa ra dân cảnh cáo, nếu tái phạm sẽ xử lý đối với hình thức cao hơn (xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự). Câu 3 : Sau khi hoàn thành lớp tập huấn 3 tháng ở Miền Trung về, khi vào cơ quan nhận công tác thì đồng chí Phó chủ tịch UBND xã xin ý kiến Chủ tịch về phần tiền cho thuê mặt bằng sử dụng như thế nào? (trong thời gian Chủ tịch đi công tác, đồng chí PCT xã có ký hợp đồng cho tư nhân thuê trên phần đất công để mở dịch vụ karaoke). Khi nghe trình bày vụ việc như vậy, đồng chí có ý kiến giải quyết ra sao? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: Theo nguyên tắc khi Chủ tịch UBND xã đi công tác, hội họp, học tập nhiều ngày (quá 5 ngày) không trực tiếp điều hành công việc thì phải ủy quyền cho đồng chí
  5. phó chủ tịch UBND xã điều hành công việc của mình. Về nguyên tắc quản lý đất đai, nếu là đất công thì UBND xã không có thẩm quyền ký hợp đồng cho thuê cho bất cứ cá nhân nào, mà thẩm quyền đó thuộc về UBND cấp huyện (trường hợp ký hợp đồng cho thuê đất công đối với tổ chức thì thẩm quyền thuộc UBND tỉnh). - Báo với đồng chí Phó CT UBND xã việc ký hợp đồng trên là sai thẩm quyền và sai quy chế làm việc: Thẩm quyền đó thuộc UBND Huyện (như đã trình bày ở trên).  Theo quy chế làm việc, những việc quan trọng phải được sự thống nhất đa  số UBND xã. Việc ký hợp đồng đó (nếu là đúng) phải họp UBND xã bàn bạc, nếu được thống nhất (đa số) mới được triển khai. - Mời đối tác ký hợp đồng trình bày sự việc trên là sai pháp luật để hủy hợp đồng. - Tổ chức họp kiểm điểm đồng chí Phó CT về việc làm sai trái như đã nêu trên. Câu 4 : Nhân dịp cùng tham gia buổi sinh hoạt định kỳ của ấp văn hóa nghe người dân phản ánh trong ấp có em B đang học lớp 8 đã bỏ học 3 ngày do điều kiện gia đình quá nghèo, cha mẹ buộc em phải nghỉ học đi bán vé số phụ gia đình trong thu nhập. Đứng trước tình cảnh đó, đồng chí có hướng giải quyết ra sao? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
  6. Nhằm nâng cao trình độ dân trí của nhân dân và phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện nay, sau khi cơ bản hoàn thành việc xóa mù, phổ cập tiểu học, chủ trương của Đảng là phải nhanh chóng phổ cập THCS, cụ thể là ở Cần Giuộc phải hoàn thành kế hoạch vào năm 2005. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cấp học đặc biệt là cấp tiểu học và THCS là công việc quan trọng của Đảng và Nhà nước hiện nay. Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã: Ngay hôm sau, chỉ đạo cho cán bộ chính quyền phối hợp với các đoàn thể,  nhà trường đến nhà em B nắm thực tế hoàn cảnh khó khăn của em để có hướng hỗ trợ, giúp đỡ, đồng thời vận động cha me và em B sắp xếp trở lại lớp học, ít nhất phấn đấu học hết THCS để sau n ày thuận lợi cho em trong việc học nghề hoặc có điều kiện học tiếp. Tạo điều kiện cho gia đình em B vay một số vốn (trong nguồn xóa đói giảm  nghèo, hỗ trợ việc làm… ) để chăn nuôi hoặc sản xuất, tạo thu nhập. Đối với em B, chính quyền có thể xuất một phần quỹ khuyến học (nếu có) hoặc vận động mạnh thường quân hỗ trợ trong việc mua sách vở, quần áo… để giảm bớt khó khăn cho cha mẹ em B. Đặt tình huống xấu nhất, em B không thể trở lại trường thì vận động gia  đình cho em B học lớp phổ cập THCS tổ chức vào ban đêm, để em hoàn thành chương trình trung học cơ sở.
  7. Câu 5 : Khi tiến hành giải tỏa mặt bằng để làm đường giao thông nông thôn cho xã A, còn khoảng 10% số hộ không chịu giao đất (không dính đến nhà cửa và vật kiến trúc), trong đó có gia đình đồng chí Phó CT UBND xã. Đồng chí có biện pháp gì để giải quyết tình hình này cho công trình sớm được triển khai? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: Trong quyết định số 883/2004.QĐ.UB ngày 01/04/2004 của UBND Tỉnh ban hành quy định về vận động nhân dân cùng nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng các đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh quy định: Điều 1:… vận động nhân dân tự nguyện đóng góp (tự giải tỏa, không bồi thương) đất nông, lâm, ngư nghiệp, đất ở và tư giải tỏa vật kiến trúc, cây cối, hoa màu… ở hai bên đường để giao mặt bằng cho Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng các đường giao thông, phục vụ tốt yêu cầu đi lại của nhân dân. Điều 4: Được bồi thường theo quy định trong các trường hợp sau: Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường giao thông có ảnh hưởng đến nhà chính,  mồ mả. Giải tỏa trắng khi mở rộng, nâng cấp đường giao thông.  Toàn bộ thiệt hại khi mở đường giao thông mới. 
  8. Hơn nữa công trình này được sự thống nhất cao của nhân dân (đã có 90%  hộ dân chịu giao đất cho công trình), 10% hộ còn lại có lẽ nhìn vào thái độ, gia đình đồng chí Phó chủ tịch để thăm dò. Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã: Găp riêng đồng chí Phó Chủ tịch để làm việc, trao đổi cho đồng chí Phó  chủ tịch thấy rõ trách nhiệm của mình là một cán bộ, lại là cán bộ lãnh đạo chính quyền của 1 địa phương nên phải có nhiệm vụ về việc vận động, thuyết phục gia đình mình chấp nhận giao đất để làm công trình công cộng, trong đó có phục vụ cả gia đình mình (có thể cho đồng chí PCT nghỉ phép 1 ngày trong thời gian thích hợp để về gia đình vận động). Nếu đồng chí PCT làm hết trách nhiệm của mình trong việc thuyết phục  nhưng gia đình vẫn không chuyển biến, thì với tư cách thủ trưởng đồng chí Chủ tịch sắp xếp đến tận gia đình đồng chí PCT thuyết phục lần cuối, trong đó nhấn mạnh: công trình đã được đa số nhân dân thống nhất, nếu gia đình không đồng tình thì Nhà nước vẫn tiến hành thi công công trình, số hộ còn lại Nhà nước giải quyết bước tiếp theo (kê biên giải tỏa trắng nhà cửa, đất đai…), lúc đó uy tín đồng chí PCT bị ảnh hưởng rất lớn. Câu 6 : Có người dân đến đặt vấn đề với Chủ tịch UBND xã rằng gia đình ông sẽ hiến cho xã khoảng 4.000m2 đất để xây dựng trường học nhưng với
  9. điều kiện khi nhà trường đi vào hoạt động, chính quyền cho phép gia đình ông được buôn bán hàng cho các em học sinh trong khuôn viên trường. Trong trường hợp này đồng chí giải quyết như thế nào? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng phải tích cực quan tâm việc xây dựng cơ sở vật chất trường học để phục vụ việc học tập cho con em chúng ta. Vì vậy, Nhà nước luôn chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực nói riêng. Do đó việc nhân dân cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục là việc làm luôn được khuyến khích và trân trọng. Cách giải quyết của đồng chí Chủ tịch UBND xã: - Trước tiên, Chủ tịch UBND xã thay mặt chính quyền địa ph ương hoan nghênh người dân có thiện chí hiến đất để xây dựng trường để tạo điều kiện cho con em trong xã có chỗ học tập tốt hơn, chính quyền và nhân dân địa phương sẽ trân trọng sự đóng góp quý báu đó. Khi tiếp nhận chính quyền sẽ kiến nghị UBND huyện và Tỉnh có hình thức khen thưởng xứng đáng. Song song đó Chủ tịch giải thích về điều kiện cho gia đình ông được buôn bán trong khuôn viên nhà trường, thẩm quyền đó chính quyền không có quyền quyết định mà có quy định riêng, mong ông thông cảm, không thể gắn kết 2 vấn đề
  10. thành một. Tuy nhiên nếu có điều kiện giúp đỡ và có chính sách ưu tiên cho gia đình trong quyền hạn cho phép. Câu 7 : Nằm trong đoàn vận động sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình, Chủ tịch UBND xã đến một gia đình đông con (5 con gái) để thuyết phục vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai, không đẻ nữa. Sau khi nghe cán bộ vận động, bà vợ không nói gì nhưng ông chồng kiên quyết không chịu áp dụng các biện pháp tránh thai. Theo đồng chí nên dùng giải pháp nào để thuyết phục, vận động gia đình đó? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: Đất nước ta hiện nay vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Một trong những nguyên nhân chậm phát triển về kinh tế là dân số quá đông, trong khi tài nguyên đất nước lại hạn hẹp. Trong những năm qua, chiến lược dân số KHHGĐ của nước ta thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp gia đình có từ 1 – 2 con) đã giúp cho tỷ lệ sinh ngày càng giảm đã góp phần quan trọng cho việc tăng trưởng kinh tế của đất nước trong những năm gần đây. Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã: Trước hết giải thích cho gia đình thấy được thực trạng gia đình đông con  trong giai đoạn hiện nay là không có lợi, dễ dẫn đến nghèo đói: Đông con người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (do phải sinh nhiều lần), không có
  11. điều kiện sức khỏe, thời gian tham gia lao động, vợ chồng phải tốn nhiều công sức, tiền bạc nuôi dạy con cái. Nếu nuôi dạy con cái không đầy đủ, con sẽ dễ sinh bệnh tật, suy dinh dưỡng, không có điều kiện cho con học đến nơi, đến chốn… cuối cùng sẽ tiếp tục nghèo khó (có thể dẫn chứng thực tế một vài gia đình nghèo khó vì đông con). Trong lúc gia đình chỉ có 1 – 2 con, cha mẹ sẽ có nhiều thời gian lao động kiếm sống, tăng thu nhập để chăm sóc con đến nơi đến chốn, lo cho con cái học hành đỗ đạt để giúp cho gia đình và xã hội. Cũng không nên đặt nặng vấn đề “có nếp, có tẻ”, bởi vì trai gái cũng đều là con, là huyết thống chung của cha và mẹ, hơn nữa, nếu chăm sóc con kỹ càng, trở thành con ngoan trò giỏi, thì trai hay gái đều hiếu thảo với cha mẹ. Trường hợp gia đình đã có 5 con nên vận động, thuyết phục họ không nên  sinh con nữa, nếu còn trong độ tuổi sinh đẻ thì vợ hoăc chồng nên áp dụng các biện pháp tránh thai, và tốt nhất là áp dụng phương pháp đình sản (nam hoặc nữ) tùy theo sự nhận thức (thái độ) của vợ hoặc chồng. Tiếp tục chỉ đạo cho cán bộ dân số xã theo dõi, quản lý gia đình trên vào  diện ưu tiên vận động KHHGĐ trong thời gian sau này. Câu 8 : Trong cuộc họp gồm UBND xã, các đoàn thể để xét chọn đối t ượng được nhận xe lăn cho người tàn tật do huyện phân phối xuống, trong đó còn một trường hợp còn một số đại biểu không thống nhất cấp xe lăn cho con ông
  12. A, lý do:”Mặc dù con ông A xứng đáng nhận xe vì bị liệt 2 chân, tuổi còn nhỏ nhưng gia đình ông A không tốt, còn thiếu nợ thuế nông nghiệp Nhà nước, con trai ông A không có tật thường gây rối trật tự xã hội”. Vai trò chủ trì cuộc họp, đồng chí quyết định thế nào? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: Chế độ ta là chế độ XHCN, là chế độ có tính nhân văn rất cao. Do đó việc quan tâm, chăm sóc cho người khuyết tật là nhiệm vụ cao cả mà chính quyền các cấp phải thực hiện, để tạo điều kiện cho họ hòa đồng vào xã hội, khắc phục bớt các khiếm khuyết của cơ thể họ đang mang. Cách giải quyết của UBND xã: Thuyết phục các đại biểu trong cuộc họp không nên lấy lý do gia đình ông  A không tốt trong việc chấp hành các chính sách, pháp luật để không cấp xe cho con ông A. Bởi đây là vấn đề mang tính nhân đạo, mà đây là nhân đạo thì không kết hợp các yếu tố khác vào đây. Hơn nữa, đối tượng được xét cấp xe lăn không có dính gì những hành vi không tốt của gia đình (còn nhỏ lại bị tật nguyền). Việc cấp xe lăn cho con ông A là đúng đối tượng, không sai nguyên tắc,  phù hợp với tính nhân đạo XHCN.
  13. Đây cũng là điều kiện cho chính quyền giáo dục ông A cải sửa lại những  hành vi không tốt của gia đình đối với xã hội. Câu 9 : Ngày 20/06/2004 v ừa qua công an xã P bắt được 2 hộ dân dùng bình xuyệt điện để chích cá bắt thủy sản. Công an ra quyết định phạt 700.000 đồng và tịch thu một cái xuồng vi phạm. Hai hộ dân làm đơn khiếu nại Chủ tịch UBND xã P. Theo đồng chí với vai trò là Chủ tịch UBND xã, sẽ giải quyết trường hợp trên ra sao? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: Giả sử tình huống trên là có thật thì chủ tịch xã phải giải quyết đơn khiếu nại của 2 hộ dân trên bằng biện pháp mời dân lên giải thích cho dân hiểu: Tr ường hợp dùng bình duyệt điện để chích bắt thủy sản là hành vi vi phạm pháp luật tiêu diệt các nguồn lợi thủy sản tại địa phương và hậu quả của nó ra sao cho dân hiểu. Trường hợp 2 hộ dân vi phạm trên nếu hậu quả nặng nhẹ đều vi phạm luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản và mức độ xử của pháp luật là nếu nhẹ thì xử phạt hành chính, nếu nặng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc CA xã ra quyết định xử phạt 2 hộ dân trên là 700.000 đồng và tịch thu một chiếc xuồng vi phạm là không đúng theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (điều 28) tuy nhiên cũng cần vận động cho dân hiểu là mục đích xử phạt của CA chỉ nhằm mục đích mang tính răn đe
  14. ngăn chặn xuất phát từ động cơ tốt là trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên việc xử phạt trên vượt quá thẩm quyền cho phép của CA theo pháp luật quy định (pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002). Ơ đây chủ tịch xã cũng cần giám định lại trị giá của chiếc xuồng tịch thu nếu giá trị d ưới 500.000 đồng trở xuống thì có thể xử lý bằng cách chủ tịch xã ra quyết định sửa đổi việc xử phạt hành chính cùa CA xã, áp dụng hình thức phạt 2 hộ dân trên mỗi hộ 1 quyết định phạt 500.000 đồng và hình thức phạt bổ sung tịch thu chiếc xuồng vi phạm. Còn nếu giá trị chiếc xuồng vi phạm trên 500.000 đồng thì chủ tịch xã ra quyết định thu hồi quyết định xử phạt hành chính của CA xã trên, đồng thời giao cán bộ tham mưu lập tờ trình gửi về UBND Huyện giải quyết. Câu 10 : Khi UBND xã ra một quyết định giải quyết hành chính đối với một người dân vi phạm pháp luật tại địa phương. Người dân không chấp hành thì với vai trò là Chủ tịch UBND xã đồng chí làm gì với trường hợp này? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: Giả sử một người dân vi phạm pháp luật tại địa phương và đã được UBND xã ra quyết định giải quyết hành chính rồi nhưng người dân không chấp hành quyết định hành chính đó, với vai trò là chủ tịch xã anh sẽ cho bộ phận tham mưu của ngành mời người dân lên động viên giải thích, hướng dẫn cho người dân nghe và hiểu
  15. rằng việc ra quyết định hành chính đó như thế nào là đúng và phù hợp với văn bản pháp luật nhà nước, động viên, vận động người dân có trách nhiệm chấp hành quyết định (có thể trích đoạn một số văn bản pháp luật có li ên quan đến việc vi phạm trên đọc cho người dân hiểu) và khẳng định rằng nghĩa vụ của người dân là trách nhiệm chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Giả sử người dân có khiếu nại quyết định đó thì phải làm đơn và UBND xã có trách nhiệm ra quyết định giải quyết lần đầu và khẳng định tính đúng sai của quyết định và quy định thời hạn chấp hành quyết định, còn nếu không có đơn khiếu nại của dân mà chỉ có yếu tố không chấp hành quyết định thì sau nhiều biện pháp vận động, làm việc không được thì UBND xã lập biên bản về việc người dân không chấp hành quyết định, đồng thời ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo điều 67 pháp lệnh vi phạm hành chính). Câu 11 : Bà Trần đến UBND xã để gặp ông Chủ tịch xã tố cáo một cán bộ Uy ban xã có hành vi sai phạm trong quản lý đất đai. Chủ tịch xã không tiếp bà, mà giao cho công an xã tiếp. Theo đồng chí với vai tr ò Chủ tịch UBND xã giải quyết như vậy đúng hay sai? Hãy giải thích trường hợp trên như thế nào cho dân hiểu? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN :
  16. Tiếp dân là công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo để phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Việc chủ tịch x ã không tiếp bà Trần mà giao cho CA xã tiếp là không đúng pháp luật. Theo điều 74, 76 luật khiếu nại, tố cáo quy định rõ: Chủ tịch UBND xã tiếp dân ít nhất một tuần 1 ngày và có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị phản ánh có liên quan đến việc khiếu nại tố cáo. Trong trường hợp này chủ tịch xã phải tế nhị, mềm mỏng trực tiếp gặp bà Trần vì các khiếu nại tố cáo của bà có kiên quan đến cấp dưới dưới quyền của mình sai phạm, nếu qua việc KNTC của bà Trần có liên quan đến cán bộ xã sai phạm trong quản lý đất đai, cần có hình thức động viên vận động bà Trần cung cấp các thông tin cần thiết, để xác minh làm rõ các vấn đề, nếu nhẹ thì xử lý cán bộ theo pháp lệnh cán bộ công chức, nếu có dấu hiệu hình sự thì chuyển công an giải quyết. Tuy nhiên thông thường chủ tịch xã quá bận việc nên thường bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách pháp luật l àm công tác tiếp dân, riêng trường hợp này chủ tịch xã trực tiếp gặp bà Trần làm rõ vấn đề rồi mới có kết luận và có hướng chỉ đạo giải quyết. Câu 12 : Bà Bùi Thị Sen ở xã T có tranh chấp hàng ranh với nhà lân cận. Ong Chủ tịch UBND xã T ra quyết định giải quyết đất đai. Bà Sen muốn làm
  17. khiếu nại quyết định đó lên cấp trên là UBND Huyện nhưng có người khuyên bà Sen là không nên và chỉ nên gửi đơn kiện đến tòa án. Theo đồng chí trường hợp trên của bà Sen với vai trò là Chủ tịch UBND xã đồng chí giải quyết ra sao? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN : - Trường hợp khiếu nại của bà Sen nếu tranh chấp hàng ranh với người lân cận cần xác định rõ vai trò của cấp xã giải quyết như thế nào nếu đơn khiếu nại của bà là giải quyết tranh chấp đất theo luật đất đai và các văn bản dưới luật có quy định thẩm quyền giải quyết đất đai (ở tỉnh Long An có quyết định 1906 quy đị nh thẩm quyền giải quyết đất đai của UBND cấp xã chỉ giữ vai trò hòa giải giữa hai bên đương sự. Việc hòa giải trên tại cấp xã rất quan trong nó là cơ sở để giải quyết sau này, việc hòa giải trên giữa hai bên do hội đồng hòa giải cấp xã giải quyết chứ UBND xã không ra quyết định giải quyết đất đai, nếu hòa giải không thành thì theo luật đất đai UBND xã lập tờ trình gửi về UBND Huyện giải quyết nếu 2 bên đương sự chưa được cấp giấy quyền sử dụng đất hoặc gửi hồ sơ về toà án nhân dân giải quyết nếu 1 trong 2 bên đã được cấp giấy quyền sử dụng đất. Riêng tại điều 39 của luật KNTC trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đã nhận được quyết định giải quyết việc khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý
  18. (trường hợp này là UBND xã ra quyết định giải quyết hành chính) thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo là cấp trên chẳng hạn như UBND Huyện hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định pháp luật. Như vậy ví dụ trong trường hợp này nếu bà Sen có nhận quyết định giải quyết hành chính về đất đai của xã, nếu bà Sen không đồng ý quyết định giải quyết đó của UBND xã và không muốn khiếu nại lên UBND huyện bà có thể khởi kiện vụ án hành chánh theo quyết định giải quyết hành chánh tại tòa án cấp huyện nơi bà cư trú để giải quyết theo trình tự tố tụng. Lưu ý còn riêng nếu có quyết định giải quyết hành chánh của UBND Huyện thì không được khởi kiện ra tòa án. Câu 13 : Hộ bà Nguyễn Thị An xây dựng nhà trái phép dọc theo quốc lộ 50. vì xây dựng nhà không phép nên ông Phó chủ tịch thị trấn đã ra quyết định xử phạt buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Bà Nguyễn Thị An đã làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND thị trấn. Theo đồng chí trường hợp này với vai trò là Chủ tịch đồng chí sẽ giải quyết ra sao? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN : Hộ bà Nguyễn Thị An xây dựng trái phép dọc theo QL 50, vì vậy xây dựng nhà không phép nên ông Phó CT.UBND thị trấn đã ra quyết định xử phạt buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, bà An đã làm đơn khiếu nại đến CT.UBND thị trấn việc xử phạt này. Vai trò là chủ tịch trước tiên anh sẽ nhận đơn khiếu nại của bà A,
  19. cho cán bộ gửi thư mời bà đến trình bày sự việc đồng thời xem xét lại quyết định đó có phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành hay không. Theo quy định của luật KNTC năm 1999 và pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì CT.UBND cấp xã, thị trấn là người có đủ thẩm quyền ký các quyết định hành chính tại địa phương, cần giải thích cho dân rõ trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính vắng mặt thì cấp phó tức đồng chí Phó CT thị trấn được ủy quyền ký thay (nếu có ủy quyền) và đồng chí Phó chủ tịch Thị trấn là người phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo điều 41 pháp lệnh xử lý hành chính năm 2002. Trường hợp trên nếu đồng chí Chủ tịch thị trấn sau khi xem xét lại q uyết định xử phạt buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của bà An nếu phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật và đủ điều kiện cấp phó được ký nếu có ủy quyền thì quyết định trên hoàn toàn là đúng pháp luật. Còn nếu không hội tụ đủ điều kiện trên thì đồng chí Chủ tịch sẽ giải thích cho bà An hiểu việc vi phạm của đương sự và việc giải quyết vi phạm đó tức là đồng chí sẽ ra quyết định thu hồi lại quyết định trên: buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, chuyển về cơ quan chức năng giải quyết. Câu 14 : Khi đến UBND xã tố cáo cán bộ địa chính trong xã sai phạm vì có hành vi nhũng nhiễu tiêu cực., bà Mai không mang theo chứng minh nhân dân và giấy tờ tuỳ thân khác theo yêu cầu của cán bộ tiếp dân. Cán bộ tiếp
  20. dân mời bà ra về và trả lời là khiếu nại không đủ điều kiện. Bà Mai khóc lóc ầm ĩ tại UBND xã. Theo đồng chí với vai trò là Chủ tịch UBND xã, đồng chí sẽ giải quyết trường hợp trên như thế nào? PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN: - Vai trò là chủ tịch xã trong việc này rất lớn, sau khi sự việc xảy ra tại tr ụ sở UBND xã đồng chí sẽ mời đương sự ở lại để giải quyết sự việc bằng hình thức trực tiếp bằng hình thức trực tiếp tiếp bà và cũng cần giải thích cho bà Mai rõ theo luật KNTC có quy định đầy đủ, chi tiết chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ tố cáo người bị tố cáo. Vừa đảm bảo an toàn cho người tố cáo, vừa đảm bảo uy tín, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo. Việc cán bộ tiếp dân yêu cầu bà Mai xuất trình các loại giấy tờ tuỳ thân khác khi bà đến UB tố cáo là phù hợp với quy định điều 78 của luật KNTC và các văn bản hướng dẫn thi hành luật KNTC. Bà Mai có quyền tố cáo việc sai phạm của cán bộ địa chính xã để thực hiện quyền dân chủ của mình, nhưng đồng thời cũng phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu liên quan cho UB xã nơi có cán bộ sai phạm, quản lý biết vì đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo đối với cán bộ dưới quyền sai phạm. Người đến KNTC tại nơi tiếp công dân phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, ví dụ như CMND chẳng hạn, hoặc các thông tin khác có liên quan đến việc tố cáo. Mặt khác phải tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo hướng dẫn của người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2