intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến gây rụng trứng nhiều ở cừu

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

130
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỷ lệ rụng trứng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả sinh sản. ở cừu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng trứng và dinh dưỡng là một trong những yếu tố đó. Cho gia súc ăn ở các mức khác nhau sẽ dẫn đến thể trạng khác nhau. Những thay đổi về thể trạng và trọng lượng của gia súc trước rụng trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng rụng. Tỷ lệ rụng trứng khác nhau ở những cừu cái có thể trạng khác nhau có liên quan đến nang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến gây rụng trứng nhiều ở cừu

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến gây rụng trứng nhiều ở cừu 1. Đặt vấn đề Tỷ lệ rụng trứng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả sinh sản. ở cừu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng trứng và dinh dưỡng là một trong những yếu tố đó. Cho gia súc ăn ở các mức khác nhau sẽ dẫn đến thể trạng khác nhau. Những thay đổi về thể trạng và trọng lượng của gia súc trước rụng trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng rụng. Tỷ lệ rụng trứng khác nhau ở những cừu cái có thể trạng khác nhau có liên quan đến nang trứng lớn đang có mặt, tuy nhiên nền tảng cơ chế mà thông qua đó dinh dưỡng và thể trạng ảnh hưởng đến rụng trứng vẫn chưa được rõ. Các yếu tố khác như mùa vụ, tuổi gia súc, loại hormone cũng có một ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ trứng rụng.
  2. Từ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả gây rụng trứng nhiều như thể trạng của gia súc, tuổi của gia súc, mùa vụ và loại hormone sử dụng. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm được tiến hành tại trường Viện Đại học New England trong mùa xuân 2000 và mùa thu 2001. 2.1. Gia súc thí nghiệm đã dùng cừu Merino với nhiều thang điểm cơ thể (dao động từ 1,5 đến 4,0 điểm) và trọng lượng sống trung bình là 40,8kg. Thí nghiệm thứ nhất được tiến hành vào mùa xuân (tháng 10 - tháng 11 năm 2000) và mùa thu (tháng 2 - tháng 3 năm 2001). ở thí nghiệm này, 34 cừu cái trưởng thành đã được sử dụng. Những cừu cái này được chia thành nhóm có thể trạng kém (1,5 - 2,5 điểm) và thể trạng tốt (3,0 - 4,0 điểm). ở thí nghiệm 2 đã gây siêu bài noãn cho 29 cừu cái trưởng thành bằng PMSG hay PMSG + FSH. ở thí nghiệm 3 đã dùng 20 cừu chưa sinh sản lần nào (15 tháng tuổi) có thể trạng tốt (trọng lượng bình quân 37,5 kg) và thể trạng kém 27,3 kg ). 2.2 Gây siêu bài noãn cừu
  3. Chu kỳ động dục của cừu được gây đồng pha bằng CIDR (CIDR có chứa 0,3g Progesterone) trong 13 ngày và được thay CIDR mới ở ngày thứ 6. PMSG hoặc PMSG +FSH được dùng để gây rụng trứng nhiều. Lịch gây rụng trứng nhiều được trình bày ở bảng 1 và 2. Bảng 1: Gây rụng trứng nhiều bằng PMSG Đặt CIDR Ngày 0 Thay mới CIDR Ngày 6 Ngày 12 Tiêm 1200 iu PMSG ngày 13 Rút CIDR Quan sát động dục/phối ngày 14 giống ngày 16 Phẫu thuật/thu phôi Bảng 2: Gây rụng trứng nhiều bằng PMSG+FSH
  4. Đặt CIDR Ngày 0 Thay mới CIDR Ngày 6 Ngày 11 Tiêm 500 iu PMSG+ 12,5iu FSH Ngày 12 Tiêm 400 iu PMSG + ngày 13 8,3 iu FSH ngày 14 Tiêm 4,2 iu FSH, rút ngày 16 CIDR Quan sát động dục/phối giống Phẫu thuật/thu phôi 2.3 Quan sát động dục và phối giống 2 cừu đực được thả vào 1 nhóm 5 cừu cái một ngày sau khi rút CIDR. Cừu đực được buộc dụng cụ đánh dấu dưới ngực. Quan sát động dục được
  5. thực hiện đều đặn và thời gian phối giống được nghi lại. Tất cả con đực đã được kiểm tra chất lượng tinh trùng vào tháng 9- tháng 10 năm 2000. 2.4 Thu phôi từ con cho 2.4.1 Chuẩn bị phẫu thuật Thu phôi bằng phẫu thuật 2 ngày sau khi phối. Cho cừu nhịn ăn nhịn uống 12 giờ trước khi phẫu thuật. Sau khi đưa cừu vào giá mổ, chúng được cắt lông và sát trùng vùng mổ. Vùng phẫu thuật được sát trùng bằng Batadine, 70% cồn và Iod. 2.4.2 Gây mê Cừu được tiêm 0,2ml Rompun và 0,1ml Ketamine 5 phút trước khi phẫu thuật. Gia súc được cung cấp oxy và 4,0% khí Halothan. Khi cừu đã mê sâu thì giảm khí Halothan xuống 2,5% và duy trì như vậy đến lúc mổ xong. 2.4.3 Phẫu thuật và thu phôi Cắt một đường song song với đường giữa bụng dài 5 - 6cm, sau đó dùng đầu kéo tù đâm xuyên qua các lớp cơ bụng. Lôi sừng tử cung và buồng trứng ra ngoài và đếm thể vàng và nang trứng. Dùng ống nhựa mềm
  6. có đường kính 2 mm đưa vào loa kèn và dùng xi lanh nối với kim cỡ 18 G để bơm khoảng 10ml dung dịch rửa vào ngã 3 giữa thân tử cung và sừng tử cung. Dung dịch chảy ra được đựng vào đĩa petri. Dung dịch rửa gồm PBS chứa 20% huyết thanh thai bê và được duy trì ở 370C. 2.4.4 Hậu phẫu Sau khi phẫu thuật cừu được tiêm kháng sinh chậm và thuốc giảm đau (Flunixin 2mg/kg, Bivatop 200). Cừu sau đó được nhốt trong chuồng yên tĩnh để theo dõi 2 - 3 giờ. Sau đó được thả ra đồng cỏ và kiểm tra lại một tuần sau phẫu thuật. 2.4.5 Phân loại phôi Phôi và trứng được chuyển từ môi trường dội rửa sang môi trường dịch tử cung tổng hợp có thay đổi mSOF (modified Synthetic Oviductal Fluid) và dùng kính hiển vi soi nổi (Nikon - Japan) với độ phóng đại 20 x 40 để phân loại. hình thái của phôi được kiểm tra ở độ phóng đại 50 lần và phôi được phân loại theo giai đoạn phát triển (trứng không thụ tinh, phôi 2, 4, 8, 10 tế bào) và chất lượng của phôi được đánh giá theo tiêu chuẩnđánh giá ở phôi bò (Lindner và Wright 1983). 3. kết quả
  7. ảnh hưởng của mùa thu phôi ảnh hưởng của mùa thu phôi lên các chỉ tiêu sinh sản ở cừu trưởng thành đựoc trình bày ở bảng 1 Bảng 1: ảnh hưởng của mùa thu phôi lên các chỉ tiêu sinh sản ở cừu trưởng thành. Các chỉ tiêu Mùa vụ Mùa xuân Mùa p thu Số gia súc 15 19 Tỷ lệ phôi/trứng+phôi 49,3 24,2 0,26 thu đươc (%) ±17,24 ±10,55 0,94 Tỷ lệ trứng+phôi/tỷ lệ 60,1±10,42 48,6 0,99 rụng trứng (%) ±6,38 46,1 ±4,0 Tỷ lệ trứng rụng ở 49,0
  8. buồng trứng phải/tổng 31,5 ±2,45 0,16 ±11,43 số trứng rụng (%) 0,17 7,0 ±1,09 Tỷ lệ phôi/tỷ lệ rụng 13,9 0,16 trứng (%) 15,4 ±2,17 ±6,99 0,04 Số trứng rụng ở buồng 4,67 ±1,78 6,9 0,35 trứng phải ±0,67 4,53 ±2,46 0,61 Tổng số trứng rụng 14,05 9,2 ±2,51 ±1,32 Số phôi thu được 2,0 Số trứng thu được ±1,09 Tổng số trứng và phôi 5,16 thu được ±1,51 7,16 ±1,54 Bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ số phôi/tổng số trứng+phôi, tổng số trứng+ phôi/số trứng rụng, số trứng rụng của buồng
  9. trứng phải/tổng số trứng rụng và số phôi/số trứng rụng giữa 2 mùa. Số phôi thu được ở mùa xuân gấp đôi so với mùa thu (4,67 so với 2,0, P= 0,04) nhưng không có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu như tỷ lệ trứng rụng trung bình, số trứng + phôi và trứng thu được giữa mùa xuân và mùa thu. ảnh hưởng của thể trạng cơ thể của cừu trưởng thành ảnh hưởng của thể trạng cơ thể lên các chỉ tiêu sinh sản ở cừu trưởng thành được trình bày ở bảng 2 và bảng 3 Bảng 2: ảnh hưởng của thể trạng cơ thể lên các chỉ tiêu sinh sản ở cừu trưởng thành Các chỉ tiêu Thể trạng Tốt Kém p
  10. Số gia súc 24 10 Tỷ lệ 32,6±9,3 41,6±17,95 0,5 phôi/trứng+phôi thu 47,7±5,62 67,9±10,85 0,38 đươc (%) 46,3±2,16 51,1±4,17 0,25 Tỷ lệ trứng+phôi/tỷ lệ rụng trứng (%) 18,9±6,16 28,3±11,89 0,28 Tỷ lệ trứng 6,67±0,59 7,6±1,14 0,1 rụng ở buồng trứng 14,75±1,17 14,4±2,25 0,45 phải/tổng số trứng rụng (%) 2,54±0,96 4,7±1,85 0,07 Tỷ lệ phôi/tỷ lệ 4,71±1,33 5,3±2,56 0,64 rụng trứng (%) 7,25±1,35 10,0±2,61 0,39 Số trứng rụng ở buồng trứng phải Tổng số trứng
  11. rụng Số phôi thu được Số trứng thu được Tổng số trứng và phôi thu được Bảng 2 cho thấy không có sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh sản ở cừu trưởng thành có thể trạng cơ thể tốt và xấu ở mùa xuân và mùa thu. Tuy nhiên số phôi thu được ở gia súc có thể trạng kém có xu hướng co hơn so với gia súc có thể trạng tốt (4,7 so với 2,54, P= 0,07). Qua bảng 3 cho thấy số trứng rụng ở buồng trứng phải ở gia súc có thể trạng tốt cao hơn so với gia súc có thể trạng kém. Tổng số trứng rụng ở gia súc có thể trạng tốt cũng cao hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê (P = 0,08). Không có sự khác biệt ở các chỉ số sinh sản khác giữa gia súc có thể trạng tốt và kém.
  12. Bảng 3: ảnh hưởng của trạng thái cơ thể cừu trưởng thành lên các chỉ tiêu sinh sản của cừu được gây siêu bài noãn vào mùa thu bằng FSH hay FSH+PMSG Các chỉ tiêu Thể trạng Tốt Kém p Số gia súc 8 Tỷ lệ 21 70,8±20,3 0,68 phôi/trứng+phôi thu đươc 54,3±10,97 42,1±12,86 0,48 (%) 53,4±6,94 43,9±6,32 0,38 Tỷ lệ 44,0±3,41 trứng+phôi/tỷ lệ rụng trứng (%) 34,8±8,07 38,9±14,94 0,82 Tỷ lệ trứng rụng ở 4,43±0,43 4,25±0,8 0,01 buồng trứng phải/tổng số 10,19±0,97 9,37±1,79 0,08 trứng rụng (%)
  13. Tỷ lệ phôi/tỷ lệ 2,95±0,94 3,63±1,73 0,18 rụng trứng (%) 2,91±1.02 0,25±1,89 0,27 Số trứng rụng ở 5,86±0,98 3,86±1,82 0,88 buồng trứng phải Tổng số trứng rụng Số phôi thu được Số trứng thu được Tổng số trứng và phôi thu được Phương pháp gây rụng trứng nhiều ảnh hưởng của phương pháp gây rụng trứng nhiều lên các chỉ tiêu sinh sản ở cừu cái trưởng thành được trình bày ở bảng 4 Bảng 4: ảnh hưởng của phương pháp gây rụng trứng nhiều lên các chỉ tiêu sinh sản ở cừu cái trưởng thành
  14. Các chỉ tiêu PMSG PMSG+FSH p Số gia súc 15 14 Tỷ lệ 64,4±13,11 52,9±18,99 0,52 phôi/trứng+phôi thu 40,4±8,3 60,9±12,03 0,46 đươc (%) 42,6±4,08 45,4±5,91 0,38 Tỷ lệ trứng+phôi/tỷ lệ rụng trứng (%) 38,1±9,65 33,7±13,98 0,89 Tỷ lệ trứng 2,07±0,52 6,86±0,75 0,001 rụng ở buồng trứng 4,93±1,16 15,36±1,68 0,001 phải/tổng số trứng rụng (%) 1,4±1,12 5,0±1,62 0,14
  15. Tỷ lệ phôi/tỷ lệ 0,2±1,22 4,27±1,77 0,29 rụng trứng (%) 1,6±1,17 9,29±1,70 0,01 Số trứng rụng ở buồng trứng phải Tổng số trứng rụng Số phôi thu được Số trứng thu được Tổng số trứng và phôi thu được Bảng 4 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ phôi/số trứng+phôi, tổng số trứng+\phôi/ số trứng rụng, số trứng rụng ở buồng trứng phải/tổng số trứng rụng và số phôi/số trứng rụng thu được ở 2 phương pháp gây rụng trứng nhiều. Số trứng rụng ở buồng trứng phải, tổng số trứng rụng và số phôi thu được ở phương pháp PMSG + FSH 3 lần cao hơn so với phương pháp
  16. chỉ dùng PMSG. Tổng số trứng và số phôi thu được ở phương pháp PMSG + FSH 4lần cao hơn so với PMSG mmột mình. ảnh hưởng của các thể trạng cơ thể cừu hậu bị ảnh hưởng của các thể trạng cơ thể lên các chỉ tiêu sinh sản ở cừu hậu bị được gây siêu bài noãn vào mùa thu được trình bày ở bảng 5. Bảng 5: ảnh hưởng của các thể trạng cơ thể lên các chỉ tiêu sinh sản ở cừu hậu bị được gây siêu bài noãn vào mùa thu. Thể trạng Các chỉ tiêu Tốt Kém p Số gia súc 9 9 Tỷ lệ 55,6±16,77 22,2±16,77 0,16 phôi/trứng+phôi thu 69,3±13,28 36,4±13,28 0,12 đươc (%) 70,0±10,26 41,4±10,26 0,05 Tỷ lệ trứng+phôi/tỷ lệ rụng
  17. trứng (%) Tỷ lệ trứng rụng ở 50,0±15,10 16,7±15,10 0,13 buồng trứng phải/tổng số 1,56±0,43 1,44±0,43 0,47 trứng rụng (%) 2,33±0,67 2,68±0,67 0,57 Tỷ lệ phôi/tỷ lệ 0,89±0,92 0,33±0,32 0,24 rụng trứng (%) 0,56±0,5 1,11±0,58 0,40 Số trứng rụng ở buồng trứng phải 1,44±0,55 1,44±0,55 0,85 Tổng số trứng rụng Số phôi thu được Số trứng thu được Tổng số trứng và phôi thu được Bảng 5 cho thấy phần lớn các chỉ tiêu sinh sản không khác biệt giữa cừu non có thể trạng tốt và kém. Tuy nhiên tỷ lệ rụng trứng của buồng trứng
  18. phải/tỷ lệ rụng trứng tổng số ở cừu non có thể trạng tốt cao hơn so với cừu non có thể trạng kém (70,0% so với 41,4%, P = 0,05). Tỷ lệ phôi thu được, tỷ lệ tổng số trứng phôi thu được và tỷ lệ phôi/tỷ lệ trứng rụng có khuynh hướng cao hơn gia súc có thể trạng cơ thể tốt so với gia súc có thể trạng cơ thể kém. 4. Thảo luận Kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm này cho thấy thể trạng cơ thể ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản ở cừu trưởng thành được gây siêu bài noãn vào mùa xuân và mùa thu. Có rất ít tài liệu nói về mối quan hệ giữa thể trạng cơ thể và phản ứng siêu bài noãn. Boland và cs (1993) báo cáo rằng thể trạng cơ thể cừu tăng có ảnh hưởng dương đến phản ứng rụng trứng và số phôi. ảnh hưởng của thể trạng đến tỷ lệ rụng trứng được coi là do những thay đổi nồng độ FSH và số nang trứng lớn phát triển và có thể phát triển đến giai đoạn cuối cùng dưới ảnh hưởng của hormone phù hợp trong 2 - 3 ngày trước khi rụng trứng. Nồng độ FSH cao hơn ở pha thể vàng ở cừu có thể trạng tốt, mà loại cừu này có nhiều nang trứng lớn hơn cừu có thể trạng xấu cho thấy ảnh hưởng của thể trạng cơ thể lên quần thể nang trứng lớn có thể thông qua FSH (Rhind và Meneilly, 1986).
  19. ở thí nghiệm của chúng tôi sự khác biệt giữa 2 nhóm cừu có thể trạng tốt và xấu là không lớn. Điều này có thể do lượng gonadotrophin được dùng đã đủ để vượt qua sự khác biệt về nồng độ FSH và LH đi đôi với thể trạng cơ thể dẫn đến không có sự khác biệt về phản ứng rụng trứng giữa 2 nhóm gia súc có thể trạng khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để nghiên cứu nhữnh ảnh hưởng của mùa vụ lên phản ứng rụng trứng nhiều của động vật nhai lại với kết quả rất trái ngược nhau. Nghiên cứu trên cừu Manchega ở Tây Ban Nha cho thấy không có sự khác biệt giữa mùa vụ ở tỷ lệ rụng trứng, số phôi thu được và số phôi sống/cừu khi được gây rụng trứng nhiều bằng 16 mg FSH-P (Lopez- Sebastian và cs 1990). Kết quả này giống kết quả của Fernie và cs (1993). Fernie và cs (1993) báo cáo rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ rụng trứng ở cừu Sulfok và Texel khi chúng được gây rụng trứng nhiều vào đầu và giữa mùa sinh sản (10,0 so với 8,8 và 8,3 so với 8,5, tương ứng). Ngược lại, Greaney và cs (1991) cho thấy tỷ lệ trứng rụng cao hơn ở mùa không sinh sản so với mùa sinh sản (7,8 so với 6,6) nhưng các chỉ số khác (tỷ lệ thu phôi, tỷ lệ thụ tinh) là như nhau. ở nhật, Fukui và cs (1994) nhận thấy có tỷ lệ rụng trứng của cừu khi gây rụng trứng nhiều trong mùa xuân thấp hơn so với mùa thu (8,4 so với 14,7).
  20. Sự dao động về chức năng sinh sản ở các mùa vụ khác nhau ở cừu có thể là do sự thay đổi lượng gonadotrophin tiết ra (Legan và cs 1977). Sự thoái hoá thể vàng sớm thường được nhận thấy ở cừu gây rụng trứng nhiều (Trouson và cs 1976). Rayn và cs (1991) cũng nhận thấy tỷ lệ cừu Merino được gây rụng trứng nhiều có thể vàng thoái hoá ở mùa thu nhiều hơn mùa xuân. Như vậy ảnh hưởng của mùa vụ lên phản ứng rụng trứng có thể là do sự thay đổi dinh dưỡng và gonadotrophin. Tỷ lệ trứng phôi thu được/sô trứng rụng, số phôi/trứng rụng và tổng số trứng rụng khi gây rụng trứng nhiều bằng PMSG ở thí nghiệm của chúng tôi tương đương với các kết quả được báo cáo trước đây (Mutiga và Baker, 1982, Evans và Robinson, 1980). Tỷ lệ số phôi+trứng/trứng rụng và phôi/ytứng rụng thấp ở báo cáo này và các báo cáo trước đây có thể phản ánh số trứng phôi còn lại trong đường sinh dục hơn là do kỹ thuật thu phôi. Có thể là do loa kèn không thu hết trứng. Điều này rất đặc biệt vì phản ứng buồng trứng làm buồng trứng to ra và điều này đã gây khó khăn cho loa kèn thu trứng lúc trứng rụng. ở thí nghiệm của chúng tôi khi 900 iu PMSG kết hợp với 25 iu FSH được dùng thì tỷ lệ trứng rụng, tổng số trứng phôi thu được và số trứng rụng ở buồng trứng phải tăng lện. Số phôi thu được cũng có khuynh hướng cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2