intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định - Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm của các hộ trên địa bàn trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định - Hoàng Quang Thành

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012<br /> <br /> CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM NUÔI<br /> Ở HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH<br /> Hoàng Quang Thành, Nguyễn Đình Phúc<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> <br /> Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến năng<br /> suất tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp chủ yếu<br /> nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm của các hộ trên địa bàn trong thời gian tới.<br /> Nghiên cứu điều tra 90 hộ nuôi tôm ở 3 xã trọng điểm gồm Phước Hòa, Phước Sơn,<br /> Phước Thắng, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để xác định các yếu tố ảnh<br /> hưởng đến năng suất tôm nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ điều tra. Trên cơ<br /> sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm nuôi<br /> và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư theo hình thức nuôi tôm của<br /> các hộ.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện hiện nay để đảm bảo đạt hiệu quả<br /> kinh tế cao, các hộ nên đầu tư nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh, tập trung<br /> nuôi ở thời vụ chính bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 5 trong năm (vụ 1) và chỉ sử<br /> dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng thêm thức ăn tươi.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Vốn có nhiều tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trong những năm gần<br /> đây phong trào nuôi tôm ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phát triển mạnh, với diện<br /> tích nuôi tôm từ 1.000,60 ha năm 2008 tăng lên 1.030,60 ha năm 2010, nâng sản lượng<br /> tôm nuôi từ 580 tấn lên đến 1.594,5 tấn năm 2010 với hai hình thức nuôi chủ yếu là quảng<br /> canh cải tiến và bán thâm canh, tổng số hộ tham gia nuôi tôm lên đến 1073 hộ, năng suất<br /> bình quân hằng năm đạt từ 3,7- 4,5 tấn/ha [1], góp phần quan trọng trong việc xóa thế độc<br /> canh cây lúa, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động, gia<br /> tăng khối lượng sản phẩm tôm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm và<br /> tăng thêm thu nhập cho người lao động, từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên,<br /> do phát triển còn mang tính tự phát, đầu tư thâm canh thiếu đồng bộ, các hộ nuôi tôm còn<br /> lung túng trong tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư mở<br /> rộng sản xuất kinh doanh v.v… nên năng suất và hiệu quả nuôi tôm còn thấp, chưa tương<br /> xứng với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển [3].<br /> Chính vì vậy, nhận diện các yếu tố và xác định chính xác ảnh hưởng của chúng<br /> đến năng suất cũng như kết quả và hiệu quả nuôi tôm, để từ đó đề xuất định hướng và các<br /> 317<br /> <br /> giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm của các hộ trên địa bàn<br /> trong thời gian tới là việc làm có tính cấp thiết.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Ngoài các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở, ban ngành và cơ quan<br /> quản lý ở địa phương, nghiên cứu thực hiện điều tra khảo sát 90 hộ nuôi tôm ở 3 xã: Phước<br /> Hòa, Phước Sơn và Phước Thắng vào năm 2010. Mỗi xã chọn 30 hộ để điều tra, phương<br /> pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas phân tích<br /> các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi theo hình thức nuôi của các hộ.<br /> α3<br /> α5 (β1D1 + β 2 D2 + β3 D3 + ε)<br /> α1<br /> α2<br /> α4<br /> <br /> Y = A.X1 .X 2 .X3 .X 4 .X5 .e<br /> <br /> Logarit hóa hai vế của phương trình trên được phương trình tuyến tính theo các<br /> tham số α, β như sau:<br /> <br /> LnY = LnA + α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + α4LnX4 + α5LnX5 + β1D1+ β2D2 + β3D3 + ε<br /> Trong đó, Y: Năng suất tôm nuôi (tấn/ha); X1 : Mật độ thả giống (vạn con/ha);<br /> X2 : Số lượng thức ăn công nghiệp (tấn/ha); X3: Số lượng thức ăn tươi (tấn/ha); X4 : Số<br /> ngày công lao động (ngày công/ha); X5: Số năm kinh nghiệm sản xuất (năm);<br /> αi (i = 1  5): Các hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến năng suất tôm nuôi;<br /> β i (i = 1  3): Các hệ số hồi quy cần được ước lượng của mô hình; D1: Hình thức nuôi<br /> (D1 = 1: Hình thức BTC; D1 = 0: Hình thức QCCT); D2: Kiểm dịch (D2 = 1: Giống<br /> được kiểm dịch; D2 = 0: Giống chưa được kiểm dịch); D3: Xử lý ao nuôi (D3 = 1: Ao<br /> nuôi được xử lý; D3 = 0: Ao nuôi chưa được xử lý); ε: Sai số ngẫu nhiên của mô hình,<br /> đại diện cho các nhân tố không được đưa vào mô hình.<br /> Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào đến năng<br /> suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư cụ thể theo hình thức<br /> nuôi tôm của các hộ.<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> Qua điều tra 90 hộ nuôi tôm ở 3 xã của huyện Tuy Phước, cho thấy có 49 hộ nuôi<br /> tôm hình thức BTC, 41 hộ nuôi tôm hình thức QCCT. Bình quân diện tích nuôi tôm của 1<br /> hộ điều tra là 1,38 ha; tương ứng đầu tư 59,04 triệu đồng cho TSCĐ; 42,35 triệu đồng vốn<br /> XDCB và vốn vay mượn là 32,55 triệu đồng. Bình quân mỗi hộ nuôi tôm cần 4,47 nhân<br /> khẩu; 2,73 lao động; tuổi đời bình quân của chủ hộ là 46,38 tuổi; trình độ văn hóa của chủ<br /> hộ là trên lớp 8; số năm kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ là 7,04 năm. Năng suất tôm<br /> nuôi bình quân trong 1 vụ ở hình thức BTC đạt 3,71 (tấn/ha), QCCT đạt 1,91 (tấn/ha).<br /> Bằng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy OLS (Ordinary Least Square)<br /> ở Bảng 1, cho kết quả kiểm định mô hình đối với vụ nuôi tôm 1 và 2 lần lượt với F =<br /> 64,495 và F = 56,466 tại mức ý nghĩa thống kê 99%.<br /> 318<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi<br /> <br /> Vụ 1<br /> <br /> Các biến và hệ số<br /> <br /> Vụ 2<br /> <br /> Coefficients<br /> <br /> Sig.<br /> <br /> Coefficients<br /> <br /> Sig.<br /> <br /> Hằng số (C)<br /> <br /> - 0,885<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> - 0,574<br /> <br /> 0,015<br /> <br /> LnX1 - Ln(Mật độ giống)<br /> <br /> 0,042<br /> <br /> 0,041<br /> <br /> 0,037<br /> <br /> 0,081<br /> <br /> LnX2 - Ln(Thức ăn CN)<br /> <br /> 0,125<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,118<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> LnX3 - Ln(Thức ăn tươi)<br /> <br /> - 0,088<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> - 0,089<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> LnX4 - Ln(Lao động)<br /> <br /> 0,252<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,203<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> LnX5 - Ln(Kinh nghiệm)<br /> <br /> 0,297<br /> <br /> 0,003<br /> <br /> 0,228<br /> <br /> 0,005<br /> <br /> D1 - Hình thức nuôi<br /> <br /> 0,071<br /> <br /> 0,072<br /> <br /> 0,091<br /> <br /> 0,025<br /> <br /> D2 - Kiểm dịch<br /> <br /> 0,099<br /> <br /> 0,090<br /> <br /> 0,104<br /> <br /> 0,088<br /> <br /> D3 - Xử lý ao nuôi<br /> <br /> 0,161<br /> <br /> 0,010<br /> <br /> 0,163<br /> <br /> 0,006<br /> <br /> F - Statistic<br /> <br /> 64,495<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 56,466<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> R2<br /> <br /> 0,864<br /> <br /> 0,848<br /> <br /> R2 điều chỉnh<br /> <br /> 0,851<br /> <br /> 0,833<br /> <br /> 90<br /> <br /> 90<br /> <br /> Số quan sát (N)<br /> <br /> Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình đưa ra là hoàn toàn phù hợp với thực tế<br /> tại mức ý nghĩa thống kê 99%. Có tới 86,4% sự thay đổi về năng suất tôm nuôi đối<br /> với vụ 1 và 84,80% đối với vụ 2 là do sự thay đối của các biến trong mô hình tạo ra.<br /> Các biến độc lập trong mô hình đối với vụ 1 như: Mật độ giống, Thức ăn công<br /> nghiệp (CN), Lao động, Kinh nghiệm, Hình thức nuôi, Kiểm dịch, Xử lý ao nuôi đều<br /> có hệ số hồi quy dương và có mức ý nghĩa thống kê 90%, 95% và 99%. Riêng hệ số<br /> hồi quy của biến thức ăn tươi mang dấu âm, với mức ý nghĩa thống kê 99%. Như vậy,<br /> các biến: Mật độ giống, Thức ăn CN, Lao động, Kinh nghiệm, Hình thức nuôi, Kiểm<br /> dịch, Xử lý ao nuôi đều có ảnh hưởng theo hướng làm tăng năng suất tôm nuôi của<br /> các hộ, riêng biến Thức ăn tươi làm giảm năng suất tôm nuôi.<br /> Ở vụ 2 các biến độc lập nói trên cũng đều mang dấu dương và có các mức ý<br /> nghĩa thống kê tương ứng là 90%, 95% và 99%. Hệ số hồi quy của biến thức ăn tươi<br /> cũng mang dấu âm với mức ý nghĩa thống kê 99%, tương tự cho phép kết luận các<br /> biến: Mật độ giống, Thức ăn công nghiệp, Lao động, Kinh nghiệm, Hình thức nuôi,<br /> Kiểm dịch, Xử lý ao đều có ảnh hưởng làm tăng năng suất tôm nuôi, đối với biến<br /> Thức ăn tươi lại làm giảm năng suất tôm nuôi.<br /> Hàm sản xuất Cobb – Douglas ứng với từng vụ nuôi và hình thức nuôi có dạng:<br /> 319<br /> <br /> Vụ 1 với hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT):<br /> <br /> Y = (0,413).X1(0,042) .X (0,125)<br /> .X 3(- 0,088) .X (0,252)<br /> .X (0,297)<br /> .e[0,099D2 + 0,161D 3 ]<br /> 2<br /> 4<br /> 5<br /> Vụ 1 với hình thức nuôi bán thâm canh (BTC):<br /> <br /> Y = (0,413).X1(0,042) .X (0,125)<br /> .X 3(- 0,088) .X 4(0,252) .X 5(0,297) .e[0,071+ 0,099D2 + 0,161D3 ]<br /> 2<br /> Vụ 2 với hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT):<br /> <br /> Y = (0,563).X1(0,037) .X (0,118)<br /> .X 3(- 0,089) .X 4(0,203) .X 5(0,228) .e[0,104D2 + 0,163D3 ]<br /> 2<br /> Vụ 2 với hình thức nuôi bán thâm canh (BTC):<br /> <br /> Y = (0,563).X1(0,037) .X (0,118)<br /> .X3(- 0,089) .X (0,203)<br /> .X (0,228)<br /> .e[0,091+ 0,104D2 + 0,163D3 ]<br /> 2<br /> 4<br /> 5<br /> Trong các yếu tố đưa vào mô hình làm tăng năng suất tôm nuôi ở vụ 1 của cả 2<br /> hình thức nuôi QCCT và BTC thì yếu tố Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ có<br /> tác động ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất tôm nuôi so với các yếu tố còn lại, khi số<br /> năm kinh nghiệm của chủ hộ tăng thêm 1% so với mức trung bình thì năng suất tôm<br /> nuôi của hộ sẽ tăng thêm tương ứng là 0,297%, với điều kiện cố định các yếu tố khác.<br /> Riêng biến Thức ăn tươi có tác động làm giảm năng suất tôm nuôi đáng kể. Cụ thể là,<br /> trong điều kiện cố định các yếu tố khác, khi lượng thức ăn tươi tăng thêm 1% so với<br /> mức trung bình thì năng suất tôm nuôi của hộ sẽ giảm đi 0,088% ở cả 2 hình thức nuôi<br /> đối với vụ 1. Ở vụ 2 đối với cả 2 hình thức nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tương tự.<br /> Trong điều kiện cố định các yếu tố khác, khi số năm kinh nghiệm của chủ hộ tăng thêm<br /> 1% so với mức trung bình thì thì năng suất tôm nuôi của hộ sẽ tăng thêm 0,228%; khi<br /> tăng lượng thức ăn tươi thêm 1% so với mức trung bình thì năng suất giảm đi tương ứng<br /> là 0,089%.<br /> Bảng 2. Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào nuôi tôm<br /> <br /> Yếu tố đầu vào<br /> (Xi)<br /> <br /> ĐVT<br /> <br /> (Xi )<br /> <br /> Năng suất cận biên MPXi (tấn/ha)<br /> Vụ 1<br /> Vụ 2<br /> QCCT<br /> BTC<br /> QCCT<br /> BTC<br /> <br /> X1 - Mật độ giống<br /> <br /> Vạn<br /> con/ha<br /> <br /> 42,16<br /> <br /> 0,0019<br /> <br /> 0,0037<br /> <br /> 0,0017<br /> <br /> 0,0032<br /> <br /> X2 - Thức ăn CN<br /> <br /> Tấn/ha<br /> <br /> 3,36<br /> <br /> 0,0709<br /> <br /> 0,1377<br /> <br /> 0,0668<br /> <br /> 0,1298<br /> <br /> X3 - Thức ăn tươi<br /> <br /> Tấn/ha<br /> <br /> 0,83<br /> <br /> 0,2024<br /> <br /> -0,3932<br /> <br /> -0,2038<br /> <br /> -0,3959<br /> <br /> X4 - Lao động<br /> <br /> Công/ha<br /> <br /> 165,87 0,0029<br /> <br /> 0,0056<br /> <br /> 0,0023<br /> <br /> 0,0045<br /> <br /> X5 - Kinh nghiệm<br /> <br /> Năm<br /> <br /> 0,1566<br /> <br /> 0,0618<br /> <br /> 0,1200<br /> <br /> 7,04<br /> <br /> 0,0806<br /> <br /> 320<br /> <br /> Qua các hàm sản xuất được thiết lập ứng với từng vụ nuôi và hình thức nuôi trên<br /> đây, chúng ta sẽ xác định được năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào tương ứng có<br /> trong mô hình ở Bảng 2, trên cơ sở đó xác định được mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào<br /> nuôi tôm của các hộ điều tra để làm cơ sở xác định mức thu nhập tăng thêm (MPVXi) khi<br /> tăng thêm các yếu tố đầu vào đó.<br /> Kết quả tính toán ở Bảng 2 cho thấy, cả 2 vụ nuôi năng suất cận biên của các yếu<br /> tố đầu vào như: Mật độ giống, Thức ăn công nghiệp, Lao động và Kinh nghiệm của chủ<br /> hộ đều mang dấu dương (tức làm tăng năng suất tôm), năng suất cận biên của thức ăn tươi<br /> là âm (làm giảm năng suất tôm nuôi).<br /> Giả định rằng, trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác như: Mật độ giống<br /> (42,16 vạn con/ha), thức ăn công nghiệp (3,36 tấn/ha), thức ăn tươi (0,83 tấn/ha), công lao<br /> động (165,87 ngày công/ha), kinh nghiệm (7,04 năm) ở mức trung bình. Nếu tính bình<br /> quân trong 1 vụ, các hộ nuôi tôm tăng đầu tư thêm 1 vạn con giống/ha so với mức trung<br /> bình như hiện tại thì năng suất tôm nuôi ở vụ 1 sẽ tăng tương ứng là 0,0019 tấn/ha đối với<br /> hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) và 0,0037 tấn/ha đối với hình thức nuôi bán<br /> thâm canh (BTC). Tương tự cho vụ 2, trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác<br /> cũng ở mức trung bình, nếu các hộ nuôi tôm tăng đầu tư thêm 1 vạn con giống/ha thì năng<br /> suất tôm nuôi sẽ tăng lên 0,0017 tấn/ha đối với hình thức nuôi QCCT và 0,0032 tấn/ha đối<br /> với trường hợp nuôi BTC. Việc xác định năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào khác<br /> như: Thức ăn công nghiệp, Công lao động, Số năm kinh nghiệm của hộ cũng cho kết quả<br /> tương tự đều làm cho năng suất cận biên dương, thể hiện năng suất tôm nuôi tăng lên<br /> tương ứng cho cả hai hình thức nuôi QCCT, BTC ở cả vụ 1 và 2 (Bảng 2). Nhưng đối với<br /> thức ăn tươi thì cho kết quả ngược lại, tức là năng suất cận biên sẽ âm. Cụ thể, khi cố định<br /> các yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình, nếu chủ hộ nuôi tôm tăng thêm 1 tấn thức ăn<br /> tươi/ha so với mức trung bình là 0,83 tấn/ha thì năng suất tôm nuôi ở vụ 1 giảm đi 0,2024<br /> tấn/ha đối với hình thức nuôi QCCT và 0,3932 tấn/ha đối với nuôi BTC; năng suất tôm<br /> nuôi ở vụ 2 cũng sẽ giảm 0,2038 tấn/ha đối với hình thức nuôi QCCT và giảm 0,3959<br /> tấn/ha đối với nuôi BTC. Mặc dù các hộ thường cố gắng tăng lượng thức ăn tươi nhằm<br /> tăng năng suất tôm nuôi, tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy kết quả mà các hộ thu được<br /> thì lại ngược lại. Nguyên nhân của thực trạng này có thể được lý giải là: khác với thức ăn<br /> công nghiệp, khi sử dụng nhiều thức ăn tươi sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường nước, gây dịch<br /> bệnh cho tôm nuôi trong ao [2]. Vì thế, sử dụng nhiều thức ăn tươi để nuôi tôm là không<br /> tốt và kết quả là sẽ làm giảm năng suất tôm nuôi của hộ.<br /> Giá trị sản phẩm cận biên (MPVXi) của từng yếu tố đầu vào được thể hiện qua số<br /> liệu được tính toán ở Bảng 3. Đây chính là phần giá trị sản phẩm tăng thêm của hộ nuôi tôm<br /> khi yếu tố đầu vào Xi tăng thêm 1 đơn vị.<br /> <br /> 321<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2