intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

78
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc luận bàn về quan niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên được hiểu là một nghĩa vụ tự thân hay là một nghĩa vụ bắt buộc, tác giả kiến nghị Nhà nước cách thức điều tiết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách phù hợp cần phải dựa trên mối tương tác giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> CÁCH THỨC ĐỂ NHÀ NƯỚC ĐIỀU TIẾT HIỆU QUẢ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI<br /> CỦA DOANH NGHIỆP<br /> Lê Tuấn Bách1<br /> ThS. Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 10/04/14<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 27/08/14<br /> Ngày chấp nhận đăng: 03/15<br /> Title:<br /> Methods for the government to<br /> effectively moderate social<br /> responsibility of enterprises<br /> Từ khóa:<br /> Trách nhiệm xã hội; phát triển<br /> bền vững; cơ quan nhà nước;<br /> doanh nghiệp<br /> Keywords:<br /> Social responsibility;<br /> sustainable development; state<br /> agency; enterprise<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Sustainable development is becoming a big concern and a greatly interested<br /> topic for research and debate. One of the proposals agreed unanimously by<br /> researchers and state agencies is to strengthen social responsibility of enterprise<br /> which enhances enterprises’ commitment to contribute to the sustainable<br /> economic development. Derived from the discussion on whether enterprise social<br /> responsibility should be understood as an obligation in itself or a compulsory<br /> obligation, it is recommended that state agencies should regulate enterprise<br /> social responsibility based on the interaction between enterprise’ benefits and<br /> society’s benefits.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và trở thành đề tài nghiên<br /> cứu thảo luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất được các nhà nghiên<br /> cứu, các cơ quan nhà nước đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của<br /> doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng góp của doanh nghiệp vào sự<br /> phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Thông qua việc luận bàn về quan niệm<br /> trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên được hiểu là một nghĩa vụ tự thân hay<br /> là một nghĩa vụ bắt buộc, tác giả kiến nghị Nhà nước cách thức điều tiết trách<br /> nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách phù hợp cần phải dựa trên mối tương<br /> tác giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.<br /> <br /> bền vững của quốc gia. Bài viết không đi sâu vào<br /> các giải pháp trách nhiệm xã hội của doanh<br /> nghiệp mà chỉ luận bàn về nhận thức trách nhiệm<br /> xã hội của doanh nghiệp đứng ở vị thế là những<br /> nhà quản lý nhà nước. Trách nhiệm xã hội của<br /> doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility –<br /> CSR) nên xem là một nghĩa vụ tự thân hay điều<br /> bắt buộc là câu hỏi mà tác giả muốn đi tìm lời giải<br /> đáp. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp cho Nhà nước<br /> có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm điều tiết<br /> tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Kinh tế Việt Nam sau giai đoạn tăng tốc mà đỉnh<br /> điểm là vào năm 2007 được xem là năm tăng<br /> trưởng toàn diện thì những dấu hiệu bất ổn về chất<br /> lượng tăng trưởng đã bắt đầu bộc lộ cũng kể từ<br /> đó. Với nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng<br /> nhưng lạm phát phi mã, ô nhiễm môi trường, an<br /> toàn vệ sinh thực phẩm đang trong tình trạng báo<br /> động đỏ, các cuộc đình công ngày càng nhiều<br /> hơn... thì vấn đề phát triển bền vững ngày càng<br /> được quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu thảo<br /> luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất<br /> được các nhà nghiên cứu, các cơ quan nhà nước<br /> đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của<br /> doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng<br /> góp của doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế<br /> <br /> 2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI<br /> CỦA DOANH NGHIỆP (Corporate Social<br /> Responsibility - CSR)<br /> Trước hết, xã hội được hiểu là một nhóm người có<br /> 37<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> liên hệ với nhau bằng các mối quan hệ gắn kết lâu<br /> dài hay xã hội được biểu hiện bằng các mối quan<br /> hệ tương tác giữa các thành viên trong xã hội.<br /> Doanh nghiệp là một thành phần quan trọng trong<br /> xã hội góp phần chủ đạo làm tăng trưởng kinh tế<br /> cũng như phúc lợi xã hội. Trách nhiệm xã hội của<br /> doanh nghiệp được hiểu vừa ở khía cạnh đóng<br /> góp của doanh nghiệp vào phúc lợi xã hội, vừa ở<br /> khía cạnh thể hiện cam kết của doanh nghiệp vào<br /> sự phát triển bền vững của xã hội.<br /> <br /> động và sự đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người<br /> lao động trong doanh nghiệp.<br /> 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP<br /> VÀ XÃ HỘI<br /> Doanh nghiệp là một bộ phận hữu cơ trong xã hội<br /> nên tương tác với xã hội là điều tất yếu và cũng là<br /> nhu cầu sống còn của doanh nghiệp. Xã hội sẽ tạo<br /> ra môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp với<br /> thị trường nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị<br /> trường nhân lực cung cấp yếu tố đầu vào, trong<br /> khi thị trường tiêu thụ là nơi xác định kết quả kinh<br /> doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dựa vào<br /> môi trường do xã hội tạo ra để tồn tại và phát triển<br /> đồng thời doanh nghiệp là nhân tố quan trọng góp<br /> phần tạo ra môi trường xã hội. Quan hệ hữu cơ<br /> này là căn nguyên cho sự phát triển bền vững.<br /> Người trồng cây khai thác chất dinh dưỡng từ đất,<br /> nước, không khí... để tạo ra quả ngọt nhưng muốn<br /> tiếp tục thụ hưởng những thành quả ấy thì người<br /> trồng cây phải ra sức bồi dưỡng, cải tạo đất, giữ<br /> nước và không khí trong sạch. Luật nhân quả này<br /> phần nào cũng phản ánh mối quan hệ giữa doanh<br /> nghiệp và xã hội.<br /> <br /> Chính phủ Anh định nghĩa trách nhiệm xã hội của<br /> doanh nghiệp “... là hành động do doanh nghiệp<br /> tự nguyện thực hiện, ngoài việc tuân thủ các quy<br /> định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa mãn nhu cầu<br /> cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn<br /> xã hội”. Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự<br /> phát triển bền vững lại có định nghĩa chi tiết hơn<br /> “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam<br /> kết liên tục của doanh nghiệp đối với đạo đức<br /> kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế,<br /> trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của<br /> người lao động và gia đình họ, cũng như của cộng<br /> đồng và xã hội” (Nguyễn Đình Cung & Lưu Minh<br /> Đức, 2008). Tổng quát hóa hơn theo Matten và<br /> Moon (2004) thì khái niệm trách nhiệm xã hội<br /> doanh nghiệp là một khái niệm chùm bao gồm<br /> nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh,<br /> doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh<br /> nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường.<br /> Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách<br /> trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc<br /> thù.<br /> <br /> Hoạt động của doanh nghiệp phải tuân thủ theo<br /> pháp luật nhưng thực tế một bộ phận doanh<br /> nghiệp lách luật để tạo ra các khoản lợi ích kinh tế<br /> siêu ngạch cho mình. Giả sử, doanh nghiệp nào<br /> cũng được quyền hành động như vậy một cách tự<br /> do mà không có một chế tài thích đáng thì trật tự<br /> xã hội sẽ rối loạn và môi trường kinh doanh sẽ bị<br /> xâm hại. Một doanh nghiệp làm ăn chạy theo lợi<br /> nhuận thuần túy không quan tâm đến môi trường<br /> sống của con người thì kết quả là người tiêu dùng<br /> dần quay lưng với các sản phẩm của doanh<br /> nghiệp. Một ví dụ điển hình là trước đây có rất<br /> nhiều doanh nghiệp Trung Quốc theo chiến lược<br /> kinh doanh cạnh tranh về giá với các sản phẩm<br /> nước ngoài bằng bất cứ giá nào ngay cả không<br /> tuân thủ theo các quy định về an toàn sức khỏe<br /> con người, môi trường sinh thái thì nay với quan<br /> niệm đồ Trung Quốc rẻ nhưng độc hại đang ngày<br /> càng phổ biến đối với người tiêu dùng trên toàn<br /> thế giới (Văn Cường, 2014). Ngược lại, doanh<br /> nghiệp luôn tuân thủ pháp luật, làm ăn trong sáng,<br /> và tích cực các hoạt động từ thiện, tham gia các<br /> chương trình phục vụ cộng đồng thì thương hiệu<br /> của doanh nghiệp ngày càng tạo niềm tin cho<br /> người tiêu dùng. Đây chính là khoản lợi ích tiềm<br /> năng mà trong tương lai doanh nghiệp sẽ thu lại<br /> được khi thực thi trách nhiệm xã hội.<br /> <br /> Phạm Văn Đức – Tổng biên tập Tạp chí Triết học<br /> (2011) cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, trách<br /> nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu theo<br /> định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân<br /> thuộc Ngân hàng thế giới. Theo đó, “Trách nhiệm<br /> xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social<br /> Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh<br /> nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền<br /> vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao<br /> chất lượng đời sống của người lao động và các<br /> thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã<br /> hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng<br /> như phát triển chung của xã hội”. Ngoài ra, PGS.<br /> TS. Phạm Văn Đức đã cụ thể hóa trách nhiệm xã<br /> hội của doanh nghiệp thành bốn yếu tố cấu thành,<br /> bao gồm sự bảo vệ môi trường, sự đóng góp cho<br /> cộng đồng xã hội, sự thực hiện tốt trách nhiệm với<br /> nhà cung cấp, sự bảo đảm lợi ích và an toàn cho<br /> người tiêu dùng; sự quan hệ tốt với người lao<br /> 38<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> tốt trách nhiệm xã hội. Rõ ràng, mâu thuẫn về lợi<br /> ích chung và riêng khiến cho doanh nghiệp không<br /> muốn thực hiện trách nhiệm xã hội.<br /> <br /> Như vậy, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã<br /> hội góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành<br /> mạnh giúp cho bản thân doanh nghiệp có cơ hội<br /> không những tăng trưởng mà còn hướng tới sự<br /> phát triển bền vững.<br /> 4. NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO DOANH<br /> NGHIỆP KHÔNG MUỐN THỰC THI<br /> TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI<br /> <br /> Nếu một doanh nghiệp có trách nhiệm tốt với xã<br /> hội nhưng chi phí cho việc thực hiện trách nhiệm<br /> xã hội làm tổng chi phí hoạt động kinh doanh tăng<br /> thêm trong khi lợi ích đạt được lại nằm ở thì<br /> tương lai và không chắc chắn thì doanh nghiệp<br /> sau khi phân tích lợi ích – chi phí gần như sẽ chối<br /> từ thực thi trách nhiệm xã hội.<br /> <br /> Nói đến “trách nhiệm” là nói tới điều phải làm<br /> nhưng sẽ được thực hiện hoặc là một cách tự<br /> nguyện hoặc là gượng ép ngay cả không thực thi.<br /> Điều làm cho trách nhiệm không được thực hiện<br /> chính là lợi ích do nó mang lại. Nói cách khác, từ<br /> “phải” chỉ được thực thi khi đi kèm với lợi ích<br /> tương xứng. Vì thế mà trách nhiệm thường luôn đi<br /> đôi với quyền lợi. Quyền lợi càng nhiều thì trách<br /> nhiệm càng cao. Cái lợi mà xã hội mang lại cho<br /> doanh nghiệp là môi trường hoạt động kinh doanh<br /> thì nghĩa vụ của doanh nghiệp phải góp phần xây<br /> dựng, cải tạo môi trường kinh doanh đó tốt hơn vì<br /> những điều doanh nghiệp làm đối với xã hội sẽ<br /> tạo ra các lợi ích khác cho chính doanh nghiệp<br /> trong tương lai. Quan hệ hữu cơ như vậy một khi<br /> được thực hiện tốt sẽ tạo ra sự phát triển bền vững<br /> cho doanh nghiệp. Tuy nhiên điều gì khiến cho<br /> doanh nghiệp vẫn có hành vi chối từ trách nhiệm<br /> xã hội mà đáng lý ra doanh nghiệp nên làm.<br /> Những nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:<br /> <br /> 4.2 Sự khác biệt lợi ích – chi phí của doanh<br /> nghiệp và xã hội<br /> Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới<br /> mục tiêu sao cho lợi ích mang lại cao hơn chi phí<br /> bỏ ra. Đối với hoạt động xã hội cũng vậy, chi phí<br /> cũng phải thấp hơn lợi ích thu được. Tuy nhiên<br /> vấn đề là có sự nhận diện lợi ích – chi phí khác<br /> nhau giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhận thức<br /> khác nhau nên dẫn đến hành vi không giống nhau,<br /> kết quả dẫn đến trách nhiệm xã hội của doanh<br /> nghiệp không được thực thi.<br /> Một doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích và chi<br /> phí liên quan đến một cá thể, một bộ phận trong<br /> khi xã hội thì liên quan đến lợi ích và chi phí của<br /> một tổng thể. Ngoại tác là thí dụ thích hợp nhất<br /> cho sự khác biệt này.<br /> Ngoại tác được định nghĩa là khi sản xuất hay tiêu<br /> dùng của cá nhân (hay nhóm các cá nhân) ảnh<br /> hưởng đến sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân<br /> (hay nhóm cá nhân) khác và không có sự đền bù<br /> hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân<br /> gây ra ảnh hưởng. Ví dụ, vụ Vedan xả thải ra sông<br /> Thị Vải bị phát hiện vào năm 2008 (Báo Tuổi trẻ,<br /> 2008), ngoại tác đó là các thiệt hại gây ra cho<br /> nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai,<br /> Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng tại sao Vedan<br /> vẫn được phép thành lập và doanh nghiệp Vedan<br /> cứ ngang nhiên xả thải chưa qua xử lý trong nhiều<br /> năm. Đó chỉ có thể là cơ quan chức năng thẩm<br /> định hồ sơ dự án Vedan chưa tính đúng và đầy đủ<br /> yếu tố ngoại tác và Vedan chưa thể hiện trách<br /> nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi<br /> trường sinh thái. Cũng ngay trong năm 2008, một<br /> siêu dự án thép của tập đoàn Posco với giá trị trên<br /> 5 tỷ đô đã không được chấp nhận đầu tư ở Vịnh<br /> Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa do lo ngại yếu<br /> tố ngoại tác ảnh hưởng đến môi trường sinh thái<br /> và lợi ích kinh tế biển – cảng biển của tỉnh Khánh<br /> Hòa (L. Nguyên, 2008). Mặc khác, ngoại tác<br /> <br /> 4.1 Sự không đồng nhất trong việc thực hiện<br /> trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm<br /> xã hội của doanh nghiệp sẽ là cần nhưng chưa đủ<br /> khi nó chưa được thực thi bằng hành động một<br /> cách đồng nhất ở tất cả các doanh nghiệp. Trách<br /> nhiệm xã hội được các doanh nghiệp thực hiện tốt<br /> sẽ tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai.<br /> Nhưng như chúng ta biết, nó nằm ở tương lai. Vấn<br /> đề nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh<br /> nghiệp thường không đồng đều, cho nên trong quá<br /> trình thực hiện trách nhiệm xã hội thường tạo ra<br /> chi phí gia tăng thêm cho doanh nghiệp. Lợi ích<br /> mà trách nhiệm xã hội tạo ra là lợi ích chung nằm<br /> ở tương lai và nó chỉ đạt được khi có sự đồng<br /> thuận cùng thực thi bởi các doanh nghiệp. Một<br /> doanh nghiệp không thực thi trách nhiệm xã hội<br /> sẽ kéo dài thời gian và giảm tính khả thi của việc<br /> đạt lợi ích chung cho xã hội trong khi doanh<br /> nghiệp đó lại tiết giảm được chi phí và đạt được<br /> lợi ích riêng cao hơn các doanh nghiệp thực hiện<br /> <br /> 39<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, buôn<br /> lậu, sản xuất hàng cấm, hàng chất lượng không<br /> đảm bảo... “Tất cả vì lợi nhuận” dường như là<br /> “kim chỉ nam” cho tất cả hoạt động kinh doanh<br /> doanh nghiệp. Trong khi đó, mục tiêu cả xã hội là<br /> hướng tới lợi ích chung, hướng tới sự hài hòa<br /> thống nhất của các thực thể trong xã hội. Một khi<br /> có sự mâu thuẫn trong việc thực hiện mục tiêu lợi<br /> ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội thì doanh<br /> nghiệp với bản chất vốn có vì lợi nhuận kinh tế<br /> thuần túy tất yếu dễ dàng từ bỏ trách nhiệm xã hội<br /> để đạt được lợi nhuận.<br /> <br /> không chỉ là tiêu cực mà còn có ngoại tác tích<br /> cực, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được Thủ<br /> tướng Võ Văn Kiệt chủ trương xây dựng ở Quảng<br /> Ngãi dù một tập đoàn dầu khí của Pháp tư vấn lựa<br /> chọn đặt ở Long Sơn (Vũng tàu). Xét về lợi ích<br /> kinh tế tư nhân thuần túy thì Long Sơn là địa điểm<br /> thích hợp nhất nhưng xét về lợi ích tổng thể kinh<br /> tế xã hội thì Dung Quất (Quảng Ngãi) được kỳ<br /> vọng là đòn bẩy vực dậy kinh tế miền Trung vốn<br /> nghèo nàn lạc hậu vào thập niên 90 và trở thành<br /> mắc xích kết nối các vùng kinh tế trọng điểm Bắc<br /> – Trung – Nam thành một khối thống nhất, đưa<br /> nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững (Võ<br /> Văn Kiệt, 2005).<br /> <br /> 5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH<br /> NGHIỆP LÀ NGHĨA VỤ BẮT BUỘC HAY<br /> LÀ NGHĨA VỤ TỰ THÂN<br /> <br /> Như vậy, rõ ràng trong mối quan hệ tương tác<br /> doanh nghiệp với xã hội thường xuyên xuất hiện<br /> các vấn đề như lợi ích tư nhân nhưng tạo ra thiệt<br /> hại cho xã hội hay lợi ích xã hội tăng lên nhưng<br /> tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Nói cách<br /> khác kết quả tương tác giữa doanh nghiệp và xã<br /> hội phát sinh các chi phí và lợi ích nằm ngoài chi<br /> phí và lợi ích của doanh nghiệp. Hậu quả là trách<br /> nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp là một khoản<br /> chi phí làm giảm lợi ích kinh tế nên dễ làm doanh<br /> nghiệp tìm cách chối bỏ. Sự khác biệt trong nhận<br /> diện lợi ích – chi phí giữa doanh nghiệp và xã hội<br /> cũng xuất phát từ sự khác biệt mục tiêu.<br /> <br /> Một số học giả cũng đưa ra lập luận khác so với<br /> Milton Friedman, họ cho rằng doanh nghiệp là<br /> một bộ phận của xã hội, hoạt động trong môi<br /> trường do xã hội tạo ra, được sử dụng nguồn lực<br /> xã hội tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp, doanh<br /> nghiệp phải có trách nhiệm với hành vi của mình<br /> trước xã hội một khi gây ra các tác động tiêu cực<br /> tới xã hội và môi trường. Quan điểm này ủng hộ<br /> trách nhiệm xã hội nên là nghĩa vụ tự thân, đó là<br /> trách nhiệm tự ý thức của mỗi doanh nghiệp nhằm<br /> tạo ra một xã hội tốt đẹp. Xét một phương diện<br /> nào đó, quan điểm này như trình bày về một bài<br /> học đạo đức của doanh nghiệp. Phương cách để<br /> đạt được một chuẩn mực đạo đức thường bằng<br /> công cụ tuyên truyền cổ xúy cho các hành vi tự<br /> nguyện. Và doanh nghiệp để hoàn thành một trách<br /> nhiệm xã hội, trước hết họ phải thấu đạt được ý<br /> thức tốt đẹp về nghĩa vụ tạo ra lợi ích cộng đồng<br /> nhằm tăng lợi ích của môi trường mà doanh<br /> nghiệp đang hoạt động, từ đó gián tiếp thúc đẩy<br /> các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có<br /> tinh thần trách nhiệm xã hội. Lý tưởng thường<br /> đẹp đẽ nhưng thực tế lại khác xa nếu chỉ trông chờ<br /> vào ý thức tự thân vận động. Hiệu quả từ các biện<br /> pháp tuyên truyền giáo dục tư tưởng nhận thức<br /> cho doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội thường<br /> rất thấp. Lấy thí dụ về tình trạng ô nhiễm môi<br /> trường ở Việt Nam, các lời kêu gọi cổ động các<br /> doanh nghiệp thực hiện chung tay bảo vệ môi<br /> trường sinh thái trong hoạt động kinh doanh đều<br /> không đạt hiệu quả, bằng chứng đến ngay các<br /> công ty về môi trường còn góp phần tạo ra ô<br /> nhiễm môi trường như Công ty TNHH Sản xuất<br /> Dịch vụ Thương mại Môi trường xanh, Công ty<br /> TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2, Công ty<br /> TNHH Khoa học Công nghiệp Môi trường Quốc<br /> <br /> 4.3 Sự khác biệt mục tiêu giữa doanh nghiệp<br /> và xã hội<br /> Milton Friedman trong một bài báo được đăng<br /> trên tạp chí New York tháng 9/1970 với nhan đề<br /> “Trách nhiệm xã hội của kinh doanh là gia tăng<br /> lợi nhuận cho nó” có nói “Doanh nghiệp chỉ có<br /> một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận,<br /> gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi<br /> của thị trường là cạnh tranh trung thực và công<br /> bằng”. Ông lập luận, người quản lý doanh nghiệp<br /> đại diện cho cổ đông (người chủ doanh nghiệp)<br /> thực hiện công tác quản lý điều hành hoạt động<br /> kinh doanh của doanh nghiệp sao cho tối đa hóa<br /> lợi nhuận. Nếu thực hiện trách nhiệm xã hội thì<br /> chỉ là việc riêng của cá nhân người quản lý bằng<br /> khả năng tài chính và tình cảm riêng chứ không<br /> phải với nguồn lực, tài sản của doanh nghiệp mà<br /> anh ta là người được ủy thác. Nhưng giả sử doanh<br /> nghiệp có thực hiện cái gọi là trách nhiệm xã hội<br /> thì thực chất là vì lợi nhuận.<br /> Khi đứng trên quan niệm của Milton Friedman ta<br /> dễ dàng giải thích được hành vi của các doanh<br /> <br /> 40<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> Việt, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị... bị<br /> xử phạt vì vi phạm làm ô nhiễm môi trường (Thời<br /> báo Sài gòn ngày, 2013).<br /> <br /> đồng bộ để tránh tạo ra chênh lệch lợi ích giữa<br /> doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với<br /> doanh nghiệp luôn tìm cách chối bỏ trách nhiệm<br /> xã hội.<br /> <br /> Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nếu xem là<br /> một nghĩa vụ tự thân thì khó đạt được trong thực<br /> tế. Vậy trách nhiệm xã hội sẽ là một nghĩa vụ bắt<br /> buộc của doanh nghiệp hay nói cách khác trách<br /> nhiệm xã hội nên được thể hiện bằng các quy định<br /> pháp luật mà người giám sát việc thực hiện trách<br /> nhiệm xã hội của doanh nghiệp không ai khác là<br /> Nhà nước.<br /> <br /> Thứ hai, Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết<br /> trách nhiệm xã hội cần phải tôn trọng nguyên lý<br /> cơ bản của doanh nghiệp là tất cả vì lợi nhuận.<br /> Các hoạt động vì trách nhiệm xã hội thực chất là<br /> các hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận của doanh<br /> nghiệp. Các chính sách điều tiết trách nhiệm xã<br /> hội của doanh nghiệp cần phải chặt chẽ, cập nhật<br /> để doanh nghiệp không có cơ hội lách luật. Mặc<br /> khác, liều lượng chế tài của các quy định phải đủ<br /> mạnh để làm gia tăng chi phí doanh nghiệp nếu<br /> doanh nghiệp cứ tiếp tục thực hiện hoạt động kinh<br /> doanh của mình nhưng gây hại cho xã hội. Doanh<br /> nghiệp vì lợi nhuận sẽ tự thân điều chỉnh hành vi<br /> của mình và tạo ra phúc lợi xã hội một cách tự<br /> nguyện.<br /> <br /> Nhà nước nắm trong tay công cụ pháp luật có thể<br /> điều tiết hành vi của mọi cá thể, tổ chức trong xã<br /> hội nên dễ dàng buộc doanh nghiệp phải thực hiện<br /> trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, xét ở tâm lý tự<br /> nhiên của con người, điều bắt buộc luôn gây ra ức<br /> chế và tạo ra phản ứng không muốn tuân theo.<br /> Đối với doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội phải<br /> thực hiện sẽ trở thành điều bắt buộc nếu làm cho<br /> lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Hành vi của doanh<br /> nghiệp theo lẽ tự nhiên là tìm cách không thực<br /> hiện trách nhiệm xã hội theo quy định miễn là lợi<br /> nhuận doanh nghiệp gia tăng. Hiện tượng biết luật<br /> vẫn phạm luật hay lách luật diễn ra là hậu quả tất<br /> yếu cho các quy định pháp luật chưa chặt chẽ và<br /> chưa đủ mạnh đã tạo ra tâm lý bắt buộc cho doanh<br /> nghiệp khi thi hành. Chi phí xã hội do đó sẽ tăng<br /> cao hơn. Vì thế, Nhà nước phải là người tạo ra cơ<br /> chế hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp sao cho<br /> vừa đảm bảo lợi ích của riêng doanh nghiệp vừa<br /> hướng hoạt động của doanh nghiệp tạo ra nhiều<br /> phúc lợi cho toàn xã hội.<br /> <br /> Nhà nước dựa vào nguyên tắc như thế và trên cơ<br /> sở xem xét mối quan hệ tương tác giữa doanh<br /> nghiệp và xã hội để đề ra các chính sách phù hợp.<br /> Xã hội<br /> Tốt<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> (1) Hoạt động kinh<br /> doanh của doanh<br /> nghiệp tạo ra lợi<br /> ích cho bản thân<br /> đồng thời cho xã<br /> hội<br /> <br /> Xấu<br /> <br /> (3) Hoạt động kinh<br /> doanh của doanh<br /> nghiệp tạo ra phúc<br /> lợi tốt cho xã hội<br /> nhưng làm gia tăng<br /> chi phí cho doanh<br /> nghiệp<br /> <br /> Doanh<br /> nghiệp<br /> <br /> Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp<br /> không là một nghĩa vụ hoàn toàn tự thân và cũng<br /> không chỉ là các quy định bắt buộc đơn thuần mà<br /> nên được hiểu là một nghĩa vụ của doanh nghiệp<br /> tự thân thực hiện các quy tắc, quy định trách<br /> nhiệm xã hội mang tính bắt buộc. Thấu đạt điều<br /> này sẽ góp phần tăng tính hiệu quả cho Nhà nước<br /> trong điều hành chính sách điều tiết trách nhiệm<br /> xã hội của doanh nghiệp.<br /> <br /> Xấu<br /> (2) Hoạt động<br /> của<br /> doanh<br /> nghiệp tạo ra<br /> lợi ích cho bản<br /> thân nhưng lại<br /> tác động xấu<br /> đến xã hội<br /> (4) Hoạt động<br /> kinh doanh của<br /> doanh nghiệp<br /> không tạo ra<br /> lợi ích nào cho<br /> doanh nghiệp<br /> lẫn xã hội<br /> <br /> Xuất phát từ quan niệm tất cả vì lợi nhuận của<br /> doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế của doanh<br /> nghiệp ở ô số một, ô số ba và ô số bốn không nhất<br /> thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước.<br /> Ô số một mô tả hoạt động kinh doanh của doanh<br /> nghiệp tạo ra lợi ích cho cả hai bên nên trách<br /> nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong trường hợp<br /> này là một nghĩa vụ tự thân. Doanh nghiệp sẵn<br /> sàng gia tăng hoạt động kinh tế tạo ra phúc lợi xã<br /> hội một cách tự nguyện. Ví dụ, Công ty Cổ phần<br /> Lasta phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố<br /> Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công chương<br /> trình “Vượt lên chính mình” thu hút người theo<br /> <br /> 6. KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC CÁCH THỨC<br /> ĐIỀU TIẾT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA<br /> DOANH NGHIỆP<br /> Nhà nước điều tiết trách nhiệm xã hội của doanh<br /> nghiệp cần thỏa mãn hai điều kiện:<br /> Thứ nhất, tác động của chính sách điều tiết của<br /> Nhà nước đến doanh nghiệp phải công bằng và<br /> 41<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2