intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấp cứu điện giật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày được khái niệm và cơ chế bệnh sinh do điện giật, thực hiện được các bước cấp cứu điện giật tại nơi xảy ra tai nạn và bệnh viện, thái độ cấp cứu khẩn trương, kiên trì, đúng phương pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấp cứu điện giật

  1. BÀI 4 CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT PGS.TS Mai Xuân Hiên Mục tiêu - Trình bày được khái niệm và cơ chế bệnh sinh do điện giật. - Thực hiện được các bước cấp cứu điện giật tại nơi xẩy ra tai nạn và bệnh viện. - Thái độ cấp cứu khẩn trương, kiên trì, đúng phương pháp. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Khái niệm - Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, có thể gây nhiều loại tổn thương cho cơ thể như ngừng tim, ngừng thở và tổn thương các cơ quan gây nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các di chứng nặng nề. - Có hai loại dòng điện: dòng điện xoay chiều (AC) được dùng trong sinh hoạt… và dòng điện một chiều (DC) thấy trong ắc quy, hệ thống điện xe ô tô, đường dây điện cao thế và tia sét… - Tổn thương do điện xẩy ra theo 3 cơ chế: + Tác động trực tiếp của dòng điện lên mô cơ thể. + Chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng nhiệt gây bỏng sâu và bỏng bề mặt. + Tổn thương cơ học do sét đánh, do co cơ, hoặc các chấn thương sau ngã do điện giật. - Khi tiếp xúc, dòng điện một chiều (DC) sẽ đẩy hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện do đó nạn nhân có thời gian tiếp xúc dòng điện ngắn hơn nhưng khả năng gây chấn thương phối hợp cao hơn. Ngược lại, dòng điện xoay chiều (AC) có xu hướng dính chặt lấy nạn nhân (thường là bàn tay) và kéo nạn nhân lại gần nguồn điện hơn do đó kéo dài thời gian tiếp xúc gây tổn thương mô nặng hơn. 1.2. Phân loại tổn thương - Phân loại theo biến áp: tổn thương do điện thường được phân loại theo biến áp cao (> 1000 V) hoặc biến áp thấp (< 1000 V). Biến áp trên đường dây điện cao thế lớn hơn 100.000 V, trong khi biến áp được truyền tải cho mục đích sử dụng (điện sinh hoạt, sản xuất) là 110 V hoặc 220 V. - Phân loại theo lâm sàng: có bốn loại tổn thương do điện 54
  2. + Kiểu tổn thương kinh điển: xuất hiện khi cơ thể là một phần của mạch điện và thường có vết thương vào và vết thương ra. Các vết thương này không giúp dự đoán đường đi của dòng điện, và các biểu hiện tổn thương da có thể gây đánh giá thấp mức độ tổn thương do nhiệt bên trong. + Bỏng tia hay bỏng hồ quang (flash or arc burns): xẩy ra khi hồ quang dòng điện đánh lên da nhưng không vào cơ thể + Bỏng lửa: do ngọn lửa từ nguồn điện bén vào quần áo + Tổn thương do sét (lightning injuries): gây ra do tiếp xúc với dòng điện một chiều (DC) kéo dài trong khoảng 1/10 – 1/1000 giây, nhưng thường có điện áp vượt quá 10 triệu vol. Nhiệt độ đỉnh trong một tia sét, tăng lên trong một phần nghìn giây, có thể đạt tới 30.000 Kelvin hay 29726,850C (nóng gấp 5 lần mặt trời) sẽ phát ra một sóng xung có cường độ lên đến 20 atmosphere (được tạo ra do đốt nóng nhanh không khí xung quanh). Xung sóng này sau đó có thể lan truyền qua cơ thể gây chấn thương cơ học 1.3. Cơ chế bệnh sinh Biểu hiện lâm sàng của các tổn thương do điện được xếp loại từ bỏng da bề mặt nhẹ cho tới rối loạn chức năng đa tạng nặng và tử vong 1.3.1. Tim - Rối loạn nhịp tim, hầu hết các trường hợp là nhẹ và xảy ra trong vòng vài giờ đầu tiên nhập viện. Tuy nhiên, có thể có ngừng tim đột ngột (thường do dòng điện một chiều hoặc sét đánh) hoặc rung thất (thường do dòng điện xoay chiều) trước khi nhập viện. Rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xẩy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi của dòng điện từ tay này sang tay khác. - Tái lập nhịp xoang tự nhiên sau ngừng tim có được ghi nhận trong một số trường hợp tổn thương do điện, nhưng vì liệt hô hấp kéo dài hơn cho nên nhịp tim có thể chuyển sang rung thất do hạ oxy máu. Rối loạn nhịp nhĩ, block tim độ 1 và 2 và block nhánh. 1.3.2. Thận - Tiêu cơ vân (rhabdomyolysis): do hoại tử mô và có thể nặng hơn nếu có tổn thương thận cấp do lắng đọng sắc tố của tế bào cơ trong ống thận. - Giảm thể tích máu: do thoát dịch ra ngoài lòng mạch có thể gây tăng urê máu trước thận và hoại tử ống thận cấp. 1.3.3. Thần kinh Tổn thương cả hai hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên: có thể xuất hiện sau tổn thương do điện. Các biểu hiện bao gồm mất ý thức, yếu hoặc liệt 55
  3. chi, suy giảm hô hấp, rối loạn chức năng thần kinh tự động và rối loạn trí nhớ. Rối loạn cảm giác và vận động do tổn thương thần kinh ngoại biên khá phổ biến. 1.3.4. Da - Bỏng nhiệt bề mặt (superficial), bỏng nhiệt một phần (partial-thickness), và bỏng nhiệt toàn bộ (full-thickness) có thể xảy ra sau tổn thương do điện. Bỏng thường thấy nhất ở các vị trí tiếp xúc với điện và các vị trí tiếp xúc với mặt đất tại thời điểm tổn thương. Không được dựa vào tổn thương bên ngoài để xác định mức độ tổn thương bên trong, đặc biệt với các tổn thương do điện áp thấp. - Bỏng miệng có thể xẩy ra ở trẻ em do bú hoặc nhai dây điện gây chảy máu, gây khuyết tật thẩm mỹ (đặc biệt khi có cả tổn thương vùng mép) 1.3.5. Cơ xương - Xương có điện trở cao nhất so với bất cứ mô cơ thể nào cho nên nó tạo ra một lượng nhiệt lớn nhất khi tiếp xúc với một dòng điện. Vì vậy các vùng tổn thương do nhiệt lớn nhất thường là các mô ở sâu xung quanh các xương dài, có thể gây bỏng màng xương, phá hủy bào chất của xương và hoại tử xương - Ngoài các tổn thương do bỏng, xương có thể bị gẫy do ngã, tổn thương do nổ xương, hoặc do co cứng cơ. Cần phải chụp cột sống cổ (XQ, CT, MRI…) để đánh giá tình trạng gẫy xương ở bệnh nhân có tổn thương do điện hoặc có tình trạng rối loạn ý thức. - Các tổn thương nhiệt do điện ở sâu có thể gây hoại tử và phù nề mô và xuất hiện hội chứng ép khoang cấp tính, dẫn tới tiêu cơ vân và/hoặc tổn thương nội tạng. 1.3.6. Hệ thống mạch máu, đông máu và các tổn thương khác - Tổn thương mạch máu do hội chứng ép khoang hoặc đông cứng các mạch máu nhỏ. - Huyết khối động mạch; hình thành và vỡ các phình mạch (do đông cứng hoặc hoại tử các mạch máu trung bình tạo ra). - Có thể có tổn thương cơ quan bên trong như phổi, dạ dày, ruột non và đại tràng và gây biến chứng đường rò, thủng, nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng (sepsis), và tử vong - Bệnh nhân ngã hoặc bị văng mạnh do tiếp xúc với dòng điện có thể bị tổn thương nặng, cần phải được đánh giá một cách cẩn thận. 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 2.1. Lâm sàng - Bệnh nhân sau khi bị điện giật ngoài bỏng da bề mặt cho tới rối loạn chức năng đa tạng có thể bị một loạt các tổn thương phối hợp như: các chấn thương sau ngã hoặc sau khi bị văng mạnh do điện giật và cần phải được thăm khám tỷ mỷ. Một vài 56
  4. tổn thương có thể không biểu hiện ngay và việc đánh giá lại thường xuyên rất cần thiết - Các cơ quan quan trọng cần được đánh giá bao gồm: + Hô hấp, tuần hoàn và ý thức: xác định triệu chứng ngừng tim phổi (mất ý thức, ngừng thở hoặc thở ngáp cá, không bắt được mạch lớn) + Rối loạn chức năng hô hấp: tắc nghẽn đường thở, bỏng dường hô hấp + Rối loạn chức năng tim mạch: kiểm tra nhịp tim; huyết áp. + Da: đánh giá tổn thương bỏng; tìm kiếm vùng da phồng rộp, cháy đen, và các tổn thương khác; chú ý các nếp gấp da, vùng da xung quanh các khớp, và miệng (đặc biệt là ở trẻ em) + Chức năng thần kinh: đánh giá tình trạng ý thức, đồng tử, chức năng vận động và cảm giác + Mắt: đánh giá thị lực; kiểm tra mắt, bao gồm cả việc thăm khám đáy mắt + Tai, mũi và họng: kiểm tra màng nhĩ; đánh giá thính giác + Cơ xương: kiểm tra và bắt mạch để tìm kiếm các dấu hiệu của tổn thương (như gẫy xương, hội chứng chèn ép khoang cấp tính), và thăm khám cột sống 2.2. Cận lâm sàng - Với những bệnh nhân cần theo dõi hoặc nhập viện sau tổn thương do điện, chúng ta cần làm các cận lâm sàng sau: + Điện tâm đồ + Điện giải máu cơ bản (gồm cả kali và calci) + CK, các men SGOT, SGPT (nhằm xác định tổn thương cơ) + Troponin máu + Công thức máu cơ bản + Các xét nghiệm chức năng thận (creatinin và ure) + Chẩn đoán hình ảnh cho bất cứ vùng nào mà ta nghi ngờ có tổn thương - Có thể làm lại xét nghiệm nếu có chỉ định lâm sàng. Với những bệnh nhân không có triệu chứng, tiếp xúc với điện áp thấp và thăm khám lâm sàng không thấy bất thường thì các chỉ định cận lâm sàng nói chung không cần thiết 57
  5. 3. CẤP CỨU 3.1. Tại nơi xẩy ra điện giật: mục tiêu chính là hồi sinh tim phổi Hình 3.1. Mô hình đưa bệnh nhân ra khỏi nguồn điện - Khẩn cấp cắt nguồn điện hoặc dùng các dụng cụ cách điện đưa bệnh nhân ra khỏi nguồn điện (tránh chạm trực tiếp vào bệnh nhân trước khi cắt được nguồn điện). - Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu theo trình tự C-A-B: + Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền đất cứng hoặc ván cứng đầu ngửa tối đa (không làm nếu chưa loại trừ chấn thương cột sống cổ). + Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần số 100-120 lần/phút. + Khai thông đường thở: lấy dị vật trong miệng nạn nhân + Thổi ngạt kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt. Tiếp tục cấp cứu đến khi tim đập lại, nạn nhân tự thở được . + Khi nạn nhân tự thở được, tim đập lại tiến hành cố định cột sống cổ (nếu nghi ngờ tổn thương), cố định xương gãy, băng cầm máu, truyền dịch nếu có tụt huyết áp, chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Trên đường vận chuyển phải theo rõi sát và duy trì chức năng sống của nạn nhân. 3.2. Tại bệnh viện 3.2.1. Cấp cứu ban đầu - Theo dõi liên tục nhịp tim, huyết áp, SpO2, nhịp thở bằng máy monitor. - Thở oxy qua xông mũi hoặc mặt nạ, đặt canuyn miệng nếu tụt lưỡi. - Nếu suy hô hấp nặng phải bóp bóng oxy qua mặt nạ hoặc đặt nội khí quản, thở máy. - Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên chắc chắn. - Theo dõi nước tiểu. 58
  6. - Làm các xét nghiệm cơ bản: + Công thức máu, ure, creatinin máu, điện giải máu, đường máu, CK, các men SGOT, SGPT + Ghi điện tim, chụp phim phổi. 3.2.2. Điều trị tiếp theo - Bệnh nhân có tổn thương nặng thường được chuyển vào khoa hồi sức tích cực. - Bệnh nhân có tổn thương bỏng điện nặng cần được chuyển tới trung tâm bỏng khi ổn định về hồi sức. - Nếu nghi ngờ bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn điện áp cao (> 1000 V), cần theo dõi sát tình trạng tim mạch từ 12 - 24 giờ mặc dù không thấy rõ bất cứ tổn thương nào. Ngoài ra cũng cần theo dõi sát những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch, bệnh nhân đau ngực, hoặc có bằng chứng mất ý thức hoặc rối loạn nhịp tim trước đó ở những bệnh nhân tiếp xúc với nguồn điện áp thấp (< 1000 V) - Bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc với nguồn điện áp thấp, thăm khám lâm sàng cho kết quả bình thường thì không cần thiết phải tiến hành các thăm khám cận lâm sàng và có thể cho ra viện - Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc bỏng da nhẹ, điện tâm đồ và xét nghiệm nước tiểu bình thường (không có hemoglobin niệu) thì có thể được theo dõi trong vài giờ trước khi ra viện 4. CÁCH PHÒNG CHỐNG - Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần… Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng lọai dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà. - Phải lắp cầu dao hay áptômát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do chập điện. - Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện. Không đặt trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hỏa trong nhà. Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước… để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ. 59
  7. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Tổn thương do điện giật xẩy ra theo mấy cơ chế? A. Một cơ chế. B. Hai cơ chế C. Ba cơ chế Đáp án đúng: A 2. Cơ chế bệnh sinh của bỏng do điện giật biểu hiện lâm sàng như thế nào? A. Cơ chế bệnh sinh của bỏng do điện giật biểu hiện lâm sàng của các tổn thương được xếp loại từ bỏng da bề mặt nhẹ cho tới rối loạn chức năng đa tạng nặng và tử vong. B. Cơ chế bệnh sinh của bỏng do điện giật biểu hiện lâm sàng của các tổn thương được xếp loại từ bỏng da bề mặt, không gây rối loạn chức năng đa tạng nặng và tử vong. C. Cơ chế bệnh sinh của bỏng do điện giật biểu hiện lâm sàng của các tổn thương bỏng da, cân, cơ. Đáp án đúng: C 3. Bệnh nhân cần theo dõi hoặc nhập viện sau tổn thương do điện, chúng ta cần làm các xét nghiệm gì? A. Không cần làm xét nghiệm B. Làm các xét nghiệm thường quy đơn thuần. C. . Làm các xét nghiệm thường quy, điện giải máu cơ bản (gồm cả kali và calci) men CK, các men SGOT, SGPT (nhằm xác định tổn thương cơ), troponin máu và chẩn đoán hình ảnh cho bất cứ vùng nào mà ta nghi ngờ có tổn thương. Đáp án đúng: A 4. Biện pháp cấp cứu ngay khi có nạn nhân bị điện giật? A. Khẩn cấp cắt nguồn điện hoặc dùng các dụng cụ cách điện đưa bệnh nhân ra khỏi nguồn điện (tránh chạm trực tiếp vào bệnh nhân trước khi cắt được nguồn điện). B. Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu theo trình tự C-A-B sau đó tiến hành đưa nạn nhân ra khỏi nguồn điện C. Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực. Đáp án đúng: A 60
  8. 5. Khi có nạn nhân bị điện giật ngừng tim phổi nhanh chóng cấp cứu theo trình tự C-A-B theo nguyên tắc gì? A. Tại chỗ. B. Vừa vận chuyển vừa cấp cứu. C. Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân về bệnh viện nơi gần nhất. Đáp án đúng: A 6. Biện pháp cấp cứu cơ bản khi có nạn nhân bị điện giật? A. Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu theo trình tự C-A-B. B. Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu theo trình tự A-B -C C. Nếu nạn nhân ngừng tim phổi phải nhanh chóng cấp cứu theo trình tự B-A-C. Đáp án đúng: A 7. Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần số bao nhiêu lần/phút A. Ép tim với tần sô số 60-80 lần/ 1 phút. B.Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần số 100-120 lần/phút C. Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần số 120-150 lần/phút Đáp án đúng: b 8. Thổi ngạt theo phương pháp gì ? A. Thổi ngạt kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt. B. Thổi ngạt kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, 15 lần ép tim 2 lần thổi ngạt. C. Thổi ngạt kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, 15 lần ép tim 1 lần thổi ngạt. Đáp án đúng: A 9. Khi nào thì dừng cấp cứu A. Tiếp tục cấp cứu đến khi tim đập lại, nạn nhân tự thở được . B. Cấp cứu trong thời gian 30 phút . C. Tiếp tục cấp cứu đến khi môi hồng trở lại . Đáp án đúng: A 10. Khi nạn nhân tự thở được, tim đập lại các bước tiếp theo làm gì? A. Tiến hành chuyển nạn nhân về cơ sở diều trị bỏng để xử trí tổn thương. B. Cho nạn nhân về nhà khi có bất thường thì đến bệnh viện. C. Tiến hành chuyển nạn nhân về cơ sở cấp cứu gần nhất tiếp tục theo dõi các chức phận sống như hô hấp, tuần hoàn, bù nước và điện giải. Chuyển tới trung tâm bỏng khi ổn định về hồi sức. Đáp án đúng: C 61
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Văn Đính. Điện giật. Cẩm nang cấp cứu. Nhà xuất bản y học 2012 trang 414- 418. 2. Nguyễn Viết Lượng. Cấp cứu điện giật. Cấp cứu những tai nạn thường gặp. Nhà xuất bản thể dục thể thao 2001. Trang 110-112 62
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2