intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán hình ảnh trong y học

Chia sẻ: Chu Hoang Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

313
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán hình ảnh (imaging diagnosis) hay hình ảnh học y khoa (imagerie médicale) là ngành ứng dụng các kỹ thuật khoa học công nghệ vào chẩn đoán y học nhằm khám phá các cấu trúc của cơ thể con nguời, được thể hiện bằng những hình ảnh theo qui ước. Cho đến nay, ngành chẩn đoán hình ảnh bao gồm những kỹ thuật chính: XQuang, Siêu âm, X-Quang cắt lớp điện toán (CT scanner – computed tomography scanner), Cộng hưởng từ (MRI – magnetic resonance imaging) và Y học hạt nhân....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán hình ảnh trong y học

  1. Chẩn đoán hình ảnh (imaging diagnosis) hay hình ảnh học y khoa (imagerie médicale) là ngành ứng dụng các kỹ thuật khoa học công nghệ vào chẩn đoán y học nhằm khám phá các cấu trúc của cơ thể con nguời, được thể hiện bằng những hình ảnh theo qui ước. Cho đến nay, ngành chẩn đoán hình ảnh bao gồm những kỹ thuật chính: X- Quang, Siêu âm, X-Quang cắt lớp điện toán (CT scanner – computed tomography scanner), Cộng hưởng từ (MRI – magnetic resonance imaging) và Y học hạt nhân. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhất là ngành công nghệ thông tin, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh không ngừng được cải tiến nhằm nâng cao khả năng chính xác và tính hữu ích của nó. Như truy tìm và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chẩn đoán các giai đoạn của bệnh, và điều trị bệnh, vai trò này ngày càng chiếm vị trí to lớn. X - Quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được ứng dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX, ứng dụng tia X do nhà vật lý học Roentgen khám phá vào năm 1895. Kỹ thuật này từ khi ra đời, đã thống trị ngành chẩn đoán hình ảnh trong một thời gian dài hơn nửa thế kỷ và vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán cho đến ngày nay. Vì vậy mà trước đây, ngành chẩn đoán hình ảnh có tên gọi là ngành X - quang. Mãi cho đến những năm 1950, kỹ thuật hình ảnh thứ hai là Y học hạt nhân (còn gọi là ghi hình phóng xạ hay xạ hình) lần đầu tiên được đưa vào ứng dụng trên lâm sàng với máy ghi hình gamma đặc biệt. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đưa vào trong cơ thể một loại chất phóng xạ có liều rất thấp, chất này sẽ được các cơ quan, nội tạng hấp thu rồi phát ra những tín hiệu phóng xạ được máy ghi hình gamma thu nhận và đo đạc. Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thứ ba được đưa vào ứng dụng lâm sàng từ những năm 1960. Kỹ thuật này sử dụng một đầu dò phát ra chùm sóng âm thanh có tần số rất cao (gọi là sóng siêu âm mà tai người không nghe được) đi xuyên vào cơ thể, lan truyền đến các cơ quan nội tạng bên trong, tương tác năng lượng, sau đó một phần sóng được phản hồi trở lại và được đầu dò thu nhận, chuyển tín hiệu về bộ phận xử lý để cho ra những hình ảnh sống động của cơ quan nội tạng đó mà ta thấy được như ngày nay. Đây là kỹ thuật ứng dụng nguyên lý của sóng âm thanh, không bức xạ nên có tính an toàn sinh học cao. Cho đến nay, nhờ những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số, cộng nghệ chế tạo máy, các kỹ thuật siêu âm Doppler màu, siêu âm 3 chiều, 4 chiều, siêu âm trong lòng các ống tiêu hóa, trong lòng mạch máu, đường tiết niệu… với các kích thước đầu dò ngày càng nhỏ nhưng độ phân giải ngày càng cao đã nâng cao chất lượng hình ảnh cho chẩn đoán. Từ thập niên 1970, kỹ thuật số bắt đầu được ứng dụng vào X-Quang đã làm kỹ thuật này phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, được xem là một cuộc cách mạng. X-Quang số hóa hay X-Quang kỹ thuật số đã làm giảm đáng kể liều tia xạ phát ra khi chụp, chất lượng hình ảnh được nâng cao nhờ tăng độ phân giải không gian và phân giải tương phản. Ngoài ra hình ảnh có thể được xử lý với các phần mềm, có thể dựng hình, tái tạo hình 3 chiều, nâng cao tính chính xác của chẩn đoán cũng như dễ dàng lưu trữ, truy cập và chuyển tải. Đỉnh cao về chiều sâu của sự kết hợp này là sự
  2. phát minh ra máy chụp X-Quang cắt lớp điện toán đã mang lại cho Hounsfield, được xem là cha đẻ của loại máy này, giải Nobel Y học vào năm 1972. Hiện tượng cộng hưởng từ đã được khám phá từ những năm 1950, nhưng mãi đến thập niên 80 mới được ứng dụng đầu tiên trên lâm sàng. Máy cộng hưởng từ đầu tiên được đưa ra thị trường và được Tổ chức thuốc và thực phẩm (FDA) của Mỹ công nhận vào năm 1984 và ngay sau đó đã phát triển rộng rãi. Đây là kỹ thuật tạo ảnh ứng dụng những nguyên lý cộng hưởng của từ trường bên ngoài (máy cộng hưởng từ, bản chất là khối nam châm có từ lực cao) và bên trong (từ trường do cơ thể tạo ra). Do đó, cũng như siêu âm, nó có tính an toàn sinh học cao nên có thể dùng để chẩn đoán các bệnh lý của bào thai, trẻ em… Tuy nhiên, giá thành chụp cộng hưởng từ cho đến nay còn đắt. + X - Quang: Hệ thống X - Quang tại Bệnh viện Đại học Y Dược đã được kỹ thuật số hóa toàn bộ đã giảm thiểu đáng kể liều tia xạ phát ra khi chụp so với các hệ thống máy X - Quang thông thường, chất lượng hình ảnh cao hơn, được xử lý và lưu trữ lâu dài. Hệ thống máy in phim khô, kỹ thuật số trên nền phim chất lượng cao cho ra những tấm phim đến tay người bệnh có hình ảnh sắc nét, bảo quản được lâu dài và giảm đáng kể thời gian chờ đợi kết quả. Bệnh viện thực hiện tất cả các kỹ thuật chụp X - Quang thông thường, các loại X - uang có cản quang, X - Quang vú, X - Quang động học tống phân (defecography)… cũng như các kỹ thuật thủ thuật như chụp mật xuyên gan qua da, chụp mật tụy qua nội soi, sinh thiết tuyến vú dưới hướng dẫn của máy X - Quang vú… + Siêu âm: Ngoài các loại siêu âm tổng quát thông thường, siêu âm tim, siêu âm Doppler màu mạch máu và nội tạng các loại, siêu âm sản phụ khoa, khoa chẩn đoán hình ảnh đã thực hiện các loại kỹ thuật siêu âm đặc biệt như: • Siêu âm 3 chiều, 4 chiều, • Siêu âm trong mổ mở và mổ nội soi với các đầu dò chuyên dụng, • Siêu âm lòng trực tràng, lòng hậu môn để đánh giá các bệnh lý của hậu môn trực tràng với đầu dò xoay 360 độ tái tạo hình 3 chiều, • Siêu âm tuyến tiền liệt với đầu dò 2 bình diện Doppler màu, 3 chiều dễ dàng đánh giá đo đạc tổn thương và sinh thiết đúng qui cách, ít đau, • Siêu âm bơm nước lòng tử cung, • Thực hiện các thủ thuật can thiệp: các loại sinh thiết, khảo sát tế bào bằng chọc hút kim nhỏ (FNA), chọc hút, dẫn lưu dịch, áp xe… + Chụp cắt lớp điện toán (CT scanner): Thực hiện tất cả các kỹ thuật chụp trên máy CT đa lớp cắt, đo đạc, tái tạo, dựng hình… cung cấp những thông tin thiết thực cho chẩn đoán và điều trị. + Chụp Cộng hưởng từ MRI: Máy có từ trường cao 1,5 Tesla, công nghệ ma trận ghi hình toàn thân (TIM) làm cho thời gian chụp được nhanh hơn với chất lượng hình cao, kết nối được các bộ phận, toàn thân. Bệnh viện thực hiện tất cả các kỹ thuật, chụp tất cả các bộ phận: sọ não, đầu - mặt - cổ, cột sống, phần mềm, cơ - xương - khớp, vùng bụng - chậu, tuyến vú, chụp mạch máu …
  3. Thiết bị chẩn đoán hình ảnh Siemens một thương hiệu lớn và là niềm tự hào của nghành công nghệ cao của Đức đã giới thiệu nhiều sản phẩm ứng dụng trong công nghệ y học trên toàn thế giới với một dải sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng một cách tốt nhất cho lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện hiện nay. Các thiết bị của Siemens bao gồm các chủng loại như: Thiết bị MRI, CT Scaner, Xạ trị ( Y học hạt nhân) , máy siêu âm , máy X Quang thường qui, Máy X quang di động, X Quang tăng sáng truyền hình số hoá… Thiết bị của Siemens hiện có mặt ở hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đã và đang phát huy hiệu quả phục vụ cho các bác sỹ đưa ra các chẩn đoán chính xác nhằm nâng cao chất lượng điều trị phục vụ bệnh nhân đáp ứng ngày càng tốt hơn trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Hãng ARIBEX Mỹ là một hãng lớn chuyên sản xuất các thiết bị X Quang cầm tay, được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán y khoa và lĩnh vực pháp y. Với thiết kế nhỏ gọn, tính cơ động cao, bên cạnh liều tia X rất thấp gần như vô hại với sức khoẻ con người, máy X quang cầm tay của ARIBEX đem lại một bước đột phá trong công nghệ cũng như tính tiện dụng của nó. Với sự phát triển như vũ bão của loại hình dịch vụ nha khoa thẩm mỹ, X quang cầm tay là một dụng cụ hữu hiệu của các bác sỹ nha khoa trong thế kỷ 21. HỆ THỐNG CHỤP QUÉT SỐ HÓA THEO CHIỀU DÀI CƠ THỂ Model: DDR Inventor – V; Hãng JSB - MEDICAL DIVICE – Hàn Quốc 1. Đặc điểm chính về DDR Inventor – V DDR Inventor – V ( Hệ thống chụp quét số hóa theo chiều dài xương) là một thiết bị có khả năng tạo ảnh cho toàn bộ chiều dài cột sống cũng như các chi trên, chi dưới thông qua việc sử dụng một phương pháp quét để tạo ra hình ảnh số hóa có độ phân giải cao với lượng tia – x nhỏ hơn trong các phương pháp tạo ảnh đã được sử dụng. Hệ thống này thay đổi hoàn toàn phương pháp tạo ảnh như thế nào theo chiều dài xương được sử dụng. Nó loại trừ sự cần thiết của quá trình ghép mảng ảnh ( nếu cần khảo sát một hình ảnh x – quang nào đó nằm ngoài cassette hoặc tấm cảm biến kỹ thuật số) và tạo ra một hình ảnh cột sống đầy đủ trên một lần chụp. Hình ảnh liền mạch bởi một lần chụp, từ đó có thể giảm được liều chụp và nỗi lo lắng đối với người bệnh, bởi
  4. vì một hình ảnh cột sống đầy đủ hoặc theo chiều dài xương chỉ một lần chụp và việc ghép mảng ảnh bị loại trừ. DDR Inventor – V tăng năng xuất sử dụng và quá trình chụp. 2. Các áp dụng DDR Inventor – V có thể được sử dụng trong các áp dụng sau đây: • Toàn bộ cột sống • Chiều dài xương • Lồng ngực • Các kiểm tra theo chiều đứng khác 3. Các đặc điểm và lợi ích 1). Chất lượng hình ảnh cao và bức xạ liều lượng thấp bởi vì đầu cảm biến hoàn hảo. DDR Inventor – V, Chụp quét số hóa theo chiều dài xương, kế thừa của đầu cảm biến buồng Ion nhiều kênh MIC ( Detector of Multi – chanel Ionization Charmble). Hệ số lấp đầy cao, không có điểm ảnh chết và kế thừa hệ thống quét. Các đặc điểm của đầu cảm biến MIC tạo ra chất lượng hinh ảnh xuất sắc.với bức xạ thấp bảo vệ người bệnh. 2). Phần mềm tương thích và tiện lợi Hệ thống DR hoạt động dựa vào DICOM, hoàn toàn tương thích với hệ thống thông tin bệnh viện HIS ( Hospital Information System). Thậm chí bệnh viện không cần PACS có thể quản lý dữ liệu bệnh nhân và hình ảnh độc lập. 3). Hoạt động kinh tế DDR Inventor – V là một giải pháp kinh tế, từ đầu cảm biến MIC có tuổi thọ dài vì không bị ảnh hưởng đối với nhiệt độ, độ ẩm, dao động và xử lý. Hơn nữa, JSB có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ bán hàng trong thời gian ngắn, từ công nghệ cốt lõi và giữ thẩm quyền sáng chế. 4). Các bước tiến trong phương pháp tạo ảnh theo chiều dài • Không cần kích thước casette dài • Kích thước tạo ảnh tùy ý: kích thước ảnh lớn nhất 16” x 39” ( 41 cm x 99 cm)
  5. ( mở rộng toàn bộ cột sống, chiều dài xương) • Hiệu quả rất lớn trong chấn thương chỉnh hình ( tỷ lệ 1:1 quét theo hướng thẳng đứng) 4. Đầu cảm biến MIC 1). Chuyển đổi trực tiếp Hầu hết hệ thống chụp x - quang số hóa đã dựa vào thiết bị áp điện ( CCD) và khoáng chất – silic ( amorphos – silicon) kiểu chuyển đổi trực tiếp, sủ dụng bộ dao động chuyển đổi tia tới của tia- x thành ánh sáng nhìn thấy. Chúng cần phải có 2 quá trình để có tín hiệu điện cho hình ảnh số hóa và chất lượng hình ảnh ảnh hưởng đáng kể bởi bộ dao động. Đầu cảm biến MIC là kiểu cảm biến trực tiếp. Các tia- x bức xạ truyền thống qua người bệnh tập trung vào khoảng không gian giữa các điện cực và chất khí đã làm đầy trong buồng đã bị ion hóa để tạo ra nạp điện trên các cặp điện cực tương ứng. Quá trình nạp đã được đọc trực tiếp bởi điện cực. 2). Hệ số lấp đầy cao và không có điểm ảnh chết Hệ số lấp đầy là tỷ lệ của khu vực cảm biến của điểm ảnh đến khu vực hiệu quả của bản thân các phần tử cảm biến. Nếu hệ số làm đầy nhỏ, các photon ánh sáng từ một phần của tia – x tới có thể không bao giờ được phát hiện. Đầu cảm biến MIC đã không làm mất vùng cảm biến hiệu quả bởi vì hầu hết tất cả các ion đã thu được giữa các điện cực. Trên hết, đầu cảm biến MIC gần như không có điểm ảnh chết bởi đặc điểm bên trong. 3). Khả năng cao Đầu cảm biến MIC có tính lâu bền mạnh trong môi trường hoạt động như là nhiệt độ xung quanh ( - 10 °C - 45 ° C), độ ẩm, dao động, xử lí. Các đặc điểm này cung cấp cho người sử dụng trong hoạt động kinh tế 5. Các bước tiến trong phương pháp quét 1). Không có bức xạ tán xạ Các photon tia – x tán xạ có thể được kết hợp đáng kể để mà chụp ảnh. Trong việc chụp trên tấm phẳng DR hoặc trên phim x – quang, các bức xạ tán xạ ( thứ cấp) gây ra giảm độ tương phản của hình ảnh. Ảnh hưởng chính của bức xạ tán xạ đã làm tăng nhiễu hình ảnh.Các lưới lọc đã được sử dụng để làm giảm các bức xạ tán xạ, nhưng cũng tạo ra giả ảnh trên hình ảnh. Trong kiểu quét, cung trùm tia bị bộ chuẩn trực ( collimator) làm giảm các bức xạ tán xạ từ người bệnh và cấu trúc đường thẳng của đầu cảm biến cũng ngăn
  6. các tia tán xạ tới từ người bệnh. Bởi vậy, không cần thiết xử lí hình ảnh khắt khe để loại bỏ tạp âm từ bức xạ tán xạ, và tốc độ xử lí hình ảnh rất nhanh. 2). Liều thấp Thời gian chụp thông thường của chụp trên phim x – quang cho lồng ngực khoảng 0,01~ 0,05 giây… Trong trường hợp quét DR, thời gian chụp trên một dòng tùy thuộc tốc độ quét và dưới 0,005 giây ở tốc độ quét bình thường. Bởi vậy, ảnh hưởng thời gian chụp quét DR là ngắn hơn hệ thống chụp x – quang khác. Hơn nữa, đặc điểm đầu cảm biến MIC liên quan đến chất lượng hình ảnh khi chuyển đổi trực tiếp, bức xạ tán xạ thấp và hệ số lấp đầy cao kết hợp làm giảm liều xạ trên bệnh nhân. 3). Độ méo thấp Trên phim x – quang và đầu cảm biến kiểu loại tấm phẳng không có thể tránh méo hình ảnh theo hướng chiều dọc hay chiều ngang. Quét DR của D DR Inventor - Vchỉ ra kích thước hình ảnh thực theo hướng chiều thẳng đứng. 6. Mô tả hệ thống 6.1 Cấu hình 1. Tủ điều khiển: Bộ điều khiển/ hộp điều khiển điện tử (01 tủ) 2. Bộ đỡ bóng x – quang ( 01 bộ) 3. Bóng x quang ( 01 bóng) 4. Bộ Chuẩn trực ( 01 bộ) 5. Cáp cao thế ( 01 bộ) 6. Đầu cảm biến ( kiểu quét) ( 01 bộ) 7. Trạm làm việc ( 01 bộ) Đèn đọc Film X Quang
  7. Thiết bị chẩn đoán hình ảnhHỆ THỐNG CHỤP QUÉT SỐ HÓA THEO CHIỀU DÀI CƠ THỂ Đèn đọc Film X Quang
  8. Các chủng loại đèn đọc Film X Quang thông dụng được các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh tin dùng trong các bệnh viện Máy X quang di động
  9. Giới thiệu chung: Máy X quang di động là một dòng sản phẩm trong đại gia đình thi ết b ị X quang c ủa Siemens. Với thiết kế gọn, trọng lượng phù hợp, kết hợp với bàn điều khi ển d ễ thao tác, bên cạnh chất lượng tuyệt vời của hình ảnh, máy X Quang di động của Siemens là thiết bị linh hoạt và rất có hiệu quả trong các phòng ICU, xe c ứu thương, các phòng khám lưu động .. Hiện tại máy có mặt ở hầu hết các bệnh viện lớn trong c ả n ước và được chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Các model đang được quan tâm: Mobilett XP Digital, Polymobile Plus, III… Máy XQuang thường qui Model: Multix Swing Giới thiệu chung:
  10. Máy X quang thường qui của Siemens với Multix Swing là m ột th ương hi ệu đ ược bi ết đến với tính chất chụp đa dạng, thuận tiện và có độ bền lý tưởng. Với thi ết kế khoa học và chất lượng cao theo tiêu chuẩn công nghệ tiên ti ến, cùng v ới các ph ụ ki ện đồng bộ, Multix Swing luôn là thiết bị đầu tay của các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh t ại các bệnh viện lớn và các trung tâm chẩn đoán. Mọi chi tiêt về kĩ thuật và giá cả cần thông tin, xin vui lòng liên h ệ v ới phòng qu ản lý sản phẩm Tel: 04-296 22 69. Máy Xquang tăng sáng truyền hình Model Iconos MD, R100, R200 Giới thiệu chung: Là một thiết bị cơ bản trong phòng chụp X quang có độ bảo v ề nh ờ m ột h ệ th ống Camera khuyếch đại và truyền hình ảnh trên màn hình. Máy XQ tăng sáng ngày nay hầu như thay thế dần các kiểu XQ thường qui để nâng cao chất lượng điều trị và tránh tác động bởi tia X vơi nhân viên y tế. Chi tiết … Máy cộng hưởng từ MRI
  11. Một ứng dụng khác trong chẩn đoán y học hiện đại là máy cộng hưởng từ (MRI), một thiết bị sử dụng kĩ thuật cộng hưởng tạo ảnh bằng sóng radio trong t ừ tr ường điện và nam châm, ít gây hại cho sức khỏe con người so v ới các máy XQ th ường quy và chụp cắt lớp do sử dụng tia X . Siemens là một trong các nhà sản xuất đi đầu trong lĩnh vực MRI và không ngừng cho ra mắt các sản phẩm mang tính cách m ạng trong ứng dụng y học hạt nhân cho chẩn đoán. Với kinh nghi ệm sản xu ất lâu năm cùng v ới sự đóng góp trực tiếp của các nhà khoa học vật lý và các bác s ỹ chuyên ngành y h ọc hạt nhân tại các trường Đại học và bệnh viện hàng đầu Hoa Kỳ và trên thế gi ới. Máy MRI của Siemens khẳng định được là một trong các thương hiệu hàng đầu thế gi ới. Chi tiết … Máy siêu âm màu số hóa Máy siêu âm màu số hóa của Siemens là người bạn đồng hành của các bác sỹ CĐHA tại các bệnh viện lớn trong cả nước. Máy siêu âm màu với các phần mềm khảo sát tiên tiến đã mang lại kết quả cao trong chẩn đoán trong các lĩnh v ực nh ư: Sản khoa,
  12. tim mạch, mạch máu ngoại vi, tuyến giáp…Phần mềm hòa âm THI, phần m ềm trường nhìn mở rộng của Siemens làm tăng thêm giá tr ị trong khảo sát các mô b ệnh học trên phạm vi rộng, tránh bỏ sót các tổn thương giúp cho các bác sỹ lâm sàng chẩn đoán chính xác. Chi tiết … Máy chụp cắt lớp điện toán CT Scanner Máy chụp cắt lớp điện toán CT Scanner là một chủng loại thiết bị chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu trong chuyên nghành X Quang. Siemens sau nhiều năm nghiên cứu sản xuất đã cho ra đời nhiều chủng loại thiết bị chụp cắt lớp Computer Tomography scaner ( CT scanner) với 2,4,6,16,40,64 lát cắt được ứng d ụng cho các chuyên nghành chẩn đoán khác nhau như: Sọ não, tiêu hóa, tim m ạch can thi ệp, TMH, hô h ấp… đem lại một kết quả ngoài sự mong đợi của các bác sỹ lâm sàng. Máy chụp CT Scanner của Siemens hiện có mặt ở hầu hết các bệnh viện trong toàn quốc, với chất l ượng hình ảnh rõ với từng lớp cắt chi tiết, độ phân giải cao, tương phản với các mô b ệnh h ọc đem đến sự chẩn đoán chính xác rất cao mà các thiết bị thăm dò khác không đạt tới. Chi tiết … Máy siêu âm chẩn đoán Siemens G20
  13. G20 là máy siêu âm đen trắng số hóa thế hệ cải tiến gần đây của SIEMENS Đức, được sản xuất trên nền tảng công nghệ hiện đại và kinh nghiệm của Siemens về sản xuất các thiết bị CĐHA , máy siêu âm đen trắng số hóa với nhiều tính năng nổi trội , với chất lượng hình ảnh rõ nét, có độ bền và tính ổn định cao trong nhiều năm đã và đang chiếm được c ảm tình của các bác sỹ CĐHA trong c ả nước . Máy siêu âm G 20 của Siemens hiện diện ở hầu hết các phòng khám siêu âm ở các bệnh viện trong toàn quốc. Chi tiết … Thiết bị X quang cầm tay ARIBEX Mỹ Máy Xquang cầm tay (Mobile handheld X Ray) của ARIBEX M ỹ bao gồm các models :
  14. 1- Model sử dụng trong nha khoa: NOMAD Intraoral, CE Dental X-Ray System, 220V AC Battery Charger 2-Model sử dụng cho mục đích thăm khám chung: NOMAD Examiner, X-Ray System, 220/240V AC Battery Charger, Forensic, Veterinary, Industrial Applications. CE marked Một số tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh các bệnh tim mạch. Chẩn đoán chính xác bệnh luôn là những đòi hỏi hàng đầu để giúp các thày thuốc có được quyết định đúng đắn trong hướng điều trị cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh còn giúp hướng dẫn phối hợp trong thủ thuật điều trị (ví dụ như chụp động mạch vành, siêu âm hướng dẫn đóng lỗ thông liên nhĩ...). Một số tiến bộ trong chẩn đoán bệnh tim mạch được đề cập đến những năm gần đây là: Siêu âm tim mạch: đặc biệt là siêu âm - Doppler tim, nhất là siêu âm tim Doppler màu ngày càng được ứng dụng rộng rãi chúng giúp cho không những chỉ xác định được hình thái tim và các mạch máu mà còn giúp xác đinh được tốc độ dòng chảy qua các cấu trúc tim, mạch để xác định được chênh áp qua van, qua chỗ hẹp mạch, xác định các lỗ thông, sự hở van, mức độ hở van tim thông qua dòng phụt ngược trên phổ Doppler hoặc dòng màu... Bên cạnh đó còn giúp tính ước được áp lực động mạch phổi... Siêu âm tim qua thực quản, là một kỹ thuật cho phép nhìn rõ cấu trúc tim hơn, giúp xác định chính xác hơn một số chi tiết quan trọng mà siêu âm qua thành ngực có thể bỏ sót như huyết khối trong buồng tim, tách thành động mạch chủ, các lỗ thông... Siêu âm tim gắng sức và siêu âm tim với thuốc tăng co bóp cơ tim giúp xác định vùng cơ tim thiếu máu trong bệnh ĐMV hoặc xác định khả năng sống của cơ tim. Siêu âm tim trong lòng mạch (IVUS): qua đường ống thông đưa đầu dò siêu âm rất nhỏ vào trong lòng mạch (thường là động mạch vành) để giúp xác định rõ cấu trúc mảng xơ vữa thành mạch, đường kính lòng mạch và đoạn mạch lành để giúp can thiệp mạch vành hiệu quả hơn (hình 1).
  15. Hình1: Hình ảnh siêu âm trong lòng mạch vành qua các giai đoạn vơ vữa Phương pháp chụp cắt lớp nhiều mặt cắt (CT multiple slides) thế hệ mới có thể giúp đánh giá được hệ thống động mạch vành đoạn gần, đặc biệt là mức độ vôi hóa động mạch vành mà không phải can thiệp xâm nhập (chụp ĐMV). (hình 2). Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) trong tim mạch đã thực sự là phương pháp chẩn đoán hình ảnh động rất có ý nghĩa trong tim mạch, cho phép đánh giá được chính xác các cấu trúc tim, đặc biệt là trong các bệnh tim bẩm sinh. Phương pháp chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) là phương pháp không xâm lấn có thể cho phép xác định khá chính xác hình thái các mạch máu, dị dạng mạch, phình tách mạch, thậm chí cả hệ thống động mạch vành. Hình 2: chụp cắt lớp nhiều mặt cắt động mạch vành trước và sau điều trị Vai trò của phóng xạ đồ tưới máu cơ tim (SPECT) cũng rất quan trọng trong tim mạch. Biện pháp này giúp chẩn đoán vùng thiếu máu cơ tim trong bệnh lý ĐMV và đặc biệt
  16. giúp đánh giá khả năng phục hồi (khả năng sống còn) của cơ tim để giúp quyết định có điều trị tái tưới máu ĐMV hay không. 2. Một số tiến bộ trong điều trị các bệnh tim mạch. Nhiều tiến bộ trong điều trị các bệnh tim mạch trong những năm gần đây đã làm thay đổi hẳn quan điểm và tiên lượng trong điều trị bệnh tim mạch. Trong số đó phải kể đến vai trò nổi bật của ngành Tim mạch học can thiệp, đã giải quyết được khá nhiều bệnh lý tim mạch mà trước đây hoặc phải mổ hoặc bó tay. 2.1. Tiến bộ trong điều trị bệnh động mạch vành. Có lẽ đây là bệnh lý khá phổ biến nên cũng có nhiều tiến bộ nhất. Sự hiểu biết và ứng dụng các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu thế hệ mới đã giúp cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh như đã đề cập ở trên. Vai trò của clopidogrel trong hội chứng mạch vành cấp đã được khẳng định qua các nghiên cứu CURE và PCI-CURE. Khi cho thuốc này đã làm giảm nguy cơ tương đối tới 30% so với nhóm không được cho. Các thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa là những thuốc ức chế ngưng kết tiểu cầu ở giai đoạn cuối đã tỏ ra có lợi ích đặc biệt ở những bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp, có nguy cơ cao và được can thiệp. Can thiệp động mạch vành qua da (nong và/hoặc đặt Stent) ĐMV có thể không còn là vấn đề mới mẻ nữa vì chúng đã được thực hiện một cách thường quy và góp phần cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh cũng như phát triển một ngành mới trong tim mạch. Kể từ khi Gruntzig (1978) lần đầu tiên nong ĐMV qua đường ống thông luồn từ ĐM đùi, cho đến nay, phương pháp này đã trở thành một trong những phương pháp hàng đầu trong điều trị bệnh ĐMV. Tuy nhiên, cùng với thời gian đã có nhiều tiến bộ, cải tiến đáng kể trong việc can thiệp động mạch vành với những thiết bị ngày một tinh vi, an toàn và hiệu quả hơn. Việc nong và đặt ĐMV truyền thống đã có những hạn chế nhất định như tỷ lệ tái hẹp động mạch vành vẫn còn cao (tới 20 - 30%) sau can thiệp. Trong cơ chế gây tái hẹp thì quan trọng nhất vẫn là hiện tượng tăng sinh của lớp áo trong mạch máu (neointia hyperplasia). Để khắc phục hiện tượng này, người ta đã phát minh ra phương pháp phủ thuốc chống phân bào lên Stent để đặt vào trong ĐMV và đã làm giảm đáng kể tái hẹp. Hiện nay Stent bọc thuốc Sirolimus (Stent Cypher) đang được ứng dụng rộng rãi để chống tái hẹp ĐMV (một thách thức đáng kể khi can thiệp ĐMV).
  17. Hình 3: Hình ảnh đặt Stent động mạch vành Một số thách thức khác trong can thiệp ĐMV như huyết khối, tổn thương cứng, vôi hóa, tổn thương lỗ vào ĐMV đã có những tiến bộ kỹ thuật giải quyết: Việc dùng thiết bị làm loãng và hút cục máu đông trong lòng ĐMV (X sizer) giúp làm thông thoáng lòng ĐMV, đặc biệt trong trường hợp NMCT cấp có nhiều huyết khối vì các biện pháp nong hoặc đặt Stent thông thường tỏ ra bế tắc. Đối với những tổn thương ĐMV cứng và vôi hóa có thể dùng thiết bị khoan khá mảng xơ vữa (rotablator) để làm rộng lòng mạch. Thiết bị này được quay với vận tốc rất lớn (200 000 vòng/phút) làm mảng xơ vữa bị bào thành những vi mảnh trôi theo dòng máu. Thiết bị cắt gọt mảng xơ vữa (DCA) và gom lại để đưa ra ngoài, được dùng cho những trường hợp hẹp ở lỗ vào ĐMV hoặc mảng vữa xơ quá lớn cần lấy ra. Riêng trong lĩnh vực làm mổ cầu nối ĐMV cũng có rất nhiều tiến bộ. Việc phát minh cách mổ với tim vẫn đập làm giảm thời gian hậu phẫu, tránh biến chứng liên quan việc chạy máy tim phổi nhân tạo và kẹp động mạch chủ. Bên cạnh đó, mổ với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu (mini invasive) và mổ bằng robot là những hướng mới có nhiều hứa hẹn trong phẫu thuật ĐMV. Hình 4: Thiết bị khoan phá mảng xơ vữa ĐMV (Rotablator) 2.2. Tiến bộ trong điều trị các bệnh van tim
  18. Những tiến bộ nổi bật nhất phải kể đến trong bệnh lý van tim là những kỹ thuật can thiệp qua da. Nong van hai lá bằng bóng Inoue qua da đã trở thành phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân bị hẹp van hai lá. Bằng quả bóng đặc biệt luồn từ tĩnh mạch đùi phải lên nhĩ phải xuyên qua vách liên nhĩ để sang nhĩ trái và thất trái đã giúp nong tách rộng hai mép van bị hẹp ở bệnh nhân HHL khít do thấp. Tại Việt nam, kỹ thuật này đã được áp dụng khá rộng rãi với trên gần 3000 bệnh nhân với kết quả thu được rất tốt. Thay van động mạch chủ và động mạch phổi qua da theo đường ống thông từ đường mạch máu lớn ở đùi đưa lên đang là vấn đề khá thời sự hiện nay. Nhóm của GS. Cribier cũng đã thực hiện được trên một số bệnh nhân ban đầu và cho kết quả rất đáng khích lệ. Từ ĐM hoặc TM đùi, van nhân tạo (dạng Stent nằm trên quả bóng) được đưa lên qua đường ống thông đến vị trí yêu cầu (van ĐM phổi hoặc chủ), sau đó bóng có gắn van được bơm căng lên để van tim cố định tại chỗ và cho xẹp bóng để lại van tại vị trí cần đặt. Đây là một hướng điều trị rất khả quan trong tương lai cho bệnh nhân bị bệnh van tim mà không cần phải mổ. Sửa van hai lá qua đường ống thông cũng đang được thử nghiệm. Qua ống thông đưa thiết bị lên để kẹp hai mép van trong trường hợp hở van hai lá nhiều. Cũng có tác giả qua đường ống thông đưa một thiết bị lên để luồn một vòng van nhân tạo quanh xoang vành làm co nhỏ vòng van hai lá lại để cho đỡ hở van hai lá. Hình 5: Nong van hai lá bằng bóng Inoue 2.3. Tiến bộ trong điều trị một số bệnh tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh vẫn rất thường gặp trong đời sống xã hội, tỷ lệ mắc trung bình bệnh tim bẩm sinh các thể (theo thống kê ở nước ngoài) khoảng 0,4% số trẻ sinh ra. Chúng ta chưa có những thống kê chính thức, nhưng ước tính có thể còn lớn hơn số trên (do điều kiện kinh tế, xã hội, chiến tranh và các chất độc ô nhiễm...). Bệnh thường để lại một gánh nặng cả về thể chất, tinh thần cho không những bệnh nhân,
  19. gia đình và cả xã hội. Tuy vậy, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, rất nhiều bệnh tim bẩm sinh đã được phát hiện kịp thời và được chữa trị một cách rất hiệu quả, trong nhiều trường hợp có thể khỏi hoàn toàn. Đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer qua đường ống thông: Đây là một loại thiết bị đặc biệt bằng lưới kim loại Nitinol nhớ hình, có hình dáng hai dù áp vào nhau và nối với nhau bởi một eo. Khi đưa vào thì dụng cụ đã được thu vào trong ống thông. Từ tĩnh mạch đùi phải đưa ống thông lên qua lỗ TLN để sang nhĩ trái. Qua đó đẩy dù lên và mở cánh phía nhĩ trái trước sau đó kéo lại mắc vách liên nhĩ và mở tiếp cánh còn lại bên nhĩ phải để ép lại và đã đóng kín vách liên nhĩ. Sau đó kiểm tra và tháo rời dù ra bằng cách tháo vít. Phương pháp này giúp tránh được cuộc mổ trên tim hở mà vẫn cho kết quả tương tự như nhiều nghiên cứu trên thế giới và ngay tại Viện Tim mạch Việt nam đã chứng minh. Hình 6: Dụng cụ Amplatzer và đóng TLN qua đường ống thông Đóng ống động mạch trong bệnh còn ống động mạch bằng dụng cụ Amplatzer hoặc bằng coil cũng gần giống nguyên tắc trên nhưng dụng cụ có hình dáng khác để phù hợp với ống động mạch. Đóng lỗ thông liên thất phần màng bằng dụng cụ Amplatzer có phức tạp hơn và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Đây cũng là phương pháp hứa hẹn nhiều triển vọng và mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh. Tại Viện Tim mạch chúng tôi cũng đã thành công bước đầu trong việc đóng TLT cho một số bệnh nhân. Một số bệnh lý bẩm sinh khác cũng có thể được điều trị qua đường ống thông khá hiệu quả như: nong van động mạch phổi bị hẹp qua da, nong van động mạch chủ bị hẹp qua da, nong hẹp eo động mạch chủ, đóng một số lỗ dò bất thường của động mạch vành hoặc các động mạch khác cúng theo đường ống thông mà không cần phải mổ... Đối với bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, trước đây thường phải mổ khoét vách liên thất với nhiều biến chứng phức tạp. Nay có thể làm mỏng vách liên thất bằng cách tiêm
  20. cồn vào nhánh động mạch vành nuôi vách liên thất một cách chọn lọc qua đường ống thông. Phương pháp này rất ít xâm lấn hơn mổ và cho kết quả rất khả quan. 2.4. Một số tiến bộ trong điều trị rối loạn nhịp. Trong thực hành bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim có lẽ là vấn đề phức tạp nhất. Ngày nay, những tiến bộ không ngừng của KHKT đã cho phép điều trị được triệt để một số loạn nhịp tim như: tim nhanh trên thất, có cầu nối bất thường (WPW); tim nhanh thất... và đặc biệt hiện nay đang chú trọng điều trị rung nhĩ. Thăm dò điện sinh lý học trong buồng tim qua đường ống thông cho phép xác định bản chất của rối loạn nhịp cũng như có thể định vị được những cầu nối bất thường và những ổ ngoại vị để từ đó quyết định việc điều trị triệt để bệnh. Phương pháp điều trị loạn nhịp bằng sóng Radio qua đường ống thông (catheter ablation) là phương pháp hiện đại, dùng năng lượng sóng có tần số radio để triệt phá đường dẫn truyền phụ gây loạn nhịp tim hoặc ổ ngoại vị. Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng rộng rãi để điều trị một số loạn nhịp phức tạp và tồn tại một cách dai dẳng. Cấy máy phá rung tự động trong buồng tim (ICD) là biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa được đột tử ở những đối tượng có nguy cơ rung thất hoặc nhịp nhanh thất ác tính. 2.5. Dùng tế bào gốc trong điều trị một số bênh tim mạch. Đây thực sự là vấn đề thời sự và nóng bỏng hiện nay được quan tâm rất nhiều. Cơ sơ lý luận của phương pháp này là dùng tế bào nguồn để biệt hóa có thể sẽ tạo ra những thành phần cơ quan chức năng mới tương ứng để bổ xung hoặc thay thế cho những cơ quan đã hỏng mà không khắc phục được, đặc biệt là trong lĩnh vực bệnh động mạch vành. Hình 7: Hình ảnh sơ đồ tế bào gốc tác động lên hệ thống ĐMV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2