intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam: Kết quả từ phân tích gộp

Chia sẻ: ViAugustus2711 ViAugustus2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình CLCS của người nhiễm HIV tại Việt Nam qua việc tìm kiếm một cách có hệ thống, tổng hợp và phân tích gộp các dữ liệu đã xuất bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam: Kết quả từ phân tích gộp

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS<br /> TẠI VIỆT NAM: KẾT QUẢ TỪ PHÂN TÍCH GỘP<br /> Thái Thanh Trúc*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*, Bùi Thị Hy Hân**, Trần Thị Xuân Uyên*<br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: HIV/AIDS dần được xem là bệnh lý mãn tính và người bệnh sống lâu hơn với HIV/AIDS.<br /> Nhiều nghiên cứu triển khai tại Việt Nam cho thấy chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân HIV/AIDS vẫn<br /> thấp. Tuy nhiên những nghiên cứu này còn mang tính đơn lẻ, chưa thể hiện được bức tranh tổng thể về tình<br /> hình CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình CLCS của người nhiễm HIV tại Việt Nam qua việc tìm<br /> kiếm một cách có hệ thống, tổng hợp và phân tích gộp các dữ liệu đã xuất bản.<br /> Phương pháp: Chúng tôi tìm kiếm các nghiên cứu về CLCS thực hiện ở bệnh nhân HIV/AIDS trên 18 tuổi<br /> tại Việt Nam thông qua hệ thống Pubmed, Embase cũng như tìm kiếm nghiên cứu trong nước như luận văn,<br /> luận án, bài báo nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu đánh giá CLCS qua thang đo WHOQoL BREF và WHOQoL-<br /> HIV BREF được đưa vào phân tích.<br /> Kết quả: Sau khi tìm kiếm và sàng lọc 73 bài báo thì còn lại 14 nghiên cứu đưa vào phân tích. Điểm CLCS<br /> của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam qua thang WHOQoL BREF (điểm dao động từ 4 – 20) và WHOQoL-<br /> HIV BREF (điểm dao động từ 4 – 20) lần lượt là 13,0 và 13,9. Mặc dù CLCS liên quan đến sức khỏe thể chất,<br /> niềm tin cá nhân là cao nhưng sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội lại rất thấp.<br /> Kết luận: Nhìn chung CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam nằm ở mức độ 50% đến dưới 75%.<br /> Kết quả này cho thấy cần thiết phải có ngay các chương trình can thiệp cho bệnh nhân HIV/AIDS, chú trọng các<br /> khía cạnh CLCS còn thấp, để giúp người bệnh tham gia điều trị tốt hơn, góp phần thành công trong việc kiểm<br /> soát HIV/AIDS tại Việt Nam.<br /> Từ khóa: bệnh nhân HIV/AIDS, chất lượng cuộc sống, nghiên cứu gộp, Việt Nam<br /> ABSTRACT<br /> QUALITY OF LIFE IN HIV/AIDS PATIENTS IN VIETNAM: FINDINGS FROM A META-ANALYSIS<br /> Thai Thanh Truc, Huynh Ngoc Van Anh, Bui Thi Hy Han, Tran Thi Xuan Uyen<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 140-148<br /> Background: HIV/AIDS has been considered as a chronic condition and patients live longer with<br /> HIV/AIDS. Many studies have been conducted in Vietnam and revealed low level of quality of life (QoL) among<br /> HIV/AIDS patients. However, these individual studies did not show an overall picture about QoL in Vietnamese<br /> HIV/AIDS patients.<br /> Objective: This study was to evaluate QoL in HIV/AIDS patients in Vietnam through systematic<br /> reviewing, pooling and meta-analyzing published data.<br /> Methods: We searched for studies about QoL conducted in HIV/AIDS patients aged >18 years old in<br /> Vietnam through Pubmed, Embase database and also searched for studies in Vietnam such as dissertations, theses<br /> and scientific papers. Studies evaluating QoL using WHOQoL BREF or WHOQoL-HIV BREF were included in<br /> the analysis.<br /> <br /> *Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> **Viện Y tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: TS Thái Thanh Trúc ĐT: 0908381266 Email: thaithanhtruc@ump.edu.vn<br /> 140 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Results: After having found and screened 73 papers, we had 14 studies in the analysis. QoL scores among<br /> Vietnamese HIV/AIDS patients measured by WHOQoL BREF (score ranging from 4 – 20) and WHOQoL-HIV<br /> BREF (score ranging from 4 – 20) were 13.0 and 13.9 respectively. Although QoL regarding physical health and<br /> personal belief was high, QoL scores for psychological and social relationship were low.<br /> Conclusion: In overall, QoL among HIV/AIDS patients in Vietnam was from 50% to 75%. Our findings<br /> indicated urgent need to have intervention programs for HIV/AIDS patients, targeting low QoL aspects to<br /> increase patients’ treatment commitment, contributing to the success of HIV/AIDS control in Vietnam.<br /> Key words: HIV/AIDS patient, quality of life, meta-analysis, Vietnam<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ cứu đánh giá CLCS.<br /> Tính đến cuối năm 2016, trên thế giới có Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện<br /> khoảng 36,7 triệu người sống chung với HIV nhằm đánh giá tình hình CLCS của bệnh nhân<br /> trong đó có 1,8 triệu người mới mắc bệnh và 1 HIV/AIDS tại Việt Nam qua việc tìm kiếm một<br /> triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan cách có hệ thống, tổng hợp và phân tích gộp. Kết<br /> đến HIV(25) Tại Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm quả của nghiên cứu là tiền đề cho các giải pháp<br /> 2017, cả nước phát hiện 6.883 trường hợp mới nâng cao CLCS cho bệnh nhân HIV/AIDS tại<br /> nhiễm HIV, số bệnh nhân HIV chuyển sang giai Việt Nam.<br /> đoạn AIDS là 3.484, tử vong 1.260 người. So với PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> năm 2016, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện Tiêu chí chọn nghiên cứu<br /> mới giảm 1,1%, số bệnh nhân AIDS giảm 39% và Chúng tôi chọn vào các nghiên cứu về CLCS<br /> số người tử vong giảm 15%. Số người chuyển thực hiện ở bệnh nhân HIV/AIDS trên 18 tuổi tại<br /> sang giai đoạn AIDS và tử vong đã giảm, nhưng Việt Nam. Các nghiên cứu này có sử dụng một<br /> số lượng người sống chung với HIV/AIDS lại trong hai thang đo đánh giá CLCS phổ biến là<br /> tăng dần theo thời gian(5). Thành quả này là kết WHOQoL BREF hoặc WHOQoL-HIV BREF. Các<br /> quả của những nỗ lực lớn từ chương trình quốc nghiên cứu mà không tiếp cận được toàn văn<br /> gia về HIV/AIDS trong những năm qua. hoặc dữ liệu về điểm số CLCS không được trình<br /> HIV/AIDS dần được xem là bệnh lý mãn bày rõ ràng ở từng lĩnh vực hoặc các nghiên cứu<br /> tính và người bệnh sống lâu hơn với HIV/AIDS. được viết bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng<br /> Vì vậy, những vấn đề liên quan đến các khía Anh và tiếng Việt được loại ra khỏi phân tích.<br /> cạnh khác ngoài điều trị như chất lượng cuộc Phương pháp tìm nghiên cứu<br /> sống (CLCS) của người bệnh đã trở thành mối<br /> Quy trình tìm kiếm và chọn bài báo được<br /> quan tâm đối với các nhà nghiên cứu và chăm<br /> thực hiện dựa trên sơ đồ của PRISMA(11). Chúng<br /> sóc sức khỏe. Đã có nhiều nghiên cứu triển khai<br /> tôi thực hiện truy tìm y văn thông qua 2 hệ<br /> tại Việt Nam cho thấy CLCS của bệnh nhân<br /> thống cơ sở dữ liệu là PubMed và Embase. Điều<br /> HIV/AIDS vẫn thấp hơn rất nhiều so với các<br /> kiện tìm kiếm là các nghiên cứu có tiêu đề hoặc<br /> bệnh khác(7,20). Tuy nhiên những nghiên cứu này<br /> toàn bài chứa các từ khóa HIV, AIDS, acquired<br /> còn mang tính đơn lẻ, chưa thể hiện được bức<br /> immunodeficiency syndrome, Vietnam và<br /> tranh tổng thể về tình hình CLCS của bệnh nhân<br /> quality of life với cấu trúc tìm kiếm như sau:<br /> HIV/AIDS. Các chương trình can thiệp hiện vẫn<br /> (("hiv"[MeSH Terms]) OR ("hiv") OR ("acquired<br /> còn hạn chế do vẫn chưa có được bằng chứng<br /> immunodeficiency syndrome"[MeSH Terms])<br /> khoa học chắc chắn từ việc tổng hợp các công<br /> OR ("acquired immunodeficiency syndrome" OR<br /> trình nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam. Câu<br /> "aids")) AND ("Vietnam") AND (("quality of<br /> hỏi đặt ra là đã đến lúc nên tập trung vào triển<br /> life"[MeSH Terms]) OR ("quality of life")). Ngoài<br /> khai can thiệp hay tiếp tục các công trình nghiên<br /> ra, chúng tôi cũng tìm kiếm các công trình<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 141<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> nghiên cứu trong nước như luận văn, luận án, nhau và 49 bài báo có tiêu đề và phần tóm tắt<br /> bài báo nghiên cứu khoa học. trình bày về CLCS. Sàng lọc dựa vào phần tóm<br /> Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống tắt, loại ra 38 bài báo do các bài này chỉ đề cập<br /> đến CLCS mà không đo lường điểm CLCS. Có 7<br /> Thang đo WHOQoL-BREF dùng để đánh<br /> bài báo loại ra do là sản phẩm của nhiều xuất<br /> giá CLCS chung cho tất cả các đối tượng, bao<br /> bản trên cùng một dự án nghiên cứu, hoặc đo<br /> gồm cả bệnh nhân HIV/AIDS. Thang đo gồm<br /> lường CLCS trên bệnh nhân điều trị Methadone,<br /> 26 câu, đo lường 4 lĩnh vực: sức khỏe thể chất<br /> hoặc sử dụng thang đo ít dùng là EQ-5D-5L. Kết<br /> (7 câu), sức khỏe tâm thần (6 câu), quan hệ xã<br /> quả còn lại 4 bài báo để đưa vào nghiên cứu từ<br /> hội (3 câu), môi trường sống (8 câu). Mỗi nội<br /> Pubmed và EMBASE. Ngoài ra, dựa vào tiêu chí<br /> dung đều được đo lường bởi thang đo Likert<br /> chọn bài báo, chúng tôi tìm được 10 nghiên cứu<br /> gồm 5 mức độ tăng dần từ 1 điểm đến 5 điểm.<br /> trong nước từ báo cáo, luận văn, luận án tại thư<br /> Điểm CLCS chung là điểm trung bình cộng<br /> viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học<br /> của 4 lĩnh vực. Sau đó tất cả điểm của các lĩnh<br /> Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Hà Nội,<br /> vực được quy đổi sang thang điểm từ 4 – 20<br /> Đại học Y tế công cộng, cũng như các tạp chí y<br /> theo hướng dẫn của WHO.<br /> học trong nước. Vì vậy, có tổng cộng 14 nghiên<br /> Thang đo WHOQoL-HIV BREF dùng để<br /> cứu được đưa vào phân tích (Bảng 1, Sơ đồ 1).<br /> đánh giá CLCS được thiết kế chuyên biệt cho<br /> bệnh nhân HIV/AIDS. Thang đo gồm 31 câu, đo Kết quả tìm kiếm cho thấy 14 nghiên cứu về<br /> CLCS thực hiện trên bệnh nhân HIV/AIDS tại<br /> lường 6 lĩnh vực: sức khỏe thể chất (4 câu), sức<br /> Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2017 với tổng<br /> khỏe tinh thần (5 câu), mức độ độc lập (4 câu),<br /> mẫu 3.855 người. Các nghiên cứu được tiến<br /> quan hệ xã hội (4 câu), môi trường sống (8 câu)<br /> hành tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam như<br /> và niềm tin cá nhân (4 câu). Mỗi nội dung đều<br /> thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh,<br /> được đo lường bởi thang đo Likert gồm 5 mức<br /> Hải Phòng, Bình Phước, Bình Dương và Trà<br /> độ tăng dần từ 1 điểm đến 5 điểm. Các điểm của<br /> Vinh. Trong số đó, có 4 nghiên cứu sử dụng<br /> từng nội dung được cộng lại và tính trung bình<br /> thang đo WHOQoL BREF (N=1.168), và 10<br /> cho tổng điểm ở mỗi lĩnh vực, sau đó lấy điểm<br /> nghiên cứu còn lại sử dụng thang đo WHOQoL-<br /> trung bình của từng lĩnh vực nhân cho 4 để có<br /> thể so sánh với điểm được sử dụng trong HIV BREF (N=2.687).<br /> WHOQOL 100 câu, tổng điểm nằm trong Hình 1 là biểu đồ rừng tổng hợp điểm<br /> khoảng từ 4 đến 20 điểm. trung bình CLCS chung, sử dụng thang đo<br /> Phân tích số liệu WHOQoL-HIV BREF. Trục tung thể hiện các<br /> Nghiên cứu của chúng tôi phân tích gộp nghiên cứu tổng hợp được, trục hoành thể<br /> bằng mô hình tác động cố định. Trong nghiên hiện điểm số CLCS và dao động từ 4 – 20<br /> cứu này, so với mô hình tác động ngẫu nhiên thì điểm. Các mốc điểm cũng được chia theo<br /> kết quả phân tích gộp của mô hình tác động cố ngưỡng 0-100% để thể hiện mức độ CLCS của<br /> định có khoảng tin cậy 95% hẹp hơn, trọng số người nhiễm HIV/AIDS trên các tiêu chí đánh<br /> của mỗi nghiên cứu phù hợp hơn(8). Dữ liệu giá. Biểu đồ cũng thể hiện trọng số, điểm trung<br /> được phân tích bằng phần mềm R 3.4.3 với thư bình của từng nghiên cứu và khoảng tin cậy<br /> viện “meta” và được thể hiện trên biểu đồ bằng 95%. Nhìn chung, điểm trung bình CLCS<br /> phần mềm Stata 14. chung của bệnh nhân HIV/AIDS là 13,0 điểm<br /> KẾT QUẢ với KTC 95% từ 12,9 – 13,1. Hầu hết các nghiên<br /> Chúng tôi tìm được tổng cộng 73 bài báo từ cứu đều có điểm trung bình CLCS chung của<br /> cơ sở Pubmed và Embase. Có 24 bài báo trùng người nhiễm HIV ở mức 50 đến dưới 75%.<br /> <br /> <br /> 142 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 1. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân HIV/AIDS được chọn vào phân tích gộp<br /> TT Tên tác giả Năm Địa điểm Thang đo Thiết kế nghiên cứu Cỡ mẫu<br /> (23)<br /> 1 Trần Vũ Hiếu 2007 OPC Quận 8, TP.HCM WHOQoL-BREF Nghiên cứu cắt ngang 372<br /> (17)<br /> 2 Tăng Thường Bản 2008 OPC Quận 8, TP.HCM WHOQoL-BREF Nghiên cứu cắt ngang 354<br /> (20)<br /> 3 Trần Xuân Bách 2012 Hải Phòng, TP.HCM WHOQoL-BREF Nghiên cứu theo dõi 370<br /> Huỳnh Ngọc Vân Trung tâm phòng chống<br /> 4 (7) 2013 WHOQoL-BREF Nghiên cứu theo dõi 72<br /> Anh HIV/AIDS Trà Vinh<br /> (21) BV Đa khoa Uông Bí, WHOQoL-HIV<br /> 5 Trần Xuân Bách 2012 Nghiên cứu cắt ngang 155<br /> Quảng Ninh BREF<br /> (22) Hà Nội, Hải Phòng, WHOQoL-HIV<br /> 6 Trần Xuân Bách 2012 Nghiên cứu cắt ngang 1016<br /> TP.HCM BREF<br /> (24) WHOQoL-HIV Thử nghiệm ngẫu<br /> 7 Vũ Văn Tâm 2012 OPC, Quảng Ninh 228<br /> BREF nhiên có nhóm chứng<br /> Huỳnh Ngọc Vân OPC An Hòa, quận 6, WHOQoL-HIV<br /> 8 (8) 2013 Nghiên cứu theo dõi 242<br /> Anh TP.HCM BREF<br /> (19) OPC An Hòa, quận 6, WHOQoL-HIV<br /> 9 Tô Gia Kiên 2014 Nghiên cứu cắt ngang 55<br /> TP.HCM BREF<br /> (9) WHOQoL-HIV<br /> 10 Lê Văn Học 2015 BV Nhân Ái, TP.HCM Nghiên cứu cắt ngang 131<br /> BREF<br /> (6) WHOQoL-HIV<br /> 11 Dương Bá Vũ 2015 TTYTDP quận 11, TP.HCM Nghiên cứu cắt ngang 156<br /> BREF<br /> Quách Thị Minh WHOQoL-HIV<br /> 12 (15) 2016 BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM Nghiên cứu cắt ngang 204<br /> Phượng BREF<br /> Nguyễn Thị Kim Trung tâm phòng chống WHOQoL-HIV<br /> 13 (13) 2016 Nghiên cứu cắt ngang 196<br /> Tuyến HIV/AIDS Bình Phước BREF<br /> (12) OPC Thuận An, Bình WHOQoL-HIV<br /> 14 Nguyễn Minh Lộc 2017 Nghiên cứu cắt ngang 304<br /> Dương BREF<br /> 73 bài báo được tìm thấy qua 2 hệ thống cơ sở<br /> dữ liệu Pubmed (31) và Embase (42)<br /> <br /> Xóa bản trùng gồm 24 bài báo trùng<br /> nhau ở 2 cơ sở dữ liệu<br /> <br /> 49 bài báo với tiêu đề và phần tóm tắt có liên<br /> quan đến CLCS<br /> <br /> Sàng lọc dựa vào tóm tắt, loại ra 38 bài<br /> báo không đo lường CLCS<br /> <br /> 11 bài báo đọc được toàn văn<br /> Loại ra 7 bài báo: nhiều xuất bản của<br /> cùng 1 dự án nghiên cứu, đối tượng<br /> bệnh nhân khác, thang đo khác<br /> 4 bài báo được chọn<br /> <br /> Thêm vào 10 nghiên cứu trong nước<br /> tìm kiếm thủ công từ luận văn, luận án,<br /> bài báo nghiên cứu khoa học<br /> 14 nghiên cứu cuối cùng được chọn, thỏa mãn<br /> những tiêu chí đặt ra<br /> <br /> <br /> Sơ đồ 1. Quy trình chọn nghiên cứu đưa vào tổng quan và phân tích<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 143<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1: Điểm chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam, đánh giá bằng thang đo<br /> WHOQoL-HIV BREF<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2: Các mảng đánh giá về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam qua thang đo<br /> WHOQoL-HIV BREF<br /> * Tổng trọng số không bằng 100% do sai số làm tròn<br /> <br /> <br /> 144 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3: Chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam qua thang đo WHOQoL BREF<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4: Các mảng đánh giá về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam qua thang đo<br /> WHOQoL BREF<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 145<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> <br /> Chất lượng cuộc sống qua thang đo WHOQoL- cần được xem xét can thiệp, hỗ trợ một cách phù<br /> HIV BREF hợp cho bệnh nhân HIV/AIDS.<br /> Khi phân tích từng lĩnh vực của CLCS Gần như tất cả các nghiên cứu đều cho thấy<br /> (Hình 2), kết quả cho thấy điểm CLCS ở lĩnh CLCS về lĩnh vực sức khỏe thể chất ở mức độ<br /> vực sức khỏe thể chất là cao nhất, tiếp theo là cao. Đa phần các đối tượng tham gia ở các<br /> niềm tin cá nhân. CLCS ở lĩnh vực quan hệ xã nghiên cứu trước đang ở giai đoạn lâm sàng 1 và<br /> hội là thấp nhất. Tuy nhiên, mức độ CLCS ở 2, tình trạng sức khỏe vẫn khá tốt. Hơn nữa, việc<br /> tất cả các lĩnh vực chỉ ở gần mức trung bình điều trị ARV hiện nay đã cải thiện đáng kể tình<br /> (50%). trạng sức khỏe của người nhiễm HIV, làm chậm<br /> Chất lượng cuộc sống qua thang đo WHOQoL quá trình phát triển bệnh, giúp bệnh nhân khỏe<br /> BREF mạnh hơn. Nghiên cứu thử nghiệm thực địa trên<br /> 23 quốc gia cũng cho kết quả tương đồng, với<br /> Điểm CLCS chung của người nhiễm HIV<br /> điểm CLCS của người nhiễm HIV ở lĩnh vực sức<br /> quan thang đo WHOQoL BREF là 13,9 điểm<br /> khỏe thể chất là tốt nhất(16). Qua đó cho thấy, việc<br /> (KTC 95% từ 13,8 – 14,1), nằm ở mức trên 60%<br /> điều trị ARV đã góp một phần lớn vào việc cải<br /> (Hình 3). Nghiên cứu của Trần Xuân Bách có<br /> thiện CLCS của người nhiễm HIV.<br /> điểm trung bình CLCS chung thấp nhất với 11,9<br /> điểm, nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Vân Anh có Tuy nhiên, CLCS lĩnh vực sức khỏe tinh thần<br /> điểm trung bình cao nhất là 15,1 điểm. Nghiên khá thấp. Kết quả này là phù hợp khi vài nghiên<br /> cứu có trọng số cao nhất là nghiên cứu của Trần cứu tại Việt Nam cũng cho thấy tỉ lệ đáng kể<br /> Vũ Hiếu với 34%. Khi đánh giá 4 lĩnh vực CLCS bệnh nhân HIV/AIDS có dấu hiệu của stress,<br /> (Hình 4), kết quả cho thấy CLCS liên quan đến trầm cảm, lo âu và sa sút trí tuệ(10,18). Những<br /> sức khỏe tinh thần là thấp nhất. Tuy nhiên, người nhiễm HIV thường có tâm lý tự ti, mặc<br /> CLCS liên quan đến quan hệ xã hội lại cao nhất. cảm, dễ bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị hoặc có xu<br /> hướng tự kỳ thị, nên dẫn đến điểm trung bình<br /> BÀN LUẬN lĩnh vực sức khỏe tinh thần không cao. Cũng có<br /> Nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên khả năng, tình trạng sức khỏe tâm thần của bệnh<br /> cứu tìm kiếm, tổng hợp và phân tích gộp các số nhân HIV/AIDS tại Việt Nam chưa được quan<br /> liệu đã công bố về CLCS trên bệnh nhân tâm, chăm sóc đúng mức. Ví dụ, nghiên cứu<br /> HIV/AIDS tại Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng phân tích gộp trên 11 quốc gia lại cho thấy điểm<br /> CLCS của người nhiễm HIV tại Việt Nam chỉ ở trung bình sức khỏe tinh thần của người nhiễm<br /> mức độ vừa phải, từ 50 đến dưới 75% trên các HIV tốt hơn. Các nghiên cứu khác ở Burkina<br /> tiêu chí đánh giá, khi đánh giá chung và khi Faso(2), Nigeria(1), Campuchia(26) hay Phần Lan(14)<br /> đánh giá chuyên biệt từng khía cạnh CLCS trên cũng cho thấy kết quả tương tự. Qua đó cho thấy<br /> cả hai thang đo. Kết quả này tương đồng so với ngoài chăm sóc điều trị để nâng cao sức khỏe thể<br /> một nghiên cứu phân tích gộp của Cardona-Aria chất thì Việt Nam cũng cần quan tâm hỗ trợ đến<br /> trên bệnh nhân HIV/AIDS tại 11 nước cũng thực đời sống tinh thần của người nhiễm HIV, tổ<br /> hiện phân tích trên 2 thang đo WHOQoL BREF chức sàng lọc sớm để phát hiện và điều trị cho<br /> và WHOQoL-HIV BREF(4), trong đó CLCS cũng người nhiễm HIV/AIDS có dấu hiệu của rối loạn<br /> dao động ở mức 50 – 75%. Điều đó chứng tỏ tâm thần.<br /> rằng, CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Lĩnh vực niềm tin cá nhân có điểm chỉ thấp<br /> Nam mặc dù thấp nhưng cũng nằm ở mức độ sau lĩnh vực sức khỏe thể chất. Điều này có thể<br /> vừa phải, tương tự với bệnh nhân HIV/AIDS ở do khi sức khỏe thể chất tốt, người nhiễm HIV<br /> nhiều nước trên thế giới. Dẫu vậy, những khía cảm thấy khỏe mạnh, có khả năng làm việc, sinh<br /> cạnh của CLCS ở mức thấp (gần mức 50%) thì hoạt tốt, cảm thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa,<br /> <br /> <br /> 146 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> không còn lo sợ nhiều đến cái chết, điểm niềm của Cardona-Aria trong đó cho thấy điểm CLCS<br /> tin cá nhân cũng từ đó mà được cải thiện. đo bằng thang đo WHOQoL BREF hầu hết đều<br /> Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với cao hơn điểm CLCS đo bằng thang đo<br /> nghiên cứu của Cardona-Aria(4) và Yang Y(26). WHOQoL-HIV BREF. Các nghiên cứu trước<br /> Thậm chí ở nhiều nghiên cứu, kết quả còn cho cũng chỉ ra rằng việc đánh giá CLCS với một<br /> thấy điểm lĩnh vực niềm tin cá nhân của người công cụ chuyên biệt dành riêng cho người nhiễm<br /> nhiễm HIV là cao nhất trong số 6 lĩnh vực(1,22). HIV như thang đo WHOQoL-HIV BREF thường<br /> Với sự tiến bộ của y học, căn bệnh HIV/AIDS cho kết quả chính xác hơn. Điểm quan hệ xã hội<br /> dần trở thành bệnh mãn tính, người bệnh dần thấp cũng phù hợp với nghiên cứu tại của Nobre<br /> sống lâu hơn với HIV, từ đó giúp giảm bớt nỗi lo tại Phần Lan(14) hay Bakiono F tại Burkina Faso(2).<br /> lắng, sợ hãi về tương lai và cái chết. Nghiên cứu có một số điểm hạn chế cần lưu<br /> Lĩnh vực môi trường sống có điểm thấp sau ý khi sử dụng kết quả. Ngoài Pubmed và<br /> lĩnh vực sức khỏe thể chất và niềm tin cá nhân. Embase, chúng tôi cố gắng đưa vào càng nhiều<br /> Nguyên nhân dẫn đến điều này rất có khả năng càng tốt các nghiên cứu được thực hiện tại Việt<br /> do điều kiện kinh tế tài chính ở nhiều bệnh nhân Nam bằng cách tìm kiếm thêm chủ yếu từ trang<br /> còn khó khăn, việc mắc bệnh khiến họ bị ảnh web của thư viện các trường đại học y dược tại<br /> hưởng đến việc làm, mất đi nguồn thu nhập, Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tất cả các<br /> làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trường đều có cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin<br /> sức khỏe hay các hoạt động giải trí. Tuy nhiên, nghiên cứu. Vì vậy, có khả năng nghiên cứu này<br /> khá nhiều các nghiên cứu trên thế giới mà chúng đã bỏ sót các công trình nghiên cứu khác, chẳng<br /> tôi ghi nhận được đều cho thấy lĩnh vực môi hạn các nghiên cứu triển khai tại miền Trung<br /> trường sống có điểm số thấp nhất trong 6 lĩnh Việt Nam. Việc cập nhật, bổ sung và phân tích<br /> vực(1,2,4,26). bao gồm các nghiên cứu ở các vùng miền khác,<br /> Lĩnh vực mức độ độc lập có điểm thấp thứ nếu có, là cần thiết để có cái nhìn toàn diện hơn<br /> nhì trong các lĩnh vực đánh giá. Bệnh nhân về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân HIV/AIDS<br /> HIV/AIDS điều trị ARV cần nhiều sự hỗ trợ y tế tại Việt Nam.<br /> về thuốc cũng như sự chăm sóc, điều trị. Sự phụ KẾT LUẬN<br /> thuộc vào cơ sở y tế, phác đồ điều trị, việc phải Nhìn chung CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS<br /> có mặt thường xuyên tại các phòng khám ngoại tại Việt Nam nằm ở mức độ 50% đến dưới 75%,<br /> trú để điều trị, để nhận thuộc có thể ảnh hưởng qua đánh giá từ thang đo WHOQoL BREF và<br /> đến các hoạt động sinh hoạt, việc làm. Một số WHOQoL-HIV BREF. Mặc dù CLCS liên quan<br /> bệnh nhân giai đoạn bệnh càng tiến triển nặng, đến sức khỏe thể chất, niềm tin cá nhân là cao<br /> sự phụ thuộc này càng tăng đáng kể. Chính vì nhưng sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội lại rất<br /> vậy, điểm trung bình mức độ độc lập của nhóm thấp. Kết quả này cho thấy cần thiết phải có<br /> đối tượng này khá thấp. Nghiên cứu của chúng ngay các chương trình can thiệp cho bệnh nhân<br /> tôi tương đồng với nghiên cứu của Yang tại HIV/AIDS, đặc biệt chú trọng các khía cạnh còn<br /> Campuchia(26). Tuy nhiên nghiên cứu phân tích thấp của CLCS, từ đó giúp người bệnh tham gia<br /> gộp trên nhiều quốc gia của Cardona-Aria(4) và điều trị tốt hơn, góp phần thành công trong việc<br /> vài nghiên cứu khác lại cho thấy điểm trung kiểm soát HIV/AIDS tại Việt Nam.<br /> bình lĩnh vực mức độ độc lập cao hơn(1,2,14).<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Tuy nhiên, CLCS liên quan đến quan hệ xã<br /> 1. Akinboro AO, Akinyemi SO, Olaitan PB, Raji AA, Popoola<br /> hội là cao nhất trên thang đo WHOQoL BREF AA, Awoyemi OR and Ayodele OE (2014). Quality of life of<br /> nhưng thấp nhất trên thang đo WHOQoL-HIV Nigerians living with human immunodeficiency virus. Pan Afr<br /> Med J, 18: 234.<br /> BREF. Điều này là phù hợp so nghiên cứu gộp<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 147<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> 2. Bakiono F, Guiguimde PW, Sanou M, Ouedraogo L and 16. Skevington SM, Lotfy M and O'Connell KA (2004). The World<br /> Robert A (2015). Quality of life in persons living with HIV in Health Organization's WHOQOL-BREF quality of life<br /> Burkina Faso: a follow-up over 12 months. BMC Public Health, assessment: psychometric properties and results of the<br /> 15: 1119. international field trial. A report from the WHOQOL group.<br /> 3. Borenstein M, Hedges LV, Higgins JP and Rothstein HR (2010). Qual Life Res, 13(2): 299-310.<br /> A basic introduction to fixed-effect and random-effects models 17. Tăng Thường Bản and Nguyễn Thị Hồng Loan (2009). Đánh<br /> for meta-analysis. Res Synth Methods, 1(2): 97-111. giá đặc tính đo lường của bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống<br /> 4. Cardona-Aria JA and Higuita-Gutierrez LF (2014). Impact of WHOQOL - BREF phiên bản tiếng Việt trên bệnh nhân HIV (+)<br /> HIV/AIDS on quality of life: meta-analysis 2002-2012. Rev Esp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y<br /> Salud Publica, 88: p. 87-101. khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.<br /> 5. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2017). Báo cáo công tác phòng, 18. Thai TT, Jones MK, Harris LM, Heard RC, Hills NK and<br /> chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Lindan CP (2017). Symptoms of Depression in People Living<br /> 6. Dương Bá Vũ, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên and with HIV in Ho Chi Minh City, Vietnam: Prevalence and<br /> Nguyễn Thị Phương Phảo (2015). Chất lượng cuộc sống của Associated Factors. AIDS Behav.<br /> người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại quận 11. Tạp chí Y học 19. Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Đỗ Văn Dũng and<br /> TP.HCM, Tập 19(Phụ bản cuốn số 1): tr. 14-21. Nguyễn Thị Hoàng Mai (2014). Đặc tính đo lường của<br /> 7. Huỳnh Ngọc Vân Anh (2013). Chất lượng sống của những WHOQOL-HIV BREF tiếng Việt trên người nhiễm HIV đang<br /> người nhiễm HIV đang điều trị ARV: Một nghiên cứu theo được điều trị ARV. Y học TP. Hồ Chí Minh, 18: tr. 15-22.<br /> dõi. Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 20. Tran BX (2012). Quality of life outcomes of antiretroviral<br /> 8. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Tô Gia Quyền, Nguyễn treatment for HIV/AIDS patients in Vietnam. PLoS One, 7(7):<br /> Hùng Cường and Đỗ Văn Dũng (2013). Chất lượng sống của e41062.<br /> người nhiễm HIV đang được điều trị ARV tại Trung tâm 21. Tran BX, Ohinmaa A, Duong AT, Do NT, Nguyen LT, Mills S,<br /> phòng chống HIV/AIDS tỉnh Trà Vinh. Y học TP. Hồ Chí Houston S and Jacobs P (2012). Cost-effectiveness of<br /> Minh, Tập 17, Phụ bản của số 1: tr. 208-216. methadone maintenance treatment for HIV-positive drug<br /> 9. Lê Văn Học, Nguyễn Thành Long and cộng sự (2015). Đánh users in Vietnam. AIDS Care, 24(3): 283-90.<br /> giá chất lượng sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại 22. Tran BX, Ohinmaa A, Nguyen LT, Oosterhoff P, Vu PX, Vu TV<br /> bệnh viện Nhân Ái. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10: and Larsson M (2012). Gender differences in quality of life<br /> tr. 412. outcomes of HIV/AIDS treatment in the latent feminization of<br /> 10. Matsumoto S, Yamaoka K, Takahashi K, Tanuma J, Mizushima HIV epidemics in Vietnam. AIDS Care, 24(10): 1187-96.<br /> D, Do CD, Nguyen DT, Nguyen HDT, Nguyen KV and Oka S 23. Trần Vũ Hiếu and Nguyễn Quốc Huy (2008). Chất lượng cuộc<br /> (2017). Social Support as a Key Protective Factor against sống của người nhiễm HIV/AIDS tại Khoa Tham vấn hỗ trợ<br /> Depression in HIV-Infected Patients: Report from large HIV cộng đồng quận 8 và quận Bình Thạnh năm 2007. Khóa luận<br /> clinics in Hanoi, Vietnam. Sci Rep, 7(1): 15489. tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc<br /> 11. Moher D, Liberati A, Tetzlaff J and Altman DG (2009). Thạch.<br /> Preferred reporting items for systematic reviews and meta- 24. Vu VT, Larsson M, Pharris A, Diedrichs B, Nguyen HP,<br /> analyses: the PRISMA statement. PLoS Med, 6(7): e1000097. Nguyen CT, Ho PD, Marrone G and Thorson A (2012). Peer<br /> 12. Nguyễn Minh Lộc (2017). Chất lượng cuộc sống và các yếu tố support and improved quality of life among persons living<br /> liên quan của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV ở with HIV on antiretroviral treatment: a randomised controlled<br /> Trung tâm y tế thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Khóa luận trial from north-eastern Vietnam. Health Qual Life Outcomes,<br /> tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố 10: 53.<br /> Hồ Chí Minh. 25. WHO (2017). HIV/AIDS - Fact Sheets.<br /> 13. Nguyễn Thị Kim Tuyến, Huỳnh Ngọc Vân Anh and Tô Gia 26. Yang Y, Thai S and Choi J (2016). An evaluation of quality of<br /> Kiên (2016). Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của life among Cambodian adults living with HIV/AIDS and using<br /> người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV ở Trung tâm antiretroviral therapy: a short report. AIDS Care, 28(12): 1546-<br /> phòng chống HIV/AIDS Bình Phước. Y học TP. Hồ Chí Minh, 1550.<br /> Phụ bản tập 20, số 5.<br /> 14. Nobre N, Pereira M, Roine RP, Sintonen H and Sutinen J<br /> Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br /> (2017). Factors associated with the quality of life of people<br /> living with HIV in Finland. AIDS Care, 29(8): 1074-1078. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018<br /> 15. Quách Thị Minh Phượng (2015). Chất lượng cuộc sống của Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019<br /> bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới năm 2015. Y<br /> học TP. Hồ Chí Minh, Tập 20(Phụ bản của số 1): tr. 299-305.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 148 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2