intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẻ đá

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khô khốc và gắt gỏng. Búa nện vào de và mũi de chạm vào đá tạo thành một thứ âm thanh vừa chát chúa vừa nặng trịch đinh tai nhức óc. Ban đầu thấy khó chịu, dần dần âm thanh chui sâu vô lỗ tai, nhập vào lòng tiềm thức rồi trở nên gần gũi thân quen. Nó trở thành âm điệu không thể thiếu với người ở bãi đá này. Một buổi trưa, chú Hai Hùng dẫn cậu thanh niên bước qua đống đá nói với mọi người: ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẻ đá

  1. Chẻ đá Khô khốc và gắt gỏng. Búa nện vào de và mũi de chạm vào đá tạo thành một thứ âm thanh vừa chát chúa vừa nặng trịch đinh tai nhức óc. Ban đầu thấy khó chịu, dần dần âm thanh chui sâu vô lỗ tai, nhập vào lòng tiềm thức rồi trở nên gần gũi thân quen. Nó trở thành âm điệu không thể thiếu với người ở bãi đá này. Một buổi trưa, chú Hai Hùng dẫn cậu thanh niên bước qua đống đá nói với mọi người: “Coi có cái búa tạ nào nặng nặng giao cho cậu này một cái đi! Chỉ cho nó đập đá vụn cho quen, nghen”. Nói là sở đá của Hai Hùng chớ vẻn vẹn chỉ non chục người đàn ông đen đúa, gân guốc quây quần bên các đống đá, có thứ đã thành phẩm, có thứ mới kinh ra còn dang dở, có thứ còn nguyên một khối đá to tướng thấy mà phát ớn. Những tay thợ chực chờ chẻ ra làm cột, vắn dài khác nhau. Lỡ tay gãy bể không xài được thì đập vụn làm đá một đá hai bán cho người ta làm vật liệu xây dựng trộn bêtông cốt thép. Người ở bãi đá hì hụp ngày này qua ngày khác với đá. Đá lầm lì thách thức dưới nắng mưa. Thấy cậu thanh niên mặt mày non choẹt, trong đám người có tiếng đùa lớn: “Cầm cây búa này giơ lên trời được nửa giờ thì mới nói chuyện vô nghề”. Chú Hai Hùng cười: “Đừng có nghe theo mấy đứa này. Chỉ giơ lên mười lăm phút thôi cũng đủ xỉu, ở đây chưa ai làm được. Thôi, nhào vô đập đá đi! Tụi bây chỉ cho nó nghen!”. Chủ “sở đá” nói rồi đi tuốt. Giữa trưa. Mồ hôi bắt đầu rơi lộp độp trên đá cùng với âm thanh chát chúa cứ bám lấy bên lỗ tai. Mọi người vẫn thao tác đều đều, có người vừa làm vừa hỏi: “Có bà
  2. con gì với ông chủ không?”. “Dạ không!”. “Sao ổng dẫn vô đây?”. “Không giấu gì mấy chú, con ở Cà Mau, có vợ được năm tháng. Vợ nghe lời người ta trốn đi, nghe đâu ở với người bà con trên vùng này. Con nhớ quá đi kiếm hơn tuần nay không gặp, hết tiền làm gan vô hỏi xin ông Hai Hùng. Ổng nói nếu muốn về liền ông cho một trăm ngàn về quê, còn muốn ở lại dò la tin tức vợ thì vô bãi đập đá kiếm tiền rồi đi tiếp”. Người ở bãi đá lại hỏi: “Có rầy rà gì không mà bỏ đi?”. “Không!”. “Vậy sao đi?”. “Chắc tại vì có người cô ruột nói mày có đống em chồng đông đúc, lao động vất vả với mấy vuông tôm, không tiền bạc gì nhiều. Ít hôm sau vợ con trốn mất”. Lực định bụng ráng đập đá một thời gian, có vốn sẽ đi tìm vợ. Ngày ngày Lực ra bãi đá sớm, đến trưa lật cơm nguội ăn ba hột rồi nằm lăn dưới bóng cây cho đến cữ làm chiều. Mưa cũng như nắng, người ở bãi đá khuyên: “Làm chi dữ vậy? Nghề này cần bền bỉ dẻo dai mới trụ lâu dài được!”. Buổi đầu Lực không chịu thấu những tiếng chát chúa nên vo bông gòn nhét vô lỗ tai cho đỡ khó chịu. Rồi cũng quen dần, lúc đó lại thấy cục bông gòn chướng chướng. Nghe riết rồi thuộc âm và thấy ghiền. Buổi sáng âm thanh trong trẻo, buổi trưa âm vực đục, buổi chiều nhẹ nhàng nên âm thanh trầm. Bắt đầu phân biệt khi nghe tiếng búa chạm vô đá, khi thì không gian nở, khi thì không gian chật, tùy vào thời tiết và tâm tư của người thợ đá lúc đó. Tiếng bụi đá rơi như cũng có sứ mệnh và hệ lụy. Phần nặng thì rơi liền xuống đất nuôi rong rêu, phần nhẹ theo không khí bay vào mũi bám vô buồng phổi gắn bó với con người. Mồ hôi đọng lại trên tóc, thấm ướt đẫm sống lưng vừa nực vừa mát, tạo cho người có cảm giác dễ chịu dưới nắng trưa hừng hực. Những đường nếp nhăn nheo trên trán trên mặt cũng là sự biểu hiện hài hòa cùng da thịt của đá. Mặt
  3. đá như mặt người cũng đôi lúc buồn vui, hờn giận, điều này chỉ có những người ở bãi đá này nhận ra thôi, ngoài ra không một ai có thể biết được. “Thịt đá như thịt người cũng có phần nạc, phần mỡ, từ đó mà người thợ đá nhận định để hoàn thành công việc của mình một cách khéo léo. Nếu như không biết được tính đá, thịt đá thì chỉ làm cho đá vỡ vụn ra thôi!” - chú Hai Hùng nói như vậy. Mới buổi đầu nhìn vô đống đá suông ong người ta vừa chẻ ra chất thành cụm, dài ngắn theo thứ tự, Lực không khỏi thắc mắc: “Đá mà chẻ được như vầy, hay quá trời!”. “Chưa đâu con - chú Hai Hùng nói như thầy nói với đệ tử - Người ta còn làm cối xay bột, cối quết thịt cá, rồi đẽo tượng Phật nữa mới tài! Không phải nghệ nhân gì đâu, chỉ có mấy bàn tay con nít đục đẽo rồi người lớn sửa lại sơ sơ là thành tượng, thành vật dụng. Con ở đây một thời gian rồi cũng làm được như người ta thôi, không khó gì!”. Lực vừa quẹt mồ hôi trên trán thì có tiếng rao: “Bánh ú bánh lá dừa hơ...”. Giữa trưa, tiếng rao như vỡ vụn bởi nắng gió, chỉ duy nhất tiếng hơ sau chót còn nguyên vẹn, trong trẻo. Lực hạ cây búa xuống đống đá nhìn người phụ nữ trẻ có nước da bánh ít đang đi tới chỗ đám thợ. “Hai bánh ú tới rồi bây ơi! Nghỉ tay!” - chú Hai Hùng ra lệnh. Mọi người nhanh chóng chui vào bóng cây. Lực vẫn còn ngồi nhìn số đá thành phẩm từ sáng tới giờ và nhẩm tính: tiền công một ngày, hai ngày, ba ngày... Chú Hai thấy vậy giục: “Sao còn ngồi đó, trưa nay chú bao hết, cứ ăn no đừng có ngại!”. Lực uể oải ngồi phịch xuống gốc cây, Hai bánh ú cầm hai cái bánh đưa cho Lực nói: “Cậu hai kêu em đem bánh cho anh nè! Ăn đi!”.
  4. Thấy Lực buồn buồn, cô gái nói thêm: “Bộ anh nhớ vợ lắm hả? Có biết tin tức chị ở đâu chưa?”. Lực vừa mắc cỡ vừa bực bội. Chuyện riêng tư của mình mà con nhỏ bánh ú cũng biết rõ. Kỳ thiệt! “Người bị vợ bỏ” chắc hết xài. Nghĩ vậy nên Lực vội vã xé cái bánh ú nhai ngấu nghiến rồi nằm lăn dưới gốc cây, lòng rối bời đắn đo. Đi hay ở? Về nhà không có vợ buồn lắm, thôi, ở một thời gian nữa coi sao. Hết mùa nắng tới mùa mưa. Lỗ tai của Lực như một đứa trẻ ham học, nó đã phân biệt được tiếng đá rạn sắp vỡ và âm thanh êm đềm nhẹ nhàng của búa và de khi thuận theo chiều với đá. Ngược lại, khi nghịch với đá thì âm thanh nặng nề gãy khúc, không như ý của người. “Người ta bỏ đi rồi tìm kiếm làm gì? Tìm gặp chưa chắc gì cô ta chịu ở lại! Thôi, ráng ở đập đá kiếm tiền cưới vợ khác chắc ăn!”. Lời của cô Hai bánh ú cũng có lý. Người đàn bà bỏ nhà đi rồi kể như nước trôi theo dòng, biết bao giờ trở lại nơi cũ? Lực càng buồn càng nghĩ ngợi, tiếng đập đá như lời chia sẻ nỗi niềm với Lực. “Cái thằng Lực khéo tay thiệt!”. Đám thợ bắt đầu râm ran. “Chưa bao lâu mà nó chẻ đá thẳng băng, còn biết nhìn cục này chẻ được, cục này không, cục này chỉ lấy được năm sáu tấc là cùng”. Cô bánh ú thấy người ta không ngớt lời khen Lực cũng cà rà đến ngồi gần Lực. Khi ấy Lực thường kiếm chuyện xách búa đi đập đá hoặc trốn vô gốc cây nằm ngủ. Vậy mà con nhỏ cũng đi kiếm rồi nhét vào gốc cây vài cái bánh ú mới chịu rời đi. Mười lần như một, thấy bánh để đó mà không ăn thì tội, Lực hay đem bánh cho mấy chú ngoài bãi đá, có khi ngồi nhai ngỏm ngoẻm một mình, vừa ăn vừa đếm đá.
  5. Một buổi chiều nắng vắt qua bóng núi chim bay về tổ, Lực nhìn từng cánh chim xa xôi thấy lòng buồn nhớ nhà vô hạn. Đêm đó Lực quẩy gói về quê. Vắng Lực bãi đá chừng như lạc lõng, tiếng de búa rời rạc nhau. Hai bánh ú hỏi Hai Hùng: “Cậu có biết nhà anh Lực ở đâu không?”. “Chi vậy?”. “Con đi kiếm ảnh lên chẻ đá. Mấy người ngoài bãi nói vắng ảnh buồn quá!”. Hai Hùng nhìn đứa cháu gái gọi mình bằng cậu ruột. Cha mất sớm, nó ở với mẹ, mười tám tuổi ôm gói theo thằng thợ chẻ đá ở bến này được một đứa con. Chẳng may thằng nhỏ vắn số, đá đè chết tức tưởi. Hai mươi tuổi đội tang chồng ôm con mọn. Nay nó luôn miệng nhắc đến Lực. “Biết đâu mà tìm con ơi! Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng. Tao cũng nhớ nó kém chi bây!”. Một buổi trưa, người ở bến đá thấy Lực quẩy gói đứng trên đống đá nhìn vô bãi. Đám thợ chạy ù ra mừng. Người ta thấy cô Hai bánh ú đội xề bánh ra chợ sớm hơn mọi ngày, trên mình một bộ bà ba mới. Bị mọi người trêu, cô nàng ngoe nguẩy bước qua đống đá rồi đem bánh ú nhét vô gốc cây cho Lực. Lực nói ôn tồn: “Không biết sao về nhà cứ nhớ bến đá nao lòng nên lặn lội trở lên”. Một người thợ trạc tuổi Hai Hùng trầm ngâm: “Ở bãi đá này có ai làm giàu đâu. Mầy đã thấy đó, nhà ông Hai Hùng ba đời với đá mà giờ cuộc sống cũng tạm tạm vậy thôi! Tụi tao cũng vậy! Biết mà bỏ đá không được! Có ai thề nguyền sống chết với đá đâu mà hễ vướng với cái nghề này thì không tài nào thoát ra! Dẫu cho cuối đời người đập đá hai nhánh phổi khô cứng lại như đá, vậy mà có ai sợ đâu”. Hai Hùng đem về một khối đá to vuông dài. “Ít khi được khối đá tốt như vầy! Nếu chẻ giỏi thì được nhiều cột lắm, lời lắm”.
  6. Ông ra lệnh cho anh em khoan mỗi cạnh mười hai lỗ rồi chẻ làm hai, rồi làm tư, làm tám. Lực đi vòng vòng rờ rẫm khối đá, nói: “Không được chú Hai à, nếu làm theo chú nó sẽ bể ra làm tư mà không như ý của chú, không lấy được trụ dài, chú sẽ thất vọng”. Hai Hùng dằn mặt Lực: “Tao làm đá từ mười tuổi tới giờ mà! Cứ làm như vậy đi!”. Khối đá rung lên giãy giụa một lúc rồi bể ra làm năm khối nhỏ, một khối lăn ra đúng chỗ đứng của Hai Hùng. Ông chủ nhún chân nhảy tránh, nhưng bị trượt chân ngã sóng xoài vô cạnh đá, máu vọt ra lênh láng. Mọi người hoảng hốt ôm Hai Hùng chở vô nhà thương cấp cứu. Đường xa gập ghềnh. Người làm ăn ở sơn lam khi có chuyện thì mới thấy hết nỗi ngặt nghèo của vùng sâu. Chú tắt thở dọc đường vì phía sau gáy còn có một lỗ thủng nữa. Chôn cất ông Hai Hùng xong, bãi đá hoang lạnh đến dễ sợ, chiều chiều thấy khói núi u ẩn như hồn người thợ đá lẩn quất đâu đây! Thím Hai buồn nói với Lực và anh em ở bãi đá: “Các em cháu cố gắng giúp tôi giải quyết hết số đá ở bãi để lấy tiền trả công cho anh em rồi giải thể ai về nhà nấy kiếm phương kế khác làm ăn”. Có người hỏi Lực: “Sao chú thấy khối đá chẻ không được mà không can ông Hai Hùng?”. “Cháu có ý kiến mà ổng không nghe!”. “Nhưng sao chú mới rờ khối đá mà biết, tài vậy?”. “Khối đá có đường rạn kín, chú Hai sơ ý và chủ quan, cứ nghĩ khối đá nào cũng giống nhau”. Từ đó ai cũng nghe Lực, không một chút do dự. Hết đá ở bãi, mọi người tán tỉnh Lực: “Thôi mình kiếm tạm vài khối đem về chẻ cho vui, ngồi nhà chờ kiếm nghề khác cũng buồn”.
  7. Lực thay Hai Hùng sớm tối theo dõi từng đường gân thớ thịt của đá trên bến bãi. Hàng thành phẩm chất lượng cao, ít vỡ vụn, chính xác như ý. Hết bánh ú, bánh lá dừa, Hai Hương đem cơm nước đến tận nơi cho Lực, quần áo chiều về Hương gom đem đi giặt giũ. Thím Hai Hùng thấy vậy nói: “Cháu Hương nó thương con dữ lắm! Thôi thì chọn ngày tốt tao đứng ra tổ chức bữa tiệc công bố với xóm làng cho hai đứa thành vợ chồng, để lo giàu nghèo với đời. Sống một mình buồn lắm!”. Lực dần dừ: “Con sống một mình không muốn đủ, có vợ sao lo nổi?”. “Lây lất rồi cũng qua. Tao hồi đó nhập với chú Hai bây còn khổ hơn gấp năm gấp mười bây giờ. Nghe lời thím đi!”. Nắng chiều nghiêng qua dáng núi in đậm trên lưng trời phía xa. Việc mưu sinh mà có âm thanh nghe quen như là bị mê hoặc. Vừa trần ai vừa hiện hữu. Mọi thứ trôi chảy, như đá có linh hồn, đá cũng biết buồn, biết vui. Thảo nào phút giây thấm buồn, một nhạc sĩ tài hoa đã mong ước: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau. Thoáng chốc mà đã hơn hai mươi năm. Lực nhớ lúc tới đây tóc anh còn xanh mà nay đã ngả màu đá. Chiều chiều mấy đứa con của hai người hay tha thẩn ra kiếm những vụn đá ngồ ngộ để chơi. “Ba ơi, đá này ở đâu mà có?”, “Đá này có quen với nhà mình không ba?”. Lực như không nghe thấy lời của con, cứ đi vòng vòng bãi đá và nhẩm tính: Khối này cho các con đi học, khối này cho Hương may quần áo, còn lại nhín mua sợi dây chuyền cho Hương đeo. Tội nghiệp từ ngày cưới đến giờ vợ mình chỉ ước có sợi dây chuyền mà chưa mua nổi. Nắng tràn qua đống đá, màu nắng tươi hơn mọi ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2