intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

351
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Thế chiến thứ nhất hay Đệ nhất thế chiến, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến tranh thế giới thứ nhất

  1. Chiến tranh thế giới thứ nhất Từ trên xuống theo chiều kim đồng hồ: 1. Chiến hào tại mặt trận phía tây; 2. Xe tăng Mark-1 của Anh đang bò qua chiến hào; 3.
  2. Tàu chiến Anh trúng mìn và chìm tại chiến dịch Dardanelles chống Ottoman; 4. Lính Anh đeo mặt nạ phòng độc trong chiến hào; 5. Một phi đội máy bay Đức thời Thế chiến I . 28 tháng 6 năm 1914 – Thời gian 11 tháng 11 năm 1918 (ngưng chiến) Hòa ước Versailles ký ngày 28 tháng năm 1919 Châu Âu, Châu Phi và Địa điểm Trung Đông (Trung Hoa Thái Bình Dương)
  3. Vụ ám sát Đại Công Nguyên nhân tước Franz Ferdinand bùng nổ (28 tháng 6) Áo-Hung thuyên chiến với Serbia (28 tháng 7); Nga kéo quân vào Áo-Hung (29 tháng 7). Entente chiến thắng kiểu Kết quả Pyrros; các Đế quốc Nga, Đức, Áo-Hung và Ottoman sụp đổ;[1] Anh, Pháp suy kiệt;[2]Đức giữ vững lợi thế về công nghiệp cùng khả năng hồi phục[3]; Nhiều quốc gia mới tại Châu Âu và Trung Đông được thành lập; Hội nghị Versailles; Thành lập Hội quốc liên.
  4. Tham chiến Entente Liên minh Trung tâm Đế quốc Nga Đế quốc Đức Đế chế Áo-Hung (1914–17) Bản mẫu:Country data Đế quốc Ottoman Bản mẫu:Country data British Empire Pháp Kingdom of Bulgaria Italy](1915–18) (1915–18) Hoa Kỳ (1917– 18) Romania (1916– 18) Nh ật B ản Bản mẫu:Country data Kingdom of Serbia Bỉ Bản mẫu:Country data Kingdom of Greece (1917–18) Bồ Đào Nha (1916–18) Bản mẫu:Country data Kingdom of Montenegro (1914–
  5. 16) Brasil (1917–18) và nhiều nước nữa Chỉ huy Lãnh đạo và chỉ huy Lãnh đạo và chỉ huy quân sự quân sự Nikolai II Wilhelm II Nikolai Paul von Nikolayevich Hindenburg Bản mẫu:Country data Erich von British Empire H. H. Falkenhayn Asquith Erich Ludendorff Bản mẫu:Country data Franz Joseph I British Empire David Karl I Lloyd George Conrad von Bản mẫu:Country data Hötzendorf British Empire Mehmed V Douglas Haig Mehmed VI Raymond Poincaré Enver Pasha Georges Mustafa Kemal Clemenceau Atatürk Bản mẫu:Country data Ferdinand Foch Antonio Salandra Kingdom of Bulgaria
  6. Vittorio Orlando Ferdinand I Bản mẫu:Country data Luigi Cadorna Thiên hoàng Đại Kingdom of Bulgaria Chính Nikola Zhekov và nhiều người khác Woodrow Wilson John J. Pershing Và nhiều người khác Lực lượng Entente[4] Liên minh Trung Tâm[4] 12 triệu Bản mẫu:Country data 13.250.000 British Empire 7.800.000 8.841.541[5] 2.998.321 8.660.000[6] Bản mẫu:Country data 5.093.140 Kingdom of Bulgaria 4.743.826 1.200.000 Tổng cộng: 25.248.321 1.234.000 80 vạn Bản mẫu:Country data
  7. Kingdom of Serbia 70.343 38 vạn Bản mẫu:Country data Kingdom of Greece 25 vạn 20 vạn Bản mẫu:Country data Kingdom of Montenegro 5 vạn Tổng cộng: 42.959.850 Tổn thất Binh lính chết: Binh lính chết: 5.525.000 4.386.000 Binh lính bị thương: Binh lính bị thương: 12.831.500 8.388.000 Binh lính mất tích: Binh lính mất tích: 4.121.000 3.629.000 Tổng cộng: Tổng cộng: 22.477.500 chết, bị 16.403.000 chết, bị
  8. thương và mất thương và mất tích ...thêm chi tiết. tích ...thêm chi tiết. . [hiện] x•t•s Các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Thế chiến thứ nhất hay Đệ nhất thế chiến, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới.[1] Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam
  9. giới, đồng thời sự phát triển của kỹ nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.[2][7] Chiến tranh chiến hào gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó. [8] Đây là cuộc chiến giữa phe Entente (chủ yếu là Đế quốc Anh, Pháp, Nga, Ý, Hoa Kỳ) và phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Thổ Ottoman, Áo-Hung và Bulgaria). Cuộc Đại chiến mở đầu với sự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát, dẫn đến việc người Áo - Hung tuyên chiến với Serbia.[9][10] Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng xua quân tấn công Bỉ, Luxembourg, và Pháp, theo kế hoạch schlieffen.[11] Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận tiền, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong một trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong sử sách.[12][13] Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị khánh kiệt, dẫn tới đại bại của bọn họ trong các cuộc chiến tranh về sau.[14][15] Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp.[16] Một trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tại Verdun cùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công.[17] Song, trận chiến đẫm máu nhất là tại sông Somme (1916), khi liên quân Anh - Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức.[18] Tất cả những Đế quốc quân chủ đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này, nó tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức.[1] Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp họ không bị tổn hại gì lớn (ít ra còn hơn hẳn Pháp[3]), vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[19] Không có một nước nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoàng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở các nước bại trận.[1] Điển hình là ở Thổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong trào Cách mạng Giải
  10. phóng Dân tộc rầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Entente phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt. [20][21] Trước đây ở các nước nói tiếng Anh dùng từ "Đại chiến" (Great War). Vài thập kỷ sau, tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.[22] Chính những vấn đề liên quan tới Hiệp định Versailles (1918) đã khiến cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. [23] Mục lục [ẩ n] 1 Mục đích  2 Quy mô, tính chất  3 Nguyên nhân, bản chất chiến tranh  3.1 Nguyên nhân trực tiếp o 3.1.1 Chủ nghĩa đế quốc  3.1.2 Liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, quân phiệt  3.1.3 Chủ nghĩa dân tộc  3.1.4 Chiến tranh là tất yếu?  3.2 Các quan tâm quyền lợi của các bên tham chiến o
  11. 4 Diễn biến  4.1 1914: Đức phải chiến đấu trên hai mặt trận o 4.1.1 Mặt trận phía Tây  4.1.2 Mặt trận phía Đông  4.1.3 Diễn biến ở các chiến trường khác trong năm 1914  4.2 1915 – 1916: Đức chủ động tấn công o 4.2.1 Mặt trận phía Đông 1915 – 1916  4.2.2 Mặt trận phía Tây 1915 - 1916  4.2.3 Tại các mặt trận phía Nam 1915 – 1916  4.3 1917 Năm bản lề o 4.3.1 Quân Đồng minh chuyển sang tấn công  4.3.2 Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, Hoa Kỳ tham  chiến 4.3.3 Cách mạng tại Nga, Nga ra khỏi chiến tranh  4.4 1918 Phe Trung tâm thua trận o 4.4.1 Cuộc tấn công mùa xuân của Đức  4.4.2 Đồng minh tấn công tổng lực thắng lợi 
  12. 4.4.3 Cách mạng tại Đức  4.4.4 Phe Trung tâm đầu hàng  5 Đặc điểm chiến tranh trong thế chiến thứ nhất  5.1 Chiến tranh trên bộ o 5.2 Chiến tranh trên biển, trên không o 5.3 Các vũ khí mới o 6 Hậu quả của chiến tranh  6.1 Ảnh hưởng kinh tế, địa - chính trị o 6.2 Ảnh hưởng tâm lý - xã hội o 7 Những bài học chính trị của Thế chiến thứ nhất  8 Xem thêm  9 Chú thích  10 Tài liệu tham khảo  11 Liên kết ngoài  [ ] Mục đích Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế
  13. giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệt và phát xít tại Ý, Đức và Nhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau 20 năm tạm nghỉ lấy sức. Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra giữa hai khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ 19: một bên là liên minh ba đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối hiệp ước Entente ba bên (trong tiếng Pháp entente có nghĩa là sự đồng thuận, hiệp ước) sau này còn thêm Hoa Kỳ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh Trung tâm (Central Powers, hay còn gọi là Liên minh ba nước) gồm Đức, Áo – Hung và Ý. Tuy nhiên sau đó Ý chiến đấu bên phía Entente ba bên nhưng Liên minh Trung tâm có thêm Đế quốc Ottoman, Bulgaria. Trong khi vai trò của các đồng minh chính trong Entente ba bên khá đồng đều trong việc gánh vác sức nặng chiến tranh thì phía Liên minh Trung tâm vai trò các đồng minh là mờ nhạt hơn, chỉ Đức có vai trò trụ cột vì thực tế mâu thuẫn chủ yếu gây nên chiến tranh là gắn liền với tham vọng chính trị kinh tế và đế quốc của Đức lúc đó. Lúc bấy giờ, hai liệt cường quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu là Đức và Nga. [24] [ ] Quy mô, tính chất
  14. Các nước tham chiến tại châu Âu. Hình dáng ti ểu bang Illinois nằm ở bên trái để có thể so sánh diện tích. Khối Trung tâm (Central Powers) Khối Liên minh (Entente Powers) Các nước trung lập Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga và đặc biệt là Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ khi quân đội của họ còn đang trên đất đối phương, khi quân địch còn chưa xâm phạm lãnh thổ của mình, mà họ đã
  15. thua trận vì xã hội kiệt sức không thể kham nổi chiến tranh – một kiểu chiến tranh tiêu hao với cường độ cực cao. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo một kiểu chiến lược chiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo liên minh nhiều nước như Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Kế vị Áo, Chiến tranh Bảy năm, Chiến tranh Napoléon, v.v... Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào một hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1–2 ngày tại một điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì ký hoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thời Napoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định. Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội là quân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuật đội hình tản mát không còn các khối quân lực xếp hàng tấn công và phòng thủ theo đội hình ô vuông dày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thức chiến tranh trận địa mà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quách pháo đài đã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trong chiến hào với hệ thống ụ súng máy, dây thép gai, bãi mìn và trận địa pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đôi giữa hai phía đối địch. Chiến tranh trận địa hay chiến tranh chiến hào ở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm
  16. chạp ít năng động ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực. Trong lực lượng Hiệp Ước, Anh-Pháp và Nga chia sẻ gánh nặng chiến tranh tương đối đồng đều trong khi phe Liên Minh Trung Tâm chỉ có thể trông cậy vào nước Đức là chủ yếu. [ ] Nguyên nhân, bản chất chiến tranh [ ] Nguyên nhân trực tiếp Xem bài chính: Vụ ám sát thái tử Áo-Hung. Sự việc Đại công tước (tiếng Đức: Erzherzog, tiếng Anh: Grand Duke) Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến này, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước tràn ly". Chiến tranh là "phải nổ ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia của các bên đã chín muồi và các bên tham chiến từ lâu đã chuẩn bị chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn đối kháng với nhau và phân chia lại thế giới. Nguyên nhân và bản chất của chiến tranh này là rất phức tạp, đa diện, nhưng có thể được tổng kết như sau: [ ] Chủ nghĩa đế quốc Vladimir Ilyich Lenin và những người Bolshevik, cùng một phần lớn những người xã hội chủ nghĩa của châu Âu phân tích có cơ sở và cho rằng chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: là sự phân chia lại thế giới của các đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến. Nguyên nhân theo
  17. phân tích của Lenin: sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ: những tham vọng thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này gặp phải sức phản kháng của các "đế quốc già" là Anh Quốc, Pháp và Nga. Đế quốc Áo – Hung và Đế quốc Ottoman từ lâu đã suy yếu không còn đủ "tư cách" và vai trò để có ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, Balkans và Kavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng với nhau... Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới có lợi cho kẻ thắng trên cơ sở những mất phần của kẻ thua. [ ] Liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, quân phiệt Một nhóm nguyên nhân khác cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra là hệ thống các liên minh quân sự, sự chạy đua vũ trang và chủ nghĩa quân phiệt của các đế chế: Liên minh quân sự theo khối: Trong các mâu thuẫn và tương đồng quyền  lợi, các quốc gia tìm kiếm lôi kéo thành lập các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh hưởng. Việc này làm cho tình hình thế giới càng trở nên cực kỳ căng thẳng vì bất cứ một xung đột quốc gia nào đều có thể trở thành xung đột quốc tế, điều này là rất điển hình cho Thế chiến I. Và thực tế cho thấy từ một sự kiện ám sát có tính dân tộc trong một Đế chế Áo – Hung, mâu thuẫn đã được cộng hưởng, khuếch đại và trở thành chiến tranh thế giới.
  18. Lính Áo trên chiến trường Chạy đua vũ trang: điển hình là trước thế chiến Anh Quốc cho hạ thuỷ lớp  chiến liệt hạm Dreadnought với các tính năng chiến đấu cách mạng trên biển, tạo nên chạy đua vũ trang quyết liệt giữa Anh Quốc và Đức. Việc các quốc gia chạy đua vũ trang để duy trì và giành ưu thế quân sự trên bộ và trên biển dẫn đến sự phản ứng tương ứng của phía đối địch. Kết quả là cả hai phe đều cảm thấy bị đe doạ từ phía bên kia và lại càng chạy đua vũ trang và lại bị đe doạ ở mức độ mới cao hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên chiến tranh. Chủ nghĩa quân phiệt: tại các quốc gia quân chủ chuyên chế như Đế quốc  Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo – Hung và Đế quốc Ottoman và cả ở các quốc gia khác thì tầng lớp quân nhân, tướng lĩnh có một thế lực và ảnh hưởng rất lớn. Họ không hề bị kiểm soát bởi các thiết chế dân chủ, lại rất gần gũi Hoàng đế và luôn có xu hướng hiếu chiến và tinh thần ái quốc mãnh liệt của chủ nghĩa Sôvanh (chauvinism). [ ] Chủ nghĩa dân tộc Sau thế kỷ 19 tại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết của cá nhân được nhận thức thì hiển nhiên nhận thức về quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc cường quốc sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tình cảm dân tộc thường đi kèm với chủ nghĩa xô-vanh và trên con đường tìm vị thế của mình các dân tộc nhỏ thường tìm sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến các xung đột được tích luỹ và chiến tranh là cách giải toả cuối cùng.
  19. Chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân chính của vụ ám sát hoàng tử Áo-Hung tại Bosnia. Đế quốc Nga và Đế chế Ottoman đã đi đến chiến tranh tại Balkan năm 1878. Sau cuộc chiến, Nga có ảnh hưởng lớn ở Balkan. Áo-Hung lại điều khiển chính phủ ở Bosnia và năm 1908 thì gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi đây, nắm toàn bộ ảnh hưởng ở Bosnia. Nga vận động các nước còn lại trên bán đảo Balkan lập ra Liên minh Balkan hi vọng khối này sẽ đẩy lùi Áo-Hung. Nhưng do những mâu thuẫn trước kia đối với Đế chế Ottoman, khối này đã không chống lại Áo-Hung mà gây Chiến tranh Balkan lần thứ nhất năm 1912 và Chiến tranh Balkan lần thứ hai năm 1913 với Thổ Nhĩ Kỳ.Đến năm 1914, Thổ Nhĩ Kỳ gần như không còn ảnh hưởng ở bán đảo này. Áo-Hung lại trở thành kẻ thù lớn của Liên minh Balkan. Serbia, nước theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ nhất tại Balkan lúc này đã vận động chủ nghĩa dân tộc Bosnia là nước có chung đường biên giới với Serbia để đánh đuổi Áo-Hung ra khỏi Balkan. Một phần tử được trợ giúp bởi tổ chức dân tộc Bàn tay đen của Serbia đã ám sát hoàng tử Áo-Hung vào 28 tháng 6 năm 1914. Sau đó, Áo-Hung đe dọa Serbia và một tháng sau, Áo-Hung tuyên bố chiến tranh với Serbia vào ngày 28 tháng 7 năm 1914. [ ] Chiến tranh là tất yếu? Trong các học giả thế giới khi đề cập nguyên nhân chiến tranh có xuất hiện câu hỏi: Liệu có thể tránh được cuộc chiến tranh này không? Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy thì ở tầm quốc tế và lịch sử nhân loại có thể nói: với trình độ giác ngộ chính trị của nhân loại vào đầu thế kỷ 20, khi tư duy chính trị vẫn là tư duy nước lớn, tư duy đế quốc chủ nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì Thế chiến thứ nhất là "phải xảy ra và không thể tránh được". Cuộc chiến này sẽ cùng với Thế chiến thứ hai sẽ tập cho nhân loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi". Để nhận thức được như vậy nhân loại phải trả giá gần trăm triệu mạng trong hai cuộc đại chiến và các cuộc chiến
  20. khác trong thế kỷ 20. Đó là bài học chính trị quý giá nhất của đại chiến mà nhiều khi nơi này hay nơi khác bài học đó vẫn còn bị "quên". [ ] Các quan tâm quyền lợi của các bên tham chiến Anh: Chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của  Đế chế Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, cố gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp Ottoman và Áo - Hung xuống thành những cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Cận Đông rất nhiều dầu mỏ. Pháp: Cũng giống như Anh nhưng ngoài ra còn để phục thù Chiến tranh  Pháp – Phổ (1871) quyết giành lại hai tỉnh Alsace và Lorraine từ Đức. Hạ bậc Đế quốc Đức để trừ mối hoạ sau này (sau chiến tranh phía Pháp đề nghị trong Hội nghị Versailles một hình thức bồi thường chiến phí khủng khiếp để Đức không bao giờ ngóc đầu dậy được). Nga: Loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraina và  vùng Baltic. Loại bỏ sự cản trở của Ottoman khỏi các vùng Kavkaz và Balkans. Xâm chiếm các vùng ảnh hưởng của Ottoman. Đức: Thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh-Pháp, đòi hỏi một thị trường, thuộc  địa tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan. Áo – Hung: Nỗ lực cuối cùng chứng tỏ mình còn là một cường quốc, cố  giữ lại những gì còn giữ được trước sự nhòm ngó của các cường quốc khác. Hai địch thủ trước mắt của Áo – Hung là Nga và Ý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2