intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho Bé Uống Nước Hoa Quả Như Thế Nào

Chia sẻ: Missyou2 Missyou2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đừng nên cho bé dưới độ tuổi ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi) uống nước hoa quả. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bạn có thể bắt đầu cho bé làm quen với nước quả tươi. Nước hoa quả cho bé Nhiều người mẹ cho bé uống nước hoa quả mà không cho bé ăn hoa quả tươi. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Đúng là nước hoa quả tươi chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự hoa quả tươi nhưng lại thiếu chất xơ. Vì vậy, bên cạnh việc uống nước hoa quả, bạn vẫn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho Bé Uống Nước Hoa Quả Như Thế Nào

  1. Cho Bé Uống Nước Hoa Quả Như Thế Nào Bạn đừng nên cho bé dưới độ tuổi ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi) uống nước hoa quả. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bạn có thể bắt đầu cho bé làm quen với nước quả tươi. Nước hoa quả cho bé Nhiều người mẹ cho bé uống nước hoa quả mà không cho bé ăn hoa quả tươi. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Đúng là nước hoa quả tươi chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự hoa quả tươi nhưng lại thiếu chất xơ. Vì vậy, bên cạnh việc uống nước hoa quả, bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn hoa quả cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý một số điểm sau. - Bạn chỉ nên cho bé uống hoa quả bằng cốc, thay vì dùng bình sữa. Bạn có thể ép dưa hấu, dưa vàng, nho… thành nước cho bé uống. Bạn cũng nên pha loãng để bé dễ uống hơn.
  2. - Bạn không nên cho bé dưới độ tuổi ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi) sử dụng nước hoa quả. - Với những loại nước hoa quả đóng hộp, bạn nên chọn loại dành riêng cho bé. - Bé trên chỉ nên sử dụng khoảng dưới 100ml nước hoa quả mỗi ngày. Bởi vì, uống quá nhiều nước hoa quả, bé có nguy cơ mắc chứng tiêu chảy. Nguyên nhân là do phần lớn nước hoa quả đều chứa chất sorbitol (một hợp chất khó tiêu của đường). Nếu lượng sorbitol vượt ngưỡng cho phép, cơ thể bé sẽ cần nhiều nước hơn bình thường – yếu tố tăng tình trạng tiêu chảy. Người lớn cũng khó tiêu hóa nếu hấp thu quá nhiều sorbitol. + Táo, lê, đào hoặc những loại quả mọng khác thường chứa nhiều sorbitol.
  3. + Ngoài ra, uống nhiều nước hoa quả (nhất là nước hoa quả đóng hộp) còn làm tăng nguy cơ béo phì, sâu răng ở bé. Với quả cam - Nước cam hoặc những loại quả thuộc họ cam như bưởi, quýt chứa nhiều axit có vị chua, dễ gây tiêu chảy cho bé. Đó là lý do vì sao, bác sĩ khuyến cáo, bạn nên cho bé uống nước cam ít nhất khi bé đã được một tuổi. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn thiện (dễ dàng hấp thu được loại axit có trong cam, quýt).
  4. - Để tránh tiêu chảy, bạn nên pha loãng theo công thức: một phần nước với ba phần nước cam. Sau đó, bạn nên cho bé trên một tuổi dùng một lượng vừa phải mỗi ngày. - Nếu muốn cho bé ăn cam xắt miếng, bạn nên thái lát mỏng, nhỏ và nhớ loại bỏ hạt. Bạn cũng nên nhớ cắt bỏ những cùi viền quanh múi cam để bé không bị hóc. Khoảng 2 tuổi, bé nhai tốt hơn, bạn mới nên cắt cam thành những khoanh mềm để bé nhai. Những lưu ý khác - Bạn nên chọn loại hoa quả tươi ngon và nên chọn hoa quả theo mùa, không nên mua hoa quả đông lạnh hoặc trái vụ. Bạn cũng nên sơ chế (rửa, gọt) sạch sẽ trước khi chế biến cho bé. - Bạn chỉ nên cho bé thử một loại nước hoa quả (hoặc hoa quả) tại một thời điểm. Khi bé quen, bạn có thể kết hợp 2-3 món hoa quả với nhau. Tiếp đến, bạn nên theo dõi phản ứng khi bé thử loại hoa quả mới. Nếu bé xuất hiện dấu hiệu dị ứng hoặc tiêu chảy, bạn nên cẩn thận. - Nên tự chế biến nước hoa quả tại nhà thay vì bạn mua loại đồ hộp cho bé.
  5. - Bạn tuyệt đối tránh cho đường, mật ong hoặc bất kỳ chất nào vào nước hoa quả cho bé để tránh rối loạn tiêu hóa. - Ngay sau khi chế biến, bạn nên cho bé uống nước hoa quả ngay. Tránh cho bé uống nước quả đã để bên ngoài quá 20 phút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2