intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ trương của đảng về phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1996 đến năm 2018

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo phân tích chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời khái quát những thành tựu và hạn chế của kinh tế tư nhân nước ta từ năm 1996 đến năm 2018. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, định hướng về khung chính sách nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ trương của đảng về phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1996 đến năm 2018

  1. 246 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2018 TS. Nguyễn Thanh Thị Sâm Trường Đại học Hàng hải Việt Nam TS. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh Viện Lịch sử Đảng, Học viện QG HCM Tóm tắt: Bài báo phân tích chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời khái quát những thành tựu và hạn chế của kinh tế tư nhân nước ta từ năm 1996 đến năm 2018. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, định hướng về khung chính sách nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung. Từ khóa: Kinh tế, kinh tế tư nhân, chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân. PARTY'S PARTY ON PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT FROM 1996 TO 2018 Abstract: The paper analyzes the Party's policy on developing the private economy, and summarizes the achievements and limitations of our country's private economy from 1996 to 2018. Since then, the author offers a number of topics policies and orientations towards the policy framework to contribute to promoting the development of the private economy in particular and Vietnam's economy in general. Keywords: Economics, private economy, the Party's policy on private economy, private enterprises. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại hội VIII (6/1996) của Đảng nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới và nhận định: “nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho thời kỳ quá độ là chuNn bị những tiền đề cho công nghiệp hóa cơ bản đã hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đNy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[5, tr.425]. Đến năm 2018, Việt N am đã có hơn 600 nghìn doanh nghiệp tư nhân và đang đặt mục tiêu có được 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế như một xu hướng tất yếu của thời kỳ đNy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, trong những năm 1996 - 2018, khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt N am vẫn chậm chuyển động. Bức tranh kinh tế tư nhân hầu hết có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; những doanh nghiệp tư nhân đầu đàn chủ yếu vẫn đang tập trung vào bất động
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 247 sản, xây dựng và đầu tư tài chính... Khó khăn của khối doanh nghiệp tư nhân vẫn là đất đai và sự bấp bênh của quyền sử dụng đất; vấn đề thuế, thủ tục hành chính, chi phí không chính thức... N ghị quyết số 10-N Q/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc coi kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế chính là sự thừa nhận một thực tế đã diễn ra mấy chục năm đổi mới ở nước ta. N hưng câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển? Việc nghiên cứu chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1996 đến năm 2018 thấy rõ quá trình từng bước đổi mới tư duy của Đảng cũng như thành tựu, hạn chế và những giải pháp là thực sự cần thiết để kinh tế tư nhân phát triển toàn diện trong thời kỳ mới. 2. NỘI DUNG 2.1. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1996 đến năm 2018 Kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt N am hiện nay. Kinh tế tư nhân được hiểu là loại hình tổ chức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Thành phần của kinh tế tư nhân gồm: kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đối với Việt N am, phát triển kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế tư nhân đã góp phần to lớn trong việc huy động các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hiện đại hóa sản xuất, từ đó góp phần vào sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt N am. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt N am luôn chủ trương nhất quán là phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm của Đảng về sở hữu và các thành phần kinh tế nói chung, về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân nói riêng có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện dần qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Các quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thể hiện tập trung trong các Cương lĩnh xây dựng đất nước, văn kiện Đại hội Đảng, nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu những tiến bộ vượt bậc trong đường lối đổi mới của Đảng: đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đNy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội chủ trương “tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài” với điểm nhấn là: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài”[5, tr. 677-678]. N hư vậy, cùng với đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI và Đại
  3. 248 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM hội VII của Đảng, Đại hội VIII tiếp tục nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế tư nhân nhiều thành phần, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển; đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh, đồng thời cần tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã tổng kết 15 năm đổi mới và có nội dung riêng tổng kết về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta với nhận thức cơ bản: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại...”[5, tr. 677-678]. Tổng kết nêu trên đã xác định rõ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt N am "bỏ qua" cái gì, "không bỏ qua" cái gì của chủ nghĩa tư bản. Về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất: Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Phải từ thực tiễn tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung với bước đi vững chắc. Tiêu chuNn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đNy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Các Hội nghị Trung ương khoá IX đã cụ thể hoá tinh thần đó để tiếp tục đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu: Hội nghị Trung ương 3 (8/2001) về đổi mới, sắp xếp hệ thống doanh nghiệp nhà nước; Hội nghị Trung ương 5 (2/2002) về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. N gày 18/3/2002, Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua N ghị quyết 14-N Q/TƯ, “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương có một nghị quyết chuyên đề về kinh tế tư nhân. N ghị quyết tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. N goài ra, N ghị quyết đã đánh giá xác đáng về đóng góp của kinh tế tư nhân, đó là: đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, N ghị quyết cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém của kinh tế tư nhân là: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 249 cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất; còn có nhiều khó khăn, vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội. Từ những thành tựu và hạn chế của kinh tế tư nhân, N ghị quyết đưa ra một số nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn mới như sau: 1. Thống nhất về các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân; 2. Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân; 3. Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách; 4. Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước; 5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân thể hiện trong N ghị quyết 14-N Q/TƯ khi Đảng khẳng định kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm”[6, tr.149]. Từ chỗ cho rằng “Tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do luật pháp quy định”[3, tr.11]. Đảng đã có bước nhìn nhận mới: “Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của N hà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh liên kết với nhau với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước”[3, tr.11]. Trước nhu cầu cấp bách đưa Việt N am sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) tiếp tục có những đổi mới quan trọng về tư duy kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế. Về kinh tế tư nhân, Đại hội tiếp tục khẳng định “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”[4, tr.77]. “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế N hà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”[6, tr.354]. Thực hiện chủ trương của Đại hội X về việc cho phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân, Hội nghị lần thứ ba khóa X (8/2006) đã ban hành “Quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân”. Để khuyến khích đảng viên tham gia phát triển kinh tế trong cơ chế mới, Quy định nêu rõ: “Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm”[4, tr.70]. Để đảm bảo tính “định hướng” khi đảng viên làm kinh tế tư nhân, Đảng nhấn mạnh: đảng viên làm kinh tế tư nhân phải chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quy định cũng nêu rõ cơ chế quản lý cụ thể đối với đối tượng đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức trong quân đội, công an nhân dân, doanh nghiệp 100% vốn chủ sở hữu nhà nước... tham gia kinh tế tư nhân.
  5. 250 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Đến đây có thể thấy rõ rằng, nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân đã được mở rộng và phát triển để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, Đảng có những khẳng định mới về vai trò của kinh tế tư nhân khi coi kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành không thể thiếu, có vị trí quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời, khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tiếp theo của công cuộc đổi mới đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (01/2011) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 1991). Trong Cương lĩnh khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”[7, tr.73]. Đại hội Đảng lần thứ XII đã kế thừa, làm rõ và thể hiện bước phát triển mới trên nhiều luận điểm quan trọng, trong đó có luận điểm: coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. N hận thức về kinh tế tư nhân là động lực quan trọng xuất phát từ thực tiễn phát triển hết sức sinh động của nền kinh tế đất nước. Điều này hoàn toàn không hàm ý sự phân biệt đối xử, mà với ý nghĩa là tuỳ thuộc vào chức năng của mỗi thành phần kinh tế để xác định vai trò của chúng. Đại hội cũng nhấn mạnh việc: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”[8, tr. 107- 108]. Tiếp đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa XII tiếp tục xác định rõ việc phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt N am cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Hội nghị cũng đã thông qua N ghị quyết số 10-N Q/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, ngày 3/6/2017“Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. N ghị quyết có một số điểm mới đánh dấu bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng về vị thế của kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới. Một là, về quan điểm về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, Đảng đã xác định rõ hơn và nhấn mạnh việc phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt N am. Quan điểm mới này nhằm tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa rõ hơn nhận thức, tư duy nhất quán và liên tục phát triển của Đảng đối với phát triển kinh tế tư nhân. N ghị quyết xác định “N ghị quyết xác định: “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ”[2, tr.2].
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 251 Hai là, về quan điểm chỉ đạo, định hướng cho phát triển kinh tế tư nhân, ở điểm này, Đảng nhấn mạnh Định hướng phát triển cho kinh tế tư nhân cụ thể và phù hợp hơn với bối cảnh và điều kiện mới. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP. Xác định rõ vai trò, chức năng và mối quan hệ giữa N hà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt N am và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là tổ chức công đoàn, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện theo kịp với sự phát triển về mọi mặt của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Ba là, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế tư nhân. N ghị quyết nêu: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[2, tr.2]. Do vậy, N ghị quyết xác định “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ”[2, tr.2]. Bốn là, về mục tiêu phát triển, trong quá trình tổng kết và căn cứ vào các nguồn tài liệu, như: N ghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; N ghị quyết số 05-N Q/TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; N ghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020”; N ghị quyết số 35/N Q-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về “Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”; các số liệu của Tổng cục Thống kê, một số nghiên cứu chuyên sâu khác về kinh tế Việt N am và kinh nghiệm quốc tế, trong đó có Báo cáo Việt N am 2035 do Chính phủ phối hợp với N gân hàng Thế giới xây dựng... để nghiên cứu, phân tích một cách khoa học nhằm xác định các mục tiêu cụ thể này; thảo luận kỹ với các ban, bộ, ngành và địa phương cũng như các chuyên gia trong nước và quốc tế. Đây là căn cứ để N ghị quyết mới đề ra các mục tiêu cụ thể về chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp hoạt động; tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp trong GDP; tốc độ tăng năng suất lao động, trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển mới đối với kinh tế tư nhân. Mục tiêu trong N ghị quyết được thể hiện đồng bộ, các mục tiêu đưa ra cụ thể trong từng giai đoạn phát triển mới đối với kinh tế tư nhân. Năm là, những nhiệm vụ và giải pháp lớn, rên cơ sở kết quả tổng kết, N ghị quyết đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp lớn, trong đó có hơn 30 giải pháp cụ thể để xử lý đồng bộ các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tư nhân, nhằm phát triển mạnh kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế; các giải pháp về cơ chế, chính sách cụ thể, toàn diện và phù hợp với từng chủ thể trong nền kinh tế nói chung và trong khu vực kinh tế tư nhân nói riêng; gắn kết bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hệ
  7. 252 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM thống những nhiệm vụ và giải pháp lớn mới nhằm cụ thể hóa N ghị quyết Đại hội XII của Đảng và đáp ứng được những yêu cầu phát triển của kinh tế tư nhân trong bối cảnh mới đất nước đang tích cực thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. N hững nhận thức mới của Đảng về kinh tế tư nhân và được thể chế bằng chủ trương, chính sách cụ thể đã có ý nghĩa quan trọng việc tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và N hà nước, đòi hỏi trong giai đoạn mới, Đảng cần có biện pháp cụ thể, quyết liệt hơn để khắc phục hạn chế và để kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa xứng đáng với vai trò, vị thế và tiềm năng của kinh tế tư nhân theo tinh thần N ghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII. 2.2. Tình hình phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1996 đến năm 2018 2.2.1. Thành tựu Từ năm 1996 đến năm 2018, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong sự phát triển năng động của nền kinh tế Việt N am, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, đã mạnh dạn đột phá và đi đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới. Do đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển cũng chính là tạo điều kiện để giải phóng các nguồn lực phát triển trong xã hội, để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tối đa các tiềm năng to lớn của nó. Số lượng doanh nghiệp đăng ký gia tăng mạnh mẽ, phản ánh cả quá trình chính thức hoá hộ kinh doanh cũng như sự thành lập các doanh nghiệp mới. Bên cạnh các doanh nghiệp được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hộ kinh doanh đã và đang trở thành một cấu phần quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt N am. Sự mở rộng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt N am song hành với sự giảm bớt về số lượng doanh nghiệp nhà nước và với sự tăng trưởng chậm chạp của khu vực hợp tác xã (kinh tế tập thể). Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân đã dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ về tổng vốn của các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp lớn vào việc hình thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt N am trong những năm gần đây. Khu vực tư nhân trong nước chiếm 38,6% GDP năm 2016 (trong tỷ lệ này, doanh nghiệp đăng ký chính thức chiếm 8,2%, khu vực hộ kinh doanh chiếm 30,43%). Khu vực tư nhân nước ngoài (FDI) đóng góp 18,95% vào GDP. Khu vực tư nhân đóng góp chính cho tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống, tăng trưởng bền vững và toàn diện ở Việt N am. N ếu không tính khu vực hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 3,35 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2010 - 2015, tức là trung bình 557.000 việc làm mới mỗi năm. Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn. Việc làm do các doanh nghiệp khu vực tư nhân
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 253 tạo ra đã giúp hàng triệu người lao động dịch chuyển từ các công việc có thu nhập thấp hơn trong lĩnh vực nông nghiệp sang làm việc ở những ngành có năng suất cao hơn với mức lương cao hơn. Các doanh nghiệp tư nhân đóng góp đáng kể vào sự mở rộng của phạm vi che phủ của các chương trình an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội. Các doanh nghiệp đóng góp khoảng 39 tỷ USD vào ngân sách N hà nước vào năm 2016, chiếm 79,8% tổng thu ngân sách. Tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong tổng thu N gân sách N hà nước đã tăng từ 11,9% năm 2010 lên 14,3% năm 2016, tức là từ khoảng 3 tỷ USD đến 7 tỷ USD mỗi năm tính theo giá trị tuyệt đối. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là thông qua cơ hội việc làm và nguồn thu nhập. Trong năm 2015, phụ nữ chiếm 46% số việc làm trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp chính thức. Một số nghiên cứu đánh giá, 25% doanh nghiệp ở Việt N am là do phụ nữ làm chủ hoặc được lãnh đạo bởi phụ nữ, cao hơn so với mức trung bình ở Đông N am Á là 8%. Khoảng 5% trong số các tổng giám đốc, giám đốc điều hành của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt N am là phụ nữ. Xu thế lãnh đạo là phụ nữ trong khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đNy sự hình thành và hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân nữ. 2.2.2. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế tư nhân nước ta vẫn còn tồn tại những hạn chế. Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân là một vấn đề đáng lưu tâm. Hiện trạng về năng suất và tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp và có nhiều hạn chế. Việt N am đang đối diện với yêu cầu cấp bách phải tăng năng suất để duy trì tăng trưởng kinh tế nhằm đáp ứng các mục tiêu trung hạn. Khu vực kinh tế tư nhân, một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế như khẳng định của N ghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa XII), cần đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đNy tăng năng suất trong những thập kỷ tới. Tình trạng năng suất thấp và tốc độ tăng năng suất thấp của nền kinh tế có liên quan tới thực trạng phần lớn các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa”, tức là tình trạng các doanh nghiệp có quy mô trung bình có số lượng rất ít ỏi, là một điều đáng quan ngại. Quá trình tích tụ vốn bằng nguồn nội lực trong các doanh nghiệp tư nhân trong nước diễn ra với tốc độ chậm. Có nhiều bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp tư nhân lớn hơn và được quản trị tốt hơn ở Việt N am có xu hướng tăng tích cực về hiệu quả hoạt động và năng suất. Rõ ràng, Việt N am cần đặt trọng tâm chính sách vào việc ngày càng có nhiều công ty lớn và được quản trị tốt hơn thay là chỉ hướng vào mục tiêu hình thành quá nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Thứ hai, môi trường pháp lý đối với kinh tế tư nhân chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán và chồng chéo. N hững năm qua, môi trường kinh doanh ở nước ta đã được cải thiện nhiều, song vẫn chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh.
  9. 254 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân còn bị đối xử chưa công bằng so với các đối tượng doanh nghiệp khác. Một số chính sách quy định chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhà nước mà chưa đề cập đến doanh nghiệp tư nhân. Thứ tư, năng lực sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân còn hạn chế, mới chỉ ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Phần lớn sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân là gia công lắp ráp, sử dụng máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khNu. Các công đoạn sản xuất đưa lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, tạo kiểu dáng, marketing... phần lớn được thực hiện bởi đối tác nước ngoài. Thứ năm, các doanh nghiệp tư nhân phần lớn vẫn hoạt động ở thị trường trong nước, rất ít doanh nghiệp tư nhân vươn được ra thị trường nước ngoài. N gay cả ở thị trường trong nước, dưới sức ép cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp tư nhân lớn có xu hướng rút khỏi các ngành sản xuất công nghiệp, nhường lại sân chơi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sự rút lui này cũng diễn ra trong một số lĩnh vực dịch vụ như phân phối, bán lẻ được ưu tiên và có nhiều tiềm năng của nền kinh tế. Thứ sáu, việc giải quyết những rào cản về thủ tục hành chính là bắt buộc, nhưng để doanh nghiệp có thể phát triển thì vấn đề “thị trường”, vấn đề đầu ra và hình thành nơi trao đổi buôn bán, hình thành trục liên kết... giúp các doanh nghiệp phát triển đột phá rất quan trọng. 2.3. Một số đề xuất, định hướng phát triển Để kinh tế tư nhân có thể phát triển hơn nữa trong tương lai, tác giả có đề xuất một số định hướng về khung chính sách như sau: 1. Cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và khu vực tư nhân là một trong những cấu phần quan trọng để tăng cường năng lực quốc gia của Việt N am. 2. Đảng và N hà nước cần tập trung mạnh mẽ hơn vào chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân. 3. Cần có một chính sách khẳng định rõ ràng về việc các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ là trụ cột của nền kinh tế quốc dân và của năng lực cạnh tranh quốc gia. 4.Trong nội bộ khu vực doanh nghiệp, cần có các biện pháp chính sách nhằm thúc đNy quá trình tái phân bổ nguồn lực giữa những khu vực doanh nghiệp có khả năng sử dụng nguồn lực (vốn, lao động, đất đai) hiệu quả hơn. 5. Phát huy tiềm năng của khu vực hộ kinh doanh bằng các biện pháp thích hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất của khu vực kinh tế tư nhân Việt N am. 6. Các biện pháp chính sách nhằm tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước cần được ban hành và thực thi. 7. Các biện pháp nhằm xử lý hiện tượng thiếu vắng các doanh nghiệp quy mô vừa cần được hỗ trợ bởi các biện pháp và chính sách nhằm thúc đNy tích tụ vốn, khuyến khích sự tăng trưởng về quy mô của các doanh nghiệp tư nhân. 8. Chính sách phát triển doanh nghiệp cần ưu tiên vào việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp tư nhân trong việc ứng dụng và nâng cao trình độ công nghệ.
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 255 9. Cùng với xu hướng của Công nghiệp 4.0, sự tăng trưởng của khu vực tư nhân cần phải được dẫn dắt bởi các hoạt động sáng tạo, phải được hướng tới mục tiêu năng suất cao hơn nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh vững chắc trong những thập niên sắp tới. 10. Khu vực kinh tế tư nhân cần chuNn bị tốt hơn cho thực trạng già hóa dân số, về việc thời kỳ “dân số vàng” sẽ sớm trôi qua và chi phí lao động ngày một tăng. 3. KẾT LUẬN Có thể thấy, trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt những năm 1996 - 2018 tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân đó là khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, trong các N ghị quyết của Đại hội cũng như các nghị quyết chuyên đề Đảng từng bước nhận thức đúng và có bước đột phá tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ. N ghị quyết số 10 Hội nghị Trung ương 5, khóa XII về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã thực sự khơi thông tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục bứt phá, tạo động lực mạnh mẽ để tiếp tục phát triển đóng góp vào sự phát triển của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), N ghị quyết 14-N Q/TƯ “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), N ghị quyết số 10-N Q/TW, ngày 3/6/2017“Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. 3. Đảng Cộng sản Việt N am (1991) “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII”, N XB Sự thật, Hà N ội. 4. Đảng Cộng sản Việt N am (2006), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội. 5. Đảng Cộng sản Việt N am (2010) “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X)”, Phần I, N XB Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 6. Đảng Cộng sản Việt N am (2010), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần II, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội. 7. Đảng Cộng sản Việt N am (2011) “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, N XB Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 8. Đảng Cộng sản Việt N am (2016) “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà N ội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2