intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 3: Các phương tiện trong thanh toán quốc tế

Chia sẻ: Nguyen Thi Thuy Tram | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:86

184
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nguồn luật điều chỉnh việc phát hành, lưu thông và thanh toán hối phiếu Luật thương mại thống nhất của Mỹ (Uniform Commercial Code of 1962 - UCC 1962) “ Hối phiếu và Lệnh phiếu quốc tế” (International Bills of Exchange and Promissory Notes) năm 1982 do Ủy ban thương mại quốc tế của LHQ ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 3: Các phương tiện trong thanh toán quốc tế

  1. Chương 3 CÁC PHƯƠNG TIỆN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Thanh toán quốc tế 1
  2. I. Hối phiếu * Các nguồn luật điều chỉnh việc phát hành, lưu thông và thanh toán hối phiếu • Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bills of Exchange - ULB 1930) • Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 - BEA 1882) Thanh toán quốc tế 2
  3. I. Hối phiếu (ttheo) * Các nguồn luật điều chỉnh việc phát hành, lưu thông và thanh toán hối phiếu • Luật thương mại thống nhất của Mỹ (Uniform Commercial Code of 1962 - UCC 1962) • “ Hối phiếu và Lệnh phiếu quốc tế” (International Bills of Exchange and Promissory Notes) năm 1982 do Ủy ban thương mại quốc tế của LHQ ban hành Thanh toán quốc tế 3
  4. I. Hối phiếu (ttheo) Pháp tham gia công ước Gienevo 1930, nhưng chính thức áp dụng ULB năm 1936. Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng áp dụng luật này từ 1937 theo nghị định của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Từ ngày 29 tháng 11 năm 2005, luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 chính thức ra đời và được áp dụng tại Việt Nam Thanh toán quốc tế 4
  5. I. Hối phiếu (ttheo) Luật điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Việt Nam không là thành viên tham gia Công ước Geneva 1930 nhưng trong quan hệ với các nước vẫn sử dụng hối phiếu trong khuân khổ của ULB 1930 vì ULB được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Thanh toán quốc tế 5
  6. I. Hối phiếu (ttheo) 1. Khái niệm, đặc điểm của hối phiếu a. Khái niệm: Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện, do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định; hoặc đến một ngày có thể xác định được trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu; hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm phi ế u. Thanh toán quốc tế 6
  7. I. Hối phiếu (ttheo) 1. Khái niệm, đặc điểm của hối phiếu Trong đó: - Người ký phát: là người bán hàng hay là người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ - Người trả tiền hay nhận ký phát: là người thiếu nợ hay người nào khác do người thiếu nợ chỉ định ra có trách nhiệm trả tiền hối phiếu - Người hưởng lợi: là người được thụ hưởng số tiền ghi trên hối phiếu Thanh toán quốc tế 7
  8. I. Hối phiếu (ttheo) 1. Khái niệm, đặc điểm của hối phiếu b. Đặc tính của hối phiếu - Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không ghi nguyên nhân của việc hình thành hối phiếu mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. - Tính bắt buộc trả tiền: Người trả tiền phải trả tiền theo đúng yêu cầu ghi trên hối phiếu, trừ khi hối phiếu độc lập trái với pháp luật điều chỉnh nó. Vì hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện. - Tính lưu thông: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng 1 hay nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của nó Thanh toán quốc tế 8
  9. I. Hối phiếu (ttheo) 1. Khái niệm, đặc điểm của hối phiếu c. Chức năng của hối phiếu 1 Hối phiếu là công cụ tín dụng 2 Hối phiếu là phương tiện đảm bảo 3 Hối phiếu là công cụ đầu tư vốn 4 Hối phiếu là công cụ thanh toán Thanh toán quốc tế 9
  10. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu a. Hình thức - hối phiếu được lập thành văn bản. Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. - Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu phải là một ngôn ngữ thống nhất, thông dụng nhất là tiếng Anh Thanh toán quốc tế 10
  11. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu a. Hình thức - Không sử dụng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ để lập hối phiếu - Hối phiếu có thể được lập thành một hay nhiều bản (thường là hai bản), mỗi bản đều đánh số thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau Thanh toán quốc tế 11
  12. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Tiêu đề của hối phiếu: Hối phiếu phải có tiêu đề (Bill of Exchange hay Exchange for) * Địa điểm ký phát: Nếu hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát, cho phép lấy địa chỉ bên cạnh tên người ký phát làm địa điểm ký phát Thanh toán quốc tế 12
  13. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Ngày tháng ký phát hối phiếu: Ý nghĩa: - Đánh dấu thời điểm tính thời hạn hiệu lực của hối phiếu - Căn cứ để xác định thời điểm trả tiền trong trường hợp hối phiếu ghi trả tiền X ngày sau ngày ký Ví dụ: Trên hối phiếu ghi: “ Sau X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu này…” Thanh toán quốc tế 13
  14. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Ngày tháng ký phát hối phiếu: Ý nghĩa: - Được sử dụng để xác định thời hạn mà hối phiếu phải được xuất trình để được chấp nhận (trong vòng 1 năm kể từ ngày ký phát – Điều 23, ULB 1930) Thanh toán quốc tế 14
  15. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện Hối phiếu là mệnh lệnh đòi tiền, việc trả tiền là vô điều kiện. Mệnh lệnh đòi tiền được thể hiện theo 1 trong các cụm từ sau: - Trả cho…….(Pay to……) - Trả theo lệnh của……..(Pay to the order of…..) Thanh toán quốả - Tr c tcho ế người cầm phiếu (Pay to the bearer). 15
  16. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Số tiền của hối phiếu: phải là số tiền nhất định, ghi đơn giản và rõ ràng không cần phải tính toán cho dù là phép tính đơn giản. Theo ULB 1930 quy định số tiền phải được ghi 2 lần: bằng số và bằng chữ Thanh toán quốc tế 16
  17. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Thời hạn trả tiền của hối phiếu: Thời hạn thanh toán của hối phiếu phải được xác định cụ thể, không mơ hồ, tối nghĩa. Gồm 2 loại: Trả tiền ngay và trả tiền sau. - Cách ghi thời hạn hối phiếu trả tiền ngay: “ Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ….của hối phiếu này” (At sight….) “ Ngay sau ngày… tháng…năm…của bản thứ… của hối phiếu này” Thanh toán quốc tế 17
  18. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Thời hạn trả tiền của hối phiếu: Gồm 2 loại: Trả tiền ngay và trả tiền sau. - Cách ghi thời hạn hối phiếu trả tiền về sau: “ X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ…của hối phiếu này…” “ X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ… của hối phiếu này…” “ Đến ngày…tháng…năm…của bản thứ…của hối phiếu này…” Thanh toán quốc tế 18
  19. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Địa điểm trả tiền của hối phiếu:là nơi người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu để đòi tiền Nếu hối phiếu không ghi rõ địa điểm trả tiền, có thể lấy địa chỉ bên cạnh tên của người trả tiền làm địa chỉ trả tiền Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa chỉ người trả tiền thì hối phiếu đó vô hiệu Thanh toán quốc tế 19
  20. I. Hối phiếu (ttheo) 2. Thành lập hối phiếu b. Nội dung * Người hưởng lợi: Quy định ở mặt trước của tờ hối phiếu. Người thụ hưởng trước tiên là người ký phát hối phiếu hoặc có thể là người khác do người ký phát chỉ định. * Người trả tiền hối phiếu: được ghi ở mặt trước góc trái cuối cùng của tờ hối phiếu, sau chữ “gởi” (to) Thanh toán quốc tế 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2