intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình và sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học của một số nước trên thế giới và đề xuất về cấu trúc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học trong giai đoạn mới

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

108
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu và đề xuất mô hình sách giáo khoa đáp ứng chủ trương đổi mới giáo dục, phù hợp với chương trình giáo dục phát triển năng lực là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bài viết đã mô tả, phân tích sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học của Hoa Kì, Pháp, Nga trên cơ sở đó đề xuất cấu trúc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học trong giai đoạn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình và sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học của một số nước trên thế giới và đề xuất về cấu trúc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học trong giai đoạn mới

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64<br /> <br /> CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA NGÔN NGỮ CẤP TIỂU HỌC<br /> CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CẤU TRÚC<br /> SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI<br /> Đoàn Thị Thúy Hạnh - Nguyễn Thị Kiều Anh - Nguyễn Thị Thanh Nga<br /> Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam<br /> Ngày nhận bài: 03/01/2018; ngày sửa chữa: 07/01/2018; ngày duyệt đăng: 31/01/2018.<br /> Abstract: The study and proposal of textbook models in response to the policy of education<br /> reform, in line with the education program towards competence development is required in the<br /> current period. This article describes and analyzes models of language textbooks of American,<br /> French and Russian and on that basis proposes a new Vietnamese textbook structure for primary<br /> education in Vietnam in current period.<br /> Keywords: Textbook, Vietnamese textbook, structure, general education.<br /> 1. Mở đầu<br /> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban<br /> Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: phải đổi mới căn<br /> bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH<br /> trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br /> nghĩa và hội nhập quốc tế. Từ năm 2013 đến nay, ngành<br /> giáo dục đã thực hiện rất nhiều chương trình, dự án nhằm<br /> hướng tới mục tiêu trên; một trong những nhiệm vụ cốt<br /> lõi là xây dựng khung chương trình giáo dục phổ thông<br /> mới. Ngày 28/07/2017, Chương trình giáo dục phổ thông<br /> tổng thể được công bố, xuất phát từ quan điểm nền tảng:<br /> hướng tới hình thành và phát triển năng lực người học<br /> thay cho chương trình nặng về nội dung kiến thức trước<br /> đây. Vì vậy, để chuyển tải được chủ trương đổi mới, bám<br /> sát chương trình giáo dục phổ thông vừa ban hành, việc<br /> nghiên cứu và đề xuất mô hình sách giáo khoa (SGK)<br /> phù hợp là cần thiết.<br /> Bài viết giới thiệu khái quát về SGK ngôn ngữ tiểu<br /> học của Hoa Kì, Pháp, Nga và đề xuất cấu trúc SGK<br /> Tiếng Việt trong giai đoạn mới.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Khái quát sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học<br /> các nước Hoa Kì, Pháp và Nga<br /> Dựa trên việc nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu môn Ngôn<br /> ngữ của một số nước [1], [2], [3], chúng tôi tổng hợp và<br /> phân tích SGK theo các tiêu chí sau:<br /> 2.1.1. Quan điểm nền tảng xây dựng chương trình:<br /> - Ở Hoa Kì: Ở Hoa Kì không có chương trình chung<br /> (chương trình khung) cho cả nước. Mỗi bang sẽ có<br /> chương trình riêng, phù hợp và bám sát chuẩn chung cốt<br /> lõi. Các chuẩn chung dựa trên nền tảng rèn luyện cho học<br /> sinh (HS) những kĩ năng và năng lực cơ bản của ngôn<br /> ngữ tiếng Anh: nghe - nói - đọc - viết. Các tiêu chuẩn<br /> chung nhấn mạnh việc giảng dạy trong nghe, nói, đọc,<br /> <br /> 61<br /> <br /> viết và ngôn ngữ là một trách nhiệm chung trong tất cả<br /> các môn học trong nhà trường.<br /> - Ở Pháp: Bộ Giáo dục Pháp chủ trương xây dựng<br /> một chương trình, nhiều bộ sách. Chương trình chung áp<br /> dụng cho các đối tượng công lập và tư thục; với mong<br /> muốn làm đơn giản hóa các kiến thức cần học, cần đọc,<br /> tạo thuận lợi cho việc tiếp thu của HS, phát triển năng lực<br /> người học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mục tiêu<br /> cốt lõi của giáo dục tiểu học Pháp là khơi gợi hứng thú<br /> học tập của HS. Với môn Tiếng Pháp, mục tiêu cốt lõi<br /> của chương trình là hướng tới phát triển các kĩ năng giao<br /> tiếp: nghe, nói, đọc, viết của người học.<br /> - Ở Nga: Việc xây dựng chương trình giáo dục môn<br /> Ngôn ngữ của Nga dựa trên nền tảng rèn luyện cho HS<br /> những kĩ năng và năng lực cơ bản: nghe - nói - đọc viết. Chương trình được xây dựng có sự thống nhất,<br /> phát triển, liên thông giữa các cấp học với độ khó tăng<br /> dần cùng với việc cung cấp cho HS các kiến thức ngôn<br /> ngữ chuẩn mực.<br /> 2.1.2. Sự phù hợp của sách giáo khoa với chương trình:<br /> - Ở Hoa Kì: Ở Hoa Kì không có chương trình<br /> khung, mỗi bang dựa trên chuẩn chung cốt lõi để xây<br /> dựng chương trình riêng. Chương trình môn Ngôn ngữ<br /> Quốc gia (môn Tiếng Anh) xây dựng dựa trên chuẩn<br /> môn học gồm các thành tố cơ bản về 4 kĩ năng và kiến<br /> thức: kĩ năng đọc (đọc văn bản văn học và văn bản<br /> thông tin), kĩ năng viết, kĩ năng nghe và nói, kiến thức<br /> ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp). Tài liệu SGK được xây<br /> dựng dựa trên chuẩn cốt lõi môn học Ngôn ngữ gồm<br /> nhiều loại: SGK giấy, SGK điện tử do nhiều nhà xuất<br /> bản (NXB) phát hành.<br /> - Ở Pháp: Pháp chủ trương xây dựng một chương<br /> trình và nhiều bộ SGK. Hiện nay, SGK tiểu học môn<br /> Tiếng Pháp có rất nhiều bộ do các nhóm tác giả khác<br /> nhau biên soạn và các NXB khác nhau phát hành. Nhìn<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64<br /> <br /> chung, SGK bám sát chương trình bộ môn, bám sát<br /> chuẩn của môn học. Chẳng hạn, bộ sách của NXB<br /> Bordas được chia thành 5 cuốn tương đương với 5 lớp;<br /> sách được xây dựng dựa trên các trụ cột chính tương ứng<br /> với những năng lực giao tiếp: nói, đọc, viết và nghe. Các<br /> năng lực này sẽ được phân giải thành những yêu cầu cần<br /> đạt theo độ khó tăng dần và liên tục từ trình độ CP (tương<br /> đương lớp 1) đến CM2 (tương đương lớp 5).<br /> - Ở Nga: Hiện nay, tại Liên bang Nga có nhiều loại<br /> trường dành cho HS tiểu học, mỗi loại trường sử dụng<br /> các bộ SGK khác nhau. Ngoài chương trình do Bộ Khoa<br /> học và Giáo dục Nga ban hành, ở một số trường tiểu học<br /> đã sử dụng 2 bộ SGK theo hai chương trình độc lập do<br /> L.V. Zankova (chủ biên) và chương trình do Д.Б.<br /> Эльконина - В.В. Давыдова (chủ biên). Như vậy, hiện<br /> nay ở Liên bang Nga, cấp tiểu học có tới 3 chương trình<br /> và nhiều hệ thống trường học, nhiều bộ SGK đang được<br /> sử dụng ở các vùng miền khác nhau. Tính phù hợp giữa<br /> SGK và chương trình giáo dục của Nga được thể hiện rất<br /> rõ ràng; mỗi bộ sách nằm trong một chương trình thống<br /> nhất tương ứng với bộ sách đó.<br /> 2.1.3. Đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực:<br /> - Ở Hoa Kì: Đối với môn Ngôn ngữ, SGK chú trọng<br /> phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, hình thành năng lực sử<br /> dụng ngôn ngữ độc lập và tự tin. Nội dung văn bản trong<br /> SGK bao gồm cả văn bản thông tin và văn bản văn học<br /> giúp HS có kiến thức toàn diện, thuận lợi cho việc đọc<br /> bất cứ văn bản nào trong cuộc sống. SGK cũng hỗ trợ<br /> giáo viên và HS về mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt ở<br /> từng Unit qua phần self check ở phần đầu của mỗi Unit<br /> và cuối mỗi Lesson (năng lực viết, nói, nghe, trình bày).<br /> - Ở Pháp: Với quan điểm, chương trình hướng tới<br /> phát triển năng lực, SGK môn Tiếng Pháp cũng đã thể<br /> hiện rõ tinh thần đó. Bên cạnh việc hướng tới phát triển<br /> những năng lực chung (tự chủ và sáng tạo, tiếp thu các<br /> năng lực xã hội và công dân, làm chủ các kĩ thuật thông<br /> dụng của công nghệ thông tin và truyền thông...), môn<br /> Tiếng Pháp còn tập trung phát triển những năng lực<br /> chuyên biệt của bộ môn là làm chủ tiếng “mẹ đẻ”, phát<br /> triển năng lực giao tiếp: nói, nghe, đọc, viết. SGK không<br /> chỉ tập trung vào nội dung mà còn hướng dẫn phương<br /> pháp, cách học nhằm giúp HS tự học.<br /> - Ở Nga: Cũng như những môn học chính yếu khác,<br /> SGK Ngôn ngữ tiểu học của Nga hướng đến phát triển<br /> các năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, gồm cả 4 kĩ<br /> năng: nghe - nói - đọc - viết. Ngoài ra, SGK Ngôn ngữ<br /> tiểu học của Nga còn chú ý tới việc phát triển khả năng<br /> nhận thức của HS (bộ nhớ, sự chú ý, suy nghĩ...).<br /> 2.1.4. Cấu trúc của sách giáo khoa:<br /> - Ở Hoa Kì: Sách có hướng dẫn ở đầu sách, mỗi Unit<br /> <br /> 62<br /> <br /> đều có giới thiệu về nội dung kiến thức của Unit và có<br /> phần selfcheck để HS kiểm tra kiến thức đã học trước đó<br /> hay sau bài học. Sách không có biểu tượng cho từng nội<br /> dung nhưng nội dung từng phần được in đậm chữ trắng<br /> trên nền xanh lá cây ở đầu trang, trang cuối nêu rõ các<br /> bức ảnh, hình vẽ từ nguồn nào. Mạch nội dung chính của<br /> SGK Tiếng Anh tiểu học của Hoa Kì dựa trên các chuẩn<br /> chung về nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức về ngôn<br /> ngữ theo mức độ khó tăng dần của các lớp từ<br /> Kindergarten đến lớp 5. Có các tài liệu đi kèm, như: tài<br /> liệu hướng dẫn cho giáo viên (Anthology, Supplemental<br /> Guide, Teacher Guide), các hình ảnh và poster cắt được<br /> theo thứ tự (Flip Book), Image Cards, sách bài tập, sách<br /> đọc bổ trợ...<br /> - Ở Pháp: Sách có hướng dẫn sử dụng nằm ở phần<br /> đầu sách. Sách có các lệnh và được phân biệt bởi màu<br /> sắc giúp người học nắm được các hoạt động học, như:<br /> viết, đọc, nghe, ôn tập, luyện tập... Mạch nội dung chính<br /> của SGK Tiếng Pháp tiểu học dựa trên bốn trục chính:<br /> Nói, nghe, đọc, viết; các nội dung này được đan xen ở<br /> các lớp. Mục tiêu chính của việc học ngôn ngữ trong giai<br /> đoạn 2 (lớp 1, lớp 2) là đọc và viết. Đọc và đọc hiểu là<br /> thách thức của giai đoạn 3 (lớp 3, lớp 4, lớp 5), ở giai<br /> đoạn này, HS cũng phải đạt đến kĩ năng viết thành thục,<br /> đảm bảo tốc độ và tính chính xác. SGK Tiếng Pháp có<br /> thiết kế thêm các học liệu bổ sung..., ngoài ra còn có sách<br /> điện tử, đĩa CD, sách bài tập, sách giáo viên...<br /> - Ở Nga: Có hướng dẫn sử dụng sách và thường nằm<br /> ở đầu sách, sau trang bìa. Giới thiệu các biểu tượng dùng<br /> trong SGK thường nằm ở phần đầu sách, ngay sau hướng<br /> dẫn sử dụng sách. Mạch nội dung trong SGK Ngôn ngữ<br /> tiểu học của Nga được thể hiện qua việc hình thành các<br /> nội dung căn bản của môn học này, như: + Loại hoạt<br /> động lời nói: thính giác (nghe), giao tiếp (nói), đọc, viết<br /> thư (viết); + Dạy kiến thức: Ngữ âm (phân biệt âm thanh<br /> và chữ cái), đọc, viết thư, từ và câu, viết chính tả, phát<br /> triển ngôn ngữ; + Khóa học có hệ thống: ngữ âm và đọc<br /> đúng, đồ họa, từ vựng, các thành phần của từ<br /> (morphemics), hình thái học, cú pháp, chính tả và dấu<br /> chấm câu, phát triển ngôn ngữ. Sách có đi kèm là sách<br /> bài tập, sách điện tử, sách giáo viên...<br /> 2.1.5. Logic của các mạch nội dung trong sách giáo khoa:<br /> - Ở Hoa Kì: Nội dung môn Ngôn ngữ tiếng Anh tiểu<br /> học thường gồm có ngữ âm, đọc, viết. Trong đó: về ngữ<br /> âm: HS học về nhận diện mặt chữ cái; ghép âm với chữ<br /> cái, từ, câu ngắn; những cụm từ, câu đơn giản; về đọc:<br /> Đọc hiểu, đọc thạo (thời gian và số lượng từ trong thời<br /> gian nhất định); về viết: Các đặc tính của thể loại, viết bài<br /> theo thể loại...<br /> - Ở Pháp: SGK Tiếng Pháp tiểu học được xây dựng<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64<br /> <br /> trên trục kiến thức ngôn ngữ ở lớp 1 và theo chủ đề ở các<br /> lớp tiếp theo. Với logic này, sách vừa đảm bảo cho HS<br /> nắm chắc tri thức khoa học cơ bản về ngôn ngữ, vừa<br /> hướng tới phát triển năng lực giao tiếp của người học.<br /> Điều này đã được thể hiện trong phần phân tích mô hình<br /> SGK Tiếng Pháp tiểu học.<br /> - Ở Nga: Mạch nội dung trong SGK chia nội dung<br /> kiến thức theo từng chương, từng bài; về cơ bản, logic<br /> mạch nội dung được trình bày theo cấu trúc vòng tròn<br /> đồng tâm mở rộng.<br /> 2.1.6. Cấu trúc một bài:<br /> - Ở Hoa Kì: Cấu trúc một Unit trong sách gồm có<br /> các Lesson và 1 bài đánh giá kết thúc. Trong trang đầu<br /> tiên của Unit có giới thiệu về nội dung kiến thức của<br /> Unit và có phần selfcheck để HS kiểm tra kiến thức đã<br /> học trước đó hay sau bài học. Mỗi Lesson gồm có 5<br /> phần, mỗi phần có vật liệu bài đọc và câu hỏi để củng<br /> cố lượng kiến thức này.<br /> - Ở Pháp: Cấu trúc của sách Lecture tout terrain CP<br /> (lớp 1) khác với cấu trúc của cuốn sách Mots en herbe CE1<br /> (lớp 2), Mots en herbe CE2 (lớp 3), Mots en herbe CM1<br /> (lớp 4), Mots en herbe CM2 (lớp 5). Ở lớp 1 mỗi bài học<br /> gồm 2 trang: trang bên trái (gồm: bài đọc, câu hỏi tìm hiểu<br /> bài tập trung xoay quanh các hoạt động (từ vựng, đọc hiểu,<br /> thảo luận, diễn đạt bằng lời...)) và trang bên phải (mỗi đơn<br /> vị bài học hướng dẫn HS phát hiện ra các âm vị được đưa<br /> ra trong bài, giúp HS nắm vững các âm, nhịp điệu). Kiến<br /> thức ngôn ngữ xen kẽ giữa các bài học (khoảng 6 bài có<br /> một bài về kiến thức ngôn ngữ), không phải bài nào cũng<br /> học về kiến thức ngôn ngữ. Mỗi kiến thức ngôn ngữ cũng<br /> gồm hai trang. Còn với các lớp 2, 3, 4, 5, cấu trúc bài học<br /> gồm các nội dung: nói, đọc hiểu, từ vựng, viết (câu, đoạn<br /> văn, văn bản), thơ, phát triển ngôn ngữ đọc, học về ngôn<br /> ngữ nghệ thuật; kiến thức ngôn ngữ.<br /> - Ở Nga: Bài học được chia thành nhiều phần nhỏ;<br /> trong đó, bao gồm cả việc giới thiệu kiến thức mới, ôn<br /> luyện củng cố, khám phá mở rộng kiến thức vừa học;<br /> luyện tập thực hành; giải quyết vấn đề với các tình huống<br /> liên quan... Ví dụ: bài học về chữ K gồm 12 phần nhỏ:<br /> Khởi động; Âm tiết và từ; Tên riêng của người; Phát âm<br /> chính xác; Những từ có âm giống nhau; Đọc câu có vần;<br /> Các từ biến hóa; Đọc nhanh; Các chữ dễ nhầm khi đọc;<br /> Đọc xuôi - ngược; Đọc thơ; Các chữ cái tinh nghịch (luật<br /> chính tả).<br /> 2.1.7. Hỗ trợ đánh giá:<br /> - Ở Hoa Kì: SGK đã chú ý đến việc đánh giá thông<br /> qua việc sau mỗi Unit đều có một bài đánh giá, giúp HS<br /> ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã được học trong từng<br /> Unit. Các bài tập trong SGK gồm cả bài trắc nghiệm<br /> khách quan và tự luận.<br /> <br /> 63<br /> <br /> - Ở Pháp: Có hỗ trợ đánh giá sau mỗi giai đoạn, việc<br /> đánh giá thường tổ chức dưới hình thức phiếu bài tập<br /> photo từ sách hoặc giáo viên tải từ Internet.<br /> - Ở Nga: Sách được coi là nguồn tư liệu quan trọng<br /> trong việc dạy và học; cũng là cẩm nang cho các kì thi<br /> quốc gia, cho các tác giả dựa vào khi viết các cuốn SGK<br /> khác.<br /> 2.2. Đề xuất cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu<br /> học của Việt Nam trong giai đoạn mới<br /> 2.2.1. Căn cứ đề xuất:<br /> - Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng<br /> phát triển năng lực.<br /> - Một số thuyết tâm lí học phù hợp với mục tiêu phát<br /> triển năng lực người học (như: thuyết hoạt động, thuyết<br /> kiến tạo, thuyết siêu nhận thức, thuyết đa trí tuệ...).<br /> - Các nghiên cứu khảo sát, phân tích thực trạng SGK<br /> của một số nước trên thế giới.<br /> 2.2.2. Đề xuất cấu trúc cụ thể<br /> Từ những căn cứ nêu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra<br /> đề xuất cấu trúc cụ thể cho môn Tiếng Việt tiểu học tại<br /> Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông mới<br /> như sau:<br /> - Cấu trúc chung của cuốn sách gồm: Số lượng sách<br /> trong 1 lớp sẽ gồm 2 quyển (tương ứng với 2 tập) cho 1<br /> lớp học. Trong đó, mỗi học kì có 1 quyển và chia theo<br /> các mạch nội dung kiến thức theo chương trình môn học.<br /> Cấu trúc chung của 1 cuốn sách được thiết kế theo thứ tự<br /> như sau: + Trang bìa (tên sách, thứ tự tập sách, NXB,<br /> năm xuất bản, nhóm tác giả, hình ảnh minh họa); + Khổ<br /> sách 170x240 (  2mm); + Hướng dẫn sử dụng sách:<br /> dành từ 1-2 trang để hướng dẫn rõ ràng và chi tiết cách<br /> sử dụng bộ sách; + Giới thiệu các biểu tượng được dùng<br /> trong sách: biểu tượng cho kiến thức mới; biểu tượng<br /> cho bài tập thực hành...; + Các bài học theo chương<br /> trình; + Học liệu đi kèm: sách thiết kế cho giáo viên, sách<br /> bài tập tự học, các trò chơi bổ sung đan xen giữa các bài<br /> học, tranh ảnh để thực hiện các bài tập hoặc các trò chơi<br /> trong sách, đĩa CD...<br /> - Cấu trúc các dạng bài: Bốn dạng bài đề xuất dưới<br /> đây được coi là quy trình hoàn chỉnh để xây dựng một<br /> nội dung học tập (hay một phạm vi kiến thức, một chủ<br /> đề, một khái niệm) của môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, cần<br /> xác định rõ: kiến thức môn học chỉ là “cái cớ”, là điểm<br /> tựa để qua đó HS hình thành các năng lực chung, năng<br /> lực môn học. Do vậy, trước khi xây dựng một phạm vi<br /> kiến thức hay mỗi dạng bài, người biên soạn luôn cần trả<br /> lời câu hỏi: thông qua bài đó (hoạt động đó) hình thành,<br /> phát triển kĩ năng, năng lực gì cho HS? Cụ thể:<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64<br /> <br /> + Bài hình thành kiến thức mới: Dạng bài này nhằm<br /> hình thành kiến thức và các kĩ năng học tập môn học cho<br /> người học. Để thực hiện bài học này, HS sẽ thực hiện<br /> một quy trình gồm các hoạt động giúp tự trải nghiệm và<br /> tìm ra tri thức mới. Hệ thống hoạt động đó gồm: Hoạt<br /> động 1: Tìm hiểu vật liệu (ngữ liệu) mẫu (tiếng, câu,<br /> đoạn, bài mẫu); Hoạt động 2: Phân tích vật liệu (ngữ liệu)<br /> mẫu; Hoạt động 3: Mô tả lại bằng mô hình; Hoạt động<br /> 4: Chuyển vào trong (ghi nhớ kiến thức).<br /> Tương ứng với 4 hoạt động trên, SGK sẽ trình bày<br /> như sau: Vật liệu mẫu; Câu hỏi phân tích; Mô hình; Kiến<br /> thức cần ghi nhớ.<br /> + Bài luyện tập (huấn luyện kĩ năng): Tiếp nối bài<br /> học trên, bài này HS sử dụng kiến thức và kĩ năng vừa<br /> mới hình thành vận dụng vào một tình huống cụ thể. Mục<br /> đích của dạng bài này là làm lại, huấn luyện lại, củng cố<br /> chắc chắn hơn kiến thức, kĩ năng môn học (nghe, nói,<br /> đọc, viết) đã hình thành ở trên. Do vậy, SGK đưa ra<br /> những hoạt động theo quy trình gần giống với bài hình<br /> thành kiến thức nhưng với vật liệu (ngữ liệu) mới. Đây<br /> là dạng bài thực hiện yêu cầu bắt buộc của SGK (100%<br /> HS), đảm bảo yêu cầu tối thiểu căn bản của chương trình.<br /> Bài này tiến hành theo 3 hoạt động như sau: Hoạt động<br /> 1: Đọc - tìm hiểu ngữ liệu; Hoạt động 2: Phân tích, ghi<br /> mô hình, nhắc lại kiến thức đã học; Hoạt động 3: Thực<br /> hành bài tập nghe, nói, đọc, viết.<br /> Tương ứng với các hoạt động trên, SGK sẽ trình bày<br /> như sau: Ngữ liệu mới; Hệ thống câu hỏi; Bài tập.<br /> + Bài vận dụng (phát triển kĩ năng, vận dụng ở mức<br /> độ cao): Mục đích của bài này là phát triển các kĩ năng,<br /> năng lực học tập của HS thông qua tình huống cụ thể phải<br /> giải quyết. Dạng bài này đáp ứng mục tiêu phân hóa của<br /> SGK và thường được tiến hành theo các bước sau: Hoạt<br /> động 1: Nêu tình huống có vấn đề, đó là các bài tập, câu<br /> hỏi, tình huống có thật trong cuộc sống hoặc các vấn đề<br /> liên quan với chủ đề học...; Hoạt động 2: Thảo luận<br /> thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, các<br /> câu hỏi mang tính tranh biện; Hoạt động 3: Bài tập vận<br /> dụng kiến thức, áp dụng thực tiễn, phát triển kĩ năng.<br /> Tương ứng các hoạt động trên, SGK sẽ trình bày như<br /> sau: Tình huống; Thảo luận; Bài tập.<br /> + Bài tự kiểm tra, đánh giá: Mục đích của dạng bài<br /> này là giúp HS tự kiểm tra quá trình lĩnh hội của mình;<br /> từ đó điều chỉnh để học tập hiệu quả hơn. Giáo viên thông<br /> qua dạng bài này để đánh giá từng em và có thể cần bổ<br /> sung, điều chỉnh phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp<br /> với từng đối tượng HS trong lớp. Khi xây dựng bài học<br /> thì cần trở lại với mục tiêu của từng bài học, cần trả lời<br /> <br /> 64<br /> <br /> các câu hỏi: HS đạt được kiến thức gì trong bài này? HS<br /> cần đạt kĩ năng/năng lực gì thông qua bài học này? Cần<br /> hình thành thái độ gì cho HS... Từ mục tiêu đó, người<br /> biên soạn sẽ xây dựng quy trình hoạt động kiểm tra với<br /> hệ thống câu hỏi, bài tập tương ứng.<br /> 3. Kết luận<br /> Nhìn một cách tổng thể, SGK của nước ta từ trước<br /> đến nay được biên soạn chủ yếu theo định hướng phát<br /> triển kiến thức, chú trọng nhiều đến việc cung cấp số<br /> lượng và nội dung kiến thức, ít quan tâm đến hướng<br /> dẫn, phát triển phương pháp học tập, phát triển năng lực<br /> vốn có cho HS. Yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi phải<br /> thay đổi nội dung, cấu trúc SGK; phải thoả mãn yêu cầu<br /> giúp HS có thể tự học, biết cách tự trang bị kiến thức,<br /> vận dụng các kiến thức đó vào việc giải quyết và giải<br /> quyết thành công các “bài toán” trong cuộc sống thực<br /> tế. Để làm được điều đó, một trong những điều quan<br /> trọng hàng đầu là SGK phải giảm bớt nội dung kiến<br /> thức được cung cấp, lại tăng cường các nội dung liên<br /> quan đến phương pháp, tình huống thực tế... Trên đây<br /> là một trong những phương án đề xuất mô hình cấu trúc<br /> SGK môn Tiếng Việt tiểu học. Đề xuất này được xây<br /> dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển<br /> chương trình, SGK của một số nước tiên tiến trên thế<br /> giới và Việt Nam.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ sách giáo khoa môn Ngôn ngữ Anh của Bang<br /> New York (2015). NXB Reader.<br /> [2] Bộ sách giáo khoa Tiếng Pháp tiểu học (2017).<br /> NXB Bordas.<br /> [3] Bộ sách giáo khoa môn Tiếng Nga (2016). NXB<br /> Lomakovich.<br /> [4] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục tổng thể<br /> (trong chương trình giáo dục phổ thông mới).<br /> [5] Bộ GD-ĐT (2006). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông cấp tiểu học. NXB Giáo dục.<br /> [6] Hồ Ngọc Đại (2007). Công nghệ giáo dục (tập 1, 2).<br /> NXB Giáo dục.<br /> [7] J. Piaget (2000). Tâm lí học trẻ em và ứng dụng tâm<br /> lí học Piaget vào trường học. NXB Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội.<br /> [8] Phan Trọng Ngọ (2003). Các lí thuyết phát triển tâm<br /> lí người. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [9] Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm (1998). Lịch sử<br /> giáo dục thế giới. NXB Giáo dục.<br /> [10] Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Tự giáo dục, tự học<br /> tập, tự nghiên cứu. NXB Đại học Sư phạm.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2