intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9" được biên soạn với các nội dung sau: Kĩ năng làm bài trắc nghiệm đọc hiểu và viết đoạn văn Nghị luận xã hội theo chuyên đề; Ôn tập hệ thống kiến thức; Thực hành luyện đề ôn tập và viết đoạn văn theo yêu cầu;... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9

  1. Trang 1 CHUYÊN ĐỀ  ÔN THI VÀO LỚP 10 THPT =============== Tác giả chuyên đề: Nguyễn Thị Kim Anh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hương Sơn Tên chuyên đề/chủ đề: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 ­ Đối tượng học sinh:Lớp 9 – Trường THCS: ­ Dự kiến số tiết dạy:12 tiết (5 buổi). + Buổi 1. Kĩ năng làm bài trắc nghiệm đọc hiểu và viết đoạn văn Nghị  luận xã hội theo chuyên đề. + Buổi 2. Ôn tập hệ thống kiến thức (2 văn bản, thực hành 1 đề). + Buổi 3. Ôn tập hệ thống kiến thức (2 văn bản, thực hành 1 đề). .+ Buổi 4. Thực hành luyện đề ôn tập và viết đoạn văn theo yêu cầu (3  đề). + Buổi 5. Thực hành luyện đề  ôn tập và viết đoạn văn theo yêu cầu (3   đề). Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  2. Trang 2 Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  3. Trang 3 PHẦN 1 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNGVÀ KẾT QUẢ THI  VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021­2022 Từ  năm học 2018 – 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đã thay đổi  yêu cầu và thang điểm thi vào lớp 10 THPT có nhiều điểm mới so với trước đó.   Cấu trúc mới này theo tinh thần đổi mới theo định hướng hình thành và phát   triển năng lực người học, đồng thời làm tiền đề  cho các kì thi tiếp theo. Đặc  điểm của cấu trúc đề thi hiện tại gồm 3 câu hỏi:  ­ Câu 1: Trắc nghiệm. Gồm 4 ý mỗi ý 0,5 điểm, nội dung trắc nghiệm  đọc hiểu về một đoạn ngữ liệu trong chương trình. ­ Câu 2: Viết đoạn văn Nghị luận xã hội xuất phát từ một vấn đề, khía  cạnh được nêu trong đoạn ngữ  liệu  ở  câu 1 (có thể  là vấn đề  không liên quan   đến ngữ liệu). ­  Câu 3: Nghị  luận văn học. Phân tích, cảm nhận,… về  một đoạn/tác  phẩm văn học (đoạn thơ/ bài thơ, đoạn trích/tác phẩm truyện) trong chương  trình Ngữ văn 9.       Thời gian ôn luyện cho học sinh thi vào THPT không nhiều, hơn nữa  khoảng thời gian cuối năm có nhiều hoạt động đồng thời mà giáo viên phải   hoàn thành trước khi kết thúc năm học. Kết quả: Năm học 2020 ­ 2021, chất lượng thi tuyển vào Lớp 10 THPT   của nhà trường điểm trung bình 5,28 ĐTB quy  Điểm  SLHS  ra thang  Điểm liệt Trường  dưới 5 10 THCS Đăng ký  Dự thi Văn Văn Văn thi Hương  108 108 5.28 39 0 Sơ n Nhìn vào bảng số  liệu khảo sát ta thấy: điểm trung bình môn Ngữ  văn  thấp hơn so với điểm trung bình của huyện và tỉnh. Thực tế khi viết bài qua theo  dõi của bản thân tôi nhận thấy số HS lạc đề, xa đề  hoặc không xác định được   hướng làm bài dẫn đến điểm thấp trong khi thực hiện bài thi khảo sát rất lớn.  Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  4. Trang 4 Như  vậy, học sinh thi vào lớp 10 kết quả  còn thấp, chưa đạt yêu cầu cao về  chất lượng bộ môn cũng như mục tiêu đề ra.  PHẦN 2 HỆ THỐNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG LỚP 9 A. THỐNG KÊ TÁC PHẨM THEO CHUYÊN ĐỀ: Tên văn bản Nội dung chính Thể loại Ghi chú Văn bản Nghị luận Bàn về đọc sách Đọc sách là con đường quan trọng để Nghị luận tích lũy, nâng cao học vấn, đọc sách  có   những   khó   khăn   và   phải   có  phương pháp đọc hiệu quả Chuẩn bị hành trang  Chuẩn bị  hành trang vào thế  kỉ mới:  Nghị luận vào thế kỉ mới nhìn nhận những hạn chế  cần khắc  phục để không bị tụt hậu và bắt kịp  bước đi của thời đại. Đưa đất nước  thoát khỏi  đói nghèo, lạc hậu,  đẩy  mạnh   công   nghiệp   hóa,   hiện   đại  hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  5. Trang 5 Tiếng nói của Công dụng và sức mạnh kì diệu của Nghị luận văn nghệ văn nghệ  đối với cuộc sống của con  Khuyế người n khích  học   sinh tự  đọc Chó sói và cừu trong  Hình   tượng   cừu   và   hình   tượng   chó Nghị luận thơ ngụ ngôn của sói trong thơ  ngụ  ngôn của La Phông  Khuyế La Phông­ten ­ ten n khích  học   sinh tự  đọc Văn bản nhật dụng Phong cách Giữ gìn bản sắc dân tộc và hội nhập  Thuyết  Hồ Chí Minh thế giới minh Đấu tranh cho một thế Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh Xã luận giới hòa bình Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  6. Trang 6 Tuyên bố thế giới về Quyền sống của con người Nghị luận sự sống còn, quyền  Khuyế được bảo vệ và phát  n khích  triển của trẻ em. học   sinh tự  học Theo hướng dẫn của Bộ  GD&ĐT, Sở  GD&ĐT Vĩnh Phúc: không ra đề  vào các nội dung/ bài Hướng dẫn học sinh tự  học, tự  đọc. Căn cứ  Công văn  4040/BGDĐT­GDTrH ngày 16/9/2021 hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo  dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021­2022 ứng phó với dịch Covid­19,  có 3 văn bản không nằm trong nội dung dạy học, ôn tập, kiểm tra và thi vào 10  THPT là: Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu trong thơ  ngụ  ngôn của La   Phông­ten, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển   của trẻ em. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ  VÀ PHƯƠNG  PHÁP LÀM BÀI 1. Các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề.  Nằm trong hệ thống ôn tập, kiểm tra đánh giá và thi vào lớp 10 THPT, các   văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9 cũng tập   trung ở những dạng bài tập cơ bản sau: Với các văn bản nhật dụng và nghị luận, đề thường đưa ra một đoạn trích   từ  trong văn bản, để  kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của học sinh hơn là việc kiểm  tra việc nhớ, thuộc các kiến thức từ  trong văn bản. Vì thế, đề  thi thường yêu  cầu học sinh trả lời các thông tin như sau: ­ Thông tin chung liên quan đến tác giả  và văn bản như: Xác đinh tên  tác giả  và nội dung của văn bản, giải thích từ  ngữ  nổi bật trong nhan đề  văn  bản, xuất xứ  và hoàn cảnh ra đời của văn bản, chủ  đề  chính của văn bản,   phương thức biểu đạt của văn bản ­ Kĩ năng đọc hiểu 1 đoạn ngữ  liệu trích từ  các văn bản nhật dụng   và nghị luận. Đây là dạng bài phổ  biến và thường xuyên xuất hiện. Đề  thi sẽ  trích 1 đoạn trong văn bản và đưa ra các yêu cầu liên quan đến đọc hiểu để  kiểm tra về nội dung, hình thức, cách dùng từ, đặt câu, các biện pháp tu từ được   thể hiện trong đoạn trích. Để làm tốt dạng bài này, bên cạnh việc nắm chắc nội   Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  7. Trang 7 dung văn bản, học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu và kiến thức liên quan đến phần  Tiếng Việt. Bên cạnh đó. ­ Viết đoạn/ bài văn nghị luận xã hội để  bàn về vấn đề  có liên quan   đến nội dung văn bản nhật dụng/ nghị  luận đề  thi đang đề  cập đến. Đề  thi sẽ mở rộng yêu cầu học sinh liên hệ thực tiễn cuộc sống, nêu quan điểm về  một vấn đề được đặt ra trong ngữ liệu đã đưa ra ở đề  bài. Nội dung được đưa  ra khá đa dạng. tuy nhiên nhìn chung vẫn sẽ xoay quanh chủ đề chung của ngữ  liệu được đặt ra ở đề bài.  Từ  đó, học sinh cần được trang bị  kĩ năng làm bài để  luyện viết, chủ  động chuẩn bị cho bài thi. 2. Phương pháp làm bài 2.1. Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm. Vì đề thi thường ra trắc nghiệm (1 câu 4 ý) với dạng bài chọn phương   án đúng. Vì thế yêu cầu học sinh: ­ Với dạng bài này, nhiệm vụ  của các em là nhận biết đâu là câu trả  lời  đúng cho câu hỏi được đặt ra. ­ Đầu tiên các em hãy đọc kĩ đề  bài. Vội vàng sẽ  khiến các em mắc sai   lầm. Các em phải đọc kĩ để  biết yêu cầu của câu hỏi là lựa chọn phương án  đúng hay phương án sai, lựa chọn một phương án duy nhất hay lựa chọn nhiều  phương án. Hãy chắc chắn rằng các em hiểu rõ câu hỏi. ­ Sau khi đọc kĩ đề bài, các em bắt tay vào làm từng câu hỏi. Các em hãy  làm câu dễ trước, bỏ qua những câu khó và quay lại sau. Giải quyết xong những   câu dễ, các em cần tập trung làm những câu khó. Cuối cùng, các em làm những   câu hỏi mà các em chỉ  có   thể  phỏng đoán. Các em cần chắc chắn rằng mình  hoàn thành tất cả các câu hỏi bởi vì với dạng bài trắc nghiệm luôn có một phần   nhỏ dành cho sự  may m ắn. Các em không nên bỏ  qua b ất kì cơ  hộ i nào giúp   nâng cao điểm số.  Hãy chọn câu trả lời hoàn toàn chính xác. Với những câu hỏi quen thuộc  mà các em có thể  giải mã ngay lập tức thì hãy lựa chọn luôn đáp án mà không  cần mất thời gian đọc hết toàn bộ các lựa chọn khác. Sử  dụng phương pháp loại trừ. Nếu các em không thể  xác định được   phương án đúng cho câu hỏi thì hãy loại bỏ tất cả những phương án sai. Thông  thường chỉ có một đáp án sai mà lại có vẻ như đúng. Hầu hết các phương án sai   Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  8. Trang 8 đều rất dễ nhận biết. Ngay lập tức, các em hãy loại bỏ những đáp án sai rõ ràng   và không hợp lí, còn lại sẽ là đáp án đúng. Các em cũng thể  đoán đáp án  ở  một số  câu hỏi. Một câu trả  lời dài hơn   hẳn các câu khác thì đó có thể là câu trả lời đúng. Nếu có sự đối lập, câu trả lời  có thể  là một trong số  đó. Một lựa chọn có nội dung là: “tất cả  những ý trên”  thường là lựa chọn đúng, trong khi lựa chọn với nội dung: “không ý nào trong số  ý trên thường là lựa chọn sai”.  Lưu ý một số dạng câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm: * Hiểu rõ được các ngữ liệu trong phần trắc nghiệm Đọc hiểu: ­ Một điều mà chúng ta dễ dàng nhìn nhận thấy là các ngữ liệu trong phần  đọc hiểu thông thường là đoạn văn, văn bản có thể  thuộc bất cứ  loại văn bản  nào, từ  văn bản khoa học, báo chí, nghị  luận, đến văn bản nghệ  thuật… Hầu  hết, các văn bản  ấy  không nằm trong chương trình đã học hay trong SGK mà  hoàn toàn mới lạ. Hoặc một số  ngữ  liệu lấy trong Sách giáo khoa Ngữ  văn  THCS nhưng thiên về các văn bản nghị luận (các văn bản bàn về  những chuẩn  mực đạo đức, lối sống, giá trị của con người, ...). ­ Học sinh khi sưu tầm, đọc ­ hiểu các ngữ liệu bên ngoài sách giáo khoa  nên chú ý đến các văn bản có liên quan, hoặc đề cập đến các vấn đề sau:  bàn về  những vấn đề  mang tính cập nhật : môi trường sống, những hiện tượng bức  thiết hoặc gần gũi diễn ra trong đời sống của con người; hoặc những vấn đề  liên quan đến chuẩn mực đạo đức xã hội, những kĩ năng sống như: lòng yêu   thương con người, tình yêu quê hương ­ đất nước, lòng biết  ơn cha mẹ, tình   mẫu tử, tình thầy trò, lòng bao dung nhân ái, …; sống cống hiến, tự tin, tự lập,  nghị  lực, khát vọng sống, …. Nghĩa là các ngữ  liệu phải hướng học sinh nhận   biết, hiểu những vấn đề  liên quan đến sự  hình thành và hoàn thiện nhân cách,  đạo đức,…. * Mức độ của các câu hỏi trắc nghiệm trong phần Đọc ­ hiểu: Các câu hỏi trong phần Đọc ­ hiểu  ở  bài thi môn Ngữ  văn vào lớp 10  THPT thường đưa ra theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết ­   thông hiểu ­ vận dụng. Vì vậy, số điểm cho từng câu cũng sẽ tùy thuộc vào mức  độ kiến thức mà câu hỏi đề cập đến. ­ Nhận biết: Câu hỏi thường đề cập đến: xác định thể loại, phương thức biểu   đạt, chỉ ra các biện pháp tu từ, xác định thành phần biệt lập, khởi ngữ, cách dẫn  trực tiếp, dẫn gián tiếp…. Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  9. Trang 9 ­ Thông hiểu: Nêu chủ đề  hoặc nội dung chính của ngữ  liệu; đặt nhan đề  cho  phần ngữ liệu đã cho; tác dụng của các biện pháp tu từ, …có trong văn bản. ­ Vận dụng: Viết một đoạn văn (khoảng 5­7 dòng) nêu và bộc lộ tình cảm, suy   nghĩ của học sinh về những bài học, bức thông điệp mà tác giả  muốn gửi đến  bạn đọc qua ngữ liệu đã cho.   * Các dạng câu hỏi thường gặp và cách làm từng dạng câu hỏi trong   phần trắc nghiệm Đọc ­ hiểu : ­ Dạng 1: Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt:  Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần chú ý: ­ Học sinh cần nắm vững các đơn vị  kiến thức tiếng Việt trong chương trình  Ngữ  văn lớp 9: xác định thành phần khởi ngữ, các thành phần biệt lập, các   phương châm hội thoại, nghĩa hàm ý, xưng hô trong hội thoại, các biện pháp tu   từ…. Cụ thể: + Nắm chính xác khái niệm của từng đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học. + Hiểu được tác dụng, kiểu dạng của từng đơn vị kiến thức tiếng Việt đó. + Chú ý đến những đặc điểm, dấu hiệu hình thức của một số đơn vị  kiến thức  tiếng Viêt để nhận dạng cho đúng đắn. ­ Dạng 2: Kiểm tra đơn vị kiến thức về Tập làm văn:  Để làm tốt được dạng câu hỏi này, học sinh cần: Nắm vững kiến thức về  kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, xác định  thể  loại, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, đối thoại – độc thoại nội tâm  trong văn bản tự sự; cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp; các phép liên kết câu và  liên kết đoạn văn…. trong chương trình Ngữ  văn THCS (chủ  yếu là trong sách  Ngữ Văn lớp 9).  ­ Dạng 3: Nêu nội dung chính, chủ đề của văn bản. Dạng này đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ ngữ liệu đã cho, xác định trúng nội   dung, chủ  đề  mà ngữ  liệu muốn biểu đạt. Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, dễ  hiểu. Để xác định chính xác nội dung của 1 văn bản, các em nên: + Tìm câu văn nêu vấn đề nổi bật mà văn bản đề cập tới. + Xác định chính xác nội dung của từng đoạn văn bản, rồi tổng hợp lại thành  nội dung bao quát toàn văn bản. Từ đó lựa chọn đáp án đúng. ­ Dạng 4: Đặt nhan đề cho ngữ liệu trong phần Đọc ­ hiểu: Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  10. Trang 10 Đối với dạng câu hỏi này, các em phải đọc nhiều lần ngữ  liệu đã cho,  nắm vững được chủ đề, nội dung chính của đoạn thơ, đoạn văn, văn bản… thì  mới đặt nhan đề phù hợp. Khi đặt nhan đề, cần chú ý là nhan đề phải ngắn gọn,  thể  hiện được chủ  đề  của văn bản. Một ngữ  liệu có thể  đặt được nhiều nhan   đề khác nhau. Vì vậy, các em lựa chọn một nhan đề hay nhất, đúng chủ đề nhất   để khoanh vào bài thi. ­ Dạng 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong ngữ liệu đã   cho: Đối với dạng đề này học sinh cần lưu ý: + Câu hỏi yêu cầu chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ thì bài làm chỉ  cần tìm   và xác định đúng biện pháp tu từ trong ngữ liệu. + Các biện pháp nghệ thuật tu từ thường được thể hiện kèm theo hình ảnh, chi   tiết có chứa biện pháp nghệ thuật tu từ đó. ­  Dạng 6: Phân tích giá trị  của một chi tiết, một hình  ảnh, một cụm từ,   một câu nói có ý nghĩa. Ở dạng câu hỏi này, khi trả lời các em nên chú ý: Đọc thật kĩ ngữ liệu để  tìm chi tiết, hình  ảnh, một cụm từ, một câu nói mà đề  yêu cầu giải mã, phân  tích, đặt nó vào trong chỉnh thể của ngữ liệu đã cho để lí giải trúng vấn đề. 2.2.  Rèn cho HS kỹ  năng viết đoạn văn Nghị  luận xã hội có yêu cầu sử  dụng tri thức tiếng Việt. Để làm tốt câu hỏi này, trước hết GV cần hệ thống hóa kiến thức cơ bản  cho HS về đoạn văn, các cách triển khai nội dung đoạn văn, liên kết trong đoạn   văn, các thao tác lập luận cơ bản… Đồng thời, khắc sâu cho HS ghi nhớ kỹ năng  viết đoạn văn như sau: * Cách viết đoạn theo yêu cầu của đề: ­ Xác định về nội dung:  Đề có thể yêu cầu nghị luận về một vấn đề  có ý nghĩa rút ra trong phần   đọc hiểu, hoặccó thể  trích dẫn một câu văn có giá trị  trong phần đọc hiểu yêu  cầu người viết bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, thậm chí để người viết tự suy nghĩ  để xác định vấn đề (bài học, bức thông điệp) mà một ngữ liệu (thường là những   câu chuyện trong “Quà tặng cuộc sống”) đề cập đến…. Điều quan trọng là các  học sinh cần nắm vững yêu cầu của đề và xác định hướng đi đúng đắn. +Thứ nhất: Phải xác định được đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dung của   đoạn văn).Đây là yêu cầu quan trọng nhất, đòi hỏi người viết phải  bày tỏ quan  Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  11. Trang 11 điểm, suy nghĩ, đánh giá của cá nhân một cách rõ ràng. Cụ thể: Người viết hiểu  vấn đề đó là gì (giải thích), tại sao lại nói như thế (phân tích). +Thứ  hai : Cần ph ải có  dẫn ch ứng thuy ết ph ục  bằng các ví dụ  cụ  th ể  trong   đờ i sống. +Thứ  ba: Phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước vấn đề  đang bàn  luận. Cần nêu ra những bài học nhận thức sau khi bàn luận. Từ  đó, đề  xuất   những giải pháp thiết thực và khả thi cho bản thân mình và tất cả mọi người. + Thứ tư: Vận dụng được kiến thức Tiếng Việt theo yêu cầu của đề bài. ­ Về hình thức: +Thứ nhất: Đề  bài yêu cầu viết đoạn văn, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn  văn (không được ngắt xuống dòng ), dung lượng an toàn  khoảng 2/3 tờ giấy thi  ( khoảng trên dưới 20 dòng viết tay). Đoạn văn cần diễn dạt lưu loát, không  mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. +Thứ  hai: Đoạn văn phải đảm bảo bố  cục ba phần: Đặt vấn đề  ­ Giải quyết  vấn đề ­ Kết thúc vấn đề. +  Thứ  ba: Đoạn văn sử  dụng các thao tác lập luận: Giải thích ­ Phân tích ­  Chứng minh ­Bình luận ­ Bác bỏ ­ Bình luận mở rộng. Diễn đạt phải trong sáng,   không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. ­ Tìm ý cho đoạn văn: + Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý chính)?  + Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn (theo hệ  thống các thao tác lập  luận).  + Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ  giúp ta hình dung được những ý chính cần viết,   tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không trọng tâm. ­ Các bước viết đoạn văn hoàn chỉnh: + Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, chúng ta tiến hành viết câu mở  đầu. Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề. Đoạn văn có thể trình bày theo   nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn giản nhất là trình bày theo kiểu diễn  dịch: + Tức là câu chủ  đề  nằm  ở  đầu đoạn (thường là lời bày tỏ  ý kiến đánh giá,   nhận xét câu nói/ vấn đề).  + Các câu sau triển khai ý, làm rõ ý của câu mở  đầu (ý kiến đánh giá, nhận xét  câu nói/ vấn đề).  ­ Viết các câu nối tiếp câu mở đầu:  Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  12. Trang 12 + Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn.  + Các câu nối tiếp lần lượt sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích  – Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ – Bình luận mở rộng. + Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả. ­ Viết câu kết của đoạn văn:  + Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.  + Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ  vai trò quan trọng, để  lại  ấn   tượng cho người đọc. +   Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở  rộng vấn đề (nêu bài học chung),  hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày. Lưu ý:  + Cần trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức  và pháp luật.  + Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử  dụng từ  ngữ, hình   ảnh và các yếu tố biểu cảm,…). Tóm lại:  * Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề  ở  nhiều góc độ. Cách  đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi: + Nó(vấn đề) là gì? Nó (câu nói) như thế nào? + Tại sao lại như thế? + Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai? + Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)? + Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống, với con người, bản thân, …? + Cần phải làm gì để thực thi/hạn chế vấn đề/ câu nói? * Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi trên, có thể hình dung một đoạn văn nghị  luận cần được triển khai theo ba bước: ­ Thứ nhất: Giải thích. + Trước tiên, cần giải thích nghĩa cụ thể của các một số từ ngữ then chốt, khái  niệm còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. + Sau đó giải thích ý nghĩa cả câu nói. ­ Thứ hai: Phân tích và chứng minh. + Lí giải vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề. + D ẫn ra các  Ví dụ:  về  nh ững con ng ườ i và sự  việc cụ  th ể  trong đờ i số ng,   xã hội, l ịch s ử, … Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  13. Trang 13 ­ Thứ ba: Bình luận, đánh giá, mở rộng. + Khẳng định lại chân lí (bình luận, đánh giá). + Mở rộng và nâng cao vấn đề: Phê phán những hiện tượng đi ngược lại chân lí;  ­ Thứ tư: Liên hệ bản thân để rút ra bài học nhận thức và hành động. ­ Cấu trúc đoạn theo yêu cầu đề thi: – Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (khoảng 2 ÷ 3 dòng) – Các câu phát triển đoạn: (khoảng 16 dòng). Vận dụng các thao tác: + Giải thích (Câu nói nêu lên vấn đề gì?) + Lí giải – phân tích (Vì sao lại nói như thế?) + Dẫn chứng – chứng minh  (Họ đã làm thế nào?) + Bình luận (Vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai?) + Bác bỏ (Hiện tượng trái ngược cần phê phán là gì?) –   Câu   k ế t   đo ạ n:   Rút   ra   bài   h ọ c.(B ả n   thân   và   m ọ i   ng ườ i   c ầ n   ph ả i làm gì?) (2  ÷ 3 dòng). ­ Trình bày bố cục đoạn văn NLXH 200 chữ Đoạn văn NLXH về Đoạn văn NLXH về một một sự việc, hiện tượng vấn đề tư tưởng, đạo lý Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện  Bước   1:   Giải   thích   ý   nghĩa   câu  cụ   thể   của   hiện   tượng   trong   đời   sống  nói/ vấn đề nghị luận đề bài ra (từ  (Nó như thế nào?). ngữ, hình  ảnh còn  ẩn ý, chưa rõ  nghĩa). Bướ c   2 :   Nêu   nguyên   nhân   d ẫn   đến  Bước   2:   Bình   luận,   nêu   quan  thực   trạng   trên   (Nguyên   nhân   khách  quan và ch ủ  quan; Nguyên nhân sâu xa  điểm của cá nhân (thấy đúng, sai  và tr ực ti ếp). hay cả  đúng cả  sai). Lý giải quan  Bước 3: Nêu thái độ  đánh giá, nhận định  điểm   đó   (Vì   sao   đúng?   Vì   sao  về  mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả  –  sai?).  hậu quả, biểu dương – phê phán. Bước   3:   Minh   chứng   bằng   các  Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả  dẫn   chứng,   ví   dụ   cụ   thể   (Biểu  hiện như thế nào?).  hoặc   phát   huy   kết   quả.   (Cần   phải   làm  gì?). Bước 4: Luận bàn mở  rộng vấn  đề  bằng cách giải thích và chứng  Bước 5: Liên hệ  bản thân, rút ra bài học  minh,   đào   sâu   thêm   hoặc   lật  Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  14. Trang 14 nhận thức và hành động cho mình. ngược vấn đề. Bước 5:  Nêu bài học nhận thức  và hành động (Cần phải làm gì?).  Ví dụ về các sự việc hiện tượng: Ví dụ  các vấn đề  tư  tưởng, đạo   + Các sự việc, hiện tượng tích cực trong đời  lí: sống: tương thân tương ái, tự học thành tài,  + Nhận thức: lí tưởng, khát vọng,  … niềm đam mê, mục đích sống, … + Các sự  việc, hiện tượng tiêu cực trong  + Phẩm chất: lòng yêu nước, tính  đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm  trung   thực,   lòng   dũng   cảm,   sự  bẩn, tai nạn giao thông, gian lân trong thi  khiêm tốn, tinh thần tự học, … cử, … + Quan hệ  gia đình: tình mẫu tử,  + Các sự  việc, hiện tượng hai mặt: đam  tình anh em, cách  ứng xử  của con  mê   thần   tượng,   du   học   rồi   ở   lại   nước   cháu đối với ông bà, tổ tiên, ... ngoài, mạng xã hội, … + Quan hệ  xã hội: tình bạn, tình  + Cần lưu ý là trong những năm gần đây,  thầy trò, tình đồng bào… nhiều   sự   việc   hiện   tượng   là   vấn   đề  +   Cách   ứng   xử   của   mọi   người  “nóng”, có tính thời sự  hay “hiện tượng  trong cuộc sống: lòng nhân ái, thái  mạng   được   đưa   vào   đề   thi:   Covid­19,  độ hòa nhã, sự vị tha, … Ủng hộ lũ lụt miền Trung, ... + Các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực:  ích kỉ, thực dụng, dối trá, hèn nhát,  … ­ Yêu cầu đưa tri thức ngữ văn vào đoạn văn Nghị luận xã hội: + Thứ nhất: Phải xác định được đề  bài yêu cầu thực hiện đưa vào đoạn văn tri  thức ngữ văn gì (sử dụng câu ghép, sử dụng pháp liên kết, sử dụng hình ảnh, từ  ngữ, ...). + Thứ hai: Cần vận dụng chính xác tri thức ngữ văn vào bài viết . +  Thứ  ba:  Phải gạch chân câu văn hoặc chỉ  rõ mình đã thực hiện yêu cầu đó   như thế nào (câu văn, từ ngữ, hình ảnh, phép liên kết...) theo yêu cầu của đề bài. Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  15. Trang 15 C. ÔN TẬP HỆ THỐNG KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨM THEO CHUYÊN ĐỀ ============== Văn bản 1.                       BÀN VỀ ĐỌC SÁCH  (Chu Quang Tiềm) I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm Chu Quang Ti ềm (1897­1986) là nhà mĩ họ c, lí luận văn họ c nổi ti ếng   Trung Qu ốc. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: – Bài luận này của Chu Quang Tiềm được trích trong “Danh nhân Trung  Quốc bàn về  niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần  Đình Sử dịch. – Văn bản là kết quả  của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy   nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ  sau. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận c. Nội dung: Tầm quan trọng của sách và phương pháp đọc sách hiệu quả. d. Bố cục: 3 phần +   Phần   1:  Từ   đầu…đến…“nhằm   phát   hiện   thế   giới   mới”:   Tầm   quan  trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. + Phần 2:  Tiếp…đến… “tự  tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn, thiên  hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay. + Phần 3: Phần còn lại:Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách. II. Định hướng ôn tập và phân tích văn bản: 1. Luận điểm 1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách: a, Tầm quan trọng: – Sách đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà   loài người đã tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại. – Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm,  suy ngẫm suốt mấy ngàn năm. – Những cuốn sách có giá trị  được coi là những cột mốc trên con đường  phát triển học thuật của nhân loại. b, Ý nghĩa: Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  16. Trang 16 – Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường tích lũy và  nâng cao tri thức cho bản thân. – Coi th ườ ng không đọ c sách là xóa bỏ  quá khứ , lạc h ậu, làm cho xã  hộ i th ụt lùi. – “Đọc sách là trả  món nợ  đối với thành quả  nhân loại trong quá khứ, là  ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy   chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức…” – Mỗi cuốn sách đã tích tụ  kinh nghiệm và tư  tưởng của cha ông hàng   nghìn năm để  lại. Đọc sách, lắng nghe và làm theo những lời dạy đó, rút kinh   nghiệm và tiếp nối con đường của thế  hệ  trước là cách đền  ơn đáp nghĩa đối  với thành quả nhân loại trong quá khứ. – Đọc sách là có thể  chuẩn bị  cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con   đường học vấn, nhằm phát hiện thế  giới mới. Tác giả  đã so sánh ngầm  ẩn ý   nghĩa, tác dụng của việc đọc sách giống như “làm được cuộc trường chinh vạn   dặm”. Việc đọc sách nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, phát triển   tâm hồn, tình cảm… để lớn lên, thành công trong cuộc sống vốn là ý niệm trừu  tượng, trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn. 2. Luận điểm 2. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải  của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay. a, Sách nhi ều khi ến ng ườ i ta không chuyên sâu, dễ  sa vào lối ăn   tươ i, nu ốt sống: – Để  chứng minh cho cái hại này, tác giả  đã so sánh cách đọc sách của   người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn  hơn đọc nhiều mà rối; còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí   thời gian công sức, thậm chí còn có hại. – Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật   trí lí sâu sắc. b, Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời   gian và sức lực với những cuốn sách không có ích: – Để  chỉ  ra cái hại thứ  hai, tác giả  đã có so sánh rất đặc biệt – so sánh   việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự  tiêu hao lực lượng của mình. Đây là   cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú. ⇒ Bằng những so sánh cụ thể, xác thực, tác giả vừa chỉ ra những nguy hại  do lối đọ c sách sai l ệch; v ừa phân tích, lí giả i những nguy h ại đó mộ t cách  thuy ết ph ục. Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  17. Trang 17 3. Luận điểm 3. Phương pháp chọn sách và đọc sách. a, Cách chọn sách: – Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều. Đừng ham quá nhiều mà đọc sơ sài.  Chi bằng chọn mấy quyển hay mà đọc cho kỹ. – Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân. Sách  đó trước hết là sách hay, sau đó là phù hợp với mình. Đọc xong có thể vận dụng   được – Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy  hứng. Nhiều người đọc sách chỉ  theo phong trào, đọc cho vui, cho có mác tri   thức. Đọc như thế chỉ phí công, uổng sức. Đọc sách phải vì một mục đích nhất   định mới kiên trò, nỗ  lực, phấn đấu đọc đến khi thành tựu. Đọc không có mục   đích chẳng khác gì người đi giữa rừng, chẳng biết đang đi về đâu. – Chọn sách nên hướng vào hai loại: + Kiến thức phổ thông: loại sách cung cấp kiến thức cơ bản, có giá trị bồi  dưỡng kiến thức nền tảng. + Kiến thức chuyên sâu: loại sách cung cấp kiến thức chuyên ngành, có  giá trị định hướng nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng chuyên môn. b, Phương pháp đọc sách: – Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng. – Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và khẳng định  mục đích. – Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan. – Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu. – Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư  cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại. ⇒ Để  nêu bật việc đọc sách hời hợt, tác giả  so sánh với việc cưỡi ngựa  qua  chợ  như   “trọc  phú  khoe  của”… Cách  đọc   ấy thể   hiện  phẩm  chất tầm  thường, thấp kém… III. Tổng kết: 1. Giá trị nội dung Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan   trọng để  tích lũy, nâng cao học vấn. Từ  việc đưa ra những sai lầm trong việc  đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người 2. Giá trị nghệ thuật Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  18. Trang 18 Bài văn nghị  luận đã đặt ra và bàn về  một vấn đề  có ý nghĩa trong đời  sống. Luận điểm rõ ràng, thuyết phục. Bố  cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý  được dấn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị. Văn bản 2.      CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (Vũ Khoan) I. Tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: Vũ Khoan. Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ  trưởng Bộ  Ngoại   giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh ra đời bài viết: – Bài viết “Chuẩn bị hành trang” của Vũ Khoan đăng trên Tạp chí Tia sáng  năm 2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của trí thức” NXB Trẻ  2002. Khi   đưa vào SGK người biên soạn đặt nhan đề  bài viết “Chuẩn bị  hành trang vào   thế kỷ mới”. b. Nội dung:Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ  thể  về những điểm mạnh,   điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những   yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để  bước vào  thế kỉ mới. c. Bố cục: 4 phần. + Phần 1 (từ đầu… càng nổi trội): Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. + Phần 2 (tiếp theo… điểm yếu của nó): Yêu cầu, thách thức của thời đại. + Phần 3 (tiếp … hội nhập): Điểm mạnh, yếu của người Việt. + Phần 4 (còn lại): Thông điệp. II. Định hướng ôn tập, phân tích văn bản. 1. Luận điểm 1. Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng   nề của đất nước. – Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như  huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế; – Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng  nghìn năm lạc hậu của nền kinh tế  nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa,  hiện đại hóa, đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. 2. Luận điểm 2. Những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói  quen của người Việt Nam. Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  19. Trang 19 – Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ  bản, kém   khả năng thực hành. – Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt  quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. – Có tinh thần đoàn kết, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại  xâm nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày. – Bản tính thích  ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế  trong thói quen,   nếp nghĩ, kì thị  trong kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài  ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”. ⇒ Không liệt kê giản đơn, tác giả mỗi khi nêu một ưu điểm lại đề cập một   nhược điểm. Đặc biệt là những  ưu điểm, khuyết điểm đó luôn được đặt trong  yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 3. Luận điểm 3. Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách  đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay. – Tác giả viết bài này vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX   – XXI). Mục đích là việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ  mới, thiên niên kỉ  mới   của thế hệ trẻ Việt Nam. – Nhiệm vụ: nhìn nhận những hạn chế cần khắc phục để không bị tụt hậu   và bắt kịp bước đi của thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu,  đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức. – Ý nghĩa thời sự  và tính lâu dài: Bài viết chọn đúng thời điểm đất nước  đang bước vào giai đoạn chuyển mình. Việc phát huy những điểm mạnh hiện  có, khắc phục những điểm xấu, yếu kém đã ăn sâu có tác dụng thay đổi toàn bộ  bộ mặt con người Việt Nam, giúp người Việt có thể hội nhập và phát triển. Kết luận: Bước vào thế  kỉ  mới, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế  hệ  trẻ  cần phải phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho   mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất  nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. III. Tổng kết. 1. Giá trị nội dung. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản   thân con người. Bối cảnh của thế  giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ  nặng nề của đất nước. Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần  được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới. Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
  20. Trang 20 2. Giá trị nghệ thuật. – Bài viết đặt ra vấn đề nóng hổi, cấp thiết với cách nhìn nhận khách quan   kết hợp với lí lẽ lập luận giản dị, chặt chẽ và thái độ tôn trọng đối tượng, tinh   thần trách nhiệm của tác giả. – Việc sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với ngôn ngữ  sinh hoạt đời thường,  cách nói giản dị, dễ hiểu, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ  sinh động, cụ  thể  và hàm súc cũng là những nét tiêu biểu về nghệ thuật của tác phẩm – Sử  dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ  thích hợp làm cho câu văn vừa sinh   động, cụ thể lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn. Văn bản 3.              PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH   (Lê Anh Trà) I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: Lê Anh trà. – Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết   báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Ông là một   tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh – Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ  Chí Minh, cái vĩ đại  gắn với cái cao cả”. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ:  Năm 1990, nhân dịp kỉ  niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có  nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết   “Phong cách Hồ  Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả  Lê Anh  Trà. b. Bố cục chia làm ba phần: + Phần 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong  cách Hồ Chí Minh + Phần 2 (tiếp theo đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong   cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc + Phần 3  (tiếp theo đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ  Chí  Minh. c. Nội dung:  + Tóm tắt: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ  Chí Minh đã  được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ  tiếng  khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế   ấy vẫn  không làm  ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam   Văn bản nghị luận – Văn bản nhật dụng lớp 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0