intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ hội phát triển từ những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành sản xuất cá tra Việt Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

80
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Cơ hội phát triển từ những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành sản xuất cá tra Việt Nam bao gồm những nội dung về cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới của ngành sản xuất cá tra Việt Nam; thách thức hiện nay và cơ hội cho sự phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ hội phát triển từ những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành sản xuất cá tra Việt Nam

Hội thảo “Phát Triển Bền Vững Nghề Cá ở ĐBSCL – Những Thách Thức Trong Tương Lai” - Đồng Tháp - 05/06/2009<br /> <br /> CƠ HỘI PHÁT TRIỂN TỪ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI<br /> NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA VIỆT NAM<br /> TS Nguyễn Minh Đức*<br /> Email: nmduc@hcmuaf.edu.vn<br /> Cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới của ngành sản xuất cá tra Việt Nam<br /> Ngành thủy sản vốn được xem là một trong những ngành sớm hội nhập với nền<br /> kinh tế thế giới kể từ khi nước nhà thống nhất. Từ những năm 1980s, thủy sản luôn được<br /> xem là một mặt hàng xuất khNu chủ lực của Việt Nam. Sau khi gia nhập Khối Hợp Tác<br /> Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), bên cạnh nghề nuôi và chế biến tôm, ngành<br /> công nghiệp sản xuất cá tra, cá basa của đất nước đã phát triển nhanh chóng (Cohen and<br /> Hiebert, 2001), tạo ra công ăn việc làm cho hơn 500.000 lao động (Narog, 2003). Trong<br /> quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sự hợp tác với các nước tiên tiến cũng đã đem lại những<br /> tiến triển tích cực cho nghề nuôi cá tra ở Việt Nam. Trong sự cộng tác gần gũi với các nhà<br /> nghiên cứu thủy sản của Pháp, các giảng viên của Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM<br /> và ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu và chuyển giao thành công qui trình sản xuất giống nhân<br /> tạo cá tra và cá basa từ năm 1998, gầy dựng nên một lực lượng sản xuất giống cá tra, cá<br /> basa nhân tạo với hơn 15.000 nông hộ liên quan (Cohen and Hiebert, 2001). Sự đầu tư<br /> mạnh mẽ cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá tra, basa cũng xuất phát từ những<br /> thách thức về sự cạn kiệt nguồn giống tự nhiên trên sông Cửu Long và sự hạn chế đánh bắt<br /> cá tra giống trên sông Mekong của Campuchia. Để đảm bảo năng suất cao và ổn định,<br /> nghề nuôi cá tra ở Việt Nam cũng đã chuyển sang sử dụng thức ăn viên là chủ yếu, được<br /> sản xuất chủ yếu bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Cargill - Mỹ, Proconco Pháp, CP Groups - Thái lan, Uni-President - Đài Loan,... (Cohen and Hiebert, 2001;<br /> Sengupta, 2003, Nguyễn Minh Đức and Kinnucan, 2008). Kỹ thuật cho cá ăn và quản lý<br /> chất lượng nước để cải thiện chất lượng thịt cá cũng được cải tiến để đáp ứng những yêu<br /> cầu ngày càng cao của các khách hàng Mỹ và châu Âu. Các doanh nghiệp chế biến cá tra<br /> cũng đã ứng dụng các kỹ thuật phi lê cá từ một nhà nhập khấu Úc và sử dụng các trang<br /> thiết bị sản xuất được mua từ Mỹ (Cohen and Hiebert, 2001), với mong muốn đáp ứng các<br /> tiêu chuNn chất lượng HACCP và GAP được đề nghị bởi Tổ chức Lương nông Thế giới<br /> (FAO) và Bộ Thực phNm và Dược phNm của Mỹ.<br /> <br /> *<br /> <br /> Trưởng Bộ Môn Quản Lý và Phát Triển Nghề Cá, Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM.<br /> Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Khoa Thủy Sản, Đại Học<br /> Nông Lâm TPHCM.<br /> <br /> Nguyễn Minh Đức<br /> <br /> 1<br /> <br /> Hội thảo “Phát Triển Bền Vững Nghề Cá ở ĐBSCL – Những Thách Thức Trong Tương Lai” - Đồng Tháp - 05/06/2009<br /> <br /> Hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập APEC và đặc biệt là từ Hiệp định thương mại<br /> song phương Việt Nam-Mỹ được ký kết vào tháng 12 năm 2001, lượng xuất khNu cá tra,<br /> basa vào thị trường Mỹ đã gia tăng nhanh chóng. Trong năm 1998, trước khi gia nhập<br /> APEC, lượng xuất khNu cá tra, basa vào thị trường Mỹ chỉ ít ỏi với hơn 200 tấn. Nhưng<br /> đến năm 2002 sau khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam và ký Hiệp định thương mại song phương<br /> vào tháng 12 năm 2001, số lượng xuất khNu cá tra basa vào thị trường Mỹ đã lên đến gần<br /> 20.000 tấn (Sengupta, 2003). Việc gia tăng nhanh chóng này ngoài lý do là hàng rào thuế<br /> quan đối với sản phNm thủy sản gần như đã được bãi bỏ còn có lý do nguồn cung cấp cá<br /> tra, cá basa tăng nhanh chóng sau khi Việt nam đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật<br /> sản xuất giống nhân tạo trên cả hai đối tượng cá tra, cá basa và kỹ thuật nuôi cá tra thịt<br /> trắng.<br /> Với tính chất và mùi vị thịt cá tương tự như cá nheo được nuôi tại Mỹ (US ITC,<br /> 2002), nhưng với giá thấp hơn rất nhiều, cá tra Việt Nam đã thâm nhập thành công thị<br /> trường Mỹ và trở thành một mặt hàng xuất khNu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này<br /> trong những năm đầu thập niên 2000 khi mà 90% lượng cá da trơn nhập khNu vào Mỹ<br /> trong năm 2000 là từ Việt Nam (Cohen and Hiebert, 2001). Tuy nhiên, với sự tăng trưởng<br /> mạnh mẽ của kim ngạch xuất khNu, cá tra Việt Nam đã phải đương đầu với những rào cản<br /> thương mại “hiện đại” từ phía nước chủ nhà để bảo hộ cho ngành công nghiệp nuôi và chế<br /> biến cá nheo, một trong những ngành sản xuất thủy sản lớn nhất của Mỹ (Harvey, 2005).<br /> Những biện pháp bảo hộ được đưa ra liên tục và báo chí thế giới đã sử dụng tên gọi “cuộc<br /> chiến cá da trơn” để đề cập đến những tranh chấp thương mại giữa cá tra Việt Nam và cá<br /> nheo Mỹ.<br /> Bước đầu tiên của “cuộc chiến cá da trơn” là việc vận động của Hiệp Hội Cá Da<br /> Trơn miền Nam nước Mỹ để Quốc Hội của họ thông qua đạo luật ghi nhãn catfish năm<br /> 2001, giới hạn việc sử dụng tên “catfish” chỉ dành cho cá da trơn thuộc họ Ictaluridae đang<br /> được nuôi ở Mỹ (Narog, 2003). Bước tiếp theo là việc vận động hành lang để tái thỏa<br /> thuận lại Hiệp ước thương mại song phương được ký giữa hai nước Việt Nam và Mỹ năm<br /> 2001 nhằm tiến đến một hạn ngạch nhập khNu nhất định cho cá tra Việt Nam nhập vào Mỹ<br /> (Cooper, 2001), nhưng việc vận động này đã thất bại do những qui định của Tổ chức<br /> Thương mại Quốc tế (WTO). Bước thứ ba và là đỉnh điểm của “cuộc chiến cá da trơn” là<br /> quá trình điều tra và áp thuế chống phá giá lên đến 64% đối với sản phNm cá tra, basa phi<br /> lê đông lạnh từ Việt Nam vào Mỹ. Năm 2005, “cuộc chiến cá da trơn” tiếp diễn với bước<br /> ngoặt mới khi các bang Mississippi, Alabama, Georgia và Louisiana ra lệnh cấm bán cá<br /> <br /> Nguyễn Minh Đức<br /> <br /> 2<br /> <br /> Hội thảo “Phát Triển Bền Vững Nghề Cá ở ĐBSCL – Những Thách Thức Trong Tương Lai” - Đồng Tháp - 05/06/2009<br /> <br /> catfish nhập khNu từ nước ngoài (bao gồm Việt Nam) sau khi phát hiện ra dư lượng chất<br /> kháng sinh trong các mẫu kiểm nghiệm. Tháng Năm năm 2008, Quốc hội Mỹ cũng đã<br /> thông qua “Đạo luật Nông trại 2008”(“Farm Bill 2008”) đề nghị đưa cá da trơn (kể cả cá<br /> tra, basa Việt Nam) vào danh mục các loại thực phNm phải được kiểm soát chất lượng và<br /> điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt theo các quy định của Bộ Nông Nghiệp Mỹ.<br /> Cho dù gây ra nhiều khó khăn cho ngành sản xuất cá tra Việt Nam, “cuộc chiến cá<br /> da trơn” cũng đã tạo ra nhiều cơ hội rất tốt để cho cá tra phát triển thành mặt hàng xuất<br /> khNu chủ lực của Việt Nam, “từ cô bé lọ lem biến thành công chúa”. Sau khi Đạo luật An<br /> ninh Trang trại và Đầu tư Nông thôn của Mỹ năm 2001 được ban hành không cho phép cá<br /> tra Việt nam mang tên catfish, không như những lo lắng của các nhà sản xuất cá tra Việt<br /> Nam, cá phi lê đông lạnh của Việt nam vẫn giữ được thị trường Mỹ dù số lượng xuất khNu<br /> sang Mỹ có suy giảm trong giai đoạn cao trào của “cuộc chiến” nhưng với giá cao hơn chút<br /> ít (Bảng 1). Việc thay đổi tên gọi của cá tra Việt Nam đã không ảnh hưởng đến các mối<br /> quan hệ thương mại đã được thiết lập giữa các nhà kinh doanh xuất khNu Việt Nam và<br /> nhập khNu Mỹ (Brambilla và ctv., 2008). Các nghiên cứu thực nghiệm với các mô hình<br /> kinh tế lượng của Nguyễn Minh Đức và Kinnucan (2007a, 2007b, 2008) cũng khẳng định<br /> rằng đạo luật ghi nhãn catfish năm 2001 lại tạo ra các tác động tích cực đối với giá cá tra<br /> Việt Nam nhập khNu vào thị trường Mỹ.<br /> Bảng 1. Giá và Sản Lượng Cá Da Trơn tại Thị Trường Mỹ 1999-2005<br /> Đơn vị<br /> <br /> 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005<br /> <br /> Giá cá phi lê Việt Nam<br /> <br /> $/lb.<br /> <br /> 2.04<br /> <br /> 1.52<br /> <br /> 1.26<br /> <br /> 1.29<br /> <br /> 1.21<br /> <br /> 1.15<br /> <br /> 0.93<br /> <br /> Giá cá phi lê Mỹ<br /> <br /> $/lb.<br /> <br /> 2.76<br /> <br /> 2.83<br /> <br /> 2.61<br /> <br /> 2.39<br /> <br /> 2.41<br /> <br /> 2.62<br /> <br /> 2.67<br /> <br /> Thuế chống phá giá<br /> <br /> $/lb.<br /> <br /> --<br /> <br /> --<br /> <br /> --<br /> <br /> --<br /> <br /> 0.64<br /> <br /> 0.61<br /> <br /> 0.49<br /> <br /> Giá cá nuôi Mỹ<br /> <br /> $/lb.<br /> <br /> 74<br /> <br /> 75<br /> <br /> 65<br /> <br /> 57<br /> <br /> 58<br /> <br /> 70<br /> <br /> 72<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7<br /> <br /> 17<br /> <br /> 10<br /> <br /> 4<br /> <br /> 7<br /> <br /> 17<br /> <br /> Sản lượng cá phi lê Mỹ Triệu lbs. 120<br /> <br /> 120<br /> <br /> 115<br /> <br /> 131<br /> <br /> 125<br /> <br /> 122<br /> <br /> 124<br /> <br /> Sản lượng cá nuôi Mỹ<br /> <br /> 594<br /> <br /> 597<br /> <br /> 631<br /> <br /> 661<br /> <br /> 630<br /> <br /> 601<br /> <br /> Nhập khNu từ Việt Nam Triệu lbs.<br /> <br /> Triệu lbs. 597<br /> <br /> Nguồn: Nguyễn Minh Đức (2007).<br /> Sau cuộc tranh chấp tên gọi, dù phía Việt Nam đã không thể thắng, đã có một kết<br /> quả mà Hiệp hội cá da trơn của Mỹ không ngờ tới cũng như các nhà sản xuất cá tra của<br /> Việt Nam không mong đợi. Đó là sự “nổi tiếng” của cá tra, cá basa Việt nam, không chỉ ở<br /> thị trường Mỹ mà còn trên toàn thị trường thế giới. Với sự năng động của các nhà xuất<br /> <br /> Nguyễn Minh Đức<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hội thảo “Phát Triển Bền Vững Nghề Cá ở ĐBSCL – Những Thách Thức Trong Tương Lai” - Đồng Tháp - 05/06/2009<br /> <br /> khNu thũy sản Việt Nam trước tình hình khó khăn ở thị trường Mỹ, cá tra Việt nam đã có<br /> cơ hội vươn tới những thị trường rộng lớn khác như châu Âu, Úc, Nhật. Các nhà sản xuất<br /> Việt nam cũng có cơ hội đa dạng hóa sản phNm cá tra, cá basa của mình để phục vụ cho<br /> các thị trường khác nhau. Nalley (2007) đã khẳng định rằng đạo luật ghi nhãn năm 2001 đã<br /> tạo ra một thị trường mới cho cá tra, cá basa Việt Nam và làm giảm thị trường của cá nheo<br /> Mỹ. Một nghiên cứu của Tô Thị Kim Hồng, Nguyễn Minh Đức và Kinnucan (2008) cũng<br /> chứng minh rằng đạo luật ghi nhãn của Mỹ năm 2001 không làm thay đổi độ nhạy cảm với<br /> giá của nhu cầu cá da trơn nhập khNu (bao gồm cả cá tra, basa Việt Nam) vào Mỹ.<br /> Đối với quá trình chống bán phá giá, với các mô hình nghiên cứu kinh tế lượng<br /> thực nghiệm, Nguyễn Minh Đức (2007), Nguyễn Minh Đức và Kinnucan (2007a, 2007b,<br /> 2008) đã khẳng định rằng thuế chống phá giá chỉ làm tăng rất ít nhu cầu và giá sản phNm<br /> cá nheo Mỹ trong khi không tạo ra một lợi ích nào cho người nuôi cá nheo của Mỹ. Lý do<br /> chính là cá nheo phi lê ở Mỹ không phải là một sản phNm thay thế cho sản phNm cá tra Việt<br /> Nam do giá cá nheo của Mỹ quá cao và có một thị trường riêng cho nó. Trong khi đó, cá<br /> tra lại là một sản phNm có khả năng thay thế sản phNm cá nheo tại thị trường Mỹ, dù có<br /> chịu thuế chống phá giá, giá cá tra Việt Nam vẫn rẻ hơn so với giá cá nheo Mỹ. Khi giá<br /> của sản phNm cá nheo Mỹ tăng lên, người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng cá tra Việt<br /> Nam trong khi chiều ngược lại rất khó xảy ra. Nguyễn Minh Đức và Kinnucan (2007b)<br /> cũng đã cảnh báo rằng biện pháp chống phá giá của Mỹ đối với sản phNm cá tra Việt Nam<br /> sẽ tạo cơ hội cho sản phNm cá da trơn từ các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan gia tăng<br /> nhập khNu vào Mỹ. Điều đó khiến cho các nhà sản xuất cá nheo Mỹ tiếp tục đưa ra các<br /> biện pháp bảo hộ khác, cũng là những thách thức mới cho ngành sản xuất cá tra Việt Nam.<br /> Thách thức hiện nay và cơ hội cho sự phát triển<br /> Dù có những cố gắng nâng cao chất lượng sản phNm cá tra trong nuôi trồng và chế<br /> biến, nhìn chung ngành sản xuất cá tra Việt Nam trong hơn một thập niên qua vẫn đang tập<br /> trung gia tăng sản lượng. Các báo cáo thành tích của các cơ quan chức năng cũng chỉ tập<br /> trung vào số lượng như diện tích, sản lượng nuôi trồng, sản lượng chế biến và sản lượng<br /> xuất khNu,... Sự gia tăng về sản lượng là rất đáng trân trọng trong điều kiện cá tra Việt<br /> Nam luôn phải đối đầu với nhiều thách thức, những rào cản thương mại, sự suy thoái kinh<br /> tế hiện nay và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước xuất khNu cá da trơn khác như<br /> Thái Lan, Trung Quốc,... Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng về sản lượng và số lượng<br /> thị trường lại là một sự suy giảm đáng kể về giá trị trên một đơn vị sản phNm xuất khNu. Ví<br /> dụ tại thị trường Mỹ, giá cá tra xuất khNu Việt Nam liên tục giảm từ năm 1999 đến năm<br /> <br /> Nguyễn Minh Đức<br /> <br /> 4<br /> <br /> Hội thảo “Phát Triển Bền Vững Nghề Cá ở ĐBSCL – Những Thách Thức Trong Tương Lai” - Đồng Tháp - 05/06/2009<br /> <br /> 2007 (Hình 1). Giá xuất khNu giảm dẫn đến giá thu mua cá nguyên liệu cũng giảm (tính<br /> theo giá trị thực). Việt nam là nước xuất khNu hàng đầu, với số lượng khống chế, các sản<br /> phNm cá tra cho toàn bộ thế giới. Cũng như các sản phNm nông nghiệp khác, nhu cầu cá tra<br /> xuất khNu là không co giãn. Thêm vào đó, việc “độc quyền” trong cung cấp sản lượng cá<br /> tra cho thị trường thế giới, theo lý thuyết của kinh tế thương mại quốc tế, có thể dẫn đến<br /> việc “tăng trưởng bần cùng hóa”. Theo lý thuyết về “tăng trưởng bần cùng hóa”, một hiện<br /> tượng tăng trưởng hiếm có trên thực tế, việc chuyên môn hóa và đNy mạnh cung ứng một<br /> số lượng lớn một mặt hàng xuất khNu có nhu cầu ít nhạy cảm với giá ra thị trường thế giới<br /> sẽ làm giảm giá của sản phNm xuất khNu trong khi giá các mặt hàng nhập khNu (ví dụ: thức<br /> ăn và thuốc thú y thủy sản) lại tăng sẽ góp phần làm “bần cùng hóa” người sản xuất.<br /> 450000<br /> <br /> 6<br /> <br /> 400000<br /> 350000<br /> <br /> 5<br /> <br /> 300000<br /> <br /> 4<br /> <br /> 250000<br /> 3<br /> <br /> 200000<br /> 150000<br /> <br /> 2<br /> <br /> 100000<br /> 1<br /> <br /> 50000<br /> 0<br /> <br /> 0<br /> 19971998199920002001200220032004200520062007<br /> Sản lượng cá tra xuất khẩu<br /> <br /> 19971998199920002001200220032004200520062007<br /> <br /> Giá cá tra xu t kh u<br /> <br /> Hình 1. Sự tăng trưởng về sản lượng nhưng giảm sút về giá trị của cá tra xuất kh u<br /> <br /> Hiện nay, với đạo luật Nông trại 2008, một vấn đề lớn mà giới sản xuất cá tra Việt<br /> nam quan tâm là việc Mỹ có thể đưa cá tra Việt Nam vào chung nhóm “catfish” (vô hình<br /> chung đưa cá tra trở lại với tên gọi “catfish”). Theo đó, cá tra Việt nam khi xuất khNu vào<br /> thị trường Mỹ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phNm<br /> giống như cá nheo được sản xuất tại Mỹ. Ngay từ năm 2008, đã có những cảnh báo từ các<br /> nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế thủy sản đối với các nhà sản xuất cá tra Việt Nam về<br /> biện pháp bảo hộ thương mại “hiện đại” này. Thậm chí, nhằm mục đích tránh cho cá tra<br /> khỏi phải chịu sự kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phNm, một quan<br /> chức trong ngành thủy sản Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu Mỹ nên tuân theo đạo luật của<br /> chính họ năm 2001, không nên buộc cá tra Việt Nam quay trở lại với tên gọi “catfish”. Khả<br /> năng hạn chế nhập khNu thức ăn thủy sản từ Mỹ, xem như là một biện pháp trả đũa từ phía<br /> Việt Nam, cũng đồng thời được đề cập đến. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, một cuộc<br /> tranh chấp thương mại mới sẽ bắt đầu và Việt Nam có thực sự hưởng lợi hay không cũng<br /> <br /> Nguyễn Minh Đức<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2