intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CSR

Chia sẻ: Phan Dương Hùng Vĩ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

287
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có rất nhiều định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CRS). Trong số đó, Uỷ ban kinh tế thế giới về phát triển bền vững định nghĩa: "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung."...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CSR

  1. I. CSR là gì? Có rất nhiều định nghĩa về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CRS). Trong số đó, Uỷ ban kinh tế thế giới về phát triển bền vững định nghĩa: "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung." Doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. II. Thực trạng hoạt động CSR ở Việt Nam CSR được giới thiệu vào Việt Nam thông qua các công ty nước ngoài, các công ty này thường đạt ra nhiều chuận mực, xây dựng văn hóa kinh doanh nên việc thực hiện CSR rất bài bản và đạt được hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ như chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của Honda; chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình đào tạo tin học Topic64 của Microsoft, Qualcomm và HP; chương trình đào tạo tin học bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung; chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union….. Đối với doanh nghiệp trong nước, các công ty xuất khẩu có lẽ là đối tượng đầu tiên tiếp cận với CSR. Hầu hết các đơn hàng từ châu Âu – Mỹ - Nhật đều đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc, giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000) hay đảm ảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các xí nghiệp thủy sản) … Ngoài ra, nhiều công ty tư nhân trong nước nắm bắt vấn đề CSR khá nhạy bén. Một số công ty chủ động thự hiện CSR và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập doàn Mai Linh, Duy Lợi, ACB, Sacombank, Kinh Đô… Nhận thức của cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng với CSR trong thời gian gần đây có những phát triển tích cực và nhanh chóng; một phần cũng xuất phát từ gian lận thương mại nghiêm trọng. đã có một số cuộc hội thảo đáng chú ý về chủ đề CSR như diễn đàn châu á về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lần thứ 6, được tổ chức ngày 13/10/2007 tại thành phố Hồ Chí Minh; và hội thảo “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam thông qua trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp” được VCCI phối hợp cùng ĐSQ Đan Mạch tổ chức vào ngày 08/1/2008. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có diễn đàn chính thức dành riêng giới thiệu và thảo luận về CSR tại địa chỉ: http://www.vietnamforumCSR.net/do trung tâm phát triển và hội nhập (một công ty tư vấn tư nhân) xây dựng, dưới sự tài trợ của tổ chức Action aid international Vietnam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đã có nhiều doanh nghiệp bỏ qua việc thực hiện các trách nhiệm này, như vụ nước tương nhiễm M3CPD, sữa nhiễm melamine, cây xăng gian vụ Huyndai Vinashin, Vedan. 1. Giáo dục: Nhắc đến giáo dục, người ta luôn nghĩ đó là lĩnh vực đầu tư con người một cách nhân văn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thời đại, người ta nhận ra rằng giáo dục cũng là một ngành mang lại lợi nhuận như mọi ngành kinh doanh khác trong xã hội… và Ngày càng có nhiều hơn những doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào giáo dục.
  2. Doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục luôn nhận được sự ủng hộ từ chính sách của nhà nước. Từ việc mở không gian cho giáo dục tư thục tới được giảm thuế so với những loại hình kinh doanh khác… Ngoài ra, đây cũng là lĩnh vực nhận được nguồn vốn đầu tư lớn từ phía… phụ huynh. Các bậc cha mẹ luôn cố gắng thắt lưng buộc bụng cho con đi học. Họ chỉ mong muốn con mình có điều kiện đi lên chứ không đòi… hoàn vốn. Trong khi đó, các "sản phẩm giáo dục" kém chất lượng lại không bao giờ có chuyện bị người sử dụng… trả lại. Một lý do nữa là đầu tư vào giáo dục có thể giúp doanh nghiệp tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cho chính bản thân mình bằng cách mở các trường dân lập, tự thục… Những chương trình từ thiện hay hỗ trợ công cụ học tập, cơ sở vật chất cho các trường học cũng thể hiện được trách nhiệm và đóng góp của doanh nghiệp với xã hội, tạo một tiền đề tốt về tập khách hàng tiềm năng cũng như những bước đi tiếp theo trên thị trường của doanh nghiệp. Và lý do quan trọng nhất, đầu từ vào giáo dục mang đến cho doanh nghiệp một lợi nhuận bền vững về lâu dài… Ở các nước phát triển, việc doanh nghiệp đầu tư phát triển giáo dục đã được xây dựng từ rất lâu và luôn nhận được sự tôn trọng, tôn vinh của xã hội. Có rất nhiều sản phẩm ra đời nhờ sự lai ghép giữa giáo dục và kinh doanh đã gặt hái được trái ngọt. Minh chứng rõ nét nhất là sự chi phối của khối các trường tư thục so với trường công lập tại một số nước có nền giáo dục rất phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... Mảng giáo dục trực tuyến vài năm gần đây cũng mang lại lợi nhuận khả quan tới mức nhiều người phải thốt lên: "ngạc nhiên chưa?". Những hoạt động từ thiện, các sự kiện giáo dục xuất phát từ các doanh nghiệp cũng được người dân ở các quốc gia ủng hộ và đánh giá cao… Ngày 9/4/2010, VTC đã ký kết chương trình phối hợp thực hiện các hoạt động phục vụ ngành giáo dục với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo thỏa thuận, VTC và Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp triển khai 12 nội dung, chủ yếu là các hoạt động dành cho học sinh, sinh viên. Nhận xét về sự hợp tác này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai khẳng định hoạt động này sẽ góp phần đẩy nhanh chương trình số hóa giáo trình, sách giáo khoa, tư liệu tham khảo phục vụ cho ngành giáo dục. Thỏa thuận hợp tác với Bộ GD&ĐT cũng là động lực lớn, tạo tiền đề giúp VTC vững tin khi triển khai các hoạt động giáo dục của mình. Với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề, Unilever VN đã tài trợ trên 7, 5 tỷ đồng cho dự án "Nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề toàn quốc giai đoạn 2001-2005". Ngoài ra, Unilever VN còn hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho dự án Xây dựng Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật và trẻ mồ côi tại TP HCM; OMO áo trắng ngời sáng tương lai quyên góp áo trắng và tặng học bổng khuyến học cho các học sinh, sinh viên nghèo; dành hơn 5 tỷ đồng Xây mới trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng). Unilever đã sửa chữa nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng của Làng Hi vọng - mái nhà yên ấm của 200 trẻ em mồ côi, khuyết tật. Góp phần bảo vệ môi trường: Unilever tài trợ chương trình Tự hào Hạ Long với kinh phí 400 triệu đồng. Chia sẻ và giúp đỡ nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, Unilever đã sửa chữa nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng của Làng Hi vọng - mái nhà yên ấm của 200 trẻ em mồ côi, khuyết tật... Ngoài ra, Unilever còn trợ cấp hàng tháng cho các Bà mẹ VN anh hùng, thương binh có hoàn cảnh
  3. khó khăn, trẻ em mồ côi... 2. Giao thông vận tải. Trước đây, theo qui định, tài xế là người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước hậu quả do mình gây ra, kể cả trách nhiệm bồi thường dân sự. Tuy nhiên hầu hết tài xế chỉ là người làm thuê, ít người có khả năng bồi thường khiến án tuyên không được thi hành. Hiện nay, theo Bộ luật dân sự năm 2006, mặc dù chủ phương tiện không có lỗi trực tiếp, không ngồi trên xe nhưng TNGT xảy ra làm thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì chủ phương tiện vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường hoàn toàn, đầy đủ cho các thiệt hại ấy. Sau đó, nếu có căn cứ thì chủ phương tiện có thể kiện tài xế để yêu cầu bồi thường lại những thiệt hại mà tài xế gây ra cho mình. Đa số các chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa không quan tâm đến vấn đề này nên chủ quan, mải mê chạy theo lợi nhuận, đồng thời buộc tài xế phải chạy nhanh, chạy ẩu. Thực tế đã có nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra nhưng chủ phương tiện vô can, trong khi đó gánh nặng bồi thường vật chất, tù tội đổ ập xuống đầu tài xế. Theo tôi, các cơ quan chức năng, ngành GTVT cần phổ biến các qui định trên để các chủ doanh nghiệp vận tải biết rõ trách nhiệm của mình. 3. Sản xuất lương thực thực phẩm. Tại TP.HCM, Sở Công Thương đã triển khai Chiến dịch tiêu dùng xanh, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường. Theo đó, thành phố chọn ra những sản phẩm xanh để giới thiệu, vận động cộng đồng sử dụng. Hệ thống Co-opMart cũng có chương trình hỗ trợ sản phẩm xanh, sản phẩm sản xuất bảo vệ môi trường như dành nhiều ưu tiên, ưu đãi cho các loại sản phẩm này ở các quầy kệ hay hỗ trợ quảng bá… Chương trình đã gây hiệu ứng lan tỏa đến các chợ truyền thống với việc lượng tiểu thương và người tiêu dùng mua bán sản phẩm xanh tăng lên. Với người tiêu dùng, ngày nay họ cũng không những muốn được sử dụng sản phẩm chất lượng mà còn muốn trong quá trình sản xuất sản phẩm đó phải thân thiện với môi trường và sẵn sàng chi nhiều hơn cho các chủng loại sản phẩm này. Vì thế, DN nào sớm nhận thức được vai trò và thể hiện được trách nhiệm với môi trường thì thị phần sẽ dần tăng . Để cho ra sản phẩm xanh, sản phẩm sản xuất bảo vệ môi trường, Cty CP Kinh Đô đã đưa vào hoạt động Nhà máy Kinh Đô Bình Dương tại KCN Việt Nam - Singapore. Nhà máy được đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại khép kín, tiên tiến nhất theo công nghệ EU như dây chuyền sản xuất bánh bông lan 2 lớp (layer cake), dây chuyển sản xuất bánh bông lan cuốn (mini Swiss Rolls), dây chuyền sản xuất bánh cracker công nghệ Hà Lan, Italia, Đan Mạch… đáp ứng các yêu cầu quốc tế theo tiêu chuẩn GMP, HACCP... Cũng như Kinh Đô, DNTN bánh kẹo Á Châu đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực với các lò nướng, máy cán bột của Thụy Sĩ, và đầu tiên tại Việt Nam trong ngành bánh tươi, công ty trang bị các dàn máy làm bánh trung thu được lập trình vi tính, kết hợp với lò nướng tự động của Nhật, dây chuyền làm nguội của Đức, Hà Lan. Hiện sản phẩm của Á Châu đều đạt các tiêu chí sản
  4. xuất xanh, sạch. III. Giải pháp kiến nghị - Thứ nhất, cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi tất cả những hành vi của con người đều thông qua ý thức của con người, đều do ý thức của họ điều khiển. Do đó, vấn đề đặt ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức. - Thứ hai, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực trên thực tế. Cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng, nếu không đặt mạnh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, cũng không thể thực hiện được. - Thứ ba: tăng cường các giải thưởng cho các doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc trách nhiệm xã hội của mình. Nhận được cái giải thưởng như vậy sẽ giúp cho Doanh nghiệp quảng bá được hình ảnh của mình, qua đó nhiều người biết đến và ủng hộ cho doanh nghiệp. Mặt khác, việc nhận giải thưởng sẽ giúp doanh nghiệp có thêm 1 phần vật chất, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2