intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Đặng Việt Châu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:258

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Đặng Việt Châu: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Từ người học trò yêu nước đến nhà lãnh đạo của cách mạng; Vị lãnh đạo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Đặng Việt Châu: Phần 1

  1. BỘ TÀI CHÍNH ĐỒNG CHÍ ĐẶNG VIỆT CHÂU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH Hà Nội - 2014 1
  2. BỘ TÀI CHÍNH ĐỒNG CHÍ ĐẶNG VIỆT CHÂU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2014
  3. Đồng chí Đặng Việt Châu (2/7/1914 - 21/5/1990)
  4. NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG ĐỒNG CHÍ ĐẶNG VIỆT CHÂU
  5. LỜI TỰA CỦA ĐỒNG CHÍ ĐỖ MƯỜI NGUYÊN TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG Tôi và đồng chí Đặng Việt Châu đều tham gia Cách mạng từ rất sớm và đều có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng các tỉnh phía Bắc. Đồng chí Đặng Việt Châu là nhà cách mạng trung kiên, mưu trí, đã được rèn luyện và thử thách qua nhiều cương vị lãnh đạo trong thời kỳ Đảng ta phải hoạt động và đấu tranh bí mật. Đặc biệt, phẩm chất tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân cũng như bản lĩnh của một nhà cách mạng ưu tú được đồng chí Đặng Việt Châu thể hiện rõ trong những năm bị thực dân Pháp bắt, giam cầm qua các nhà tù: Hỏa Lò, Sơn La… Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, đồng chí Đặng Việt Châu được Trung ương Đảng giao đảm nhiệm nhiều trọng trách trong lĩnh vực kinh tế của Đảng như: Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Phó hủ tướng Chính phủ phụ trách tài mậu. Ở cương vị nào, đồng chí Đặng Việt Châu cũng luôn thể hiện được phẩm chất của một nhà lãnh đạo có bản lĩnh vững vàng, sắc sảo, quyết đoán, gắn bó với nhân dân, đặc biệt là sự am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực của kinh tế đất nước. Trong các hội nghị bàn về những vấn đề có tầm chiến lược của đất nước, đồng chí luôn có những đóng góp quan trọng, những ý kiến tổng kết thực tiễn bổ ích, có sức thuyết phục lớn. 5
  6. Đồng chí Đặng Việt Châu - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đồng chí Đặng Việt Châu là một nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp trong giai đoạn đầu đổi mới và hội nhập kinh tế của nước ta. Bằng tầm nhìn chiến lược, tác phong làm việc chắc chắn, cẩn trọng, đồng chí Đặng Việt Châu đã có nhiều đề xuất quý báu với Đảng, Chính phủ, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong các lĩnh vực thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài… Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Đặng Việt Châu, tôi hoan nghênh Bộ Tài chính đã tổ chức và biên soạn cuốn sách về đồng chí Đặng Việt Châu để góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống và đạo đức cách mạng trong các thế hệ trẻ, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2014  ĐỖ MƯỜI 6
  7. ời giới thiệu L Đ ồng chí Đặng Việt Châu là đại diện cho thế hệ chiến sĩ cách mạng tiêu biểu của Đảng ta, trưởng thành cùng với các phong trào cách mạng sôi nổi của Đảng trước năm 1945. Từ lúc bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng chuyên nghiệp (năm 1931) đến khi qua đời (năm 1990), đồng chí Đặng Việt Châu luôn là tấm gương sáng của người đảng viên trung kiên, nhà lãnh đạo ưu tú và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng, Nhà nước ở các thời kỳ khác nhau: Bí thư tỉnh ủy Nam Định, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Vĩnh Yên, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh hanh Hóa, Phó Chủ tịch Liên khu IV, hứ trưởng Bộ Kinh tế, hứ trưởng Bộ Công hương; Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Phó hủ tướng Chính phủ kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước… cuộc đời đồng chí Đặng Việt Châu là chặng đường liên tục phấn đấu, rèn luyện, tự học và tu dưỡng để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân theo gương Bác Hồ vĩ đại. Ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn đó, Đảng và Nhà nước đã trao tặng đồng chí Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác. 7
  8. Đồng chí Đặng Việt Châu - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Để bày tỏ lòng biết ơn đối với đồng chí Đặng Việt Châu, vị lão thành cách mạng, vị Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp tài chính Cách mạng Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 100 ngày sinh đồng chí Đặng Việt Châu (2/7/1914 - 2/7/2014), được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Văn phòng Bộ và Tạp chí Tài chính phối hợp tổ chức xuất bản cuốn sách: “Đồng chí Đặng Việt Châu - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng”. Ấn phẩm là tập hợp các bài viết, bài nghiên cứu của các nhà sử học, cán bộ lão thành của nhiều bộ, ngành, các nhà báo, nhà văn với trên 40 bài viết. Qua đó gần như trọn vẹn cuộc đời hoạt động cách mạng gian lao, sôi nổi, đầy nhiệt huyết của đồng chí Đặng Việt Châu, gắn với nhiều sự kiện lịch sử rất đỗi hào hùng của đất nước đã được khắc họa. Đặc biệt, cuốn sách vinh dự có sự tham gia viết lời đề tựa của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, người có thời gian hoạt động cách mạng ở các tỉnh phía Bắc cùng đồng chí Đặng Việt Châu trước năm 1945; đồng thời cùng có thời kỳ tham gia Chính phủ với đồng chí Đặng Việt Châu. Nội dung cuốn sách bao gồm 5 phần chính sau: Phần thứ nhất: Từ người học trò yêu nước đến nhà lãnh đạo của cách mạng Đây là phần tập trung giới thiệu bài viết của các nhà sử học, các nhà báo, đại diện các địa phương: Nam Định, Vĩnh Phúc, hanh Hóa về chặng đường đầu hoạt động cách mạng sôi nổi của đồng chí Đặng Việt Châu, từ người học trò học giỏi, yêu nước nơi đất khoa bảng hành Nam đến người thanh niên quyết vì chí lớn dấn thân vào con đường cách mạng. Bạn đọc sẽ gặp hình ảnh của chàng thanh niên trẻ Đặng Việt Châu không chấp nhận cảnh miệt mài sách bút trên giảng đường trong lúc nước nhà chìm đắm trong cảnh nô lệ, lầm than, dấn thân vào con đường “vô sản hóa” trên các hành trình làm công nhân ở Hải Phòng rồi làm báo, tuyên truyền cách mạng... Và hình ảnh người tù cộng sản Đặng Việt Châu bị 8
  9. địch đưa qua các nhà giam: Hải Phòng, Hỏa Lò, Sơn La với ý chí không khuất phục gông cùm và đòn roi kẻ thù, rèn luyện bản lĩnh cách mạng, biến nhà ngục thực dân thành “Trường học cuộc đời” như tên một cuốn Hồi ký sau này của ông… Cách mạng tháng Tám thành công, từ một nhà cách mạng lãnh đạo chính quyền tại Vĩnh Yên, hanh Hóa, đồng chí Đặng Việt Châu đã trở thành người được Trung ương Đảng và Bác Hồ lựa chọn lãnh đạo, điều hành kinh tế cho Chính phủ. Đây là phần nội dung hấp dẫn của cuốn sách, với một số trích đoạn hồi ký, trang viết của đồng chí Đặng Việt Châu, ghi lại quá trình hoạt động cách mạng phong phú của đồng chí tại các giai đoạn và cương vị khác nhau. Phần thứ hai: Vị lãnh đạo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước Nội dung các bài viết phần này tập trung đi sâu vào giai đoạn đồng chí Đặng Việt Châu tham gia lãnh đạo xây dựng các ngành kinh tế chủ chốt của đất nước: Công thương, Ngoại thương, Ngân hàng… Hình ảnh của đồng chí Đặng Việt Châu được thể hiện rõ nét và phong phú qua các nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành kinh tế trong kháng chiến và kiến quốc. Những đóng góp của đồng chí Đặng Việt Châu đã góp phần quan trọng để nền kinh tế không ngừng được củng cố, xây dựng, góp sức vào thành công của hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt, bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc, của GS. Lưu Văn Đạt… còn cung cấp và khái quát nhiều sáng kiến riêng, đề xuất lớn của đồng chí Đặng Việt Châu với Đảng, Chính phủ khai mở nhiều lĩnh vực phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam. Phần thứ ba: Vị Bộ trưởng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Tài chính Việt Nam Công tác tài chính chiếm một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Đặng Việt Châu qua 9 năm ông đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính (1965 – 1974). Đồng chí Đặng Việt 9
  10. Đồng chí Đặng Việt Châu - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Châu đã kế tục các vị Bộ trưởng đi trước đưa ngành Tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển trên con đường chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa với đầy đủ các chức năng của một ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn của đất nước. Hình ảnh vị Bộ trưởng sâu sát và gần gũi, có nhiều định hướng chỉ đạo hiệu quả các vấn đề tài chính doanh nghiệp, tài chính sản xuất, quản lý chặt chẽ, hiệu quả vấn đề phân phối, tiết kiệm, lưu thông đã giúp ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Qua những bài viết của hầu hết các tác giả nguyên là Lãnh đạo Bộ Tài chính có thời gian và quá trình gắn bó, làm việc với Bộ trưởng Đặng Việt Châu, những đóng góp của ông với sự nghiệp tài chính cách mạng Việt Nam được thể hiện khá đầy đủ và nổi bật, đặc biệt trong công tác kế toán, thanh tra, hoàn thiện chức năng Ngành và công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ… Nhiều bài học kinh nghiệm về công tác tài chính của vị Bộ trưởng đáng kính, ngày nay vẫn là những kinh nghiệm quý cho các thế hệ cán bộ tài chính học tập, noi theo… Phần thứ tư: Đồng chí Đặng Việt Châu trong tình cảm với quê hương, đồng nghiệp, gia đình Nội dung phần này là một số bài viết xúc động, giàu chi tiết và hình ảnh, làm nên con người của nhà cách mạng Đặng Việt Châu trong công việc, trong quan hệ với đồng chí, đồng nghiệp cũng như trong đời thường. Những bài viết nhìn nhận đồng chí Đặng Việt Châu với tư cách người anh, người thầy, người cha… đã bổ sung, hoàn thiện các góc nhìn về một nhà lão thành cách mạng luôn vì lợi ích chung mà hy sinh, sự nghiệp chung mà cống hiến. Đặc biệt, hồi ức của con gái duy nhất cho thấy sự bình dị, những phẩm chất lớn lao của một người cộng sản chân chính luôn biết đặt lợi ích cá nhân bên dưới lợi ích chung, sống giản dị và khiêm nhường. Đây cũng là phần có những trang viết xúc động để mỗi người đọc cùng suy ngẫm. 10
  11. Phần thứ năm: Một số tư liệu và hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Đặng Việt Châu Do công tác lưu trữ và sưu tầm gặp nhiều khó khăn nên phần cuối cùng của cuốn sách mới chỉ giới thiệu được không nhiều những trang hình ảnh, phần nào khái quát chặng đường hoạt động cách mạng gần 60 năm của đồng chí Đặng Việt Châu. Đặc biệt, phong phú nhất trong phần này là những bức hình ghi lại giai đoạn đầu đồng chí Đặng Việt Châu tham gia trên “mặt trận” kinh tế đối ngoại... Bộ Tài chính trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các vị lão thành cách mạng, các nhà khoa học, gia đình đồng chí Đặng Việt Châu… đã cung cấp tài liệu, viết bài và đóng góp ý kiến quý báu để cuốn sách được xuất bản kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đặng Việt Châu. Do sưu tầm, tập hợp khối lượng tài liệu dồi dào từ nhiều nguồn khác nhau, lưu trữ ở nhiều cơ quan khác nhau, nên không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất trong khâu biên tập, rất mong bạn đọc quan tâm đóng góp ý kiến cho Văn phòng Bộ và Tạp chí Tài chính để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện ấn phẩm cho những lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. BỘ TÀI CHÍNH 11
  12. Đồng chí Đặng Việt Châu - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng SƠ LƯỢC TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ ĐẶNG VIỆT CHÂU Đồng chí Đặng Việt Châu (tức Đặng Hữu Rạng) sinh ngày 2/7/1914 tại làng Mụa (hái Bình), quê quán thôn Bách Tính, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông là con thứ ba của cụ tú Đặng Hữu Mai và cụ bà Vũ hị Miện. Khi còn nhỏ, ông được cụ thân sinh cho học chữ Hán và đặt tên là Rạng, nghĩa là sáng dạ. Năm 1929, Đặng Việt Châu thi đỗ vào trường hành Chung, Nam Định và gia nhập “Học sinh Đoàn”, một tổ chức của Quốc dân Đảng. Sau cuộc Khởi nghĩa Yên Bái do lãnh tụ Nguyễn hái Học lãnh đạo thất bại, Đặng Việt Châu nhận thấy vai trò của một lực lượng lãnh đạo cách mạng mới, đủ khả năng lãnh đạo các lực lượng yêu nước, làm cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ là Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) nên ông đã sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, gia nhập “Hội học sinh Đỏ” do Đảng lãnh đạo. Cuối năm 1930, thực dân Pháp bắt một số học sinh rải truyền đơn nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, Đặng Việt Châu đã đề nghị với tổ chức xin đi “vô sản hoá”, thoát ly công tác. Ông được giới thiệu ra Hải Phòng làm công nhân nhà máy xi măng để phát triển phong trào cách mạng. Tại đây, tháng 3/1931, đồng chí Đặng Việt Châu vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Cùng các đảng viên trong chi bộ, đồng chí đã vận động công nhân mở rộng bãi công, rồi tham gia làm Báo Tiến lên, tuyên truyền đường lối cách mạng, tổ chức hoạt động bí mật. 12
  13. Từ tháng 2/1932, đồng chí Đặng Việt Châu bị thực dân Pháp bắt, bị kết án 5 năm tù, lần lượt bị giải qua các nhà lao Hải Phòng, Hoả Lò, Sơn La. Vào Hoả Lò (Hà Nội) cuối năm 1932, khi các đồng chí án nặng bị phát vãng đi Sơn La năm 1933, Đặng Việt Châu được coi như một trong những cán bộ chủ chốt còn ở lại Hoả Lò, được bầu làm Bí thư chi bộ nhà tù nhiều lần, được giao phụ trách tờ Lao tù Tạp chí và Vô sản Tạp chí, được cử làm đại biểu của anh em trong các cuộc đấu tranh với địch, khiến kẻ thù run sợ, nhốt riêng ông trong xà lim 8 tháng liền. Địch đày ông và các đồng chí trung kiên đi Sơn La, giữa chốn rừng thiêng, nước độc, ông và các bạn tù vẫn nêu cao khí phách người cộng sản, khôn khéo đấu tranh, bảo vệ anh em tù nhân. Trải qua 3 nhà tù, ông không ngừng được rèn luyện về tinh thần đấu tranh, bồi dưỡng về lý luận, về phương pháp tổ chức, hoạt động và được nâng cao về trình độ văn hoá. Khi Mặt trận bình dân lên cầm quyền, ông được ân xá và ra tù tháng 8/1936. Trở lại hoạt động cách mạng, tháng 9/1936, Đặng Việt Châu và các đồng chí quyết định thành lập Ban liên lạc các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và hái Bình gồm 5 đồng chí. háng 2/1938, Tỉnh uỷ Nam Định được thành lập, đồng chí Đặng Việt Châu được cử làm Bí thư Tỉnh ủy rồi phụ trách các tỉnh Hà – Nam - hái, đấu tranh lúc bí mật, khi công khai. Năm 1939, Mặt trận Bình dân Pháp thất bại, kẻ thù mạnh tay đàn áp phong trào yêu nước tại Đông Dương. Chiều ngày 29/8/1939, Đặng Việt Châu một lần nữa bị địch bắt nhưng không đủ chứng cớ buộc tội nên cuối năm 1939, chúng buộc phải thả. háng 9/1939, một lần nữa ông lại bị địch bắt và bị đưa đi giam cầm qua các nhà lao ở Hà Giang, Phú họ mãi đến tháng 8/1942 mới được tha. Cuối năm 1943, đồng chí Đặng Việt Châu bắt liên lạc và nhận nhiệm vụ với đồng chí Nguyễn Lương Bằng, tập hợp những đồng chí cựu chính trị phạm, khi nào Đảng cần cán bộ thì sẽ thoát ly. Ngày 1/10/1944, Đặng Việt Châu cùng đồng chí Đinh Đức hiện, Phan Đình Khải được tổ chức cho thoát ly để tránh sự theo dõi của mật thám, để lại quê nhà người con gái nhỏ mới 13-14 tháng tuổi và người vợ trẻ đau yếu mà đầu năm 1945 khi bà mất, ông không thể có mặt. 13
  14. Đồng chí Đặng Việt Châu - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Cuối tháng 5/1945, đồng chí Đặng Việt Châu được Trung ương và xứ uỷ Bắc Kỳ giao nhiệm vụ về tỉnh Vĩnh Yên hướng dẫn ban cán sự tỉnh (mới thành lập) về chính sách đoàn kết rộng rãi của Đảng và gấp rút tổ chức Uỷ ban giải phóng dân tộc cùng lực lượng tự vệ chiến đấu. Ở Vĩnh Yên, ông phát động phong trào chống Nhật thu thóc đi đôi với phong trào mở rộng Việt Minh khống chế bọn cường hào. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông và các đồng chí lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy cướp chính quyền ở 5 huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương và Lập hạch, rồi được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Vĩnh Yên, được bầu là đại biểu Quốc hội Khóa I, tỉnh Vĩnh Yên. háng 4/1946, đồng chí Đặng Việt Châu được Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch rút về Hà Nội làm Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đồng chí Đặng Việt Châu được cử vào Uỷ ban bảo vệ hủ đô phụ trách tình báo. Khi ta rút khỏi hủ đô, Hồ Chủ tịch cử ông làm đặc phái viên vào điều tra tình hình hanh Hoá. háng 2/1947, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh hanh Hoá và đến tháng 10/1948, được Trung ương cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu IV. háng 5/1950, đồng chí Đặng Việt Châu được Trung ương Đảng và Bác Hồ cử ra Việt Bắc và đến tháng 8/1950, được cử làm hứ trưởng Bộ Kinh tế rồi hứ trưởng Bộ Công hương. Trong thời gian này, ông đã cùng các đồng chí trong Bộ xây dựng chính sách thương nghiệp bao gồm việc thành lập hệ thống mậu dịch quốc doanh và việc sử dụng vai trò của thương nhân trong việc điều hoà thị trường, ổn định giá cả, phục vụ sản xuất, xây dựng chính sách đấu tranh kinh tế với địch và bộ máy quản lý xuất nhập hàng hoá đối với vùng địch để bảo đảm thực hiện chính sách đó... Hoạt động của Bộ Công hương kết hợp chặt chẽ với hoạt động của Tài chính và Ngân hàng đã có tác dụng rất tốt là bảo đảm cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho bộ đội, cơ quan và nhân dân, ổn định được tình hình kinh tế - tài chính tiền tệ trong những năm cuộc kháng chiến chống Pháp đi vào giai đoạn gay go quyết liệt nhất, trước khi giành được thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ. 14
  15. Sau tiếp quản hủ đô ít lâu, Bộ Công hương phân ra thành Bộ Công nghiệp và Bộ hương nghiệp. háng 12/1955, ông được cử làm hứ trưởng Bộ hương nghiệp. háng 12/1958, ông làm hứ trưởng Bộ Ngoại thương và làm Bí thư Đảng đoàn. Trong thời gian hơn 2 năm 1958 – 1960, đồng chí Đặng Việt Châu phụ trách Bộ Ngoại thương, cùng các đồng chí khác trong Đảng đoàn, ông đã chỉ đạo xây dựng chính sách ngoại thương (bao gồm cả chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu và chính sách quan hệ khu vực) trình Ban Bí thư duyệt; Tổ chức bộ máy quản lý của Bộ, thành lập và phát triển các Tổng công ty kinh doanh xuất nhập khẩu; Tăng cường buôn bán với các nước anh em, xây dựng quan hệ buôn bán với một số nước như Lào, Ấn Độ, Ai Cập... Đến cuối năm 1960, đồng chí Đặng Việt Châu được điều động làm Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước kiêm Trưởng ban hợp tác khoa học kỹ thuật và hợp tác kinh tế. Trong thời gian này, đồng chí đã góp phần xác định nhiệm vụ và chức năng của Uỷ ban, chấn chỉnh bộ máy tổ chức và bước đầu nghiên cứu cải tiến phương pháp làm kế hoạch vận dụng đường lối công nghiệp hoá của Đảng trong Nghị quyết Trung ương III vào việc xây dựng kế hoạch nhà nước. Ông đã nêu với Uỷ ban 2 vấn đề lớn cần phải nghiên cứu là phát triển cơ khí và công nghiệp địa phương, đồng thời kiến nghị bổ sung một số công trình quan trọng vào dự thảo kế hoạch 5 năm 1960 - 1965 như mở rộng nhà máy điện Uông Bí, nhà máy điện hanh Hoá, nhà máy động cơ điện, xưởng chế tạo cân và dụng cụ đồ nghề, nhà máy xe đạp... háng 5/1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra trên cả hai miền Nam - Bắc, đồng chí Đặng Việt Châu được cử làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong 9 năm liên tục ở cương vị này, đồng chí đã cùng với Đảng đoàn Bộ Tài chính thực hiện nhiều cải tiến quản lý tài chính trên các mặt như: Cải tiến chế độ tài chính xí nghiệp; đổi mới hệ thống kế toán; xây dựng bộ máy thanh tra tài chính; đổi mới công tác quản lý vốn kiến thiết cơ bản; cải tiến quản lý việc tiếp nhận và thanh toán hàng viện trợ nhằm phục vụ kịp thời những công tác cấp bách, đồng thời vẫn bảo đảm giữ vững nguyên tắc quản lý của tài chính nhà nước… Ngành Tài chính đã không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ công 15
  16. Đồng chí Đặng Việt Châu - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện hiệu quả cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Năm 1973, sau Hiệp ước Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng chí Đặng Việt Châu được cử làm Trưởng đoàn kinh tế Việt Nam sang Paris đàm phán với phía Mỹ về việc Mỹ có trách nhiệm đóng góp vào hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam. háng 3/1974, đồng chí được cử làm Phó hủ tướng phụ trách khối tài chính lưu thông phân phối và đầu năm 1975, kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước. háng 7/1976 đến năm 1980, sau khi nước nhà thống nhất, đồng chí được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại hương kiêm hợp tác kinh tế. Năm 1980, đồng chí là Trưởng ban kế hoạch, tài chính Trung ương Đảng. háng 6/1981, đồng chí làm cố vấn cấp cao của hường vụ Hội đồng Bộ trưởng. Trong suốt cuộc đời gần 60 năm hoạt động cách mạng liên tục, ngoài những cương vị khác nhau trong Đảng và Nhà nước, đồng chí Đặng Việt Châu còn là đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VI. Với công lao phục vụ cách mạng Đảng, Nhà nước và nhân dân, đồng chí Đặng Việt Châu đã vinh dự được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Năm 2007, đồng chí được Nhà nước truy tặng Huân hương Sao Vàng - Phần thưởng cao quý nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2