intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng đồng chí Hoàng Anh: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng đồng chí Hoàng Anh: Phần 2 trình bày các nội dung về Vị Bộ trưởng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Tài chính Việt Nam; Đồng chí Hoàng Anh trong tình cảm với quê hương, đồng nghiệp, gia đình; Một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đồng chí Hoàng Anh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng đồng chí Hoàng Anh: Phần 2

  1. Phần thứ ba: VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM ***
  2. NHÀ CÁCH MẠNG LÃO THÀNH NẶNG LÒNG VỚI SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM HỒ TẾ  Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính N gày 28/3/2012, đồng chí Hoàng Anh mừng tròn 100 tuổi (28/3/1912 - 28/3/2012) tiếp bước vào những mùa xuân mới yên vui, hạnh phúc hơn. Nghĩ về niềm vui đó, trong tôi lại trỗi dậy những ký ức về về đất nước và những con người cách mạng lớp trước của ngành Tài chính là các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Hiến, Hoàng Anh... Riêng với đồng chí Hoàng Anh, để lại trong tôi nhiều dấu ấn, kỷ niệm sâu sắc nhất. Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, tôi mới là cậu thiếu niên 13, 14 tuổi nhưng đã biết đồng chí Hoàng Anh là một nhà cách mạng kiên cường, chỉ huy Tổng khởi nghĩa ở Thừa Thiên - Huế, là Chủ tịch Uỷ ban Hành chính đầu tiên của chính quyền cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đồng chí được bầu vào Quốc hội Khoá I. Lớp thiếu nhi chúng tôi ngày đó đã đánh trống, phất cờ, đi cổ động bầu cử cho những ứng cử viên là các chiến sỹ cách mạng, các nhân sỹ trí thức, nhà công thương, công nông binh trong mặt trận Việt Minh, trong đó nổi bật là tên tuổi của đồng chí Hoàng Anh. Sau này, tôi có điều kiện hiểu rõ hơn cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Anh: tham gia cách mạng năm 1936, Đồng VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 181
  3. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng chí có công phát triển Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng trên quê hương tôi, hữu ngạn sông Bồ, phía bắc huyện Hương Trà, trong đó có bố tôi và các anh họ của tôi được giác ngộ, tham gia phong trào mặt trận bình dân, chống thuế, đòi dân chủ (1936 - 1939) và tiếp đến là Mặt trận Việt Minh (1941 - 1945). Đồng chí đã lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân, đánh đổ đế quốc, phong kiến và chính quyền thực dân khâm sai Trung Kỳ ở cố đô Huế rồi tổ chức kháng chiến, lập chiến khu ở Hoà Mỹ, Dương Hoà, sơ tán tài chính Trung Bộ, lập cơ sở in tiền bí mật. Cơ sở này những năm 1947, 1948 được chuyển ra Hương Sơn, Hà Tĩnh (năm 2010, Bộ Tài chính đã xây dựng tượng đài để kỷ niệm, nhân 65 năm thành lập Ngành). Rồi Đồng chí được điều động ra làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu IV, Bí thư Khu uỷ Liên khu IV, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1951, khi đó Đồng chí đang chỉ đạo kháng chiến ở Liên khu IV, chiến trường Bình Trị Thiên, tiến hành chiến tranh cài răng lược, chiến tranh du kích, nắm dân, xây dựng bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực kháng chiến trường kỳ... Tôi là lớp học sinh từ vùng bị chiếm ở Bình Trị Thiên, được Liên khu uỷ, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu IV cho theo đoàn con em cán bộ ở vùng bị chiếm ra vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh để tiếp tục học tập văn hoá. Tôi được về học phổ thông ở Hương Khê, Hà Tĩnh, rồi tốt nghiệp Trường THPH Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An. Hoà bình lập lại, tôi được tuyển dụng vào ngành Đường sắt, làm các công trình đường sắt phía Bắc rồi được đi học đại học Kinh tế - Tài chính Trung ương, tiếp tục đi học ở Liên Xô - Trường Đại học Tài chính Maxcơva. Đầu năm 1965, tôi về nước và được điều động về công tác ở Bộ Tài chính. Đồng chí Hoàng Anh là cán bộ cách mạng cao cấp, tôi là thiếu nhi, rồi học sinh, sinh viên, cán bộ mới vào đời, ít có cơ hội gặp trực tiếp, chỉ biết qua báo chí hay các cuộc mít tinh, nhìn lên lễ đài, thấy ở xa xa. Mãi đến giữa năm 1965, khi tôi về công tác ở Vụ Công nghiệp kiến trúc - Bộ Tài chính, một lần đồng chí Hoàng Anh dẫn đồng chí 182
  4. Đặng Việt Châu, mới được bổ nhiệm làm Bộ trưởng thay cho đồng chí Hoàng Anh được điều động lên Ban Chấp hành Trung ương công tác (đồng chí Hoàng Anh là Bí thư Trung ương Đảng), đến thăm Vụ, tôi mới được gặp mặt Đồng chí lần đầu. Đồng chí Hoàng Anh, người tầm thước, tóc đen, mắt sáng tinh anh, nói chuyện nhìn thẳng vào anh em cán bộ, niềm nở và nghiêm trang. Từ đó, tôi biết thêm đồng chí Hoàng Anh là Bộ trưởng Bộ Tài chính thứ ba (sau đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Lê Văn Hiến). Đồng chí là Bộ trưởng Bộ Tài chính từ năm 1958 - 1965, thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng CNXH, khôi phục kinh tế (1957 - 1960) và sau Đại hội Đảng lần thứ III, xây dựng kinh tế theo kế hoạch 5 năm 1961 - 1965. Đó là thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội sôi nổi và rộng khắp ở miền Bắc cũng như việc xây dựng lực lượng chính trị, quốc phòng, an ninh, toàn dân đoàn kết đấu tranh thống nhất nước nhà. Những năm đó, ở miền Bắc rầm rộ xây dựng các khu công nghiệp mới, phát triển giao thông, thuỷ lợi, mở mang các nông trường, lâm trường, xây dựng các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các khu văn công, văn hoá, văn nghệ; xây dựng HTX nông nghiệp, phát động phong trào thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, là thời kỳ “Đỉnh cao muôn trượng” như nhà thơ Tố Hữu đã viết thành thơ! Thời kỳ này, đồng chí Hoàng Anh lại được bầu vào Trung ương Đảng Khoá III và Ban Bí thư. Tôi được biết thêm, Đồng chí là người đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng của Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. Trong những năm công tác ở Bộ Tài chính, kể cả thời kỳ còn là sinh viên ở nước ngoài, tôi đã được nghiên cứu nhiều tài liệu, bài viết của đồng chí Hoàng Anh về ngành Tài chính, những quan điểm về Ngành, về tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân sách, xây dựng cơ bản, ngân hàng kiến thiết, “ba xây, ba chống”; toát lên trí tuệ có tầm nhìn chiến lược và chỉ đạo thực hiện sâu sát, rèn luyện cán bộ giữ nét son của ngành Tài chính, phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư… VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 183
  5. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Đặc biệt vào những năm 1977 - 1978, khi đồng chí Hoàng Anh được Trung ương điều động về lại làm Bộ trưởng Bộ Tài chính lần thứ hai, đối với tôi có 3 điều được ghi nhớ nhất về sự lãnh đạo của Đồng chí, đó là: - Đề xuất cải tiến quản lý doanh nghiệp, thành lập các đoàn cải tiến đi vào nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp về vốn, tài sản, đầu tư sản xuất, tiêu thụ, hạch toán giá thành, kiểm tra kế toán để tạo ra năng suất, chất lượng, doanh thu có tích lũy, tạo công ăn việc làm cho công nhân, lao động - đó là nguồn lực chính của ngân sách nhà nước, là nguyên lý cơ bản - tài chính từ sản xuất mà ra. - Đào tạo, cất nhắc, bố trí, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cục, vụ, viện… chú ý lớp cán bộ trẻ, có kiến thức chuyên môn, có đạo đức. Đồng chí nói ở hội nghị về tổ chức cán bộ của Bộ lúc đó: sự nghiệp tài chính rất nặng nề, trọng đại đối với quốc gia. Ai có sức gánh vác bao nhiêu cân, vác đầu ngọn, đầu gốc hay ở giữa tùy lực mà sắp xếp, chứ không phải giành địa vị. Lãnh đạo Bộ và tổ chức sẽ xem xét quá trình công tác và năng lực của các đồng chí, nhưng các đồng chí cũng tự xem xét mình, có sức ai dám xung phong nhận nhiệm vụ: Vụ trưởng, vụ phó không? Hội nghị đó như một luồng gió mới, nung nấu và nâng cao ý thức của chúng tôi, khiến chúng tôi càng kính phục, mến yêu vị Bộ trưởng có tầm nhìn chiến lược về con người, về cán bộ, có tấm lòng trong sáng, anh minh. Qua sự chỉ đạo của Đồng chí, tiếp liền sau đó có một lớp cán bộ trẻ, có học thức được đề bạt, trong đó có nhiều phó tiến sỹ, cử nhân nhận nhiệm vụ mới và mở mang sự nghiệp tài chính cho nhiều năm tiếp theo. Điều thứ 3 tôi còn nhớ mãi, là vào mùa thu năm 1978, tôi đang là quyền Cục trưởng Cục Thu quốc doanh - Bộ Tài chính thì được Đồng chí gọi lên giao nhiệm vụ - điều động sang làm Vụ trưởng Vụ Tài vụ - Kế toán, Tổng cục Dầu khí. Lúc này trong phòng chỉ có 2 người, tôi và đồng chí Hoàng Anh. Đồng chí hỏi tôi: “Đồng chí có 184
  6. phải con ông Hồ Kinh, cháu ông Thơ không?” Tôi trả lời: “Dạ!”. Đúng tôi là con ông Hồ Kinh, còn ông tôi là ông Duy (sau này tôi về nhà hỏi chị tôi thì tên ông là Thơ (Thi?!) là tên gọi thường ngày trong làng, còn tên Duy là trong sổ sách). Đồng chí dặn tôi ba điều: Sang dầu khí là một lĩnh vực mới, ngành công nghiệp mới, có làm việc với nhiều công ty cả của các nước XHCN và tư bản nước ngoài, cho nên: 1. Phải tìm hiểu chiến lược, kế hoạch hàng năm của Ngành, các dự án, hợp đồng, các nguồn vốn về thăm dò khai thác; các hợp đồng ăn chia sản phẩm, hợp đồng lao động; đi sâu, đi sát cơ sở, xuống hiện trường, đi vào thực tế. 2. Không được chủ quan, tự mãn với kiến thức hiện có, cho mình là có chuyên tài chính, để rồi luôn cho mình là đúng! Phải biết lắng nghe, học hỏi, cầu thị. Trong điều hành, thực thi công việc giống như người chống bè, đưa bè xuống thác, phải biết chèo chống khi bên phải, khi bên trái, liệu luồng lạch, độ dốc cao thấp của dòng chảy mà đi, phải biết ứng biến, nếu chủ quan sẽ vấp vào đá, tan tành bè mảng, nguy hiểm, thất bại sự nghiệp. 3. Phải học hỏi, gắn với tập thể, có ý thức tổ chức và kỷ luật, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, giữ nét son của ngành Tài chính, người cán bộ tài chính. Từ đó về sau, tôi vào làm việc ở Vũng Tàu, làm Giám đốc Công ty Dầu khí II, mãi đến tháng 10/1983 mới trở ra làm việc ở Bộ Tài chính. Nhiều lần gặp Đồng chí ở họp đồng hương, những ngày lễ, ngày tết đến thăm Đồng chí ở Ba Đình, Đồng chí tỏ ra vui mừng, động viên tôi phấn đấu rèn luyện, làm tròn nhiệm vụ với đất nước, với ngành Tài chính. Đặc biệt năm 1993, bố tôi lúc này đã 93 tuổi, ra thăm Lăng Bác, ghé vào thăm đồng chí Hoàng Anh. Năm đó, đồng chí Hoàng Anh 82 tuổi, bố tôi bước lên tầng cấp vào nhà, hai ông lão choàng ôm nhau thắm thiết, tay vỗ vào lưng nhau nhè nhẹ tỏa hơi ấm của tuổi già - một ông Chủ tịch Tỉnh đầu tiên và một ông Chủ tịch xã đầu tiên tại VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 185
  7. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng một làng quê sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Thừa Thiên - Huế. Tôi lặng mình trong cảm động và nồng ấm tâm can. Có gì đẹp hơn cuộc hội ngộ của 2 ông già cùng quê hương, cùng ngọn nguồn sông Bồ đi theo Cách mạng, đi theo Đảng, Bác Hồ. Những năm gần đây, mắt đồng chí Hoàng Anh đã kém, không nhìn được, nhưng vẫn còn rất minh mẫn. Tôi thường được cùng các đồng chí Lãnh đạo Bộ Tài chính, nguyên Lãnh đạo Bộ Tài chính đến thăm Đồng chí vào các dịp sinh nhật, ngày kỷ niệm thành lập Ngành, ngày Quốc khánh, ngày Tết, ngày Đồng chí vinh dự được nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, nhận Huân chương Sao Vàng, Đồng chí nắm chặt tay chúng tôi, động viên, khuyến khích, nói về chỗ mạnh, chỗ yếu của mình. Đồng chí tỏ ra vui mừng vì lớp cán bộ sau này, hiện nay vẫn giữ được nét son của ngành Tài chính. Trong nhiều năm qua, ngành Tài chính liên tục giữ được nét son truyền thống, có được những bước tiến mới, được Đảng, Chính phủ và nhân dân giao những trọng trách lớn và nặng nề hơn. Đó là món quà ý nghĩa mà cả Ngành vui mừng dâng tặng, chúc mừng đồng chí Hoàng Anh vượt ngưỡng đại thọ 100 tuổi. Mong Đồng chí mạnh khỏe, trường thọ vui vầy với con cháu, với ngành Tài chính, với đất nước, quê hương. 186
  8. NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VŨ MỘNG GIAO  Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính L à một cán bộ đã làm việc tại Bộ Tài chính dưới thời Bộ trưởng Hoàng Anh nhiệm kỳ 1977 - 1982, tôi có những ấn tượng hết sức tốt đẹp về Bộ trưởng, một nhà lãnh đạo sống chân thành, giản dị, có bản lĩnh chính trị cao, có tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén và kiên quyết, giúp chúng tôi làm tốt công việc được giao. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Anh là một cán bộ cách mạng lão thành của Đảng, Nhà nước. Bộ trưởng đã từng giữ nhiều trọng trách như Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ… Bộ trưởng Hoàng Anh đã đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính trong hai nhiệm kỳ 1958 - 1965 và 1977 - 1982. Về công tác ở Bộ Tài chính, tôi đã có dịp làm việc trong thời kỳ đồng chí Hoàng Anh làm Bộ trưởng 1977- 1982 và đã làm công tác về tổ chức - cán bộ ở Bộ Tài chính, tôi rất trân trọng và khâm phục tầm nhìn chiến lược của Bộ trưởng. Xin nêu hai điểm tôi đặc biệt ấn tượng về Bộ trưởng Hoàng Anh: Nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, nhạy bén và cương quyết Năm 1982, tôi được chuyển từ Vụ Công nghiệp nặng sang nhận nhiệm vụ ở Vụ Tổ chức cán bộ. Trong thời kỳ này, tôi đã có dịp nghiên cứu về công tác tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính các thời kỳ trước, qua đó, tôi thấy cách xử lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ trưởng VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 187
  9. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Hoàng Anh là của một nhà lãnh đạo có tầm chiến lược. Thời kỳ ông làm Bộ trưởng (1958 - 1965), là thời kỳ đất nước khôi phục phát triển kinh tế sau chiến tranh và bước vào Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, Bộ trưởng đã lãnh đạo chỉ đạo hoàn thiện bộ máy của Bộ và ngành Tài chính để có điều kiện phục vụ tốt và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo chủ trương đường lối của Đảng. Bộ trưởng đã cho ban hành Nghị định số 44/TC/TCCB ngày 7/11/1959 (lúc này Bộ được phép ban hành nghị định), sau khi thực hiện được 2 năm đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 61-CP ngày 7/11/1961. Với Nghị định 61-CP, bộ máy của Bộ Tài chính đã được thay đổi một cách căn bản so với thời kỳ trước, có nhiều vụ, cục mới như Vụ Thu quốc doanh và thuế, Vụ Thuế Hợp tác xã và Thuế Thương nghiệp, Vụ Quản lý ngoại tệ, Ngân hàng Kiến thiết, Viện Khoa học Tài chính, Vụ Tổ chức - Cán bộ và Đào tạo, Trường Cán bộ Tài chính (sau này là trường Đại học Tài chính - Kế toán), Bảo hiểm Việt Nam… Với bộ máy được đổi mới, Bộ Tài chính đã có điều kiện để làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới. Bộ trưởng đã chọn, cử rất nhiều cán bộ làm việc ở Bộ Tài chính đi học chuyên tu, tại chức về tài chính để có đủ khả năng gánh vác nhiệm vụ trong tình hình mới. Những năm 1977 - 1982 là thời kỳ đất nước mới được thống nhất, kinh tế - tài chính đang gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp và kinh doanh công thương nghiệp ở miền Nam được để lại từ chế độ cũ, khi đất nước thống nhất việc thu thuế gặp khó khăn do chưa có hệ thống thu thuế đủ mạnh. Bộ trưởng đã trình Chính phủ cho ban hành Quyết định 90/CP ngày 18/4/1978 sửa đổi bộ máy của Bộ Tài chính; thành lập các vụ tài chính chuyên ngành để quản lý tốt hơn hoạt động tài chính ở các đơn vị thuộc các bộ, ngành Trung ương và quản lý ngân sách nhà nước ở các địa phương; tách Vụ Thuế Công thương nghiệp và cá thể thành Vụ Thuế Nông nghiệp và Vụ Thuế Công thương nghiệp để giúp Bộ trưởng lãnh đạo chỉ đạo chuyên sâu về thuế Nông nghiệp và Công thương; trình Chính phủ 188
  10. ban hành Quyết định 120/CP ngày 10/4/1978 hình thành Hệ thống thuế công thương thống nhất trong cả nước. Ở Bộ Tài chính có Cục Thuế công thương nghiệp, ở các sở tài chính có chi cục thuế công thương nghiệp, ở phòng tài chính các quận huyện có phòng thuế công thương nghiệp, ở các đầu mối giao thông có các đội thu thuế. Sự hình thành hệ thống thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp đã giúp Bộ Tài chính đẩy mạnh công tác thu thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp là khoản thu quan trọng trong thời kỳ này, tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm bớt một phần khó khăn của ngân sách trong thời kỳ khó khăn này. Việc kiện toàn bộ máy như trên đòi hỏi phải đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu của giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Quan điểm của Bộ trưởng là có đội ngũ cán bộ của Bộ Tài chính phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, kết hợp cán bộ trẻ được học tập về tài chính, có học vị tiến sỹ, phó tiến sỹ với cán bộ đủ lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm đã được đào tạo có hệ thống đề bạt vào chức vụ lãnh đạo. Tháng 4/1978, Bộ trưởng đã chủ động ký quyết định giao nhiệm vụ phó vụ trưởng, phó cục trưởng… cho gần 20 cán bộ ở độ tuổi 35 - 40 và độ tuổi 45- 50, cả nam và nữ, đồng thời gửi danh sách lên Ban Kinh tế Trung ương thỏa thuận để Bộ trưởng ký quyết định chính thức. Trong số cán bộ được đề bạt đợt này, đến năm 1989 - 1992, nhiều đồng chí đã được đề bạt vào chức vụ thứ trưởng. Trong năm 1982, Bộ trưởng còn đề nghị lên cấp trên đề bạt 4 thứ trưởng, phần lớn là những cán bộ lớn tuổi, đã công tác lâu năm ở Bộ Tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tài chính. Đội ngũ cán bộ của Bộ cũng được bổ sung từ các cán bộ giảng dạy ở trường Đại học, Trung học Tài chính kế toán của Bộ. Bộ cũng tiếp nhận nhiều học sinh đã tốt nghiệp Đại học Tài chính kế toán về Bộ để đào tạo bồi dưỡng làm cán bộ của Bộ Tài chính. Do có đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt nên Bộ Tài chính đã thực hiện được tốt chức năng nhiệm vụ trong thời kỳ mới có nhiều khó khăn trở ngại. VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 189
  11. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Nhà lãnh đạo sâu sát thực tế, dám nghĩ, dám làm… Bộ trưởng Hoàng Anh rất coi trọng công tác quản lý tài chính ở các doanh nghiệp, vì đây là nơi tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tôi nhớ Bộ trưởng nói đại ý: Tài chính cơ sở doanh nghiệp như gốc và rễ cây, tài chính nhà nước như cành ngọn. Gốc rễ có vững chắc thì cành ngọn mới xum xuê. Trong những năm 1976-1978, tình hình kinh tế tài chính của đất nước hết sức khó khăn. Trước tình hình đó nhiều doanh nghiệp bung ra làm kế hoạch 3 (ngoài kế hoạch sản xuất kinh doanh chính) để nguồn thu chi tiêu riêng cho doanh nghiệp, cá nhân. Việc sử dụng các nguồn vốn kém hiệu quả, hạch toán kế toán sai lệch, nhiều doanh nghiệp buông lỏng quản lý kinh tế - tài chính. Trước tình hình đó, đầu năm 1978, Bộ trưởng Hoàng Anh đã quyết định lập các đoàn, tổ công tác (gọi là đoàn, tổ cải tiến) của Bộ, ngành Tài chính đi xuống các doanh nghiệp của cả Trung ương và địa phương trong phạm vi toàn quốc để kiểm tra, phát hiện sai sót trong công tác quản lý tài chính, phát hiện các chính sách chế độ tài chính không phù hợp hoặc chưa có cần sửa đổi, ban hành mới để giúp doanh nghiệp, vừa chống buông lỏng quản lý, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Bộ Tài chính đã lập ra hàng trăm đoàn, tổ cải tiến để xuống các doanh nghiệp. Trước khi đi, các đoàn, tổ được tập huấn kỹ về tình hình quản lý tài chính của các doanh nghiệp, các quy định về tài chính kế toán của Bộ, ngành Tài chính đối với doanh nghiệp để các đoàn, tổ triển khai được thống nhất. Đợt cải tiến được thực hiện trong nhiều tháng, ở một số lớn doanh nghiệp, đã giúp doanh nghiệp sửa chữa các sai sót trong biệc buông lỏng quản lý tài chính, đồng thời Bộ Tài chính cũng xem xét sửa đổi bổ sung các chế độ chính sách tài chính không phù hợp để làm lành mạnh hóa công tác quản lý tài chính ở các doanh nghiệp. Đợt công tác cải tiến quản lý tài chính doanh nghiệp của Bộ trưởng 190
  12. Hoàng Anh cũng đã tác động tích cực tới các bộ, ngành Trung ương và địa phương, làm cho bộ, ngành Trung ương và địa phương đề cao hơn trách nhiệm của mình trong việc tự tổ chức, kiểm tra, chống buông lỏng quản lý tài chính các doanh nghiệp. Trong năm 1978, tôi được Bộ trưởng Hoàng Anh ký quyết định làm trưởng đoàn đi chỉ đạo kiểm tra chống buông lỏng quản lý tài chính ở một số doanh nghiệp thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đoàn của chúng tôi có hơn 10 cán bộ thuộc Bộ Tài chính, của các trường đại học và trung học tài chính kế toán. Đoàn đã phát hiện các sai sót về sử dụng vật tư, tiền vốn kém hiệu quả, hạch toán giá thành sai, để ngoài số thu từ kế hoạch 3 để phân phối tại đơn vị, phân phối số thu không công bằng dẫn đến mâu thuẫn mất đoàn kết. Đoàn đã phối hợp với UBND, sở tài chính đề ra các biện pháp chấn chỉnh, đồng thời cũng kiến nghị với Bộ cho sửa đổi chế độ phân phối lợi nhuận và các quy định tài chính khác cho phù hợp với tình hình thực tế nhiều doanh nghiệp bung ra làm kế hoạch 3 trong lúc tình hình sản xuất chính gặp nhiều khó khăn. Từ công tác thực tế của đoàn, chúng tôi càng thấy rõ quyết định của Bộ trưởng Hoàng Anh về lập các đoàn, tổ cải tiến tới các doanh nghiệp là rất cần thiết, kịp thời, phù hợp với chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của Bộ Tài chính. Mừng đ/c Hoàng Anh năm nay tròn 100 tuổi, chúng tôi rất biết ơn một nhà lãnh đạo sống chân thành, giản dị, có bản lĩnh chính trị cao, có tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén và kiên quyết, người đã giúp chúng tôi làm tốt công việc được giao. Xin kính chúc đ/c Hoàng Anh mạnh khỏe và trường thọ! VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 191
  13. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng “CÁN BỘ LÀ CÁI GỐC CỦA MỌI CÔNG VIỆC” PHẠM VĂN TRỌNG  Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài chính Luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Tài phải đi đôi với đức”, “Dụng nhân như dụng mộc”, Bộ trưởng Hoàng Anh là người luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Có thể nói, trong hai lần về đảm nhiệm vị trí cao nhất của ngành Tài chính, Bộ trưởng Hoàng Anh đã xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo và cán bộ đủ tài, đủ đức, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, để đưa ngành Tài chính vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong những giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ “tài và đức” Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cho ngành Tài chính, Bộ trưởng Hoàng Anh luôn học tập và vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: Cần phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Nếu không đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể đề ra chính sách cán bộ một cách đúng đắn được. Nếu không đánh giá, sử dụng đúng cán bộ cũng sẽ dẫn đến sự lãng phí nhân tài là sự lãng phí lớn nhất của đất nước. Nói cách khác, việc sử dụng và bố trí cán bộ được ví như “dụng mộc”, phải “khéo dùng cán bộ”, “dùng người đúng chỗ, đúng việc”. Những lời dạy này của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành chuẩn mực, 192
  14. nguyên tắc trong công tác cán bộ và được Bộ trưởng Hoàng Anh vận dụng nghiêm túc và hiệu quả. Nhờ đó, trong hai lần về đảm nhiệm chức vụ cao nhất của ngành Tài chính, Bộ trưởng Hoàng Anh luôn quan tâm đến việc kiện toàn bộ máy, đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Trong công tác cán bộ, đồng chí Hoàng Anh luôn quan tâm, chú ý việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và coi như một công việc quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên. Công tác cán bộ phải bắt đầu từ đào tạo (bao gồm đào tạo qua trường lớp và đào tạo qua thực tiễn). Đào tạo cán bộ là nhằm tạo ra những người có đủ nhiệt huyết, bản lĩnh, năng lực làm việc, làm việc có trách nhiệm, đóng góp hiệu quả cho Ngành. Với tầm nhìn xa trông rộng của mình, Bộ trưởng Hoàng Anh là người đặt nền móng cho sự ra đời của Trường Đại học Tài chính - Kế toán, cái nôi đào tạo nhiều thế hệ cán bộ tài chính cho đất nước. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ của Bộ Tài chính cũng được bổ sung từ các cán bộ giảng dạy ở trường Đại học, Trung học Tài chính kế toán của Bộ. Bộ trưởng Hoàng Anh cũng chỉ đạo tiếp nhận nhiều học sinh đã tốt nghiệp Đại học Tài chính kế toán về Bộ để đào tạo bồi dưỡng làm cán bộ của ngành Tài chính. Đồng thời, đích thân Bộ trưởng Hoàng Anh cũng đã chọn, cử rất nhiều cán bộ làm việc ở Bộ Tài chính đi học chuyên tu, tại chức về tài chính để có đủ khả năng gánh vác nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đào tạo, sử dụng cán bộ, Bộ trưởng Hoàng Anh cũng luôn mạnh dạn giao việc cho cán bộ thực hiện. Đồng chí luôn quan niệm rằng, giao việc là dân chủ, là phân nhiệm rõ ràng, là đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ và quan trọng hơn là phát huy khả năng sáng tạo của cán bộ, để đạt hiệu suất công việc cao nhất, cống hiến cho Ngành, cho đất nước ở mức cao nhất. Nhờ đó, khối đoàn kết nội bộ được củng cố, những sáng kiến được nảy nở, nhiều công việc dù gặp không ít khó khăn song vẫn được hoàn thành tốt đẹp. Đặc biệt, ông cũng luôn đề cao xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 193
  15. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng quan liêu tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Điểm nổi bật nhất trong công tác cán bộ của Bộ trưởng Hoàng Anh là đã đề ra chủ trương để cán bộ tự giác nhận các vị trí công việc. Qua đó, cán bộ tự rèn luyện, phấn đấu để trưởng thành. Nhiều cán bộ cấp vụ, cấp phòng được đề bạt từ sáng kiến này và phát huy hiệu quả rất tốt. Ông cũng có chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ dựa trên sự đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Tháng 4/1978, Bộ trưởng đã chủ động ký quyết định giao nhiệm vụ phó vụ trưởng, phó cục trưởng… cho gần 20 cán bộ là cán bộ độ tuổi 35 – 40 và độ tuổi 45- 50, có cả nam và nữ. Trong số cán bộ được đề bạt trong đợt này, đến năm 1989 – 1992, nhiều đồng chí đã được đề bạt vào chức vụ Thứ trưởng. Có thể nói, quan điểm của Bộ trưởng Hoàng Anh là có đội ngũ cán bộ của Bộ Tài chính phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, kết hợp cán bộ trẻ được học tập về tài chính, có học vị với cán bộ đủ lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm đã được đào tạo có hệ thống để đề bạt vào chức vụ lãnh đạo. Nhờ có đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt nên Bộ Tài chính đã thực hiện được tốt chức năng nhiệm vụ trong thời kỳ mới có nhiều khó khăn trở ngại. Là một đảng viên cộng sản một lòng phụng sự Cách mạng và đất nước, ông luôn nêu cao tinh thần “dĩ công vi thượng” (lấy việc công làm đầu) như lời Bác Hồ dạy. Điều này cũng thể hiện trong quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ của ông. Cụ thể, để xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành Tài chính, đồng chí Hoàng Anh đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phải trong sạch, biết giữ mình và luôn lấy việc công làm đầu. Là những người làm tài chính, gắn liền với tiền và nguồn lực tài chính của đất nước, không thể thiếu những phẩm chất cốt lõi: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Và giờ đây, những phẩm chất đó trở thành nét son của toàn ngành Tài chính, 194
  16. được các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức của Ngành luôn khắc ghi và phát huy. Ngoài ra, đồng chí Hoàng Anh cũng đã khắc phục được những căn bệnh, những khuyết điểm chủ quan thường mắc trong công tác cán bộ như: Không dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, nói ít làm nhiều… Niềm tin đặc biệt vào thế hệ trẻ Bộ trưởng Hoàng Anh làm việc rất nghiêm túc. Cán bộ nào làm được việc, chịu học hỏi, tự trao dồi thì ông rất quý, còn nếu ai nói nhiều mà làm ít, đồng chí Hoàng Anh nghiêm khắc phê bình. Một điều trân trọng trong công tác cán bộ của Bộ trưởng Hoàng Anh là luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với giới trẻ, luôn đặt niềm tin và mạnh dạn giao việc cho người trẻ miễn là họ có đức, có tài, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Bộ trưởng Hoàng Anh luôn quan tâm đào tạo, cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cục, vụ, viện… chú ý lớp cán bộ trẻ, có kiến thức chuyên môn, có đạo đức. Đặc biệt, ông luôn cố gắng phát hiện những cán bộ trẻ có triển vọng để đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, tạo nguồn cán bộ có chất lượng cao. Qua sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Anh, đã có nhiều lớp cán bộ trẻ, có học thức được đề bạt, trong đó có nhiều tiến sỹ, cử nhân nhận nhiệm vụ mới và mở mang sự nghiệp tài chính của đất nước trong những giai đoạn khó khăn. Hầu hết, số cán bộ này đều phát huy được năng lực, sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các vị trí được giao và không ít trong số đó sau này trở thành những lãnh đạo cao cấp của Ngành. Có thể nói, những quan điểm và đóng góp của Bộ trưởng Hoàng Anh về công tác cán bộ để lại nhiều bài học sâu sắc cho chúng ta học tập để tử đó có thể xây dựng được ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức có kiến thức chuyên môn, có đạo đức và có nhiệt huyết, tiếp tục giữ vững nét son của ngành Tài chính: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, trở thành lực lượng nòng cốt trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 195
  17. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Quán triệt 4 quan điểm trong công tác tài chính (Trích Báo cáo của Đảng đoàn Bộ Tài chính trong đợt chỉnh huấn mùa xuân năm 1961) HOÀNG ANH T rong bất cứ chế độ xã hội nào, sản phẩm của xã hội cũng đều do nhân dân lao động làm ra và được phân phối cho nhu cầu riêng của cá nhân và nhu cầu chung của xã hội. Dưới chế độ xã hội khác nhau, phương thức phân phối không giống nhau. Dưới chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, sự phân phối thu nhập quốc dân là nhằm cướp đoạt một phần thu nhập quốc dân do nhân dân lao động sáng tạo ra về tay giai cấp địa chủ và giai cấp tư bản, là nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp bóc lột. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, việc phân phối thu nhập quốc dân dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và tinh thần tương trợ hợp tác giữa nhân dân lao động, là nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, đảm bảo sản xuất phát triển không ngừng và tăng thu nhập thực tế của nhân dân. Tài chính xã hội chủ nghĩa là một công cụ của Nhà nước vô sản, giữ một vai trò quan trọng trong việc phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, thông qua việc phân phối và phân phối lại mà giám đốc hóa đồng tiền, hoạt động của các ngành, nhằm bảo đảm phát triển sản xuất không ngừng và nâng cao mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân, tăng cường sức mạnh của Nhà nước, tăng cường 196
  18. lực lượng quốc phòng. Khi mà chính quyền đã về tay nhân dân lao động, Nhà nước không còn là một công cụ của giai cấp bóc lột để đàn áp và bóc lột nhân dân, thì Tài chính Nhà nước đã trở thành một công cụ để phục vụ lợi ích của nhân dân. Trong thời kỳ kháng chiến, quyền lợi tối cao của nhân dân ta là đánh giặc cứu nước, nhiệm vụ của tài chính là phải ra sức đảm bảo nhu cầu của tiền tuyến, đảm bảo kháng chiến thắng lợi. Sau khi hòa bình lập lại, nhiệm vụ của tài chính là đảm bảo yêu cầu khôi phục kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bước đầu phát triển văn hóa, giảm bớt khó khăn trong đời sống nhân dân, đồng thời góp phần vào việc cải tạo nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, bước vào thời kỳ xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa làm cơ sở vững chắc cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, nhiệm vụ tài chính là “dựa trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa mà ra sức mở rộng các nguồn thu, tăng cường quản lý và tiết kiệm chi, phát huy hiệu lực của tiền vốn, nhằm thỏa mãn yêu cầu của công cuộc xây dựng kinh tế và văn hóa”. (Báo cáo Chính trị Đại hội). Công tác tài chính bao gồm: Ngân sách Nhà nước, tài vụ xí nghiệp và tài vụ hợp tác xã và các hình thức tín dụng. Công tác tài chính có nhiệm vụ xúc tiến sử dụng hợp lý các tài nguyên trong nền kinh tế quốc dân, củng cố chế độ tiết kiệm, một mặt khác nó có nhiệm vụ kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế quốc dân, phát huy mọi nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển. Tài chính xí nghiệp quốc doanh, tài chính của hợp tác xã nằm trực tiếp ở khâu sáng tạo ra của cải vật chất, là tổ chức cơ sở qua hệ thống tài chính xã hội chủ nghĩa. Ngân sách Nhà nước là hình thức chủ yếu để xây dựng và phân phối quỹ bằng tiền tập trung của Nhà nước, giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân và thông qua việc phân phối mà giám đốc hoạt động của các ngành. Các khoản thu và chi tài chính bao quát toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân, nhưng ngành tài chính lại VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 197
  19. ĐỒNG CHÍ HOÀNG ANH - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng không phải là ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Nó là một ngành kinh tế và chính trị tổng hợp, làm tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ cách mạng của Đảng, đến đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành. Do đó, kiểm tra kết quả công tác tài chính không những phải kiểm tra kết quả cụ thể của công tác mà Nhà nước hoặc tập thể trực tiếp giao cho mà còn phải kiểm tra tác động của nó đối với sản xuất, với đời sống của nhân dân, và đối với hoạt động của các ngành. Để đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng của công tác tài chính, làm cho công tác tài chính phục vụ được đầy đủ và kịp thời nhiệm vụ cách mạng của Đảng, cần phải quán triệt các quan điểm căn bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong công tác tài chính kiểm tra công tác của ngành, cũng như của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân. 1. Nâng cao ý thức làm chủ nhà nước và tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa trong công tác tài chính 1/ Ý thức làm chủ Nhà nước và tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa thể hiện trong công tác tài chính, trước hết là ở chỗ: phải ra sức làm đầy đủ nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho, không ngừng nâng cao chất lượng công tác, làm cho công tác tài chính luôn luôn là một công cụ hiệu quả của Nhà nước vô sản chuyên chính. Làm đầy đủ chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, thông qua việc phân phối mà giám đốc hoạt động của các ngành. Làm cho công tác tài chính thực sự là một bộ máy kiểm tra có hiệu lực. Trên các mặt công tác: tập trung vốn phân phối và sử dụng vốn, quản lý thu chi và giám đốc tài chính, công tác tài chính phải thể hiện được đường lối chính sách của Đảng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của Đảng, tài chính Nhà nước phải dựa vào khối công nông liên ngành vững chắc. Chính sách và chế độ tài chính phải góp phần vào việc củng cố khối công nông liên minh và phải thể hiện được chính sách dân tộc bình đẳng của Đảng. Mọi khuynh hướng coi nhẹ việc tăng cường năng lực công tác tài chính cũng như tách rời công 198
  20. tác tài chính với nhiệm vụ chính trị của Đảng đều là không đúng, cần phải ra sức khắc phục. 2/ Nhân dân lao động là người làm chủ tập thể của Nhà nước, người chủ tập thể của tài chính trên các mặt công tác tài chính, trong chính sách, chế độ tài chính phải thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân và phục vụ quyền làm chủ tập thể đó, cụ thể là: - Lợi ích của nhân dân lao động phải được đảm bảo. Chính sách và chế độ tài chính, và tổ chức chấp hành phải hướng vào phục vụ lợi ích của nhân dân, nhất là công nông. - Quyền làm chủ Nhà nước của nhân dân phải được tôn trọng. Phải tạo mọi điều kiện để nhân dân (hoặc đại biểu của họ) thực sự tham gia vào việc quản lý tài chính, kiểm tra việc sử dụng tài chính (tài chính của Nhà nước, tài chính của xí nghiệp và của hợp tác xã). Các chế độ và thể lệ tài chính, một mặt phải đảm bảo yêu cầu quản lý, một mặt khác phải cố gắng tránh bớt phức tạp, dễ hiểu, dễ làm. - Phải ra sức tuyên truyền giải thích chính sách, chế độ và phương pháp quản lý, giúp nhân dân hiểu rõ và thiết thực tham gia xây dựng và quản lý nền tài chính Nhà nước, tài chính xí nghiệp, tài chính hợp tác xã. Phải làm cho công tác tài chính thực sự là một công tác quần chúng; mọi khuynh hướng làm cho công tác tài chính tách rời quần chúng đều phải ra sức khắc phục. 3/ Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dựa trên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta phải được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tổ chức và chế độ quản lý tài chính Nhà nước phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc đó. Tổ chức quản lý tài chính, một mặt phải đảm bảo yêu cầu lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng và của Chính phủ, mặt khác phải phát huy được cao độ tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo và chủ động của các cấp các ngành. Chế độ kỷ luật và tổ chức quản lý tài chính phải đáp ứng yêu cầu VỊ BỘ TRƯỞNG CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP TÀI CHÍNH VIỆT NAM 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0