intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa dạng, phân bố và bảo tồn thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đa dạng, phân bố và bảo tồn thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai được nghiên cứu nhằm bổ sung những dẫn liệu về nhóm động vật thân mềm và giáp xác lớn còn thiếu trong bức tranh đa dạng sinh học của Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai đồng thời tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn bền vững các vùng đất ngập nước đặc hữu ở khu vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa dạng, phân bố và bảo tồn thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0010 ĐA DẠNG, PHÂN BỐ VÀ BẢO TỒN THÂN MỀM VÀ GIÁP XÁC LỚN Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI Đỗ Văn Nhượng1, Nguyễn Hoàng Hảo2, Nguyễn Lân Hùng Sơn1,*, Trần Nam Hải1, Nguyễn Mạnh Hùng3, Đỗ Thị Hồng1 Tóm tắt. Các nhóm động vật đáy ở vùng đất ngập nước nội địa thuộc Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai cho đến nay còn ít dẫn liệu. Động vật đáy chiếm hầu hết đa dạng sinh học môi trường đất ngập nước ngọt, có thể coi như nhóm chỉ thị cho vùng cảnh quan và sinh thái ở các vị trí địa lý khác nhau. Đồng thời cũng biểu hiện cho mức độ đa dạng và độ che phủ của rừng liên quan đến thủy vực, cung cấp thức ăn, nguồn nước và các điều kiện sinh thái cho hoạt động sống của các động vật ở nền đáy. Nghiên cứu tại một số vùng đất ngập nước trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai bao gồm Bàu Sấu (Vườn Quốc gia Cát Tiên), hồ Trị An, hồ Bà Hào (Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai) trong năm 2021 - 2022 đã bước đầu ghi nhận được 40 loài, thuộc 21 giống, 14 họ động vật đáy của 3 nhóm: Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Giáp xác mười chân (Decapoda). Trong số này có 1 loài tôm họ Atyidae chưa thể xác định được ở mức độ loài, có 6 loài đặc hữu cho Việt Nam, Nam Bộ (Sinanodonta jourdyi, Macrobranchium mekongense, Caridina subnilotica, C. uminensis, C. haivanensis và Sayamia triangularis). Đáng lưu ý là các họ Atyidae, Palaemonidae và Parathelphusidae rất đặc trưng cho khu hệ động vật phía Nam Trung Bộ, nhiều loài không phân bố ở Bắc Bộ, gần với khu hệ động vật của Thái Lan và Campuchia. Từ khóa: Động vật đáy, thành phần loài, đặc hữu, đất ngập nước, Đồng Nai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Động vật đáy bao gồm Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Giáp xác mười chân (Decapoda) là thành phần quan trọng trong khu hệ động vật thủy sinh vùng đất ngập nước tỉnh Đồng Nai. Đất ngập nước ở tỉnh Đồng Nai là thủy vực lớn phía Đông Nam Bộ, các nhóm Thân mềm (Mollusca) và Giáp xác lớn (Malacostraca) có giá trị về khoa học, phân loại học, phân bố địa lý, đa dạng sinh học môi trường nước ngọt, bảo tồn thiên nhiên và chỉ thị môi trường. Các giá trị thực tiễn của nhóm thủy sản tôm, cua, thân mềm chân bụng và hai mảnh vỏ tuy không nhiều, khối lượng đánh bắt không như hải sản vùng biển, nhưng là nguồn thực phẩm có giá trị trong đời sống hàng ngày của cư dân vùng Đông Nam Bộ. Diện tích mặt nước sông, suối, hồ, bàu, ruộng nước ở KDTSQ Đồng Nai là những thủy vực đặc hữu độc đáo về khu hệ thủy sinh vật. Tuy nhiên, các dẫn liệu về một số nhóm động vật thủy sinh như thân mềm, giáp xác lớn còn rất hạn chế. 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 3 Công ty GCF Việt Nam * Email: sonnlh@hnue.edu.vn
  2. 86 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hồ Trị An và hồ Bà Hào thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nằm trong khu vực quản lý của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa (KBTTN-VH) Đồng Nai, một trong hai vùng lõi quan trọng của KDTSQ Đồng Nai, là các hồ chứa có diện tích lớn của tỉnh. Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An. Hồ được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có diện tích lớn nhất ở cao trình 62 m vào thời điểm tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là 32.519,88 ha với dung tích khoảng 2,8 tỷ m3, diện tích mặt Hình 1. Vị trí các khu vực nghiên cứu và thu mẫu nước trung bình để nuôi trồng thủy sản có hiệu quả ở cao [Cite your source here.] trình56 m là 25.000 ha vào thời điểm tháng 1-2 và tháng 8-9. Diện tích mặt nước nhỏ nhất ở cao trình 49 m và dung tích là 213 triệu m3 nước vào thời điểm tháng 5-6 là 7.500 ha. Mức nước sâu trung bình 8,5 m (nơi sâu nhất 28 m), chiều dài khoảng 44 km, chiều rộng 8 km, diện tích lưu vực đến tuyến công trình xấp xỉ 15.400 km2 (Công ty Thủy điện Trị An, 2010). Hồ Bà Hào có tổng diện tích nhỏ hơn, khoảng 400 ha, nằm tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đây là hồ chứa nhỏ có dạng kéo dài điển hình và còn nhiều dấu tích của dòng chảy sông. Dọc theo hai bên hồ là các vùng đất ngập nước rất điển hình với sự phát triển của cây thủy sinh và thực vật bán ngập nước. Bàu Sấu nằm trong Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là vùng lõi thứ hai của KDTSQ Đồng Nai. Năm 2005, vùng đất ngập nước Bàu Sấu được UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ hai của Việt Nam trong hệ thống 9 khu Ramsar đã được công nhận ở Việt Nam cho đến nay, được đánh giá là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được bảo vệ nghiêm ngặt. Khu Ramsar Bàu Sấu nằm ở độ cao khoảng 130 m so với mặt nước biển, với diện tích khoảng 13.759 ha, bao gồm 5.360 ha đất ngập nước theo mùa và 151 ha đất ngập nước thường xuyên. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai như mai dương, cỏ trấp đã làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài sinh vật dưới nước. Nghiên cứu này nhằm bổ sung những dẫn liệu về nhóm động vật thân mềm và giáp xác lớn còn thiếu trong bức tranh đa dạng sinh học của KDTSQ Đồng Nai đồng thời tạo
  3. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 87 cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn bền vững các vùng đất ngập nước đặc hữu ở khu vực này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khu vực nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại các vùng đất ngập nước trong KDTSQ Đồng Nai, tập trung chủ yếu ở Bàu Sấu (VQG Cát Tiên), hồ Trị An, hồ Bà Hào (KBTTN-VH Đồng Nai). Mẫu được thu tại các vị trí nghiên cứu thể hiện cụ thể trong Bảng 1. Bảng 1. Vị trí các điểm thu mẫu khu vực đất ngập nước Đồng Nai Tọa độ STT Địa điểm Vĩ độ Bắc (N) Kinh độ Đông (E) Hồ Trị An 1. Phú Lý 11o15’34.85’’ 107o09’58.36’’ o 2. Giữa hồ 11 12’32.15’’ 107o09’35.99’’ 3. Cầu Đồng Nai 11o06’46.36’’ 107o02’29.13’’ 4. Cầu La Ngà 11o09’37.45’’ 107o16’08.21’’ o 5. Bến Nôm 2 11 06’49.84’’ 107o09’41.54’’ 6. Bờ Ngọc Định 11o11’37.49’’ 107o16’29.38’’ Hồ Bà Hào 7. Hồ Bà Hào 1 11o15’43.71’’ 107o05’26.91’’ 8. Hồ Bà Hào 2 11o15’50.08’’ 107o05’09.52’’ 9. Hồ Bà Hào 3 11o15’27.39’’ 107o04’36.82’’ o 10. Cầu chiến khu D 11 16’05.73’’ 106o59’08.79’’ Bàu Sấu 11. Bàu Sấu 1 11o27’30.11’’ 107o20’42.56’’ o 12. Bàu Sấu 2 11 27’32.47’’ 107o20’34.18’’ 13. Bàu Sấu 3 11o27’48.67’’ 107o20’14.69’’ 14. Bàu Cá 11o28’26.74’’ 107o20’41.58’’ o 15. Bàu Chim 11 29’14.62’’ 107o22’55.61’’ 2.2. Thời gian nghiên cứu Các đợt thực địa được tiến hành từ tháng 5/2021 và tháng 3/2022 (bị hạn chế do dịch Covid-19). Sau đó là thời gian phân tích mẫu tại Phòng thí nghiệm khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và đánh giá các kết quả thu được. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu mẫu: Mẫu thân mềm chân bụng và hai mảnh vỏ được thu theo quy định lấy mẫu động vật không xương sống ở vùng nước nông trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7176:2002; ISO 7828:1985). Nguyên tắc chung là thu mẫu ở những nơi có thể tiếp cận lấy được mẫu, theo vị trí đã xác định của nghiên cứu, nhằm mục đích tránh bỏ sót thành phần loài, sinh vật lượng, phân bố, các giai đoạn cá thể.
  4. 88 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Dụng cụ lấy mẫu: Sử sụng các loại vợt cầm tay. Loại vợt miệng hình tròn có đường kính 350 mm, mắt lưới bằng kim loại cỡ 1,2 mm, cán dài từ 100 cm đến 170 cm, có thể tháo rời cán vợt và vợt; Loại vợt miệng nhỏ hơn, có đường kính miệng vợt 250 mm phù hợp với vùng nước có diện tích bé, cán vợt có thể kéo dài theo yêu cầu; Gàu Peterson có diện tích 0,1 m2. Với dụng cụ cào đáy, sử dụng công cụ của người dân thường cào trai, hến ở sông, hồ phía Bắc Việt Nam, kéo ở tầng bùn sâu từ 50 - 100 mm, chiều rộng của miệng cào 450 mm, sử dụng thuyền kéo hoặc tay kéo có dây dài 10 m, khoảng cách giữa các nan kim loại 5 mm. Phương pháp lấy mẫu: Lựa chọn cách lấy mẫu tùy thuộc vào đối tượng thân mềm và giáp xác lớn trong sinh cảnh đã chọn, đặc điểm hiện trường bao gồm độ sâu, tốc độ dòng chảy, kiểu nền đáy, thực vật ven bờ hoặc trong nền đáy, điều kiện an toàn, ước lượng diện tích thu mẫu. Mẫu giáp xác lớn chủ yếu sử dụng vợt cầm tay mắt lưới 2 mm, vợt nơi có thực vật ở nước, quanh rễ cây thủy sinh lơ lửng trong nước, những nơi nước chảy chậm hoặc nước tĩnh. Mẫu thân mềm chân bụng được thu trên mặt bùn bằng cào đáy và lượm bằng quan sát mắt thường ở vùng nước cạn, hoặc đãi bùn để thu mẫu ốc nhỏ không nhìn thấy do nước đục. Mẫu thân mềm hai mảnh vỏ dùng cào đáy lớp bùn vùng nước sâu và dùng tay hoặc chân để bắt trực tiếp những cá thể lớn trong nền đáy hoặc khe đá. Khu vực giữa hồ Trị An nước sâu (16 m) dùng gàu đáy có dung tích 0,01 m3 thả xuống nền đáy, kéo lên và tách mẫu khỏi bùn. Mẫu có thể lấy ở nhiều địa điểm khác nhau ở ven bờ hồ Trị An, Bà Hào, Bàu Sấu hoặc trong suối chảy ra từ rừng, trong các vụng nước do sông cạn để lại, thu lượm tôm trong các vị trí có thực vật thủy sinh, bề mặt nền đáy, nhặt mẫu ốc sống, trai trong nền đáy. Tất cả các mẫu thân mềm ở các vị trí sau khi kết thúc thu lượm được gắn nhãn vị trí, sinh cảnh, diện tích thu lượm. Đối với mẫu còn sống được định hình trong cồn 70% và lưu giữ mẫu. Các vỏ thân mềm khô được rửa và giữ khô trong túi nilon có dán nhãn. - Phương pháp phân tích, định loại mẫu: Định loại mẫu thân mềm chân bụng và hai mảnh vỏ dựa vào các tài liệu đã xuất bản của các tác giả Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980), Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2017), Hong-Fa Lu et al. (2014). Định loại Giáp xác lớn (Decapoda) theo các tài liệu của A. Fenner và Jr. Chace (1997), Y. Cai, P. Naiyanetr and P. K. L. Ng (2004), Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2012), Ting Hui Ng et al. (2020). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài Kết quả điều tra trong năm 2021 và 2022 tại 15 điểm thu mẫu định tính và định lượng trong phạm vi một số vùng đất ngập nước thuộc KDTSQ Đồng Nai đã ghi nhận được 40 loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Giáp xác mười chân (Decapoda) thuộc 14 họ, 21 giống. Trong số các loài đã phát hiện, đáng lưu ý Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) có 7 họ (Viviparidae, Ampulariidae, Planorbidae, Bulinidae, Bithyniidae, Thiaridae và Buccinidae), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 4 họ (Arcidae, Mytilidae, Unionidae và Corbiculidae); Giáp xác mười chân (Decapoda) có 3 họ (Palaemonidae, Atyidae và Parathelphusidae). Họ có số loài nhiều nhất là Atyidae (8 loài), Corbiculidae (6 loài), Ampulariidae và Viviparidae mỗi họ 5 loài, các họ khác có số loài ít
  5. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 89 hơn (từ 1 đến 4 loài). Kết quả này cho thấy số lượng loài chân bụng, hai mảnh vỏ và giáp xác mười chân chưa đầy đủ so với số loài tiềm năng có thực ở thủy vực, tuy nhiên có thể nhận xét khái quát chung: - Về cấu trúc thành phần loài phù hợp với đặc điểm sông suối, thủy vực miền Đông Nam Bộ (hồ nhân tạo, các bàu ngập nước vùng trũng), đại diện là các họ Ốc vặn Viviparidae (các giống Filopaludina, Idiopoma, Cipangopaludina), Ốc nhồi Ampullariidae (Pila), trai, hến thuộc các họ Unionidae (Ensidens, Pilsbryoconcha), Corbiculidae (Corbicula), tôm thuộc các họ Palaemonidae (Macrobrachium), Atyidae (Caridina). Giống Filopaludina là giống có nhiều loài và phân loài phổ biến ở lưu vực sông Mê Kông (Prapassorn Krairut et al., 2020), ở Đồng Nai cũng có tới 5 loài và phân loài. Về giáp xác rất phong phú các loài trong giống Caridina (8 loài), số lượng các loài cua ít (2 loài). Bảng 2. Thành phần loài và phân bố của thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước thuộc KDTSQ Đồng Nai Phân bố STT Thành phần loài 1 2 3 4 5 6 7 8 MOLLUSCA Gastropoda Viviparidae 1 Filopaludina martensi (Frauenfeld, ++ + + 1864) + 2 Filopaludina martensi cambodjensis ++ + ++ ++ ++ (Mabille & le Mesle, 1866) + + + + 3 Filopaludina sumatrensis (Dunker, + ++ ++ 1852) 4 Idiopoma umbilicata (I. Lea, 1856) ++ ++ + 5 Cipangopaludina chinensis (Gray, ++ 1833) + Ampulariidae 6 Pomacea canaliculata (Lamark, 1822) + + + + + + + 7 Pomacea maculata Perry, 1810 + + + + + + + 8 Pila ampullacea (Linnaeus, 1758) + 9 Pila polita (Deshayes, 1830) + 10 Pila conica (Wood, 1828) + Planorbidae 11 Gyraulus convexiusculus (Hutton, + 1849) Bulinidae 12 Indoplanorbis exutus (Deshayes, + 1833) 13 Hippeutis umbilicalis (Benson, 1836) ++ Bithyniidae 14 Bithynia fuchsiana von Moellendorff, + 1888
  6. 90 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Phân bố STT Thành phần loài 1 2 3 4 5 6 7 8 Thiaridae 15 Melanoides tuberculatus Muller, 1774 + Buccinidae 16 Anentome helena (V. D. Busch, 1847) ++ + + BIVALVIA Arcidae 17 Scaphula minuta Bgosh, 1922 + Mytilidae 18 Limnoperna fortunei (Dunker, 1857) + ++ + Unionidae 19 Pilsbryoconcha compressa (Martens, + + 1860) 20 Ensidens ingallsianus (I. Lea, 1852) + + ++ 21 Sinanodonta jourdyi (Morlet, 1886) ++ Corbiculidae 22 Corbicula blandiana Prime, 1864 ++ + 23 Corbicula fluminea (O. F. Müller, ++ 1774) 24 Corbicula moreletiana Prime, 1867 ++ 25 Corbicula bocourti Morelet, 1865 ++ + 26 Corbicula messageri Bavay et + + Dautzenberg, 1901 27 Corbicula siamensis Prashad, 1928 + ++ + CRUSTACEA - DECAPODA Palaemonidae 28 Macrobrachium lanchesteri (de Man, ++ ++ 1911) + + 29 Macrobrachium mekongense Dang, ++ ++ 1998 + + 30 Macrobrachium tratense Cai, + Naiyanetr & P.K.L.Ng, 2004 Atyidae 31 Caridina nilotica (P. Roux, 1833) ++ + 32 Caridina subnilotica Dang, 1975 ++ ++ + + 33 Caridina tonkinensis Bouvier, 1919 ++ 34 Caridina gracilirostris de Man, 1892 ++ ++ ++ + + +
  7. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 91 Phân bố STT Thành phần loài 1 2 3 4 5 6 7 8 35 Caridina uminensis Dang et Do, 2012 + ++ 36 Caridina weberi de Man, 1892 ++ + 37 Caridina haivanensis Dang et Do, ++ 2010 + 38 Caridina sp. 1 + Parathelphusidae 39 Heterothelphusa beauvoisi (Rathbun, + + 1902) 40 Sayamia triangularis (Dang et Ho, + 2005) Tổng 14 5 13 13 8 16 5 1 Ghi chú: (1): Thanh Sơn; (2): Phú Lý; (3): Cầu Đồng Nai; (4): Phú Cường; (5): Cầu La Ngà; (6): Bàu Sấu; (7): Hồ Bà Hào; (8): Giữa hồ Trị An; +: Gặp 1-4 cá thể; ++: Gặp 5-9 cá thể; +++: Gặp >10 cá thể. - Tính chất đa dạng thành phần loài thể hiện phong phú về số lượng giống (21 giống), mỗi giống có gần 2 loài, tuy nhiên một số giống có số lượng loài khá nhiều như Caridina, Corbicula (6 loài), Filopaludina (3 loài và phân loài). - Số loài đặc hữu cũng chiếm tỷ lệ cao, tập trung trong giáp xác mười chân như Macrobrachium mekongense, Caridina uminensis, C. haivanensis, C. subnilotica, Sayamia triangularis và hai mảnh vỏ là Sinanodonta jourdyi, tỷ lệ đặc hữu tới 15 %, tập trung vào 3 họ Atyidae, Parathelphusidae và Unionidae. Mức độ đặc hữu thể hiện trong nhiều cấp như đặc hữu cho Việt Nam (C. subnilotica, C. haivanensis, Sinanodonta jourdyi), đặc hữu cho vùng Nam Bộ (Macrobrachium mekongense, C. uminensis, Sayamia triangularis). - Các loài có giá trị kinh tế là đối tượng đánh bắt, khai thác như Macrobrachium lanchesteri, Macrobrachium mekongense, Macrobrachium tratense, trong giống Caridina, Pila, Sinanodonta,… Đây chỉ là những đối tượng đánh bắt ngoài tự nhiên trong thủy vực hồ Trị An. Tuy nhiên nhiều loài (Caridina) ít giá trị kinh tế nhưng chúng có vai trò quan trong trong sinh thái, nằm trong chuỗi và lưới thức ăn của hệ sinh thái, góp phần phân hủy vật chất hữu cơ đẩy nhanh vòng tuần hoàn vật chất, là thức ăn cho các loài động vật có xương sống trong tự nhiên như cá và trong chăn nuôi. 3.2. Đa dạng theo từng nhóm Động vật đáy - Đa dạng Thân mềm (Mollusca) + Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) có 7 họ 11 giống và 16 loài. Trong các họ này, họ Viviparidae, Ampullariidae có số loài nhiều nhất (mỗi họ 5 loài, chiếm 12,5%), các họ khác từ 1 đến 4 loài. Số lượng loài thân mềm chân bụng như vậy có thể chưa đầy đủ so với thực tế có trong thủy vực sông Đồng Nai, đặc biệt là những loài có kích thước bé dưới 3 mm. Hầu hết các loài thân mềm chân bụng ở đây gắn với khu hệ phía Nam Á
  8. 92 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM (Campuchia, Nam Thái Lan và Malaysia) như Filopaludina martensi, F. martensi cambodjensis, F. sumatrensis, Idiopoma umbilicata, Pila conica, P. ampullacea, Clea helena (Prapassorn et al., 2020) khác hẳn với khu hệ phía Bắc Việt Nam giàu các loài ốc vặn trong giống Angulyagra. Các loài phân bố rộng trong lưu vực sông Mê Kông gồm Cipangopaludina chinensis, Idiopoma umbilicata, Filopaludina martensi cambodiensis. Các loài ốc bươu vàng thuộc họ Ampullariidae (Pomacea canaliculata, P. maculata) thuộc nhóm loài di nhập từ Nam Mỹ gặp khá phổ biến ở các thủy vực nước ngọt trên lãnh thổ Việt Nam và ở khu vực nghiên cứu. Về kích thước, các loài thân mềm chân bụng lớn nhất là các loài trong họ Ampullariidae, chiều cao có thể đạt đến 62 mm, trọng lượng lên đến hơn 15 g, các loài có kích thước bé như Gyraulus convexiusculus chiều cao trong giới hạn 0,5-1,0 mm. Nhóm loài đặc hữu không gặp. Bảng 3. Cấu trúc các bậc phân loại của thân mềm chân bụng, hai mảnh vỏ và giáp xác mười chân ở vùng đất ngập nước thuộc KDTSQ Đồng Nai Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ STT Tên họ Tên giống giống % loài % GASTROPODA 11 52,38 Số t,t 16 40,0 1 Cipangopaludina 1 2,5 1 Viviparidae 3 14,28 2 Filopaludina 3 7,5 3 Idiopoma 1 2,5 2 Ampullariidae 2 9,52 4 Pila 3 7,5 5 Pomacea 2 5,0 3 Planorbidae 1 4,76 6 Gyraulus 1 2,5 4 Bulinidae 2 9,52 7 Indoplanorbis 1 2,5 8 Hippeutis 1 2,5 5 Bithyniidae 1 4,76 9 Bithynia 1 2,5 6 Buccinidae 1 4,76 10 Clea 1 2,5 7 Thiaridae 1 4,76 11 Melanoides 1 2,5 BIVALVIA 6 28,57 11 27,5 12 Pilsbryoconcha 1 2,5 8 Unionidae 3 14,28 13 Ensidens 1 2,5 14 Sinanodonta 1 2,5 9 Corbiculidae 1 4,76 15 Corbicula 6 15,0 (=Cyrenidae) 10 Mytilidae 1 4,76 16 Limnoperna 1 2,5 11 Arcidae 1 4,76 17 Scaphula 1 2,5 CRUSTACEA 4 19,04 13 32,5 12 Atyidae 1 4,76 18 Caridina 8 20,0 13 Palaemonidae 1 4,76 19 Macrobrachium 3 7,5 14 Parathelphusidae 2 9,52 20 Heterothelphusa 1 2,5 21 Sayamia 1 2,5 Tổng 21 100 40 100 + Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 3 họ vốn là những họ phổ biến ở nước ngọt phía Bắc và Nam Việt Nam (Corbiculidae, Unionidae), 1 loài (Limnoperna fortunei) sống ở nước ngọt trong họ Mytilidae. Về số lượng loài nhiều nhất là họ Corbiculidae (=
  9. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 93 Cyrenidae) 6 loài trong cùng giống Corbicula (C. bocourti, C. blandiana, C. siamensis, C. fluminea, C. messageri, C. moreletiana), chiếm tới 54,5 % trong tổng số loài hai mảnh vỏ (11 loài), sau đó là họ Unionidae có 3 loài, chiếm 27,2 %, các họ khác chỉ có 1 loài. Một loài có nguồn gốc biển là Scaphula minuta thuộc họ Arcidae. Nhìn chung tính chất đa dạng thành phần loài của nhóm này thể hiện đa dạng về số loài hơn số giống. Số loài đặc hữu địa phương không có, 1 loài đặc hữu vùng (Sinanodonta jourdyi). Tuy nhiên thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị thực phẩm cao, góp phần quan trọng trong mạng lưới thức ăn tự nhiên và chỉ thị cho môi trường. Loài Scaphula minuta vốn có nguồn gốc ở nước mặn nhưng là loài phân bố rộng ở hồ Tole Sap (Campuchia), Sông Bé thuộc địa phận Bình Phước (Bogan A. et Do Van Tu, 2014), có thể thấy phân bố đã mở rộng đến lưu vực sông Đồng Nai. Thành phần loài thân mềm hai mảnh vỏ tuy không phong phú bằng thân mềm chân bụng nhưng cũng chiếm tỷ lệ nhất định trong trong thủy vực nghiên cứu, tới 27,5 % tổng số loài. Đặc biệt giống Corbicula có số loài cao chiếm ưu thế trong danh sách thể hiện đặc điểm thủy vực sông Đồng Nai là môi trường thích hợp cho giống này, ảnh hưởng đến khối lượng sinh vật đáy, là cơ sở thực phẩm cho con người, một số loại cá và các sinh vật tầng đáy khác. Nền đáy và tính chất của nước là yếu tố quyết định đến các quần thể hai mảnh vỏ phát triển, tập tính sống vùi trong nền đáy, tốc độ nước chậm, độ sâu không lớn, giàu mùn bã hữu cơ, nền đáy bùn cát là nơi tập trung mật độ cao như hồ Trị An là nơi thích hợp. Nhóm loài có nguồn gốc biển rất ít, chỉ có 2 loài Limnoperna fortunei (trước là L. siamensis) và Scaphula minuta. - Đa dạng Giáp xác lớn (Malacostraca: Decapoda) Đã ghi nhận được 13 loài Giáp xác lớn (Malacostraca) thuộc bộ Mười chân (Decapoda) với 3 họ, 4 giống (Bảng 2). Trong số các họ đã phát hiện, đáng lưu ý họ Atyidae có số loài nhiều nhất (8 loài), các họ khác có số loài ít hơn (từ 1 đến 3 loài). Tỷ lệ số loài giáp xác mười chân trong động vật đáy chiếm 32,5 %. Kết quả này cho thấy số lượng loài giáp xác mười chân chưa đầy đủ so với loài có thực ở thủy vực. Về tôm đã phát hiện 11 loài thuộc 2 họ. Hai họ Atyidae và Palaemonidae phân bố ở nước ngọt phổ biến ở nước ta và vùng Đông Nam Á. Palaemonidae còn gọi là họ tôm càng, ở thủy vực sông Đồng Nai có 1 giống Macrobrachium (M. lanchesteri, M. mekongense, M. tratense), các loài trong giống này vốn phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ, vùng Tây Nguyên (M. mekongense, M. lanchesteri) lưu vực sông Mê Kông (M. tratense) thuộc địa phận Thái Lan (Cai et al., 2004). Atyidae (họ tôm riu) có tới 4 loài được mô tả lần đầu ở Việt Nam trong giống Caridina: C. haivanensis, C. subnilotica, C. uminensis, C. tonkinensis. Các loài còn lại đã biết trong khu vực Đông Nam Á như C. gracilirostris, C. tonkinensis, C. wberi (Dang Ngoc Thanh et al., 2012). Điều đáng lưu ý là khu vực Bàu Sấu là nơi tập trung số loài Caridina phong phú nhất (tới 5 loài), số lượng cá thể cũng rất phong phú trong mỗi lần lượm mẫu. Như dự án phục hồi cá sấu nước ngọt ở Bàu Sấu cho thấy, đây là vùng đất thấp của rừng mưa nhiệt đới ẩm Đông Nam Bộ, vừa là vùng chuyển tiếp từ vùng cao Tây Nguyên đến đồng bằng, vừa nằm trong lưu vực, cũng là nơi điều tiết nước từ Bàu Sấu ra sông Đồng Nai và lưu thông nước từ sông vào bàu. Như vậy có thể coi đây là hệ sinh thái đất ngập nước mở, tính đa dạng sinh học cao, điển hình là sự đa dạng của các loài tôm trong giống Caridina. Các loài tôm có giá trị kinh tế cao như Macrobrachium lanchesteri, M. mekongensis, M. tratense là đối tượng đánh bắt, khai thác ở lòng hồ Trị
  10. 94 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM An. Các loài này chưa thấy gây nuôi mà chỉ khai thác trong tự nhiên. Các loại tôm riu (Atyidae) phần lớn sống ven bờ chưa được khai thác, trong tự nhiên chỉ là thức ăn cho các loài cá ăn thịt. Về cua (Brachyura) trong thủy vực sông Đồng Nai có 1 họ Parathelphusidae. Trong họ này chỉ có 2 loài Heterothelphusa beauvoisi và Sayamia triangularis là những loài chỉ gặp ở phía Nam Việt Nam, trong đó Sayamia triangularis cho đến nay là loài đặc hữu, mô tả lần đầu ở Việt Nam. 3.3. Sự phân bố của các loài - Phân bố của thân mềm Thành phần loài thân mềm chân bụng đã phát hiện ở khu vực nghiên cứu đều là những loài phân bố rộng ở Campuchia, Thái Lan và vùng nhiệt đới châu Á (Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2012, 2017; Cai et al., 2004; Ting Hui Ng et al., 2020). Nhóm loài có nguồn gốc biển chỉ gặp Scaphula minuta, Anentome helena. Có thể chia phân bố của thân mềm chân bụng và hai mảnh vỏ thành các khu vực có nền đáy khác nhau. Đối với nền đáy bùn sét, sỏi sạn vùng lòng hồ Trị An, hồ Bà Hào gặp chủ yếu các loài ốc họ Viviparidae thuộc các giống Filopaludina, Idiopoma và Cipangopaludina, nền đáy khu vực này thích hợp cho di chuyển của chân bụng ăn trong nền đáy. Đặc biệt ở Bàu Sấu, Bàu Cá không gặp các loài trong họ Viviparidae có thể do tính chất của nền đáy. Ở Bàu Sấu tuy thành phần cơ giới của nền đáy là sét đến thịt nặng, độ pH thấp (4,8-5,0) do xác hữu cơ quá nhiều từ thực vật trong nước, thực vật ven bờ và các nguồn khác đưa đến, làm cho khả năng bám của chân bụng trong nền đáy không có, độ chua khá cao nên không là nơi thích hợp cho nhóm ốc này. Tuy nhiên đối với các loài ốc ăn nổi trên mặt nước như Ốc nhồi Pila ampulacea, P. polita, P. conica, kể cả các loài di nhập như Ốc bươu vàng trong giống Pomacea cũng gặp ở đây. Một số loài Ốc có kích thước bé (Gyraulus convexiusculus, Indoplanorbis exutus, Hippeutis umbilicalis) sống bám vào cây thủy sinh cũng chỉ gặp trong Bàu Sấu. Nhóm Hai mảnh vỏ gặp nhiều hơn cả là các loài Hến (Corbicula), Trai (Sinanodonta, Esident, Pilsbryoconcha), Hà sông (Limnoperna) trong hồ Trị An, chưa thấy trong hồ Bà Hào và Bàu Sấu. Mật độ Corbicula ở hồ Trị An rất cao, thăm dò bằng cào đáy một số điểm quanh hồ có tới 25-29 cá thể/m2, tập trung cao ở khu vực bến Nôm 2 (xã Phú Cường, Định Quán). Đặc biệt khá phổ biến Hà sông (Limnoperna fortunei) ở nơi có giá thể nền đáy trong hồ như đá, sỏi, gỗ. Nền đáy và tính chất của nước là yếu tố quyết định đến các quần thể hai mảnh vỏ phát triển, tập tính sống vùi trong nền đáy, tốc độ nước chảy chậm, độ sâu nhỏ, giàu mùn bã hữu cơ, nền đáy bùn cát là nơi tập trung mật độ cao. - Phân bố của giáp xác mười chân Ở 3 vị trí chính của khu vực nghiên cứu là hồ Trị An, hồ Bà Hào, Bàu Sấu. Trong các điểm này, hồ Trị An là nơi có diện tích lớn nhất, thủy chế nước lên xuống cũng lớn nhất, mẫu giáp xác thu được cũng bao gồm đầy đủ nhất. Nơi đây hình thành nghề khai thác thủy sản lớn nhất của miền Đông Nam Bộ, các loài tôm có kích thước lớn, có giá trị kinh tế cao là Macrobrachium lanchesteri, M. mekongense và M. tratense được khai thác quanh năm cả mùa khô và mùa mưa bằng các công cụ đánh bắt thông dụng. Loài cua đặc hữu Sayamia triangularis cũng thấy ở ven hồ, theo nhận xét của Đặng Ngọc Thanh (2012)
  11. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 95 là loài phổ biến ở Bình Phước, trong các bàu và sông. Khu vực hồ Bà Hào chỉ gặp một loài tôm càng Macrobrachium lanchesteri kích thước nhỏ ở ven bờ, ngoài ra chưa thu được các loài khác. Khu vực Bàu Sấu nằm trong hệ thống các bàu liền nhau với Bàu Cá, Bàu Chim, vào mùa mưa các bàu thường thông nhau, độ sâu trung bình chỉ từ 0,5 - 0,8 m, có độ dày mùn bã ở đáy rất lớn, khá nhiều cây thủy sinh chìm trong nước và thực vật nổi trên mặt. Tuy nhiên, Bàu Sấu có hầu hết các loài tôm trong họ Tôm riu (Atyidae) có tới 7 loài, nhiều loài là đặc hữu của Việt Nam. Các loài tôm riu thường cư trú quanh các gốc cây thủy sinh nổi trên mặt nước, không gặp trong tầng đáy nước vì nhiều bùn và yếm khí. 3.4. Các loài động vật đáy nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế cần bảo vệ, phục hồi và phát triển Các loài đặc hữu. Thành phần các loài đặc hữu trong thân mềm ở thủy vực Trị An, hồ Bà Hào, Bàu Sấu không nhiều so với Giáp xác (Decapoda), chỉ gặp 1 loài Sinanodonta jourdyi, loài này thuộc bậc đặc hữu Việt Nam, còn lại 5 loài là những loài đặc hữu trong bộ Giáp xác mười chân (Decapoda) (bảng 4). Bảng 4. Thành phần loài động vật đáy ở vùng đất ngập nước thuộc KDTSQ Đồng Nai có giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế Đặc Kinh Khoa Loài cần STT Tên loài Quý Hiếm hữu tế học bảo vệ GASTROPODA 1 Cipangopaludina chinensis x x 2 Filopaludina sumatrensis x x 3 Filopaludina martensi 4 Filopaludina martensi cambodjensis x x 5 Idiopoma umbilicata x x 6 Pila polita x x x 7 Pila conica x x x 8 Pila ampullaria x x x 9 Anentome helena x x BIVALVIA 10 Pilsbryoconcha compressa x x x 11 Ensidens ingallsianus x x x 12 Sinanodonta jourdyi x x x x 13 Corbicula fluminea x x 14 Corbicula blandiana x x 15 Corbicula bocourti x x 16 Corbicula messageri x x 17 Corbicula moreletiana x x 18 Corbicula siamensis x x 19 Limnoperna fortunei x CRUSTACEA - DECAPODA 20 Macrobrachium lanchesteri x x x x 21 Macrobrachium mekongense Dang, x x x x x 1998
  12. 96 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Đặc Kinh Khoa Loài cần STT Tên loài Quý Hiếm hữu tế học bảo vệ 22 Macrobrachium tratense x x x x 23 Caridina nilotica 24 Caridina subnilotica x x x 25 Caridina tonkinensis x x 26 Caridina gracilirostris x x 27 Caridina uminensis x x x 28 Caridina weberi x x 29 Caridina haivanensis x x x x x x 30 Heterothelphusa beauvoisi x x x x 31 Sayamia triangularis x x x x x x Tổng 6 27 29 7 3 11 Các loài có giá trị khoa học. Nói chung các loài thân mềm đều có giá trị khoa học cho dù kích thước nhỏ hay lớn. Giá trị khoa học thể hiện ở nhiều khía cạnh như sinh thái, địa động vật, tiến hóa, thực phẩm, chế biến đồ gia dụng, vị trí trung gian truyền bệnh, các loài ngoại lai xâm hại và đánh giá chất lượng môi trường nước. Các loài quý, hiếm. Các loài động vật đáy thủy vực Trị An, Bàu Sấu, hồ Bà Hào có những loài quý hiếm, phân bố hẹp (Caridina uminensis, C. haivanensis, Sayamia triangularis) nếu khai thác cạn kiệt khả năng phục hồi rất kém. Một số loài tuy không hiếm nhưng môi trường nước ngày càng ô nhiễm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả thải của các cơ sở công nghiệp, chế biến nông sản, phá rừng đầu nguồn làm tốc độ bồi lắng cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của tất cả các loại thân mềm, giáp xác mười chân, đặc biệt sinh vật ngoại lai như Ốc bươu vàng (Pomacea) đã đẩy các loại ốc bản địa ra khỏi môi trường sinh sống làm hiếm dần các loài. Các loài có giá trị kinh tế. Có 27 loài thường xuyên được cư dân đánh bắt để bổ sung cho nguồn thực phẩm hàng ngày cho con người và cho chăn nuôi. Một số loài có kích thước lớn được bán có giá trị thương phẩm (Ốc nhồi - Pila polita, Pila conica, Pila ampulacea). Các loài ốc bươu vàng xâm nhập vào thủy vực đã làm mất nhiều loài bản địa cần được lưu ý. Các loài tôm có giá trị kinh tế đang khai thác trong hồ Trị An (Macrobrachium lanchesteri, M. mekongense, M. tratense) có thể tránh mùa vụ tôm mang trứng để có nguồn giống phát triển bền vững lâu dài. 4. KẾT LUẬN Đã xác định được 40 loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Giáp xác mười chân (Decapoda) ở vùng đất ngập nước thuộc KDTSQ Đồng Nai thuộc 14 họ, 21 giống. Gastropoda có 16 loài, chiếm 40 %, Bivalvia có 11 loài, chiếm 27,5 % và Giáp xác Decapoda có 13 loài, chiếm 32,5 % tổng số loài. Có 6 loài đặc hữu vùng, 27 loài có giá trị kinh tế, 28 loài có giá trị khoa học, 11 loài cần bảo vệ. Đặc điểm phân bố của thân mềm, giáp xác mười chân ở thủy vực Trị An phong phú, mật độ cao ở các loài Hến (Corbicula), giáp xác mười chân có mật độ cao và phong phú trong giống Caridina ở Bàu Sấu. Loài phân bố rộng trong thủy vực bao gồm tôm càng
  13. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 97 Macrobrachium lachesteri, M. mekongense, các loài ốc Filopaludina martensi cambodjensis, đặc biệt 2 loài Ốc bươu vàng (Pomacea) cần được tiêu diệt. Cần kiểm soát môi trường, chống xả thải các chất chưa xử lý của các khu công nghiệp và các xí nghiệp chế biến nông sản ra sông Đồng Nai và Bàu Sấu để bảo vệ các loài động vật trong nền đáy và thủy vực. Lời cảm ơn: Nghiên cứu được hỗ trợ kinh phí từ Dự án bảo tồn các hệ sinh thái nước đặc hữu tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai và sự giúp đỡ của Ban Quản lý KDTSQ Đồng Nai, Ban Giám đốc KBTTN-VH Đồng Nai. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arthur E. Bogan and Van Tu Do, 2014. Two freshwater bivalve species new to the fauna of Vietnam (Mollusca: Bivalvia: Arcidae and Unionidae). Tropical Natural History 14(2): 113-116. Cai Y., Naiyanetr and P. K. L. Ng, 2004. The freshwater prawns of the genus Macrobrachium Bate, 1868, of Thailand (Crustacea: Decapoda: Palaemonidae). Journal of Natural History 38: 581-649. Fenner A., Chace Jr., 1997. The Caridean Shrimps (Crustacea: Decapoda) of the Albatross Philippine Expedition, 1907-1910, Part 7: Families Atyidae, Eugonatonotidae, Rhynchocinnetidae, Bathypalaemonellidae, Processidae, and Hippolytidae. Smithsonian Instituttion Press, Washington, D.C. Hong-Fa Lu, Li-Na Du, Zhi-Qiang Li, Xiao-Yong Chen, Jun-Xing Yang, 2014. Morphological analysis of the Chinese Cipangopaludina species (Gastropoda; Caenogastropoda: Viviparidae). Zoological Research 35 (6): 510−527. Prapassorn Krairut, Bungorn Thawnon-ngiw and Bangon Kongin, 2020. Genetic diversity of genus Filopaludina in the upper northeastern Mekong Basin of Thailand revealed by mitochondrial DNA sequences. Interdisciplinary Research Review, Volume 15, Number 3: 39-43. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2007. Cơ sở thủy sinh học (Fundamentals of Hydrobiology). Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Đặng Ngọc Thanh, Đỗ Văn Tứ, 2007. Một số loài tôm mới giống Caridina (Crustacea, Decapoda - Atyidae) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học 29(4): 1-12. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2012. Tôm cua nước ngọt Việt Nam (Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae). Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2017. Trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam (Mollusca: Gastropoda, Bivalvia). Động vật chí Việt Nam, Tập 29. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
  14. 98 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Ting Hui Ng, Ekgachai Jeratthitikul, Chirasak Sutcharit, Samol Chhuoy, Kakada Pin, Arthit Pholyotha, Warut Siriwut, Ruttapon Srisonchai, Zeb S. Hogan, Peng Bun Ngor, 2020. Annotated checklist of freshwater molluscs from the largest freshwater lake in Southeast Asia. ZooKeys 958: 107-141. MOLLUSCA AND MALACOSTRACA IN SOME WETLAND IN DONG NAI BIOSPHERE RESERVE: DIVERSITY, DITRIBUTION AND CONSERVATION Do Van Nhuong1, Nguyen Hoang Hao2, Nguyen Lan Hung Son1,*, Tran Nam Hai1, Nguyen Manh Hung3, Do Thi Hong1 Abstract. An investigation on molluscs and crustaceans was conducted at 15 sites of three main wetland area in Dong Nai Biosphere Reserve including Bau Sau lake, Tri An hydropower reseroir, Ba Hao lake in 2021 - 2022. As a result, a total of 40 species of mulluscs and cruatceans (Malacostraca: Decapoda) belonging to 14 families, 21 genera, were recorded. Six species (Sinanodonta jourdyi, Macrobranchium mekongense, Caridina subnilotica, C. uminensis, C. haivanensis and Sayamia triangularis) are endemic of Vietnam and Southern Vietnam. In addition, there are 27 species of economic value, 28 species of scientific value, and 11 species that need to be protected. It is noteworthy that the families Atyidae, Palaemonidae and Parathelphusidae are very specific to the fauna of the South-Central region, many species are not distributed in the North, close to the fauna of Thailand and Cambodia. Widely distributed species in the study area include the crayfish Macrobrachium lachesteri, M. mekongense, snails such as Filopaludina martensi cambodjensis, especially 2 species of golden apple snail (Pomacea) that need to be exterminated. It is necessary to control the environment and prevent the discharge of untreated substances from industrial parks and agricultural processing enterprises into Dong Nai River and Bau Sau lake to protect animals in the bottom and water bodies. Keywords: Mollusca, Malacostraca, diversity, distribution, endemic, conservation, wetlands, Dong Nai. 1 Hanoi National University of Education 2 Dong Nai Culture and Nature Reserve 3 GCF Vietnam Co. Ltd * Email: sonnlh@hnue.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2