intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát

Chia sẻ: Nguyễn Hữu Phước | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

75
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát có 2 phần chính: Phần thứ nhất là các vấn đề chung, trình bày một số quy định bao gồm phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; mục tiêu của điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát; quy trình cơ bản của điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát. Phần thứ hai đề cập tới kỹ thuật điều tra ĐDSH theo quy trình bao gồm các bước cơ bản thực hiện điều tra trên thực địa và phân tích xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm và lập báo cáo kết quả điều tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT (Ban hành kèm theo Công văn số 2149/TCMT-BTĐDSH, ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường)
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5 I. Phạm vi điều chỉnh .......................................................................................... 7 II. Đối tượng áp dụng .......................................................................................... 7 III. Nguyên tắc điều tra đa dạng sinh học......................................................... 7 IV. Mục đích và nội dung của điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát 8 PHẦN 2. QUY TRÌNH, KỸ THUẬT ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT .................................................................................. 9 I. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành điều tra ........................................... 9 1. Lập kế hoạch .................................................................................................................. 9 2. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết ......................................................................................... 9 3. Thu thập thông tin có liên quan và thủ tục hành chính ...................................... 10 II. Thực hiện điều tra ĐDSH lưỡng cư, bò sát tại hiện trường .................... 10 1. Phương pháp điều tra lưỡng cư và bò sát trên cạn.............................................. 10 1.1 Phương pháp điều tra đại diện ........................................................................... 11 1.2. Các phương pháp gián tiếp bằng hình thức phỏng vấn .............................. 12 2. Phương pháp khảo sát bò sát biển ........................................................................... 13 2.1. Xác định các điểm điều tra khảo sát ............................................................... 13 2.2. Khảo sát thực địa về rùa biển ........................................................................... 14 2.3 Khảo sát thực địa về rắn biển............................................................................. 17 III. Thu thập, xử lý, đóng gói, vận chuyển và bảo quản mẫu vật ................. 18 1. Phương pháp thu mẫu ................................................................................................ 18 2. Xử lý mẫu vật ............................................................................................................... 21 3. Đóng gói và vận chuyển mẫu vật ............................................................................ 23 4. Lưu giữ và bảo quản mẫu vật ................................................................................... 23 4.1. Phòng lưu giữ và phòng phân tích mẫu vật................................................... 23 4.2. Tủ đựng mẫu ......................................................................................................... 24 4.3. Bình đựng mẫu ..................................................................................................... 24 4.4. Bảo quản mẫu ngâm ........................................................................................... 25 4.5. Bảo quản mẫu khô ............................................................................................... 26 4.6. Thông tin về mẫu vật .......................................................................................... 26 4.7. Mẫu phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử ................................................... 27 IV. Phân tích, giám định mẫu vật trong phòng thí nghiệm .......................... 28 1. Đặc điểm hình thái của lưỡng cư ............................................................................ 29 1
  3. 2. Đặc điểm hình thái của thằn lằn .............................................................................. 30 3. Các đặc điểm hình thái của rắn ................................................................................ 34 4. Các đặc điểm hình thái của rùa ................................................................................ 35 V. Xử lý số liệu và viết báo cáo ........................................................................ 37 1. Tổng hợp và phân tích số liệu .................................................................................. 37 2. Viết báo cáo khoa học ................................................................................................ 38 VI. Các vấn đề cần lưu ý khi khảo sát thực địa.............................................. 42 1. Các nguyên tắc cắm trại ............................................................................................ 42 2. Bảo quản các trang thiết bị ....................................................................................... 43 3. Sức khỏe và y tế .......................................................................................................... 43 PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT............. 46 PHỤ LỤC 2. PHIẾU PHỎNG VẤN ................................................................ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48 2
  4. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Kẹp và gậy bắt rắn và cách sử dụng ....................................................... 20 Hình 2. Ví dụ về thu thập mẫu vật bằng bẫy hố ở Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum20 Hình 3. Cố định mẫu vật ếch nhái (trái) và bò sát (phải) .................................... 21 Hình 4. a) Phân loại mẫu trước khi cho vào lọ ngâm, b) Tủ chứa mẫu vật, c) Sắp xếp các bình đựng mẫu vật .................................................................................. 25 Hình 5. Phân loại và bảo quản mẫu ở Bảo tàng Nghiên cứu Động vật .............. 26 Hình 6. Ví dụ về các thông tin có liên quan đến mẫu vật trong sổ thực địa ....... 27 Hình 7. Cách đo các đặc điểm hình thái lưỡng cư .............................................. 30 Hình 8. Đặc điểm hình thái thằn lằn và rắn: Vị trí vảy trên đầu và vảy thân ..... 32 Hình 9. Đặc điểm hình thái thằn lằn và rắn: Vị trí vảy bên đầu ......................... 33 Hình 10. Các dạng vảy của thằn lằn .................................................................... 33 Hình 11. Vảy trước lỗ huyệt và vảy dưới đuôi của rắn ....................................... 35 Hình 12. Các tấm vảy trên đầu rùa ...................................................................... 36 Hình 13. Các tấm sừng trên mai và yếm rùa ....................................................... 36 3
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các số đo hình thái lưỡng cư ................................................................. 29 Bảng 2. Các số đo và đếm hình thái thằn lằn ...................................................... 30 Bảng 3. Các số đo và đếm hình thái rắn.............................................................. 34 Bảng 4. Các số đo và đếm hình thái rùa.............................................................. 35 4
  6. MỞ ĐẦU Lưỡng cư và bò sát là hai nhóm động vật có xương sống sống ở các sinh cảnh khác nhau cả trên cạn và dưới nước. Mặc dù đây là hai lớp khác nhau cả về mặt tiến hóa, đặc điểm hình thái và sinh thái nhưng các nhà nghiên cứu đã xếp chung cả lưỡng cư và bò sát là đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành bò sát và ếch nhái học (Herpetology). Hiện nay, trên thế giới đã thống kê được khoảng 7400 loài ếch nhái (Frost, 2015) và khoảng 10.300 loài bò sát (Uetz and Hošek, 2015). Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN, 2015) thì có khoảng 20% ở các loài bò sát và 41% ở các loài ếch nhái đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng (Boehm et al., 2013; IUCN, 2015). Cũng cần lưu ý rằng số liệu mà IUCN đưa ra mới chỉ là con số ước tính tạm thời, trên thực tế còn có rất nhiều nhóm bò sát chưa được đánh giá cụ thể. Việt Nam được biết đến là một trong những nước có khu hệ lưỡng cư và bò sát đa dạng nhất trên thế giới với khoảng hơn 620 loài đã được ghi nhận (Frost, 2015; Uetz and Hošek 2015). Tuy nhiên, các loài lưỡng cư và bò sát đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng rất cao mà nguyên nhân chính là do mất và suy thoái sinh cảnh sống, khai thác quá mức kèm theo tác động của các loài ngoại lai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu (Rowley et al., 2010; Boehm et al., 2013). Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có đầy đủ thông tin cơ bản (như đa dạng về thành phần loài, phân loại học, cấu trúc quần thể, phân bố và đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài) để làm cơ sở cho công tác bảo tồn, đặc biệt là các khu vực núi cao, xa xôi hẻo lảnh hoặc các nhóm loài hiếm gặp, sống chui luồn hoặc các loài mới được phát hiện. Do vậy, điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát không chỉ cập nhật thông tin về hiện trạng khu hệ (thành phần loài, mức độ đa dạng, phong phú) mà còn là cơ sở quan trọng để hoạch định kế hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các loài lưỡng cư và bò sát. Trong bối cảnh đó, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các chuyên gia để xây dựng tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát được giới thiệu trong tài liệu này. Hướng dẫn được xây dựng trên nguyên tắc tham khảo kinh nghiệm, tài liệu của quốc tế và của Việt Nam và đặc biệt thực tiễn đã được áp dụng tại Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở này, Hướng dẫn được kế thừa, phát triển và hệ 5
  7. thống hóa đảm bảo cập nhật, hiện đại phù hợp với đặc thù đa dạng sinh học Việt Nam nhằm điều tra, xây dựng và thiết lập dữ liệu đa dạng sinh học đồng bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học. Việc tham khảo các tài liệu đều được trích dẫn theo quy định hiện hành. Về cấu trúc, ngoài các phần mở đầu và phụ lục, tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát có 2 phần chính: - Phần thứ nhất là các vấn đề chung, trình bày một số quy định bao gồm phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; mục tiêu của điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát; quy trình cơ bản của điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát. - Phần thứ hai đề cập tới kỹ thuật điều tra ĐDSH theo quy trình bao gồm các bước cơ bản thực hiện điều tra trên thực địa và phân tích xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm và lập báo cáo kết quả điều tra. 6
  8. PHẦN 1. QUY ĐỊNH CHUNG I. Phạm vi điều chỉnh Tài liệu này hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có thể điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp với diễn biến về hiện trạng đa dạng sinh học và mục tiêu và chiến lược quản lý đa dạng sinh học (ĐDSH). II. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng của hướng dẫn này bao gồm: 1. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn nghiên cứu, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phê duyệt, thực hiện, kiểm tra và giám sát quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. III. Nguyên tắc điều tra đa dạng sinh học 1. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất việc điều tra ĐDSH với điều tra khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên sinh vật, quan trắc ĐDSH, thực trạng môi trường giữa các cấp quản lý ĐDSH từ Trung ương đến địa phương. 2. Quá trình thực hiện việc điều tra ĐDSH phải bảo đảm không gây tác động có hại tới tiềm năng tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường vùng điều tra. 3. Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững với yêu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về ĐDSH. 4. Việc điều tra ĐDSH được tiến hành theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về ĐDSH, tránh chồng chéo gây lãng phí ngân sách và bảo đảm việc cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra ĐDSH. 5. Thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra ĐDSH phải được cung cấp cho các nhu cầu sử dụng và tổng hợp, được công bố trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 6. Trang thiết bị sử dụng trong điều tra ĐDSH phải bảo đảm chủng loại, tính năng kỹ thuật ở mức trung bình tiên tiến trên thế giới và khu vực, phù hợp với điều 7
  9. 3. Các đặc điểm hình thái của rắn Các đặc điểm hình thái gồm số đo và số đếm như ở Bảng 3. Ngoài ra còn lưu ý đến hình dạng đầu; hình dạng đuôi; hình dạng và cách sắp xếp của vảy; kích thước mắt; có hay không có hố má; có hay không có răng độc;… Bảng 3. Các số đo và đếm hình thái rắn TT Đặc điểm Ký hiệu Mô tả 1. Chiều dài thân SVL Từ mút mõm đến rìa trước lỗ huyệt 2. Chiều dài đuôi Lcd Từ rìa sau lỗ huyệt đến mút đuôi 3. Chiều dài toàn bộ cơ thể TL Từ mút mõm đến mút đuôi 4. Chiều dài đầu HL Từ mút mõm đến mép sau của hàm dưới (hoặc rìa sau của vảy đỉnh) 5. Chiều rộng đầu HW Chỗ rộng nhất của đầu 6. Chiều dài mõm SL Từ mút mõm đến rìa trước ổ mắt 7. Vảy trên ổ mắt SO Số lượng vảy trên ổ mắt 8. Vảy trước ổ mắt PrO Số lượng vảy trước ổ mắt 9. Vảy sau ổ mắt PtO Số lượng vảy sau ổ mắt 10. Vảy dưới ổ mắt SubO Số lượng vảy dưới ổ mắt 11. Vảy trước trán PF Số lượng vảy trước vảy trán 12. Vảy trán F 13. Vảy đỉnh P 14. Vảy mõm R 15. Vảy mũi N 16. Vảy má L 17. Vảy thái dương T Hàng vảy nằm giữa vảy đỉnh và hàng vảy (Ta+Tp) môi trên (gồm hàng trước và sau) 18. Vảy gian mũi IN 19. Vảy cằm M 20. Vảy bụng V Số vảy dọc bụng từ sau vảy cằm cho đến tấm hậu môn 21. Vảy dưới đuôi Scd Số vảy chạy dọc từ sau lỗ huyệt đến mút đuôi 22. Số hàng vảy thân thứ Sq1 Tính ở vị trí vảy bụng thứ 15 kể từ đầu 34
  10. TT Đặc điểm Ký hiệu Mô tả nhất (hoặc cách đầu 1 khoảng bằng chiều dài đầu) 23. Số hàng vảy thân thứ hai Sq2 Tính ở giữa thân 24. Số hàng vảy thân thứ ba Sq3 Tính ở vảy bụng thứ 15 kể từ tấm huyệt 25. Vảy trước lỗ huyệt C Vảy ngay phía trước lỗ huyệt (hoặc tấm hậu môn) Hình 11. Vảy trước lỗ huyệt và vảy dưới đuôi của rắn (Nguồn: Zhao & Adler, 1993) 4. Các đặc điểm hình thái của rùa Bảng 4. Các số đo và đếm hình thái rùa TT Đặc điểm Ký hiệu Mô tả 1 Chiều dài mai CL Từ bờ trước tấm gáy đến mép sau tấm trên đuôi (đo khoảng cách thẳng đối với rùa nước ngọt, khoảng cách cong đối với rùa biển) 2 Chiều cao mai CD Từ yếm đến chổ cao nhất của mai 3 Chiều rộng mai CW Chiều rộng của mai qua các tấm rìa (mép) 5,6,7,8,9 (CW5,6,7,8,9) 4 Chiều dài đuôi LT Từ mép trước khe huyệt đến mút đuôi 5 Chiều dài yếm PL Từ mép trước đến mép sau yếm Mai và yếm rùa cấu tạo bởi lớp xương cứng, bên ngoài phủ các tấm vảy sừng. Vị trí các tấm vảy sừng trên đầu, mai và yếm như hình vẽ dưới đây. Ngoài 35
  11. - Các thiết bị hiện trường khác (máy đo nhiệt độ, độ ẩm, xác định độ che phủ, máy ghi âm, bộ dụng cụ làm mẫu,…). 3. Thu thập thông tin có liên quan và thủ tục hành chính Trước khi tiến hành công việc khảo sát cần tìm hiểu thông tin về tình hình chung về khu vực dự kiến khảo sát (các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tiến trình giám sát, điều kiện ở vùng sẽ giám sát: thời tiết, giao thông,...). Thủ tục hành chính: Ở các khu vực thuộc quyền quản lý hành chính của một cơ quan hoặc chính quyền địa phương thì cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ có liên quan để thực hiện công việc điều tra. Có thể liên hệ trước với đơn vị quản lý ở địa phương để nhận được tư vấn và hỗ trợ cần thiết khi thực hiện điều tra thực địa. II. Thực hiện điều tra ĐDSH lưỡng cư, bò sát tại hiện trường Trong quá trình điều tra lưỡng cư và bò sát, cần thiết phải thu thập các chứng cứ của các loài (mẫu vật, hình ảnh,...). Đối với các loài bò sát và ếch nhái quý hiếm, có giá trị kinh tế, thực phẩm, dược phẩm (kỳ đà, trăn, rắn độc, rùa, tắc kè,...) có thể không cần thiết thu mẫu để làm tiêu bản, thay vào đó có thể thu mẫu ADN (mẫu máu, mẫu nước bọt, di vật,...). Việc phát hiện các loài cũng có thể thông qua quan sát trực tiếp trong thiên nhiên, các di vật còn lại trong nhà dân (mai rùa, mẫu nhồi kỳ đà, xác trăn rắn). Các loài thằn lằn cỡ nhỏ, rắn, ếch nhái cần thu mẫu để phục vụ công tác định loại trong phòng thí nghiệm. Cần lưu ý một số loài rắn, ếch nhái có tuyến độc, có thể nguy hiểm đối với con người. Mẫu phiếu điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát tham khảo tại Phụ lục 1. 1. Phương pháp điều tra lưỡng cư và bò sát trên cạn Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng tùy theo nhóm động vật và tùy theo mục đích của chuyến điều tra. Điều tra thường được tập trung vào mục tiêu kiểm kê và đánh giá hiện trạng tại một thời điểm nhất định, trong khi đó mục đích của giám sát là tìm hiểu xu thế thay đổi về thành phần loài hay biến động của một quần thể của một loài tại một khu vực trong một khoảng thời gian (tức là có sự lặp lại), xem xét các nguyên nhân của sự biến động đó và đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn phù hợp. 10
  12. V. Xử lý số liệu và viết báo cáo Việc phân tích và xử lý số liệu thu thập được trên thực địa để đưa ra báo cáo chi tiết đòi hỏi tính chính xác và khả năng tổng hợp, phân tích một cách có khoa học, việc này thường do các nhà nghiên cứu hoặc cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm. Hiện nay, nhiều nơi đã có hệ thống máy tính và phần mềm cơ sở dữ liệu nên việc cập nhật và phân tích số liệu rất thuận tiện. 1. Tổng hợp và phân tích số liệu Sau mỗi đợt điều tra, ngoài số mẫu vật thu được, chúng ta có hàng loạt các số liệu và các ghi chép từ các phiếu điều tra, sổ nhật ký, ảnh tư liệu,…các dữ liệu này cần được sắp xếp, tổng hợp và phân tích để viết báo cáo hay viết bài công bố trên các tạp chí. Các công việc cụ thể sau khi tiến hành khảo sát hiện trường thường bao gồm: Bước 1: Tập hợp các tài liệu tham khảo có liên quan để tiến hành so sánh và thảo luận khi viết báo cáo, xây dựng quy hoạch hoặc công bố kết quả. Bước 2: Kiểm tra kết quả định loại mẫu vật và xây dựng danh lục thành phần loài (xắp xếp theo các taxon). Bước 3: Đánh giá thông tin có liên quan về các loài bắt gặp: số lượng, giới tính, hình dáng, màu sắc, hoạt động, các đặc điểm về sinh cảnh sống. Việc xác định các loài có liên quan đến bảo tồn (loài bị đe dọa, loài đặc hữu) có thể tham khảo các văn bản pháp luật hoặc tài liệu tham khảo như các Nghị định của Chính phủ (Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Nghị định 160/2013/NĐ-CP), Phụ lục CITES (cập nhật hàng năm), Danh lục Đỏ IUCN (cập nhật hàng năm) và Sách Đỏ Việt Nam (2007). Bước 4: Nhập và lưu trữ dữ liệu vào máy tính (cơ sở dữ liệu). Bước 5: Thống kê và phân tích số liệu thô, đưa ra lời đánh giá, bình luận hoặc nhận xét. Có một số phần mềm thống kễ miễn phí có thể dùng như PAST Statistics hoặc đơn giản dùng Excel. Trích xuất số liệu và trình bày số liệu thành biểu bảng phù hợp. Phân loại các biểu bảng theo nhóm thông tin, theo thời gian, theo khu vực, theo kiểu sinh cảnh, theo loài… Bước 6: Xây dựng các bản đồ/sơ đồ phân bố các loài, đặc biệt là các loài quan trọng, có thể là đối tượng quan trắc sau này (đặc hữu, quý hiếm, trong Danh lục IUCN, Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32, Nghị định 160, Phụ lục 37
  13. thành phần loài, hiện trạng của khu hệ hoặc của một quần thể. Nếu chi tiết hơn là mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của từng loài dựa trên bộ mẫu vật hoặc dữ liệu thu thập được từ khảo sát thực địa. Từ đó, rút ra nhận xét về sự đa dạng của các bậc phân loại của nhóm động vật hoặc xem xét mối quan hệ địa lý động vật giữa các khu vực lân cận. 1.2. Các phương pháp gián tiếp bằng hình thức phỏng vấn Các phương pháp gián tiếp bao gồm: phân tích dấu chân hay phân, dấu đi bắt hoặc kiếm mồi, dấu vết gây hư hại để lại trên đường đi hoặc công nghệ sinh học phân tử như xác định ADN của vật chủ (bò sát, ếch nhái) thông qua thu thập mẫu của loài cộng sinh hay ký sinh (ve, các loài ký sinh khác). Đây là phương pháp được sử dụng khi không thể tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu. Căn cứ vào các bằng chứng để chứng minh loài động vật đó có thể đã xuất hiện trong khu vực vào một thời gian nào đó. Ở Việt Nam, phương pháp phỏng vấn thường được áp dụng đối với các loài lưỡng cư và bò sát cỡ lớn, thường xuyên bị săn bắt như rùa, trăn, rắn độc, kỳ đà, ếch suối,… Phỏng vấn có thể mang lại các thông tin cho điều tra nhưng mức độ chính xác thường bị hạn chế. Đối tượng được phỏng vấn là những người dân địa phương, các thợ săn, người khai thác lâm sản, ngư dân… Phỏng vấn là công việc khó khăn, đòi hỏi người đi phỏng vấn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức chuyên môn để kiểm chứng thông tin phỏng vấn. Mẫu phiếu phỏng vấn tham khảo phần Phụ lục 2. Khi phỏng vấn cần lưu ý những vấn đề sau: - Các câu hỏi cần có tính trung lập và rõ ràng. - Sử dụng hình ảnh đi kèm một cách hạn chế và không bao giờ đưa ra khi chưa thực hiện các câu hỏi một cách chi tiết. - Câu hỏi đầu tiên nên tránh đưa ra các chi tiết về loài. - Người phỏng vấn nên chỉ đưa ra những hiểu biết hạn chế về động vật trong khu vực nhằm khơi gợi kiến thức bản địa của người được phỏng vấn. - Màu sắc nên được so sánh với các vật thể xung quanh. Không nên dùng những từ văn hoa trong cuộc phỏng vấn. - Khuyến khích người được phỏng vấn vẽ phác họa động vật, hình dáng cơ bản, các hoa văn trên cơ thể,… 12
  14. - Tránh những câu hỏi quá rõ ràng có tính gợi ý trả lời sẵn để người được phỏng vấn dựa vào đó. - Người phỏng vấn nên cố gắng tìm ra càng nhiều chi tiết về dữ liệu càng tốt như: Ai đã thấy nó? Thấy ở đâu? Khi nào? Thấy trong tình huống nào? Thấy trong thời gian bao lâu? Nó được mô tả như thế nào như trong câu hỏi? - Trong trường hợp dùng ảnh thì tập ảnh bao gồm tất cả các loài trong một vùng và cả một số vùng khác. Tốt nhất là có tối thiểu ba tấm ảnh của một loài được sử dụng bao gồm cả màu tự nhiên, kiểu dáng, sự giống nhau và khác nhau của loài. Ảnh nên rõ ràng và có chất lượng tương tự. Ảnh cần có nhiều đặc điểm nhận biết quan trọng để người được phỏng vấn có thể dễ dàng nhận ra. Cần đưa ra các câu hỏi phụ (hoặc câu hỏi bẫy) để kiểm tra mức độ tin cậy của thông tin do người được phỏng vấn cung cấp (ví dụ đưa ra câu hỏi làm sai lệch đặc điểm nhận dạng, thời gian hoạt động hay tập tính của loài để xem phản hồi từ người được phỏng vấn). 2. Phương pháp khảo sát bò sát biển Theo tài liệu của Viện Tài nguyên Môi trường biển (2013), thì việc điều tra các loài bò sát biển tập trung vào hai nhóm đối tượng chính là rùa biển và rắn biển. Việc điều tra rùa biển tập trung vào việc khảo sát các bãi đẻ, trứng và con non. Khảo sát rắn biển chủ yếu dựa vào việc quan sát, thống kê các loài hoặc sản lượng rắn thu thập được trong quá trình đánh bắt hải sản. 2.1. Xác định các điểm điều tra khảo sát Điểm khảo sát rùa biển sinh sản được thiết kế dựa theo thông tin thu thập được từ các số liệu sẵn có hoặc qua khảo sát sơ bộ, phỏng vấn người dân sống tại địa phương. Vì rùa biển thường lên đẻ tại một bãi đẻ hoặc một số bãi đẻ nằm gần nhau nên những thông tin do người dân cung cấp có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các điểm khảo sát. Điểm khảo sát rùa biển kiếm ăn và rắn biển thường là các khu vực có thảm cỏ biển, rạn san hô, rạn đá hoặc khu vực có sự tập trung nhiều các loài hải sản. Thời gian khảo sát rùa biển sinh sản thường bắt đầu từ tháng 3 (thời điểm bắt đầu mùa sinh sản) và kết thúc vào tháng 12 (khi tổ trứng cuối cùng đã nở). Trong đó, thời gian tập trung nhiều nhất là từ tháng 6 cho đến tháng 8. Khảo sát trên bãi đẻ thường được tiến hành vào buổi chiều tối (20h) cho đến sáng sớm 13
  15. hôm sau (4h). Thời gian tập trung nhiều là tại thời điểm thủy triều lên cao nhất trong đêm. Những ngày nước ròng (thủy triều thấp) thường có rất ít rùa biển lên đẻ trứng. Thời gian khảo sát rùa biển tại khu vực kiếm ăn hoặc đường di cư có thể bắt đầu từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 5 năm sau. Thời gian khảo sát rắn biển có thể tiến hành vào bất kỳ thời gian nào trong năm. 2.2. Khảo sát thực địa về rùa biển 2.2.1 Khảo sát hiện trạng rùa biển sinh sản tại các bãi đẻ Nhóm khảo sát cần ít nhất 2 người một nhóm, một người sẽ phụ trách ghi chép và một người sẽ thực hiện các công tác khác như gắn thẻ (nhãn), đo chiều dài mai rùa..., số lượng nhóm có thể thay đổi phụ thuộc vào thời gian khảo sát và chiều dài bãi đẻ. Khi đi khảo sát cần di chuyển sát mép nước, hạn chế tối đa việc sử dụng ánh sáng, gây tiếng động ảnh hưởng đến rùa mẹ. Khi phát hiện thấy dấu vết rùa mẹ bò lên bãi, một người sẽ di chuyển chậm theo hướng dấu bò và tiếp cận quan sát rùa biển. Nếu thấy rùa mẹ đang đào tổ thì phải dừng lại chờ đợi cho đến khi rùa mẹ bắt đầu đẻ trứng. Sau khi rùa mẹ bắt đầu đẻ trứng, một người sẽ kiểm tra thẻ gắn trên chân bơi phía trước của rùa biển. Sau đó tiến hành đo chiều dài và chiều rộng của mai. Phân loại rùa biển dựa vào đặc điểm hình thái và số lượng vảy trên đầu và mai rùa. Trong trường hợp không phát hiện ra rùa mẹ mà chỉ có dấu vết bò lên và bò xuống, cần xác định loài theo dấu và đo chiều rộng của dấu. Sau khi rùa biển đẻ xong bắt đầu lấp ổ bằng chân sau, một người sẽ tiến hành đeo thẻ cho rùa biển (cho những con không có thẻ hoặc thẻ bị mất hoặc hư hại không nhìn rõ số). Thông tin về số thẻ và chiều dài, chiều rộng mai sẽ được đọc cho người thứ hai ghi lại trong phiếu thu mẫu. Đánh dấu vị trí của tổ trứng bằng cách bằng cách đo khoảng cách từ tổ đến 2 cọc mốc đã được định trước, sao cho 3 vị trí này tạo thành hình tam giác trong đó 3 cạnh đều có số liệu về khoảng cách. Trong trường hợp phải di dời ổ trứng, phải tiến hành trong vòng 2 giờ sau khi rùa mẹ đẻ trứng. 2.2.2 Khảo sát hiện trạng rùa biển tại nơi sinh sống, kiếm ăn 14
  16. Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để khảo sát rùa biển tại nơi kiếm ăn của chúng: Phương pháp khảo sát theo mặt cắt: dùng tàu hoặc ca-nô chạy trên biển theo tuyến đã được định trước. Quan sát bằng ống nhòm hai bên tàu để phát hiện dấu hiệu rùa biển nổi lên trên mặt nước. Số liệu về khoảng cách từ vị trí phát hiện thấy rùa biển đến điểm quan sát cần được ghi lại. Phương pháp đánh dấu-bắt lại: có thể dùng lưới hoặc thủ công để bắt rùa biển tại nơi sinh sống, kiếm ăn của chúng. - Bắt thủ công: sử dụng xuồng máy chạy chậm trên khu vực rạn san hô hoặc thảm có biển và quan sát. Nếu thấy rùa biển thì một người được trang bị thiết bị lặn SCUBA sẽ lặn xuống phía trước mặt rùa biển, sau đó dùng tay túm lấy phần mai phía trước sau gáy và phía sau của rùa biển, hướng rùa biển bơi lên trên mặt nước. - Dùng lưới để bắt: lưới được thiết kế dài từ 20 đến 100 m (tùy thuộc vào địa hình và vị trí khu vực thả lưới) và cao 4 m, nổi trên mặt nước bằng hệ thống phao. Đường kính mắt lưới phụ thuộc vào kích thước cá thể rùa biển cần thu, nếu thu cả con non thì đường kính mắt lưới là 20 x 20 cm hoặc 30 x 30 cm, còn nếu chỉ thu cá thể trưởng thành hoặc chưa trưởng thành có đường kính phải là 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 cm. Lưới được cố định với neo có trọng lượng khoảng 8 kg bằng một sợi dây dài sao cho khi vướng lưới rùa biển vẫn có thể nổi lên trên mặt nước để thở. Lưới bẫy rùa biển phải được kiểm tra thường xuyên vì rùa biển phải nổi lên trên mặt nước để thở, nếu chân trước rùa bị vướng lưới thì chúng không thể tự nổi lên được và có thể bị chết đuối, đặc biệt là những con non có kích thước mai nhỏ hơn 30 cm. Việc kiểm tra này phải do ít nhất 2 người được trang bị kính lặn và ống thở thực hiện (không sử dụng dụng cụ lặn SCUBA trong trường hợp này vì khí cụ lặn có thể vướng vào lưới). Nếu phát hiện rùa biển vướng lưới, hai người sẽ lặn xuống một tay bám vào rìa trên mai của rùa biển còn tay kia sẽ đẩy mạnh từ rìa dưới mai, đưa rùa biển từ dưới mặt lưới lên trên mặt thuyền. Khu vực có thể thực hiện việc thu mẫu thường tại các rạn san hô, rạn đá hoặc thảm cỏ biển, những nơi thường xuyên xuất hiện rùa biển kiếm ăn. Lưới thường được để qua đêm. Các cá thể sau khi bị bắt được đưa lên tàu để chụp ảnh và đánh dấu (bằng thẻ hoặc sơn vẽ trên mai), cân, đo chiều dài và 15
  17. PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT Phiếu số: Ngày/tháng/năm: Giờ đi: Giờ về: Địa điểm: Tuyến khảo sát: Tọa độ: Điểm đầu Điểm cuối: Chiều dài tuyến: Thời tiết: Nhiệt độ: Tên người tham gia khảo sát: Thông tin về các loài: Thời gian Tên loài bắt gặp Số Địa điểm Sinh cảnh Độ Ghi chú (quan sát, (giờ:phút) (Tên Việt Nam/Tên lượng (mô tả sơ bộ) cao thu mẫu, thấy dấu khoa học) (cá (m) vết,kích cỡ mẫu,...) thể) Đặc điểm nhận dạng loài bắt gặp (nếu cần): Các nhân tố tác động (tự nhiên: thiên tai, do con người: tàn phá sinh cảnh, săn bắt, bẫy, ô nhiễm,…): Các ghi chú khác: 46
  18. PHỤ LỤC 2. PHIẾU PHỎNG VẤN Thông tin chung Số phiếu Thời gian phỏng vấn Người phỏng vấn Người được phỏng vấn Họ và tên Sinh năm Dân tộc Nghề nghiệp Địa chỉ Thông tin phỏng vấn Anh (chị) đã bắt gặp loài nào trong khu vực Tên địa phương của loài Mô tả sơ bộ về đặc điểm nhận dạng Số lượng cá thể bắt gặp (Ước lượng: Hiếm, nhiều, rất nhiều) Địa điểm bắt gặp loài Dạng sinh cảnh sống Nơi ở của loài (Dưới nước, trên mặt đất, trong hang, trên cây,..) Khoảng thời gian bắt gặp loài Mùa hoạt động của loài Loại thức ăn của loài Mùa sinh sản của loài Thông tin về hoạt động khai thác Mục đích săn bắt Tần suất săn bắt Giá bán ở địa phương Nguồn tiêu thụ Ghi chú khác 47
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Behler, J. L. (1979). Field guide to north American reptiles and amphibians. Alfred A. Knopf, New York. 2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013). Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 4. Dự án "Xây dựng hệ thống tài liệu kỹ thuật tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển", 2011. Dự thảo Quy phạm điều tra bò sát biển. Viện Tài nguyên Môi trường biển 5. Đặng Ngọc Thanh, Trần Kiên, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Cử, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Huy Yết, Đặng Thị Đáp (Biên tập, 2007). Sách đỏ Việt Nam, Phần Động vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 6. Ernst, C. H. & Barbour, R. W. (1989). Turtles of the World. Smithsonian Institution Press, Washington D.C., USA. 7. Frost, D. R. (2015). Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.0. Accessed in September 2015. Electronic Database accessible at http://research.amnh.org/herpetology/amphibia/index.html. American Museum of Natural History, New York, USA. 8. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo & Ngô Đắc Chứng (2012). Ếch nhái, bò sát ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 9. IUCN, 2015. IUCN Red List of Threatened Species. . Accessed on 09 March 2015. 10.Jestrzemski, D., Schütz, S., Nguyen, Q. T. & Ziegler, T. (2013). A survey of amphibians and reptiles in Chu Mom Ray National Park, Vietnam, with implications for herpetofaunal conservation. Asian Journal of Conservation Biology, 2(2): 88-110. 48
  20. - Câu: Đối với một số loài lưỡng cư như ếch nhái hoặc bò sát như thằn lằn bóng có thể dùng lưỡi câu có mắc mồi để câu chúng như câu cá. Các loài lưỡng cư có tập tính bắt mồi động nên mồi câu không cần phải là thức ăn của chúng mà có thể dùng cánh hoa, mẫu vải hay chùm chỉ màu đỏ di chuyển qua lại để tạo sự chú ý. - Bẫy ống: Dụng cụ này thường dùng bắt nhông cát sống trong hang. Bẫy gồm một ống bằng tre hoặc nhựa đường kính 2,5 -3 cm, dài 3 cm, một cần bằng tre có thể bật mạnh, một sợi dây thắt thành thòng lọng buộc vào cần, đầu có thòng lọng mở ra trong lòng ống. Một mấu cài nằm phía sau ống. Bẫy đặt ở miệng hang. Khi nhông cát chui ra từ hang đi qua lòng ống có thòng lọng, đụng vào mấu cài làm cần bẩy bật lên kéo dây thòng lọng thắt vào thân con vật. - Gậy hoặc kẹp bắt rắn: Gậy có nạng, móc, dây da hoặc kẹp ở đầu gậy. Dùng gậy có những phần này để ấn phần trước cơ thể rắn xuống đất. Sau đó tìm cách đè đầu rồi dùng tay hoặc panh kẹp nắm chặt vào cổ làm sao để rắn không quay đầu lại để cắn, nắm lấy đuôi và nhấc rắn lên khỏi mặt đất, đưa ra xa người. Cuối cùng tìm cách đưa đầu rắn vào túi hay thùng đựng. Cách bắt này đòi hỏi người bắt phải được huấn luyện thành thạo, thao tác nhanh và bảo đảm yếu tố an toàn. Kẹp bắt rắn là một ống rỗng có dây nối với một đầu là khóa giữ và một đầu có móc kẹp, khi bắt rắn có thể kẹp chặt đầu rắn vào móc kẹp. Dụng cụ này khá thuận tiện khi bắt rắn độc hoặc rắn trên cây. - Bẫy hố: Bẫy hố được sử dụng để bắt các loài lưỡng cư hoặc thằn lằn sống trên mặt đất. Hố có kích thước 15 x 15 cm, sâu 30-40 cm. Các hố đào có hình bàn cờ cách nhau khoảng 100-200 m hoặc nằm dọc ven sông suối hay men theo đường mòn nơi có nhiều ếch nhái hoạt động. Bẫy hố là những xô nhựa hoặc giỏ nhỏ chôn xuống đất sao cho miệng xô hoặc giỏ ngang bằng với mặt đất. Chôn vài bẫy xuống đất cách nhau 1-2 m và có hàng rào giữa chúng. Nếu con vật chạm hàng rào nó sẽ men theo hàng rào cho đến khi rơi xuống bẫy. Đổ một ít nước vào bẫy để con vật không thể trèo ra ngoài được và hàng ngày kiểm tra bẫy để thu mẫu hoặc đo đếm rồi thả lại tự nhiên. Các mẫu thu được sẽ bao gồm các thú nhỏ, côn trùng, lưỡng cư nhỏ và thằn lằn. Một tập hợp gồm 4-5 hố được nối với nhau bằng hàng rào gọi là giàn bẫy. Khoảng cách giữa các giàn bẫy từ 50-100 m. Đặt bẫy ở những nơi con vật thường qua lại. Số lượng bẫy tương ứng với tỷ lệ diện tích của sinh cảnh so với toàn khu vực. Đánh dấu nơi đặt bẫy để 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2