intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm của tăng bạch cầu ái toan do nguyên nhân ký sinh trùng

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm của tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em do nguyên nhân ký sinh trùng, góp phần vào việc tầm soát nguyên nhân tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm của tăng bạch cầu ái toan do nguyên nhân ký sinh trùng

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM CỦA TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN  <br /> DO NGUYÊN NHÂN KÝ SINH TRÙNG <br /> Trần Thị Mộng Hiệp*<br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm của tăng bạch cầu ái toan (BCAT) ở trẻ em do nguyên nhân<br /> ký sinh trùng (KST), góp phần vào việc tầm soát nguyên nhân tăng BCAT ở trẻ em.<br /> Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 120 bệnh nhi nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ<br /> 01/01/2008 ‐ 31/12/2010. Các bệnh nhi có lượng BCAT ≥ 500/mm3 được tầm soát nguyên nhân nhiễm KST<br /> bằng huyết thanh chẩn đoán.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, phân tích.<br /> Kết quả: Trẻ em nam chiếm tỷ lệ 64%, tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1. Bệnh nhi đến từ các tỉnh chiếm 75%. Bệnh<br /> nhi dưới 6 tuổi có huyết thanh chẩn đoán KST dương tính chiếm tỉ lệ cao nhất (76%), tuổi trung bình là<br /> 3,64±1,35 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhi tăng BCAT với huyết thanh chẩn đoán KST dương tính là 54%, số lượng BCAT<br /> trung bình trong nhóm huyết thanh chẩn đoán KST dương tính là 2102± 321/mm3. Trong nhóm trẻ có tăng<br /> BCAT và huyết thanh chẩn đoán KST dương tính, Toxocara canis được tìm thấy nhiều nhất (75%). Huyết<br /> thanh chẩn đoán KST dương tính cao nhất ở trẻ có triệu chứng da, kế đến là nhóm trẻ có triệu chứng tiêu hóa và<br /> hô hấp. Có mối liên hệ giữa nguyên nhân tăng BCAT do KST và triệu chứng ngoài da (p=0,016). Trong nhóm có<br /> triệu chứng ngoài da, độ tập trung tiểu cầu giảm chiếm tỉ lệ rất cao (85%). Khi BCAT ≥ 1000/ mm3 thì khả năng<br /> huyết thanh chẩn đoán KST dương tính cao hơn khi BCAT < 1000/ mm3 (p=0,034). Khả năng tìm được nguyên<br /> nhân KST rất cao khi VS tăng (p=0,023).<br /> Kết luận: Nguyên nhân chính gây tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em là do nhiễm ký sinh trùng. Cần nghĩ đến<br /> nguyên nhân do ký sinh trùng trong các trường hợp tăng BCAT với triệu chứng da, số lượng BCAT trên<br /> 1000/mm3 và tăng tốc độ lắng máu.<br /> Từ khóa: Rối loạn chức năng tiểu cầu,Toxocara, tốc độ lắng máu, triệu chứng ngoài da<br /> <br /> ABSTRACT <br /> HYPEREOSINOPHILIA IN PARASITIC DISEASE<br /> Tran Thi Mong Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 128 ‐ 132 <br /> Objective: This study attempts to determine the characteristics of hypereosinophilia in children with<br /> parasitic disease.<br /> Patients and methods: From January 2008 to December 2010, 120 children hospitalized at Nhi Dong2<br /> hospital with hypereosinophilia ≥ 500/mm3 were investigated for parasitic disease and serological test were<br /> performed.<br /> Results: Among the 120 patients, 64% were boys, male/female was 1,8/1 and 75% lived in rural areas. The<br /> most patients with positive serological test for parasitic disease were under 6 years of age (76%), the mean age<br /> was 3.64±1,35 years. In hypereosinophilia children, serological test for parasitic disease was positive in 54% and<br /> eosinophilia count was 2102± 321/mm3. Toxocara canis was the most found (75%). Positive serological test for<br /> parasitic disease was more frequent in children with cutaneous signs than those with digestive or pulmonary<br /> * Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ‐ Khoa Thận‐Máu‐Nội Tiết BV Nhi Đồng 2 <br /> Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908.198.104<br /> Email: tranmonghiep@yahoo.fr <br /> <br /> 128<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> signs. Hypereosinophilia with serological test positive was correlated with the presence of cutaneous signs<br /> (p=0,016). Among patients with cutaneous signs, abnormal platelet aggregation was found in 85% of the cases.<br /> Serological test for parasitic disease was frequently positive in children with eosinophilia count ≥ 1000/ mm3 or in<br /> patients with increased erythrocyte sedimentation rate.<br /> Conclusion: Parasitic disease was the main cause of hypereosinophilia in children. Patients with<br /> hypereosinophilia and cutaneous signs, eosinophilia count ≥ 1000/ mm3 or increased erythrocyte sedimentation<br /> rate need to be investigated for parasitic causes.<br /> Keywords: Toxocara, erythrocyte sedimentation rate, platelet function disorder, cutaneous signs<br /> tính, nơi cư ngụ, triệu chứng lâm sàng và các xét <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> nghiệm: huyết đồ, tốc độ  lắng  máu  (VS),  huyết <br /> Tăng bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu rất <br /> thanh chẩn đoán KST và soi cấy phân.  <br /> thường gặp ở trẻ em và việc xác định tăng bạch <br /> Bạch  cầu  ái  toan  tăng  khi  số  lượng  ≥ <br /> cầu  ái  toan  trong  máu  không  khó,  dựa  vào  kết <br /> 500/mm3  và  VS  tăng  khi  giờ  thứ  nhất  >15  mm <br /> quả  của  huyết  đồ.  Các  nguyên  nhân  làm  tăng <br /> hoặc giờ thứ hai >20 mm. <br /> bạch cầu ái toan trong máu rất nhiều: do ký sinh <br /> Các bệnh nhi có triệu chứng ngoài da (xuất <br /> trùng, nhiễm độc, dị ứng, hoặc do một số bệnh <br /> huyết da, hồng ban) được chỉ định làm thêm độ <br /> về  máu…Trong  đó  nguyên  nhân  do  ký  sinh <br /> tập trung tiểu cầu. <br /> trùng (KST) là nguyên nhân thường gặp nhất và <br /> cần được lưu ý tìm(2,3,4).  <br /> <br /> Xử lý thống kê <br /> <br /> Nghiên  cứu  nhằm  khảo  sát  đặc  điểm  của <br /> tăng bạch cầu ái toan (BCAT) ở trẻ em do nhiễm <br /> ký  sinh  trùng  tại  Bệnh  viện  Nhi  Đồng  2,  góp <br /> phần vào việc tầm soát nguyên nhân tăng BCAT <br /> ở trẻ em.  <br /> <br /> Số  liệu  được  nhập,  xử  lý,  phân  tích  bằng <br /> phần mềm SPSS 13.0 <br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> <br /> Biến số định tính (giới tính, nơi cư ngụ, tỷ lệ <br /> bệnh cảnh lâm sàng và các kết quả xét nghiệm) <br /> được trình bày dưới dạng tỷ lệ %. <br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu <br /> Nghiên cứu tiền cứu, phân tích. <br /> Nghiên  cứu  được  thực  hiện  trên  120  bệnh <br /> nhi  dưới  15  tuổi,  nhập  viện  tại  bệnh  viện  Nhi <br /> Đồng 2 từ 01/01/2008 ‐ 31/12/2010, có tăng bạch <br /> cầu ái toan (BCAT) ≥ 500/mm3 trên kết quả huyết <br /> đồ,  được  tầm  soát  nguyên  nhân  nhiễm  KST <br /> bằng huyết thanh chẩn đoán. <br /> Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán KST, bao <br /> gồm  các  loại  KST:  Toxocara canis,  Cysticercosis, <br /> Strongyloides,  Taenia,  Schistosoma,  Trichinella  và <br /> Echinococcus. <br /> <br /> Biến  số  định  lượng  (tuổi,  số  lượng  BCAT) <br /> được trình bày dưới dạng trung bình ± độ  lệch <br /> chuẩn. <br /> <br /> Mối tương quan giữa huyết thanh chẩn đoán <br /> KST và các tham số nghiên cứu (triệu chứng lâm <br /> sàng,  tốc  độ  lắng  máu,  số  lượng  BCAT)  được <br /> khảo  sát  bằng  test  chi  bình  phương.  Ngưỡng  ý <br /> nghĩa thống kê được xác định khi p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2