intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm đất và thực trạng vùng cây ăn quả huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc thực hiện đánh giá thực trạng phát triển đất trồng cây ăn quả vùng nghiên cứu theo hiện trạng và diễn biến sử dụng đất và đặc điểm các loại hình; Xác định khả năng thích nghi đất đai cho các loại cây ăn quả điển hình của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng cây ăn quả trong vùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm đất và thực trạng vùng cây ăn quả huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VÀ THỰC TRẠNG VÙNG CÂY ĂN QUẢ HUYỆN CHÂU THÀNH VÀ HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG Soil features and reality of fruit tree area at Chau Thanh and Cai Lay districts, Tien Giang province 1 Võ Nhật Tiễn 1 Trường Đại học Tiền Giang, Tiền Giang, Việt Nam vntien164@gmail.com Tóm tắt — Huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy có điều kiện tự nhiên thuận lợi với quá trình sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây ăn quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống cây ăn quả đang được trồng tại đây đều sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Toàn vùng có 4 nhóm đất chính: Nhóm đất cát giồng có diện tích 579,57ha (3,49%); Nhóm đất phèn diện tích 715,52ha (4,31%); Nhóm đất phù sa diện tích 1.860,48ha (11,20%); Nhóm đất lập liếp diện tích 12.669,52ha (76,29%). Đề xuất đến năm 2025, phân thành 5 vùng là: Vùng I (3.811ha) định hướng phát triển cây vú sữa, sầu riêng; Vùng II (3.804ha) định hướng phát triển các loại cây như cây vú sữa, sầu riêng, sapô; Vùng III (6.356ha) định hướng phát triển loại cây trồng chính là cây có múi, cây trồng xen là cây chôm chôm; Vùng IV (814,8ha) định hướng phát triển loại cây trồng chính là cây chôm chôm, cây trồng xen là cây có múi; Vùng V (754,5ha) không phát triển cây ăn quả. Abstract — Chau Thanh and Cai Lay districts have natural favorable conditions to the growth and development of many types fruit trees. The survey results showed that the varieties of fruit trees which are planted here well grown and developed and got high yield. There are 4 major of soil groups in the whole region: Arenosols occupies 579,57 hectares (3,49%); acid sulphate soils: 715,52 hectares (4,31%); Alluvial soil occupies 1.860,48 hectares (11,20%) and Raised beds soils occupy 12.669,52 hectares (76,29%). Proposed until 2025, land suitability classified into 5 regions: Region I (3,811 hectares) the orientational development of star apple, durian; Region II (3,804 hectares) the orientational development of star apple, durian, sapodilla; Region III (6.356 hectares) the orientational development of the main crop is citrus trees and intercrop is rambutan trees; Region IV (814.8 hectares) the orientational development of the main crop is rambutan trees and intercrop is citrus trees; Region V (754.5 hectares) do not grown of fruit trees. Từ khóa — Cây ăn quả, sự phù hợp của đất đai, đất phèn, fruit trees, land suitability, acid sulphate soil. 1. Giới thiệu Tiền Giang là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, đặc biệt là sản xuất trái cây. Tuy nhiên trên thực tế chưa khai thác hết tiềm năng của đất phù sa ven sông, nhiều mô hình cây ăn quả chưa được đầu tư đúng mức. Chọn giống cây ăn quả trồng chưa phù hợp trên nền đất phù sa, mở rộng diện tích một cách tự phát và thiếu sự định hướng của Nhà nước. Vấn đề sản xuất cây ăn quả chuyên canh, xác định cây trồng đặc sản có giá trị hàng hoá cao và tập trung sao cho hiệu quả chất lượng sản phẩm nâng khả năng cạnh tranh, đảm bảo môi trường là một trong những vấn đề cần quan tâm. Tác giả thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm đất và thực trạng vùng cây ăn quả huyện Châu Thành và Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” nhằm cung cấp thông tin về tài nguyên đất phục vụ phân vùng định hướng trồng các loại cây ăn quả tại huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. 2. Nội dung nghiên cứu Đặc điểm các loại đất bao gồm đặc điểm phát sinh và phân loại đất, đặc điểm hình thái và tính chất lý, hóa học, độ phì nhiêu của đất và đặc điểm quỹ đất. 45
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 Thực hiện đánh giá thực trạng phát triển đất trồng cây ăn quả vùng nghiên cứu theo hiện trạng và diễn biến sử dụng đất và đặc điểm các loại hình. Xác định khả năng thích nghi đất đai cho các loại cây ăn quả điển hình của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng cây ăn quả trong vùng. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Điều tra khảo sát, thu thập mẫu đất và mẫu nước. Lấy mẫu phân tích chất lượng đất, nước để đánh giá mức độ an toàn. Phương pháp so sánh: Các chỉ tiêu phân tích kim loại nặng được so sánh, đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu đất theo tiêu chuẩn TCVN 5297:1995. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 6000-1995 đối với nước ngầm, TCVN 5996-1995 đối với nước sông và suối, TCVN 5994-1995 đối với nước ao, hồ tự nhiên và nhân tạo. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm đất vùng nghiên cứu Kết quả điều tra cho thấp toàn vùng có 4 nhóm đất chính với 6 đơn vị đất tương ứng. Hình 1. Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai Nguồn: Phòng Thống kê huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy Bảng 1. Phân loại đất trong vùng DIỆN TÍCH NHÓM ĐẤT KÝ HIỆU (ha) (%) 1. Nhóm đất cát 579,57 3,49 - Đất cát giồng Cz 579,57 3,49 2. Nhóm đất phèn 715,52 4,31 - Đất phèn tiềm tàng Sp 236,27 1,42 - Đất phèn hoạt động Sj 479,25 2,89 3. Nhóm đất phù sa 1.860,48 11,20 - Đất phù sa có tầng đốm rỉ P(f) 746,12 4,49 - Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng Pf 1.114,36 6,71 46
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 4. Nhóm đất lập liếp (nhân tác) 12.669,52 76,29 - Đất lập liếp V 12.669,52 76,29 5. Sông suối 782,27 4,71 TỔNG DIỆN TÍCH 16.607,36 100 Nguồn: Dự án QSEAP tỉnh Tiền Giang - Phân viện Quy hoạch và TKNN Đất cát giồng (Cz): Đất cát giồng có diện tích 579,57 ha (3,49% diện tích tự nhiên vùng), phân bố thành giồng ở xã Dưỡng Điềm, xã Nhị Bình huyện Châu Thành. Hiện trạng và khả năng sử dụng thuận lợi cho cây trồng cạn, rau màu và nhất là các loại cây ăn quả (cây nhãn, cây có múi,…) có giá trị kinh tế nếu được đầu tư tốt. Đất phèn: Có diện tích 715,52 ha (4,31% diện tích tự nhiên vùng). Phân bố tập trung ở phía Bắc QL 1A thuộc xã Nhị Bình huyện Châu Thành. Đặc điểm chung nhóm đất này là giàu hữu cơ nhưng tốc độ phân giải chậm nên cây trồng khó sử dụng. Yếu tố hạn chế chính là hàm lượng nhôm khá cao, hạn chế sự phát triển của cây trồng. Nếu có biện pháp canh tác hợp lý thì vẫn có thể khai thác để trồng các loại cây ăn trái hay hoa màu. Đất phù sa: Có diện tích 1.860,48 ha (11,2% diện tích tự nhiên vùng) phân bố rải rác ở các xã Long Tiên và xã Mỹ Long thuộc huyện Cai Lậy và các xã Phước Thạnh, Thạnh Phú, Long Hưng, Đông Hòa, Nhị Bình thuộc huyện Châu Thành. Hầu hết đất phù sa trong vùng hiện nay canh tác rau màu hoặc hai lúa một màu. Nhóm đất phù sa phân bố dọc theo sông Tiền thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất tốt nhất và đã được sử dụng hầu hết cho sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất này không có yếu tố hạn chế đến phát triển cây trồng, thích hợp với nhiều loại cây ăn trái, rau màu. Đất lập liếp: Diện tích 12.669,52 ha có quy mô rất lớn (76,29% diện tích tự nhiên vùng) và phân bố hầu hết ở các xã trong vùng. Việc lên liếp đã làm cho các lớp đất bề mặt ít nhất là trong vòng 50 cm hầu như không còn bị ảnh hưởng của nước ngầm, đất trở nên thoáng khí và hình thành cấu trúc tốt, thuận lợi cho bố trí cây trồng cạn. Vì vậy, trên các liếp phù sa, ngoại trừ đất nhà ở xen kẽ, phần diện tích còn lại là đất trồng cây ăn quả, rau màu, có thể thay đổi dạng hình liếp để phục vụ cho việc canh tác các loại cây trồng khác nhau. 4.2. Đặc điểm nước vùng nghiên cứu Tác giả đã khảo sát, lấy 20 mẫu nước để phân tích, so sánh đối chiếu quy định về sản xuất kinh doanh rau, quả và chè an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008) các chỉ tiêu sau: Chì (Pb): Mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) ≤ ppm, kết quả phân tích 20 mẫu đều dưới ngưỡng (dao động từ 0,02 – 0,06 ppm). Arsenic (As): Mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) 50 - 100 ppb, kết quả số liệu phân tích 20 mẫu đều trong ngưỡng cho phép (dao động từ 0,4 – 1,6 ppb). Thủy ngân (Hg): Mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) ≤ 1 ppb, kết quả số liệu phân tích 20 mẫu có 9 mẫu dưới ngưỡng và 11 mẫu trên ngưỡng (dao động từ 0,4 – 2,9 ppb). Độ pH: Mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) 5,5 – 8,5 theo kết quả số liệu phân tích 20 mẫu đều trong ngưỡng cho phép (dao động từ 5,8 – 8,2) trừ mẫu 15 kênh Nguyễn Tấn Thành thuộc xã Long Hưng. Thời điểm lấy mẫu (15/8/20019) là lúc nước phèn từ Tân Phước đổ xuống, vì vậy vào thời điểm này không nên sử dụng nước trên kênh Nguyễn Tấn Thành để tưới, chế biến và sinh hoạt. Tổng số E.Coli (vi khuẩn đường ruột) (MPN/1ml mẫu) theo kết quả số liệu phân tích 20 mẫu (dao động từ 0,03 – 0,23 MPN/1ml). Tổng số Coliforms (trực khuẩn đường ruột - MPN/1ml mẫu) với mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) < 2. Theo kết quả số liệu phân tích 20 mẫu có 8 mẫu dưới ngưỡng, 12 mẫu trên ngưỡng. Các mẫu trên ngưỡng thuộc các sông rạch trong vùng, đặc biệt trong giếng khoan của xã Kim Sơn (9,3), cây nước Chợ Vĩnh Kim (4,6) và cây nước xã Mỹ Long (2,4). Định tính Samonella spp (vi khuẩn làm cho thức ăn trở 47
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 thành độc) thì trong 20 mẫu đã phân tích có 2 mẫu dương tính. Tóm lại, đối với nguồn nước tưới tiêu cho cây thì có thể sử dụng nguồn nước trong vùng (kể cả nước mặt, trừ kênh Nguyễn Tấn Thành vào tháng VII, VIII) nhưng để chế biến (rửa trái) thì phải sử dụng nguồn nước ngầm ở tầng sâu > 200m (tầng Pliocen). Trước khi sử dụng nguồn nước cho chế biến cần kiểm tra lại các chỉ tiêu vi sinh. 4.3. Đánh giá thực trạng cây ăn quả trong vùng nghiên cứu 4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất: Ngành nông nghiệp trong các năm qua phát triển toàn diện hơn trước, sản lượng lúa giảm 27% so với trước, nguyên nhân là do nông dân chuyển đổi diện tích sang trồng cây ăn trái. Địa phương đã cải tạo được 1.300 ha vườn tạp, nâng diện tích vườn chuyên toàn vùng lên đến 12.142 ha, trong đó đáng kể là cây có múi (bưởi, cam, quýt,…), sầu riêng, sapô, nhãn, vú sữa, chôm chôm,… Những năm gần đây khu vực này được đầu tư thích đáng, diện tích vườn đang phát triển khá thuận lợi nhờ hiệu quả cao và ổn định. Đất nông nghiệp vùng có 14.220,42 ha trong đó đất trồng cây hàng năm 1.921,79 ha chiếm 13,49% đất nông nghiệp; Đất trồng cây lâu năm có 12.185,80 ha (85,51%); Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 142,88 ha (1%). Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu năm 2020 Chia ra Từng vùng STT Loại đất (%) 13 x· 3 x· (ha) Châu Thành Cai Lậy Tổng diện tích 14.250,42 100,00 10.739,35 3.511,07 1 Đất trồng cây hàng năm 1.921,79 13,49 1.695,71 226,08 1.1 Đất trồng lúa, màu 1.919,18 13,47 1.693,18 226,00 1.1.1 Đất trồng lúa 1.343,30 9,43 1.117,30 226,00 1.1.2 Đất chuyên trồng màu 575,88 4,04 575,88 0 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2,61 0,02 2,53 0,08 2 Đất trồng cây lâu năm 12.185,80 85,51 8.934,36 3.251,39 2.1 Đất cây công nghiệp lâu năm 379,85 2,67 379,85 0 2.2 Đất cây ăn quả 11.069,80 77,68 7.884,97 3.184,78 - Vú sữa 1.799,31 12,63 1.796,51 2,80 - Sầu riêng 2.299,97 16,14 565,12 1.734,85 - Cây có múi 3.226,96 22,65 2.956,25 270,71 - Chôm chôm 355,21 2,49 187,22 167,99 - Sapô 1.630,74 11,44 1.356,31 274,43 - Cây ăn quả khác 1.757,56 12,33 1.023,56 734,00 2.3 Đất vườn tạp 301,76 2,12 301,76 0 2.4 Đất trồng cây lâu năm khác 434,39 3,05 367,78 66,61 3 Đất có MN nuôi trồng thuỷ sản 142,88 1,00 109,28 33,60 3.1 Đất nuôi cá 138,53 0,97 105,53 33,00 3.2 Đất thuỷ sản khác 4,35 0,76 3,75 0,60 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy Cây hàng năm có đất trồng lúa, màu, cây hàng năm khác tập trung chủ yếu ở xã Nhị Bình, xã Phước Thạnh huyện Châu Thành và xã Mỹ Long, xã Long Tiên huyện Cai Lậy. Cây lâu năm là cây trồng chủ lực của vùng dự án chiếm đến 85,51% đất nông nghiệp toàn vùng, trong đó cây công nghiệp lâu năm 379,85 ha (chủ yếu là cây dừa); Đất trồng cây ăn quả 11.069,80 ha (chiếm đến 77,68%); Đất vườn tạp 30,761 ha (2,12%) và đất trồng cây lâu năm khác 434,39 ha (3,05%). 48
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 4.3.2. Tình hình sản xuất một số cây ăn quả chính của vùng: Cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh) có diện tích tăng nhanh qua các năm, bình quân 34,6%/năm, đạt 3.226,96 ha năm 2020. Sản lượng bình quân tăng 29,3%/năm. Nhãn diện tích năm 2015 là 3.932,8 ha tăng lên 4.291,8 ha năm 2016, sau đó giảm dần. Nhìn chung những năm gần đây giá nhãn giảm mạnh vì vậy người dân chặt bỏ khá nhiều, đến năm 2020 diện tích chỉ còn 844 ha. Chôm chôm có diện tích tăng nhanh qua các năm, bình quân 18,4%/năm, đạt 355,21 ha năm 2020. Sản lượng bình quân tăng 8,5%/năm. Hiện tại người dân đã trồng giống chôm chôm nhãn có cơm ngọt, giá bán cao, nhất là trái vụ và chủ yếu tiêu thụ nội địa. Sapô diện tích năm 2015 là 2.358,9 ha giảm đều hàng năm, đến năm 2020 chỉ còn 1.630,74 ha. Tuy diện tích giảm nhưng do năng suất tăng nên sản lượng bình quân tăng 6%/năm, đạt 18.931 tấn năm 2020. Bên cạnh đó cây sapô dễ trồng, dễ chăm sóc đầu tư ít nên vẫn còn trồng nhiều. Sầu riêng với diện tích trồng năm 2020 là 2.299,97 ha chiếm 46,4% diện tích sầu riêng toàn tỉnh (toàn tỉnh 4.957 ha). Mặc dù giá cả biến động thất thường nhưng với những vườn sầu riêng được chủ vườn chăm sóc tốt và giống chất lượng cao (Chín Hoá, Ri-6, Monthon) vẫn cho hiệu quả khá cao. 4.3.3. Đánh giá khả năng thích nghi trồng cây ăn quả: Đánh giá đất đai là sự kết hợp và so sánh các yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất với chất lượng đất đai đã được xác lập thông qua đặc tính từng đơn vị đất đai. Mức độ thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất được xác định theo phương pháp hạn chế tối đa. Trên cơ sở các yêu cầu đất đai của các loại hình sử dụng đất được chọn và đặc điểm của các đơn vị đất đai. Mức độ thích nghi đất đai kèm theo yếu tố hạn chế được xét cho từng LUT khi bố trí trên từng LMU cụ thể và mức thích nghi của các LUT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1999). Bảng 3. Khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn Phân hạng khả năng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất Đơn vị đất đai Diện tích Tỷ lệ (LUT)(2) Số Mã số (ha) (%) LUT 01 LUT 02 LUT 03 LUT 04 LUT 05 LMU (đcg.jph.ftw)(1) MTH(3) YTHC(4) MTH YTHC MTH YTHC MTH YTHC MTH YTHC 01 111.111.111 283,99 1,71 S2 cd S3 d S3 d S2 dc S2 dc 02 111.111.112 295,58 1,78 S2 cdw S3 d S3 d S2 dcw S2 dc 03 221.112.111 3.322,83 20,00 S1 - S1 - S1 - S1 - S1 - 231.113.111 9.316,57 56,10 S1 - S1 - S1 - S1 - S1 - 04 231.113.112 30,11 0,18 S2 w S2 w S1 - S2 w S1 - 05 06 333.113.431 746,12 4,49 S2 fdg S3 ft S3 dgft S3 f S3 ft 342.114.331 631,87 3,81 S2 cdfg S2 dcgft S3 dg S2 dcgft S2 cgft 07 342.114.332 100,45 0,61 S2 cdgfw S2 dcgft S3 dg S2 dcgft S2 cgft 08 342.114.431 382,04 2,30 S2 cdgf S3 ft S3 dgft S3 f S3 ft 09 10 443.214.442 383,19 2,31 N dgf N dgft N dpgft N ft N ft 443.314.442 96,06 0,58 N dfgp N dgft N dpgft N ft N ft 11 443.124.442 164,89 0,99 N dgf N dpgft N djgft N ft N ft 12 443.134.442 71,38 0,43 N dgf N dpgft N djgft N ft N ft 13 Sông suối 782,27 4,71 Tổng diện tích 16.607,36 100,00 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Châu Thành và Cai Lậy (1) Ký hiệu (dcg.jph.ftw): Xem yếu tố hạn chế (YTHC) và bảng mô tả các đơn vị đất đai (2) Các loại hình sử dụng đất (LUT) LUT 1: Cây chôm chôm LUT 2 : Cây sầu riêng 49
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 LUT 3: Cây vú sữa LUT 4: Cây sapô LUT 5: Cây có múi (3) Mức thích hợp (MTH) S1: Thích hợp cao S2: Thích hợp trung bình S3: Ít thích hợp N: Không thích hợp (4) Yếu tố hạn chế d: Nhóm đất p: Độ sâu tầng p j: Độ sâu tầng j c: Thành phần cơ giới t: Thời gian ngập g: Độ sâu xuất hiện glây h: Địa hình tương đối f: Độ sâu ngập w: Chất lượng nước Trên cơ sở phân cấp các tiêu chí về yêu cầu sinh thái của từng loại cây ăn quả, tác giả tiến hành đối chiếu với các đặc điểm của từng loại đất, từ đó rút ra kết quả phân hạng về mức độ thích nghi của từng loại cây. Bảng 4. Diện tích các mức độ thích nghi Bộ thích nghi Các loại hình Đơn Không Sông Tổng Trung sử dụng đất vị Ít thích nghi suối cộng + Cao (S1) bình (LUT) tính (S3) (N) (S2) LUT1: Cây chôm chôm ha 16.607,3 15.109,5 12.639,4 2.470,1 0 715,52 782,27 % 100,006 6 90,98 0 76,10 6 14,88 0 4,31 4,71 LUT2: Cây sầu riêng ha 16.607,3 15.109,5 12.639,4 762,43 1.707.7 715,52 782,27 % 100,006 6 90,98 0 76,10 4,6 3 10,28 4,31 4,71 LUT3: Cây sapô ha 16.607,3 15.109,5 12.669,5 0 2.440,0 715,52 782,27 % 100,006 6 90,98 1 76,28 0,00 5 14,70 4,31 4,71 LUT4: Cây vú sữa ha 16.607,3 15.109,5 12.639,4 1.342,0 1.128,1 715,52 782,27 % 100,006 6 90,98 0 76,10 0 8,09 6 6,79 4,31 4,71 LUT5: Cây có múi ha 16.607,3 15.109,5 12.669,5 1.311,8 1.128,1 715,52 782,27 % 100,006 6 90,98 1 76,28 9 7,91 6 6,79 4,31 4,71 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy 4.3.4. Phân vùng định hướng phát triển cây ăn quả: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017) đã tổng hợp, thực hiện báo cáo tham luận định hướng quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bên cạnh đó Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang (2008) đã ban hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Căn cứ vào quy hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và hiện trạng sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp, đặc điểm tài nguyên đất như loại hình thổ nhưỡng, đặc điểm nguồn nước, hệ thống thủy lợi cấp nước, kiểm soát lũ triều. Theo đó, định hướng phát triển cây ăn quả được chia thành các vùng, cụ thể như sau: Vùng I có quy mô diện tích là 3.811 ha. Đây là vùng đất ven sông (gồm sông Rạch Gầm và sông Phú Phong), gồm các xã Bình Trưng, Vĩnh Kim, Kim Sơn, Bàn Long và một phần xã Mỹ Long và xã Long Tiên. Định hướng phát triển cây vú sữa, sầu riêng thành vùng cây đặc sản có giá trị kinh tế cao với giống vú sữa lò rèn, sầu riêng hạt lép, ri6, hạt lép chuồng bò,… Vùng II có quy mô diện tích là 3.804 ha. Đây là vùng đất lập liếp và đất phù sa gồm các xã Tam Bình, Long Tiên, Kim Sơn. Định hướng phát triển trồng các loại cây như cây vú sữa, sầu riêng, sapô. Các giống cây có thể trồng là vú sữa lò rèn, các giống sầu riêng hạt lép,… Vùng III có quy mô diện tích là 6.356 ha. Đây là vùng đất lập liếp còn lại và đất phù sa gồm các xã Mỹ Long, Hữu Đạo, Nhị Bình, Bình Trưng, Đông Hòa, Long Hưng, Thạnh Phú, Phước Thạnh, Song Thuận. Định hướng phát triển loại cây trồng chính là cây có múi, cây trồng xen là cây chôm chôm. Các giống cây có múi có thể trồng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, cam sành, các giống cây chôm chôm có thể trồng là chôm chôm nhãn, chôm chôm java. Vùng IV có quy mô diện tích là 814,8 ha. Đây là vùng đất cát giồng diện tích 814,8ha gồm các xã Dưỡng Điềm, một phần xã Hữu Đạo, Nhị Bình. Định hướng phát triển loại cây trồng chính là cây chôm chôm, cây trồng xen là cây có múi. Các giống cây chôm chôm có thể trồng là chôm chôm nhãn, chôm chôm java, giống cây có múi có thể trồng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, cam sành,… 50
  7. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 Vùng V có quy mô diện tích 754,5 ha. Đây là vùng đất phèn tập trung ở xã Nhị Bình, ở đây hàng năm đều có nước ngập, nếu muốn trồng cây ăn quả phải đầu tư với chi phí cao nên tác giả đề xuất không phát triển cây ăn quả ở vùng này. 4. Kết luận Toàn vùng có 4 nhóm đất chính với 6 đơn vị đất tương ứng với loại phát sinh, trong đó nhóm đất cát giồng có diện tích 579,57 ha chiếm 3,49% diện tích tự nhiên; Nhóm đất phèn diện tích 715,52 ha (4,31%); Nhóm đất phù sa diện tích 1.860,48 ha (11,20%); Nhóm đất lập liếp diện tích 12.669,52 ha (76,29%). Trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai và các định hướng của tỉnh, huyện đã đưa ra được phương án quy hoạch vùng cây ăn quả theo tiêu chí đặt ra. Tác giả đề xuất đến năm 2025 phân thành 5 vùng là: Vùng I (3.811 ha) định hướng phát triển cây vú sữa, sầu riêng; Vùng II (3.804 ha) định hướng phát triển các loại cây như cây vú sữa, sầu riêng, sapô; Vùng III (6.356ha) định hướng phát triển loại cây trồng chính là cây có múi, cây trồng xen là cây chôm chôm; Vùng IV(814,8 ha) định hướng phát triển loại cây trồng chính là cây chôm chôm, cây trồng xen là cây có múi; Vùng V (754,5 ha) muốn trồng cây ăn quả phải đầu tư cơ bản với chi phí cao nên đề xuất không phát triển cây ăn quả ở vùng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Báo cáo tham luận định hướng quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững. [2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008). Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN: Về quy định về sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn. [3] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1999). Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [4] Nguyễn Minh Châu (1998). Đánh giá tiềm năng cây ăn quả vùng đồng bằng sông Cửu Long, triển vọng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. [5] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang (2008). Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. Ngày nhận: 04/05/2021 Ngày duyệt đăng: 25/06/2021 51
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0