intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và hình ảnh tổn thương não trong bệnh chảy máu nội sọ tự phát ở trẻ từ 1-12 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Chia sẻ: ViBandar2711 ViBandar2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

45
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chảy máu nội sọ tự phát ở trẻ từ 1-12 tháng tuổi là bệnh phổ biến, tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Bài viết m tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng và hình ảnh tổn thương não trong bệnh chảy máu nội sọ tự phát ở trẻ từ 1-12 tháng trên hình ảnh chụp CLVT hoặc CHT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và hình ảnh tổn thương não trong bệnh chảy máu nội sọ tự phát ở trẻ từ 1-12 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương

  1. tạp chí nhi khoa 2016, 9, 5 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG NÃO TRONG BỆNH CHẢY MÁU NỘI SỌ TỰ PHÁT Ở TRẺ TỪ 1 – 12 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Tô Minh Mạnh*, Nguyễn Văn Thắng**, Nguyễn Thị Thanh Hương*** * Đại học Y Dược Thái Bình, **Đại học Y Hà Nội, ***Bệnh viện Nhi Trung ương Tóm tắt Chảy máu nội sọ tự phát ở trẻ từ 1-12 tháng tuổi là bệnh phổ biến, tỷ lệ tử vong và di chứng cao [6]. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng và hình ảnh tổn thương não trong bệnh chảy máu nội sọ tự phát ở trẻ từ 1-12 tháng trên hình ảnh chụp CLVT hoặc CHT. Đối tượng: Trẻ nhỏ từ 1 - 12 tháng tuổi bị chảy máu nội sọ tự phát điều trị tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Kết quả : Trẻ mắc bệnh nam nhiều hơn nữ. Biểu hiện lâm sàng gồm các dấu hiệu hiệu, khóc thét 79,3%, nôn 53,1%, bỏ bú 68,1%, thóp phồng 68,1%, rối loạn ý thức 69,5%, co giật, thiếu máu 61% và tỷ lệ prothrombin giảm 34,8% . 54% bệnh nhân được truyền máu và tiêm vitamin K ở tuyến địa phương trước khi chuyển viện. Tổn thương trên phim: Chảy máu (CM) màng não đơn thuần (43,2%), CM nhu mô đơn thuần: 20,6%, CM não thất đơn thuần: 3,2%, CM màng não kết hợp chảy máu nhu mô: 20%; CM màng não kết hợp CM não thất: 3,8%, CM nhu mô kết hợp CM não thất: 6,5%. CM dưới màng cứng: 54,3%, CM dưới nhện: 20,9%. Tổn thương thứ phát: phù não: 52,2%, di lệch đường giữa: 45,2%, giãn não thất: 20,1%. Kết luận: Chảy máu nội sọ tự phát hay gặp ở trẻ nhỏ do thiếu vitamin K, tỷ lệ mắc và di chứng còn cao. Từ khóa: Chảy máu nội sọ, co giật, thiếu máu. ABSTRACT Features of clinical epidemiology and CT scan and MRI of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage in Children aged from 1-12 months at National Hospital of Pediatrics Spontaneous intracranial hemorrhage (ICH) is the abnormal accumulation of blood in the cranial vault that may occur within the brain parenchyma or in the surrounding meningeal spaces in the absence of trauma. Objectives: 1. To describe the clinical epidemiology of the patient spontaneous intracerebral hemorrhage in children aged 1 to 12 months old at National Hospital of Pediatrics. 2. To describe CT and MRI images of brain damage in spontaneous intracerebral hemorrhage in children. Subjects: Children aged between 1-12 months with spontaneous intracerebral hemorrhage treatment at the Neurology Department at National Hospital of Pediatrics. Methods: Description. Results: The rate of male/ female: 2.6. The clinical signs: crying: 79.3%, vomiting: 53.1%, bulging fontanelle: 68.1%, consciousness disorders: 69.5%, convulsions: 67.6% and the decreased prothrombin ratio: 34.8%. 54% of patients received blood transfusions and vitamin K before transferring. CT scan and MRI images: Meningeal hemorrhage (43.2%), parenchymal hemorrhage: 20.6%, intraventricular hemorrhage 3.2%. Meningeal hemorrhage combination parenchymal hemorrhage: 20.0 %; meningeal hemorrhage combination intraventricular hemorrhage: 3.8%, combined parenchymal hemorrhage and intraventricular hemorrhage: 6.5%. Subdural hemorrhage: 54.3%, subarachnoid hemorrhage: 20.9%. Sequelae: cerebral edema: 52.2%, displaced midline: 45.2%, ventricular dilatation: 20.1%. Conclusion: Spontaneous intracerebral hemorrhage in children due to vitamin K deficiency with high incidence and sequelae. Keywords: Intracranial hemorrhage, convulsions, anemia. 74
  2. phần nghiên cứu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Tiến cứu: Từ tháng 7 / 2014 đến 6 / 2015: 80 bệnh nhân (37,6%). Chảy máu nội sọ ở trẻ nhỏ là vấn đề luôn được 2.2. Phương pháp quan tâm trong bệnh học Nhi khoa. Tỷ lệ mắc bệnh Phương pháp mô tả tiến cứu và hồi cứu hàng và tỷ lệ tử vong khá cao từ 10 - 50%, di chứng ở hệ loạt ca bệnh. thần kinh tới 30 - 50% với trẻ được cứu sống [7]. Nguyên nhân chủ yếu do giảm các yếu tố đông 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU máu trong phức hệ prothrombin, do thiếu vitamin K, ngoài ra còn gặp ở bệnh nhi giảm tiểu cầu tiên 3.1. Phân bố bệnh theo giới và nhóm tuổi phát, bệnh lý gan mật… Chảy máu nội sọ ở trẻ sơ Trong 213 bệnh nhi chảy máu não, nam: 153 sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi phần lớn do rối (71,8%) cao hơn nữ (28,2%), p3 đến 12 tháng tuổi chương trình tiêm phòng vitamin K ngay sau đẻ từ 12(5,6%) bệnh nhân. năm 2004 bệnh đã giảm so với trước đây, tuy nhiên 3.2. Biểu hiện lâm sàng khi nhập viện còn nhiều trẻ mắc bệnh vào viện điều trị. Chúng tôi Trong 213 bệnh nhân, chúng tôi gặp các biểu thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu: hiện ở màng não: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh chảy - Khóc thét 169 (79,3%) bệnh nhân, bú kém máu nội sọ tự phát ở trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi tại hoặc bỏ bú: 145 (68,1%), thóp phồng 145(68,1%), Bệnh viện Nhi Trung ương. nôn vọt 113 (53,1%) bệnh nhân. 2. Mô tả hình ảnh tổn thương não trong bệnh - Các biểu hiện rối loạn ý thức: li bì 137(64,3%), chảy máu nội sọ ở nhóm trẻ trên hình ảnh cắt lớp hôn mê 11(5,2%) bệnh nhân. vi tính (CLVT) hoặc cộng hưởng từ (CHT). - Các rối loạn vận động như co giật toàn thân 57(26,8%), cục bộ 87(40,8%). 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Các biểu hiện liệt thần kinh khu trú: 61(28,6%) 2.1. Đối tượng bệnh nhân, các biểu hiện tổn thương thần kinh sọ 213 trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi bị chảy máu nội sọ trong đó phần lớn là sụp mi 35 (16, 4%) bệnh nhân. tự phát điều trị tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Nhi - Biểu hiện thiếu máu từ mức nhẹ đến nặng Trung ương. Trong đó: 130(61%). Chảy máu nơi khác như ở da và niêm - Hồi cứu: Từ tháng 7 / 2012 đến 6 / 2014: 133 mạc 26(12,2%) bệnh nhân. bệnh nhân (62,4%). 3.3. Tỷ lệ prothrombin (n = 198) Biểu đồ 1. Mức độ thay đổi tỷ lệ prothrombin ở bệnh nhi Nhận xét: Có 34,8% bệnh nhi giảm tỷ lệ prothrombin, trong đó 21,2% bệnh nhi có tỷ lệ giảm nặng < 20%. Tuy nhiên có trên 65,2% bệnh nhân có tỷ lệ prothrombin trên 70%. 75
  3. tạp chí nhi khoa 2016, 9, 5 Bảng 1. Vị trí chảy máu não - màng não theo vị trí giải phẫu Vị trí chảy máu Số bệnh nhi Tỷ lệ % CM màng não đơn thuần 80 43,2 CM nhu mô đơn thuần 38 20,6 CM não thất đơn thuần 6 3,2 Phối hợp các vị trí 61 33,0 Tổng 185 100 Nhận xét: CM màng não đơn thuần: 43,2%, CM nhu mô đơn thuần: 20,6%, CM não thất đơn thuần: 3,2%. Phối hợp các vị trí: 33,0%. 3.4. Vị trí chảy máu màng não 129 bệnh nhân chỉ bị chảy máu ở màng não, trong đó chảy máu dưới màng cứng 70(54,3%), chảy máu dưới nhện 27(20,9%), chảy máu dưới màng cứng và dưới nhện 32(24,8%) trường hợp. Bảng 2. Phân bố chảy máu nội sọ theo bán cầu não Vị trí Số bệnh nhi Tỷ lệ % Một bên bán cầu 92 71,3 CM màng não Hai bên bán cầu 37 28,7 (n = 129) p
  4. phần nghiên cứu 3.5. Kết quả điều trị báo bệnh ở lứa tuổi này ở giai đoạn 2003-2008 là Điều trị ở tuyến trước: Truyền máu và tiêm 326 (74,1%) bệnh nhân. Rõ ràng, số lượng bệnh vitamin K 115 (54%), chống phù não bằng nhân chảy máu trong sọ ở lứa tuổi 1-3 tháng mannitol 105(49,3%). trong nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn về số Điều trị tại BV Nhi có 129(60,6%) bệnh nhi lượng trẻ mắc trung bình năm so với hai nghiên được điều trị nội khoa đơn thuần, điều trị nội cứu trước, nhưng tỷ lệ mắc vẫn cao 94,4% ở lứa khoa kết hợp với phẫu thuật 84(39,4%). tuổi này trong tập hợp nghiên cứu từ 1-12 tháng Bệnh nhân sống và di chứng: khỏi chưa bộc lộ tuổi. Kết quả này cũng nói lên trẻ mắc bệnh chủ di chứng 184 (86,4%), đã có di chứng 22 (10,3%). là rối loạn đông máu do thiếu vitamin K ở lứa tuổi Bệnh nhân tử vong 7 (3,2%) bệnh nhân. từ 1-3 tháng tuổi. 4. BÀN LUẬN Xuất phát từ tình hình thực tế tại Việt Nam, tỷ lệ chảy máu não cao hơn nhiều so với các nước 4.1. Một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng trên thế giới do đó bệnh ngày càng được quan Qua nghiên cứu một số đặc điểm bệnh nhi tâm nhiều hơn tuy có chương trình dự phòng chảy máu nội sọ tự phát tại khoa Thần kinh Bệnh nhưng tỉ mắc vẫn còn cao. Kết quả nghiên cứu viện Nhi Trung ương ở giai đoạn sau chương của chúng tôi thấy bệnh gặp chủ yếu ở trẻ trai trình dự phòng bằng tiêm vitamin K cho trẻ sau chiếm 71,8% cao hơn ở trẻ gái: 28,2%, với p
  5. tạp chí nhi khoa 2016, 9, 5 4.2. Đặc điểm lâm sàng và sụ giảm prothrombin 4.3. Hỉnh ảnh tổn thương não máu Kết quả nghiên cứu cho thấy CM màng não 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất: 43,2%, CM nhu Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhi chảy máu nội mô đơn thuần: 20,6%, CM não thất đơn thuần: sọ tự phát thường gặp nhất: Các dấu hiệu màng 3,2%. CM màng não chiếm: 69,7% thấp hơn so với não: khóc thét: 79,3%, bú kém hoặc bỏ bú: 68,1%, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương: 91,8%, thóp phồng: 68,1%, nôn vọt 53,1%. Các biểu hiện nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng là 90,1%, tiếp não: co giật: 67,6%, dấu hiệu thần kinh khu trú: đến là chảy máu nhu mô: 49,8% tương đương 28,6%, sụp mi: 16,4%. Dấu hiệu thiếu máu trên với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng: 48,7% và lâm sàng được đánh giá 61,0%. Các biểu hiện này chảy máu não thất: 12,4%.[2][4] tương ứng với nghiên cứu của Khallaf và cs [6], Đánh giá CM màng não được thực hiện ở 129 Nguyễn Văn Thắng và cộng sự [4]. Có 64,3% bệnh bệnh nhi trong đó CM dưới màng cứng chiếm nhi vào viện trong tình trạng lơ mơ thấp hơn so 54,3%, CM dưới nhện là 20,9%, phối hợp CM dưới với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng: 85,5% màng cứng và chảy máu dưới nhện có 32 trường nhưng lại cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị hợp chiếm 24,8%. Nghiên cứu của Nishio - T và Minh Hương: 38,5%. 5,2% bệnh nhi trong tình cộng sự nhận thấy trong 84 trường hợp CM não - trạng hôn mê, kết quả này thấp hơn nghiên cứu màng não được chụp CLVT sọ não CM dưới nhện của Trần Thi Minh Hương: 31,19% và Nguyễn Văn chiếm 85,7%, CM dưới màng cứng chiếm 48,8% Thắng: 14,4%. Tác giả Ekelund H, cũng đưa ra trường hợp, CM nhu mô não 42,9%, chảy máu nhận xét khi nghiên cứu nhóm bệnh nhân bị chảy trong não thất 10,7% [8]. Kết quả này có khác biệt máu trong sọ ở trẻ nhỏ với 78,0% bệnh nhân có với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau [3],[4]. Đức Hùng.[1] Tình trạng co giật khi bệnh nhi nhập viện có Khối máu tụ trong khoang màng não ở một bên 40,8% bệnh nhi có biểu hiện giật một chi hoặc giật bán cầu chiếm 71,3%, hai bên bán cầu chỉ chiếm nửa người kết quả này cao hơn so với nghiên cứu 28,7%, với p
  6. phần nghiên cứu quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn cứu hình ảnh tổn thương não và nhận xét kết quả Văn Thắng [4]. điều trị bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 5. Kết luận 3. Trần Thị Minh Hương (1996), “Góp phần tìm Bệnh chảy máu trong sọ tự phát ở trẻ từ 1-12 hiểu bệnh xuất huyết não ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tháng tuổi xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ 1-3 tháng tuổi tuổi do thiếu vitamin K”, Tạp chí y học thực hành, (94,4%), ưu thế ở trẻ trai so với trẻ gái. Số trẻ mắc tr 201-204. bệnh trong những năm gần đây có thấp hơn so 4. Nguyễn Văn Thắng (2002), “Nghiên cứu một nhiều năm trước đây. Tỷ lệ tử vong, di chứng bệnh số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và tiên lượng của có giảm hơn so với nhiều năm trước đây. Biểu bệnh xuất huyết não-màng não ở trẻ nhỏ”, Luận hiện bệnh vẫn nổi bật với các triệu chứng khóc án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 55-85. thét, bỏ bú, thóp phồng, rối loạn ý thức và co giật, 5. Chaou W.T., Chou M.L., Eitzman D.V (1984), thiếu máu nặng. Nguyên nhân chủ yếu do giảm “Intracranial hemorrhage and vitamin K deficiency”, tỷ lệ prothrombin. Hình ảnh tổn thương não biểu J. Pediatr, 10: 880-884. hiện ở cả não và màng não, tổn thương não ở 6. Khallaf et all (2011), “Spontaneous nhiều vị trí và lan tỏa. Các dấu hiệu như phù não, Intracerebral Hemorrhage in Children: Study of chèn đẩy tổ chức não, giãn não thất thứ phát kết 69 Cases at Assiut University Hospital”, PanArab hợp làm cho bệnh càng thêm trầm trọng. Journal of Neurosurgeryro. PA/10/758. 7. Isarangkura P.B., Chuamsumrit A., Hatirat TÀI LIỆU THAM KHẢO P. et al (1989), “Idiopathic vitamin K deficiency in infants: its roles in infant morbidity and childhood 1. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Văn Thắng handicaps”, Thromb hamost, 62: 363. (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng 8. Nishio - T, Nohara - R et al (1987), “Intracranial thần kinh và di chứng của bệnh chảy máu trong hemorrhage due to vitamin K deficiency; report sọ ở trẻ dưới ba tháng tuổi theo vị trí tổn thương”, of case with multiple intracerebral hematomas Nghiên cứu Y học, Phụ trương 38, số 5, tr 65-68. with ring-like high density figures”, No-To Shinkel, 2. Nguyễn Thị Thanh Hương (2008), “Nghiên 39(1): 65-70. 79
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0