intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm kháng kháng sinh và cơ chế truyền gen kháng thuốc ở các chủng Salmonella typhi phân lập tại Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một nghiên cứu hồi cứu đã được tiến hành với 111 chủng Salmonella typhi phân lập tại Việt Nam. Kết quả cho thấy 81,1% số chủng đề kháng với một hoặc nhiều kháng sinh; kiểu cách đa đề kháng (CmApTmSu) xuất hiện phổ biến (75,68%); tất cả các chủng vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với ceftazidime, ceftriaxone và ciprofloxacin. Thực nghiệm tiếp hợp và phản ứng PCR xác nhận: các gen mã hóa cho sự đề kháng của S.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm kháng kháng sinh và cơ chế truyền gen kháng thuốc ở các chủng Salmonella typhi phân lập tại Việt Nam

Nguyễn Đắc Trung<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 157 - 161<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH VÀ CƠ CHẾ TRUYỀN GEN KHÁNG<br /> THUỐC Ở CÁC CHỦNG SALMONELLA TYPHI PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM<br /> Nguyễn Đắc Trung<br /> Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Một nghiên cứu hồi cứu đã được tiến hành với 111 chủng Salmonella typhi phân lập tại Việt Nam.<br /> Kết quả cho thấy 81,1% số chủng đề kháng với một hoặc nhiều kháng sinh; kiểu cách đa đề kháng<br /> (CmApTmSu) xuất hiện phổ biến (75,68%); tất cả các chủng vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với<br /> ceftazidime, ceftriaxone và ciprofloxacin. Thực nghiệm tiếp hợp và phản ứng PCR xác nhận: các<br /> gen mã hóa cho sự đề kháng của S. typhi với chloramphenicol (cat-1), tetracycline (tetA),<br /> ampicillin (blaTEM-1) và trimethoprim (dfr14)/ sulfamethoxazole (sul-2) đều nằm trên một plasmid<br /> 23 Kb và chúng có thể được truyền cả cụm sang vi khuẩn nhận E. coli DH5α; plasmid 23 Kb chỉ<br /> được tìm thấy ở các chủng S. typhi đa kháng thuốc.<br /> Từ khóa: Bệnh thương hàn, Salmonella typhi, đa kháng thuốc, R-plasmid, PCR<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Ngày nay bệnh thương hàn do Salmonella<br /> typhi vẫn là một vấn đề y tế quan trọng ở các<br /> nước đang phát triển và kém phát triển-những<br /> nơi mà điều kiện vệ sinh còn kém, thiếu cung<br /> cấp nước sạch, ô nhiễm thực phẩm, việc sử<br /> dụng vacxin còn hạn chế [2], [13]. Dưới áp<br /> lọc chọn lọc của kháng sinh, vi khuẩn S. typhi<br /> đã phát triển nhiều cơ chế kháng thuốc khác<br /> nhau làm xuất hiện và lan truyền rộng rãi các<br /> chủng vi khuẩn kháng đa kháng sinh [4], [7],<br /> [10]. Từ năm 1995, bệnh thương hàn do S.<br /> typhi đa kháng thuốc đã xuất hiện ở nhiều<br /> vùng của Việt Nam, sự đề kháng với các<br /> kháng sinh fluoroquinolone và cephalosporin<br /> thế hệ thứ 3 cũng đã xuất hiện ở vi khuẩn này<br /> [2], [5], [14]. Cơ chế đề kháng và sự lan<br /> truyền gen kháng thuốc qua plasmid ở S. typhi<br /> cũng đã được nhiều tác giả trên thế giới<br /> nghiên cứu [4], [7], [10]. Tại Việt Nam,<br /> plasmid mang gen kháng thuốc cũng đã được<br /> tìm thấy ở một số chủng S. typhi phân lập tại<br /> miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên có sự khác<br /> biệt trong cấu trúc và trọng lượng phân tử của<br /> các plasmid mang gen kháng thuốc này [1],<br /> [8], [9], [11], [12], [15]. Phân tích R-plasmid<br /> (plasmid mang gen kháng thuốc) và cơ chế<br /> lan truyền gen kháng thuốc ở vi khuẩn sẽ giúp<br /> xây dựng phương thức ngăn ngừa sự lan<br /> *<br /> <br /> truyền các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh<br /> trong cộng đồng.<br /> Xác định đặc điểm kháng kháng sinh, sự tồn<br /> tại và cơ chế lan truyền của gen kháng kháng<br /> sinh ở các chủng S. typhi phân lập tại Việt<br /> Nam chính là nội dung nghiên cứu của đề tài.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Chủng vi khuẩn: 111 chủng S. typhi phân<br /> lập từ bệnh nhân thương hàn tại Việt Nam do<br /> Ngân hàng gen vi sinh vật Trường Đại học Y<br /> Hà Nội cung cấp. Trong đó 52 chủng phân lập<br /> tại miền Bắc, 45 chủng phân lập tại miền<br /> Trung và 14 chủng phân lập từ miền Nam.<br /> Chủng E. coli ATCC25922 và S. aureus<br /> ATCC 25923 sử dụng cho kiểm tra hiệu lực<br /> của kháng sinh. Chủng E. coli DH5α sử dụng<br /> cho thực nghiệp tiếp hợp chuyển gen.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Tất cả các chủng S. typhi đều được xác định<br /> sự nhạy cảm với 9 kháng sinh, bao gồm:<br /> chloramphenicol (Cm), ampicillin (Ap),<br /> tetracycline (Te), trimethoprim (Tm),<br /> sulfamethoxazole (Su), nalidixic acid (Na),<br /> ceftazidime, ceftriaxone và ciprofloxacin<br /> bằng phương pháp khoanh giấy khuếch tán<br /> Kirby- Bauer; MIC với chloramphenicol,<br /> ampicillin và co-trimoxazole được xác định<br /> bằng phương pháp E-test. DNA plasmid được<br /> tách chiết và tinh sạch theo phương pháp của<br /> 157<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Đắc Trung<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 157 - 161<br /> <br /> Các kháng sinh thông thường dùng trong điều<br /> trị bệnh thương hàn như chloramphenicol,<br /> ampicillin và trimethoprim/sulfamethoxazole<br /> đều bị đề kháng với tỷ lệ cao (80,17 đến<br /> 75,68 %). Tuy nhiên không có chủng S. typhi<br /> nào kháng ceftazidime, ceftriaxone và<br /> cipropfloxacin; các chủng đề kháng với<br /> chloramphenicol và ampicillin có MIC ≥32<br /> µg/ml<br /> và<br /> kháng<br /> trimethoprim/<br /> sulfamethoxazole có MIC ≥4 µg/ml (Bảng 1).<br /> Đặc điểm plasmid kháng thuốc ở S. typhi<br /> Một plasmid với kích cỡ khoảng 23 Kb đã<br /> được tìm thấy ở 84 chủng S. typhi đa kháng<br /> thuốc, plasmid này không thấy xuất hiện ở<br /> các chủng vi khuẩn nhạy cảm hoàn toàn với<br /> kháng sinh (Hình 1).<br /> <br /> Joseph và David [6]. Sự lan truyền của<br /> plasmid được xác định qua tiếp hợp giữa các<br /> chủng S. typhi và E. coli DH5α. Kỹ thuật<br /> PCR sử dụng 5 cặp mồi được thực hiện để<br /> xác định các gen cat-1, blaTEM-1, tetA, sul-2,<br /> dfrA14 mã hóa lần lượt cho sự đề kháng với<br /> chloramphenicol, ampicillin, tetracycline,<br /> sulfamethoxazole và trimethoprim.<br /> Trong số 111 chủng S. typhi được kiểm tra,<br /> chỉ có 21 chủng (18,92%) nhạy cảm hoàn<br /> toàn với những kháng sinh được thử; 90<br /> chủng còn lại (81,1%) đề kháng với 1 hoặc<br /> nhiều kháng sinh; kiểu cách đa đề kháng<br /> (CmApTmSu) xuất hiện ở 84 chủng (75,68%)<br /> (Bảng 2).<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Sự nhạy cảm với kháng sinh của S. typhi<br /> <br /> Bảng 1. Sự nhạy cảm kháng sinh của các chủng S. typhi<br /> R<br /> Kháng sinh<br /> Chloramphenicol<br /> Ampicillin<br /> Trimethoprim/<br /> sulfamethoxazole<br /> Tetracycline<br /> Nalidixic acid<br /> Ceftazidime<br /> Ceftriaxone<br /> Ciprofloxacin<br /> <br /> S<br /> <br /> I<br /> n (%)<br /> <br /> n (%)<br /> <br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 22 (19,83)<br /> 27 (24,33)<br /> <br /> MIC<br /> (µg/ml)<br /> ≤3<br /> ≤1<br /> <br /> 89 (80,17)<br /> 84 (75,68)<br /> <br /> MIC<br /> (µg/ml)<br /> > 256<br /> > 256<br /> <br /> 84 (75,68)<br /> <br /> > 32<br /> <br /> 0<br /> <br /> 27 (24,33)<br /> <br /> ≤ 0,16<br /> <br /> 90 (81,07)<br /> 2 (1,8)<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> ND<br /> ND<br /> ND<br /> ND<br /> ND<br /> <br /> 0<br /> 1 (0,9)<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 21 (18,93)<br /> 108 (97,3)<br /> 111 (100)<br /> 111 (100)<br /> 111 (100)<br /> <br /> ND<br /> ND<br /> ND<br /> ND<br /> ND<br /> <br /> n (%)<br /> <br /> R, Đề kháng; I, Trung gian; S, Nhạy cảm; MIC, Nồng độ ức chế tối thiểu; ND, Không được xác định<br /> Bảng 2. Kiểu cách kháng kháng sinh của cách chủng S. typhi<br /> Kiểu cách đề kháng a<br /> CmApTeTmSu<br /> CmApTeTmSuNa<br /> CmTe<br /> Te<br /> Nhạy cảm hoàn toàn<br /> Tổng số<br /> a<br /> <br /> Cm, chloramphenicol; Ap, ampicillin;<br /> sulfamethoxazole; Na, nalidixic acid<br /> <br /> Số chủng<br /> 82<br /> 2<br /> 5<br /> 1<br /> 21<br /> 111<br /> <br /> Te,<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 73,87<br /> 1,8<br /> 4,5<br /> 0,9<br /> 18,92<br /> 100<br /> <br /> tetracycline;<br /> <br /> Tm,<br /> <br /> trimethoprim;<br /> <br /> 158<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Su,<br /> <br /> Nguyễn Đắc Trung<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 89(01/2): 157 - 161<br /> <br /> 8<br /> Plasmid 23Kb<br /> <br /> Hình 1. Điện di đồ DNA plasmid trên gel agarose 0,8% (1, Thang chuẩn: DNA bacteriophage λ được cắt<br /> bằng Hind III; 2 và 3: chủng S. typhi nhạy cảm kháng sinh; 4-8: Plasmid chủng S. typhi đa kháng)<br /> <br /> Thực nghiệm tiếp hợp chuyển gen đã được<br /> thực hiện giữa 21 chủng S. typhi đa đề kháng<br /> (mang plasmid 23 Kb) với chủng vi khuẩn E.<br /> coli DH5α (nhạy cảm kháng sinh, không<br /> mang plasmid). Hiện tượng chuyển gen qua<br /> plasmid đã xảy ra ở 11 chủng S. typhi<br /> (52,38%). Chủng E. coli lai thu được sau tiếp<br /> hợp biểu hiện kiểu cách đề kháng giống hoàn<br /> toàn chủng S. typhi tham gia thực nghiệm và<br /> plasmid 23 Kb cũng được tìm thấy ở những<br /> chủng E. coli này (Hình 2).<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> Plasmid<br /> 23Kb<br /> <br /> cho phản ứng PCR (sử dụng 5 cặp mồi). Gen<br /> cat-1 (314bp) mã hóa cho enzyme<br /> chloramphenicol acetyltransferase kiểu I<br /> kháng chloramphenicol, gen blaTEM-1 (827bp)<br /> mã hóa kháng ampicillin, gen tetA (710bp)<br /> mã hóa kháng tetracycline, gen dfrA14<br /> (223bp) mã hóa enzyme dihydrofolate<br /> reductase kháng trimethoprim và gen sul-2<br /> (187bp) mã hóa kháng sulfamethoxazole đã<br /> được tìm thấy tồn tại trên các phân tử DNA<br /> plasmid 23 Kb (Hình 3). Kết quả nghiên cứu<br /> cho thấy plasmid 23 Kb mang các gen mã hóa<br /> cho sự đề kháng đồng thời với<br /> chloramphenicol, tetracycline, ampicillin và<br /> trimethoprim/ sulfamethoxazole, các gen này<br /> có thể được truyền cả cụm (en bloc) cho vi<br /> khuẩn nhận qua cơ chế tiếp hợp.<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> Hình 2. Điện di đồ Plasmid 23 Kb được truyền từ<br /> S. typhi đa kháng sang E. coli DH5α (1, Thang<br /> chuẩn: DNA bacteriophage λ được cắt bằng Hind<br /> III; 2 và 3: Plasmid 23 Kb của chủng S. typhi đa<br /> kháng; 4: E. coli DH5α trước tiếp hợp; 5 và 6:<br /> Plasmid 23 Kb của E. coli sau tiếp hợp)<br /> <br /> Kết quả PCR phát hiện gen kháng kháng<br /> sinh ở S. typhi<br /> Plasmid 23 Kb thu được từ 84 chủng S. typhi<br /> đa kháng thuốc và 11 chủng E. coli DH5α lai<br /> sau tiếp hợp được sử dụng làm khuôn mẫu<br /> <br /> Kiểm tra độ nhạy cảm của 111 chủng S. typhi<br /> phân lập tại Việt nam với 9 loại kháng sinh<br /> cho thấy 81,1% số chủng S. typhi đề kháng<br /> với một hoặc nhiều kháng sinh; kiểu cách đa<br /> đề kháng (CmApTmSu) xuất hiện ở 75,68%<br /> số chủng; các chủng S. typhi vẫn còn nhạy<br /> cảm với ceftazidime, ceftriaxone và<br /> cipropfloxacin.<br /> Sự<br /> đề<br /> kháng<br /> với<br /> chloramphenicol, ampicillin, tetracycline,<br /> sulfamethoxazole và trimethoprim lần lượt do<br /> sự mã hóa của các gen: cat-1 (314bp), blaTEM1 (827bp), tetA (710bp), dfrA14 (223bp) và<br /> sul-2 (187bp); các gen này đều nằm trên<br /> plasmid 23 Kb và được truyền cả cụm qua cơ<br /> chế tiếp hợp sang vi khuẩn nhận.<br /> 159<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Đắc Trung<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 89(01/2): 157 - 161<br /> <br /> 6<br /> bla TEM-1 (827 bp)<br /> tetA<br /> (710 bp)<br /> cat-1 (314 bp)<br /> dfrA14 (223 bp)<br /> <br /> sul-2<br /> <br /> (187 bp)<br /> <br /> Hình 3. Điện di đồ sản phẩm PCR các gen kháng kháng sinh nằm trên plasmid 23 Kb<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Butler T., Linh NN., Arnold K., Adickman<br /> MD., Chau DM., Muoi MM., (1977), “Therapy of<br /> antimicrobial-resistant typhoid fever”, Antimicrob<br /> Agents Chemother, Vol. 11, No. 4, pp. 645-650.<br /> [2]. Connerton P., Wain J., Hien TT., Ali T., Parry<br /> C., Chinh NT., et al, (2000), “Epidemic typhoid in<br /> Vietnam: molecular typing of multiple-antibioticresistant Salmonella enterica serotype Typhi from<br /> four outbreaks” J. Clin. Microbiol, Vol. 38, pp.<br /> 895-897.<br /> [3]. Crump JA., Luby SP., Mintz ED.,(2004), “The<br /> global burden of typhoid fever”. Bull World Health<br /> Organ, 82, pp. 346-353.<br /> [4]. Jesudason MV., John TJ., (1992) “Plasmid<br /> mediated multidrug resistance in Salmonella<br /> typhi”, Indian J Med Res, Vol. 95, pp. 66-67.<br /> [5]. John W., Kidgell C., (2004), “The emergence<br /> of multidrug resistance to antimicrobial agents for<br /> the treatment of typhoid fever”, Transactions of<br /> the Royal Society of Tropical Medicine and<br /> Hygiene, Vol. 98, No. 7, pp. 423-430.<br /> [6]. Joseph S., and David W., (2001), “Molecular<br /> cloning: A laboratory manual”. 1st edition. New<br /> York: Cold Spring Harbor Laboratory Press.<br /> [7]. Kaul V., (1992), “R-factor mediated multiple<br /> drug resistance in Salmonella typhi strains isolated<br /> for seven years”, Indian J Med Microbiol, Vol. 10,<br /> pp. 107-113.<br /> [8]. Kidgella C., Pickarda D., Waina J., et al.,<br /> (2002), “Characterisation and distribution of a<br /> cryptic Salmonella typhi plasmid pHCM2”,<br /> Plasmid, Vol. 47, No. 3, pp. 159-171.<br /> [9]. Ling JM., Lo NWS., Kam YM., et al., (2002),<br /> “Molecular methods for the epidemiological<br /> <br /> typing of Salmonella enterica serotype Typhi from<br /> Hong Kong and Vietnam”, J. Clin. Microbiol,<br /> Vol. 36, pp. 292-300.<br /> [10]. Mirza S., Kariuki S., Mamun K Z., et al,<br /> (2000), “Analysis of Plasmid and Chromosomal<br /> DNA of multidrug-resistant Salmonella enterica<br /> serovar Typhi from Asia”, J Clin Microbiol, Vol.<br /> 38, pp. 1449-1452.<br /> [11]. Parkhill J., Dougan G., James KD., et<br /> al., (2001), “Complete genome sequence of a<br /> multiple drug resistant Salmonella enterica<br /> serovar Typhi CT18”, Nature, Vol. 413, No. 6858,<br /> pp. 848-852.<br /> [12]. Parry CM., Hien TT., Dougan G., White NJ.,<br /> Farrar JJ., (2002), “Typhoid Fever”, N Engl J<br /> Med, Vol. 347, pp. 1770-1782.<br /> [13]. Thong KL., Passey M., Clegg A., Combs<br /> BG., Yassin RM., and T. Pang, (1996),<br /> “Molecular analysis of isolates of Salmonella<br /> typhi obtained from patients with fatal and<br /> nonfatal typhoid fever”, J. Clin. Microbiol, Vol.<br /> 34, pp. 1029-1033.<br /> [14]. Wain J., Hoa NT., Chinh NT., Vinh H.,<br /> Everett MJ., Diep TS., et al., et al, (1997),<br /> “Quinolone-resistant Salmonella typhi in Viet<br /> Nam: molecular basis of resistance and clinical<br /> response to treatment”, Clin Infect Dis, Vol. 25,<br /> pp. 1404-1410.<br /> [15]. Wain J., Diem Nga LT., Kidgell C., et al,<br /> (2003),<br /> “Molecular<br /> analysis<br /> of<br /> incHI1<br /> antimicrobial resistance plasmids from Salmonella<br /> serovar Typhi strains associated with typhoid<br /> fever” Antimicrob Agents Chemother, Vol. 47,<br /> pp. 2732-2739<br /> <br /> 160<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Đắc Trung<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 157 - 161<br /> <br /> SUMMARY<br /> CHARACTERISTICS OF ANTIBIOTIC RESISTANCE AND TRANSMISSION<br /> MECHANISM OF RESISTANCE GENES IN SALMONELLA TYPHI STRAINS<br /> ISOLATED IN VIET NAM<br /> Nguyen Dac Trung*<br /> College of Medicine and Pharmacy - TNU<br /> <br /> A retrospective study was carried out with 111 Salmonella typhi strains isolated in Vietnam. The<br /> results showed that 81.1% were resistant to one or more antimicrobial agents and the multidrug<br /> pattern of CmApTmSu was predominant (75.68 %). None of the strains displayed resistance to<br /> ceftazidime, ceftriaxone or ciprofloxacin. The conjugative and PCR assays indicated a small plasmid<br /> of approximately 23 Kb conferring the multidrug phenotype (MDR) was detected from MDR S. typhi<br /> strains. This plasmid harbored 5 drug-resistant genes, i.e., cat-1, blaTEM-1, tetA, sul-2, and dfr14; all<br /> were transferred en bloc from MDR S. typhi strains to E. coli DH5α via the 23-Kb plasmid. The<br /> transferable plasmid was only found from MDR S. typhi strains.<br /> Key words: Typhoid fever, Salmonella typhi, multidrug, transferable plasmid, PCR<br /> <br /> *<br /> <br /> 161<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2