intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học thận của suy thận tiến triển nhanh ở người trưởng thành tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học thận của suy thận tiến triển nhanh ở người trưởng thành tại Bệnh viện Chợ Rẫy" với 2 mục tiêu chính: Thứ nhất mô tả các đặc điểm lâm sàng, huyết học, sinh hóa, miễn dịch, chức năng thận và mô tả đặc điểm mô bệnh học của những bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học thận của suy thận tiến triển nhanh ở người trưởng thành tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC THẬN CỦA SUY THẬN<br /> TIẾN TRIỂN NHANH Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br /> Trần Thị Bích Hương*, Trần Hiệp Đức Thắng**, Nguyễn Ngọc Lan Anh*, Bùi thị Ngọc Yến*,<br /> Lê Thanh Toàn***, Nguyễn Minh Tuấn****<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Suy thận tiến triển nhanh là một khẩn cấp trong thận học, được đặc trưng bằng tình trạng mất<br /> chức năng thận nhanh trong vòng vài ngày đến vài tháng.<br /> Mục tiêu: (1) Mô tả các đặc điểm lâm sàng, huyết học, sinh hóa, miễn dịch, chức năng thận; (2) Mô tả đặc<br /> điểm mô bệnh học của những bn suy thận tiến triển nhanh.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.<br /> Kết quả: Từ 12/2013 đến 5/2015, có 38 bn được chẩn đoán và điều trị suy thận tiến triển nhanh tại khoa<br /> Thận Bệnh Viện Chợ Rẫy. Tuổi trung vị là 25. Tỉ lệ nữ/nam = 3/1. Có 34 bn viêm thận lupus (28/31 bn xếp loại<br /> class IV), 3 bn bệnh thận IgA và 1 bn U hạt Wegener đã chẩn đoán trước đó. Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là tiểu<br /> máu (34/38 bn, 89,5%), tiểu protein ≥ 3g/24 giờ (25/38 bn, 65,8%). Tất cả bn đều có kích thước thận bình thường<br /> trên siêu âm. Sinh thiết thận tiến hành trên 34 bn. Nhóm bn lupus có trên 90% cầu thận còn sống, kèm các tổn<br /> thương hoạt động như liềm tế bào, huyết khối vi mạch thận, hoại tử ống thận cấp. Trong khi 3 bn bệnh thận IgA<br /> có tổn thương chủ yếu là mạn tính. Sau điều trị tích cực, nhóm viêm thận lupus (26/34 bn; 71%) và 1bn U hạt<br /> Wegener cải thiện chức năng thận, trong khi 3 bn IgA chức năng thận không cải thiện.<br /> Kết luận: Định hướng chẩn đoán nguyên nhân dựa trên lâm sàng, cận lâm sàng phối hợp với giải phẫu<br /> bệnh thận giúp điều trị thích hợp các trường hợp suy thận tiến triển nhanh.<br /> Từ khóa: Suy thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận liềm, thuyên tắc vi mạch<br /> huyết khối, viêm thận lupus, bệnh thận IgA, U hạt Wegener.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> CLINICAL AND HISTOLOGICAL FEATURES OF RAPIDLY PROGRESSIVE RENAL FAILURE IN<br /> ADULTS AT CHO RAY HOSPITAL<br /> Tran thi Bich Huong, Tran Hiep Duc Thang, Nguyen Ngoc Lan Anh, Bui thi Ngoc Yen,<br /> Le Thanh Toan, Nguyen Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 474 - 482<br /> Background: Rapidly progressive renal failure (RPRF) is an emergency in nephrology, characterized by a<br /> rapid decrease in renal function within several days to several months. Kidney damage represents one or more<br /> glomerular, tubular and vascular injuries.<br /> Objectives: (1) To describe clinical, hematological, biological and immunological features; (2) To describe<br /> histological features; (3) To illustrate short-term outcomes in renal function and death in the first stage of<br /> treatment of RPRF patients.<br /> Method: A prospective, case study.<br /> Results: From December 2013 to May 2015, 38 RPRF cases in Nephrology Department, Cho Ray Hospital<br /> * Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược, Tp Hồ Chí Minh, Khoa Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy,<br /> ** Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, ***Khoa Siêu Âm, Bệnh viện Chợ Rẫy,<br /> **** Khoa Thận Nhân Tạo, Bệnh Viện Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: PGS. Trần thị Bích Hương,<br /> ĐT 0938817385,<br /> email: huongtrandr@yahoo.com<br /> <br /> 474<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> were recruited. The median age was 25 years. The female/male ratio=3/1. There were 34 cases of lupus nephritis<br /> (LN), 28 among them were categorized as class IV LN, 3 cases of IgA nephropathy and 1 case previously<br /> diagnosed with Wegener’s granulomatosis. The commonly clinical presentations of RPRF were hematuria<br /> (89,5%, 34/38), proteinuria ≥ 3g/24h (65,8%, 25/38). The median serum creatinine was 2.4 mg/dL. There were 12<br /> cases on dialysis during hospitalization, half of them were withdrawn from dialysis at discharge. Plasmapheresis<br /> was prescribed in 6 cases and both had renal function recovery. Most cases (72,9%, 27/37) recovered in renal<br /> function, 1 case died.<br /> Conclusion: Causal oriented diagnosis consisted in clinical presentations, laboratory and histological<br /> features may help prescribing suitable treatment for RPRF patients.<br /> Keywords: Rapidly progressive renal failure, rapidly progressive glomerulonephritis, crescentic<br /> glomerulonephritis, thrombotic microangiopathy, lupus nephritis, IgA nephropathy, Wegener’s granulomatosis.<br /> <br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> <br /> Suy thận tiến triển nhanh (rapid progressive<br /> renal failure, RPRF) là tình trạng mất chức năng<br /> thận nhanh trong vòng vài ngày (từ 7 ngày) đến<br /> vài tháng. Tốc độ mất chức năng thận này chậm<br /> hơn so với suy thận cấp hoặc tổn thương thận<br /> cấp (acute kidney injury, là tình trạng mất chức<br /> năng thận nhanh trong vài giờ đến vài ngày,<br /> dưới 7 ngày), nhưng nhanh hơn bệnh thận mạn.<br /> Mặc dù có cùng 1 kiểu hình lâm sàng về tốc độ<br /> suy giảm chức năng thận, RPRF xuất phát từ 1<br /> hoặc đồng thời nhiều bệnh lý khác nhau gây ra<br /> như từ cầu thận, ống thận hoặc mạch máu thận,<br /> và đòi hỏi can thiệp khẩn cấp để hồi phục chức<br /> năng thận. Theo Tomono Fujii, tử vong do RPRF<br /> là 8% cao hơn nhóm bn không tổn thương thận<br /> là 1,2%, và thấp hơn nhóm bn tổn thương thận<br /> cấp là 17,5%. Trong y văn cho đến nay, các<br /> nghiên cứu về RPRF chủ yếu là các báo cáo ca<br /> lâm sàng hoặc hàng loạt ca lâm sàng, nhất là khi<br /> bn hồi phục chức năng thận sau 1 thời gian chạy<br /> thận nhân tạo. Năm 2010, chúng tôi đã báo cáo<br /> về 1 trường hợp suy thận tiến triển nhanh ở bn<br /> lupus. Năm 2013, Huỳnh Thoại Loan &CS báo<br /> cáo về 12 TH viêm cầu thận tiến triển nhanh do<br /> viêm lupus ở bệnh nhi.Chúng tôi chưa tìm được<br /> nghiên cứu về RPRF ở người trưởng thành với<br /> số lượng tập trung trong nước, nên tiến hành đề<br /> tài này, nhằm mục tiêu nghiên cứu (1) Mô tả các<br /> đặc điểm lâm sàng, huyết học, sinh hóa, miễn<br /> dịch, chức năng thận, (2) Mô tả đặc điểm mô<br /> bệnh học của các TH suy thận tiến triển nhanh.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Các bệnh nhân (bn) người trưởng thành<br /> nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng<br /> 12/2013 đến tháng 5/ 2015, được chẩn đoán suy<br /> thận tiến triển nhanh (creatinine huyết thanh<br /> tăng trên 50% hoặc eGFR giảm > 50% so với cơ<br /> bản trong thời gian dưới 3 tháng trước nhập<br /> viện). và đồng ý tham gia nghiên cứu.Tiêu chí<br /> loại trừ: suy thận mạn giai đoạn cuối với kích<br /> thước 2 thận nhỏ trên siêu âm, tổn thương thận<br /> cấp, suy thận cấp, thai kỳ, hoặc bn trên 80 tuổi,<br /> hồ sơ không đủ số liệu nghiên cứu.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Thiết kế tiền cứu, mô tả hàng loạt ca<br /> <br /> Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu<br /> Chức năng thận được đánh giá dựa vào<br /> creatinine HT và eGFR (theo công thức ước đoán<br /> của MDRD) ở nhiều thời điểm khác nhau: trước<br /> nhập viện, lúc nhập viện và mỗi 3 ngày trong<br /> quá trình nằm viện, lúc xuất viện. Bn được tiến<br /> hành xét nghiệm nước tiểu đánh giá tiểu protein<br /> (tổng phân tích nước tiểu, protein niệu 24h), tiểu<br /> máu (tổng phân tích nước tiểu, Cặn Addis). Các<br /> xét nghiệm miễn dịch như kháng thể kháng<br /> nhân, antidsDNA, ANCA -MPO, ANCA-PR3,<br /> Anticardiolipin (IgG và IgM), anti 2<br /> Glycoprotein I, screening test, bổ thể C3, C4<br /> được tiến hành tại khoa Sinh hóa và khoa Huyết<br /> học, Bệnh viện Chợ Rẫy. Nếu BN suy thận nặng<br /> <br /> 475<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> đang chạy thận nhân tạo, bn được kiểm tra đông<br /> máu trước sinh thiết thận 1 ngày như thường<br /> quy và được sắp xếp sao cho bn không chạy thận<br /> nhân tạo 24 giờ trước và 24 giờ sau sinh thiết<br /> thận. Mọi thuốc kháng đông, chống kết tập tiểu<br /> cầu đều được ngưng 7 ngày trước sinh thiết<br /> thận. Những trường hợp khẩn cấp được truyền<br /> chế phẩm thiếu như khối tiểu cầu, huyết tương<br /> tươi đông lạnh trước hoặc sau sinh thiết thận.<br /> Sinh thiết thận qua da được BS Thận học tiến<br /> hành bằng súng tự động (Bard Corp Magmum,<br /> USA), kim 16G 13cm với sự hỗ trợ của BS Siêu<br /> âm, tại khoa Siêu âm, bệnh viện Chợ Rẫy. Mẫu<br /> thận được khảo sát tại khoa giải phẫu bệnh,<br /> Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tại đây, mẫu<br /> thận được vùi nến, cắt mỏng 2-3µm thành nhiều<br /> lame và nhuộm Hematoxyline Eosin (HE),<br /> Periodic Acid Schiff (PAS), Trichrome, Bạc khảo<br /> sát dưới kính hiển vi quang học, và nhuộm miễn<br /> dịch huỳnh quang với kháng thể kháng IgG,<br /> IgA, IgM, C3, C1q, Fibrinogen, Kappa, Lambda,<br /> và albumine làm chứng nền và khảo sát dưới<br /> kính hiển vi huỳnh quang. Các kết quả giải phẫu<br /> bệnh do cùng 1 BS giải phẫu bệnh đọc. Các bệnh<br /> nhân suy thận nặng có chỉ định chạy thận nhân<br /> tạo tại khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Chợ Rẫy<br /> và được giới thiệu đến các đơn vị thận nhân tạo<br /> tại địa phương sau xuất viện.<br /> <br /> Các định nghĩa dùng trong nghiên cứu<br /> Về bệnh nguyên nhân<br /> Lupus đỏ hệ thống dựa vào 4/11 tiêu chuẩn<br /> của Hội Thấp Học Hoa Kỳ. Trong đó chẩn đoán<br /> viêm thận lupus nếu bn có tiểu protein ><br /> 0,5g/24h, kèm hoặc không kèm tiểu máu, trụ<br /> niệu bất thường. Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn<br /> chẩn đoán viêm thận theo SLICC (2012), nếu bn<br /> không đạt tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp<br /> học Hoa Kỳ. Phân loại viêm thận do lupus theo<br /> hệ thống phân loại ISN/RPS 2004. Bệnh thận IgA<br /> dựa vào kết quả lắng đọng chủ yếu IgA vùng<br /> giang mạch qua khảo sát miễn dịch huỳnh<br /> quang, không thay đổi bổ thể. Bệnh U hạt<br /> Wegener: chẩn đoán dựa vào ANCA-PR3 dương<br /> tính mạnh và mô bệnh học.<br /> <br /> 476<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> Về huyết học<br /> Thiếu máu dựa vào tiêu chuẩn của WHO với<br /> Hb < 12g/dL ở nam và 30.000/ph trong cặn Addis.<br /> Nhóm bn IgA và U Hạt Wegener đều không<br /> Bảng 2: Triệu chứng thực thể và xét nghiệm sinh hóa của nhóm nghiên cứu lúc nhập viện<br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Số TH phù toàn thân<br /> Thể tích nước tiểu lúc nhập viện (ml/24h)<br /> Số TH thiểu niệu (NT24h < 400ml)<br /> Số TH tăng huyết áp (HA ≥ 140/90mmHg)<br /> Số TH tiểu protein ≥3g/24h<br /> Số TH tiểu máu (HC>5000/ph)<br /> <br /> Lupus đỏ hệ thống<br /> N=34<br /> 34<br /> 725 (642,998)<br /> 9<br /> 12<br /> 23<br /> 30<br /> <br /> Bệnh thận IgA<br /> N=3 (#)<br /> 3<br /> 1000<br /> 0<br /> 0<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> U hạt Wegener<br /> N=1<br /> 1<br /> 1000<br /> 0<br /> 1<br /> 0<br /> 1<br /> <br /> 477<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Số TH tiểu bạch cầu (BC> 2000/ph)<br /> Số TH có creatinine nền trước NV<br /> Số TH protein máu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2