intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐO CỦA QUẦN THỂ LỢN BẢN Ở SƠN LA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

93
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu về thịt lợn của người tiêu dùng ngày một nâng cao không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng. Đàn lợn trên khắp các tỉnh thành của cả nước có xu hướng nạc hoá ngày càng cao. Các giống lợn ngoại nhập như Yorshire, Landrace, Duroc… và lợn lai (lợn nội x lợn ngoại hay lợn ngoại x lợn ngoại) đang được nuôi phổ biến ở các vùng trong khi đó các giống lợn nội đang có xu hướng giảm dần, một số giống còn có nguy cơ tuyệt chủng. Bất kỳ giống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐO CỦA QUẦN THỂ LỢN BẢN Ở SƠN LA

  1. PHẠM THỊ THANH HOA – Đặc điểm ngoại hình và các chỉ số đo ... ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐO CỦA QUẦN THỂ LỢN BẢN Ở SƠN LA Phạm Thị Thanh Hoa1*, Anna Valle Zarate2, Hans- Peter Piepho2 và Lê Thị Thuý1 1 Viện Chăn nuôi; 2 Đại học Honhenheim - Đức *Tác giả liên hệ: Phạm Thị Thanh Hoa, Tel: 04-7.522.450 / 01687.445.265; Fax: 04-8.385.804; Email: hoavcn@yahoo.com ABSTRACT Phenotypic and biometric characterisation of Autochthonous Vietnamese Ban pigs in Son La province The study was conducted in three districts (Mai Son, Son La and Song Ma) in Son La province, Northern Vietnam from February to October, 2005. Qualitative and quantitative information on Ban pigs were gathered through observation, measurements, taking photos. Data were analyzed using SAS version 8.2 (Cluster, ANCOVA, Chi square). Most of Ban pigs observed in investigated villages were uniform two colors (black and white counting 88.8%. The small number of observed Ban pigs was uniform black color (8.2%). Ban pigs have thick, smooth skin and long, density hair covering, some have bristle. The head is quite big with long and straight snout or medium and straight snout. Most the ears are small and erect (73.2%). The back is long and straight (42.7%) or swayback (57.3%). The belly is potbellied. On basis of body form and color characteristics, Ban pigs observed in this study were classified into 6 clusters. Pig clusters 1, 2, and 4 were more common in the three districts than pigs in clusters 3 and 5. Pigs i n clusters (from 1 to 5) were seen in both Thai and H’Mong villages; pigs in cluster 6 were only seen in one H’ mong village. LS means of body length of Ban pigs in three districts were not significant different. Body height of pigs in Song Ma was significant higher than those of pigs in Son La town and Mai Son (p
  2. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 12-Tháng 6 – 2008 có thể đ ược sử dụng trong chương trình lai giống để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt (lợn ngo ại x (MCx Bản)). Đã có một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất sinh sản của lợn Bản ở Sơn La nhưng chưa có nghiên cứu phân biệt các nhóm lợn Bản nuôi ở các b ản người dân tộc Thái và H’mông và các mô tả về giống cũng như lịch sử phát triển của các nhóm lợn này cũng chưa được biết đến. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm ngoại hình và các ch ỉ số đo của quần thể lợn Bản ở S ơn La” nhằm mô tả đặc đ iểm ngoại hình và các chỉ số đo của lợn Bản nuôi ở Sơn La, phân lo ại lợn Bản thành các nhóm dựa trên các tính trạng kiểu hình, tìm hiểu qui luật phân bố của các nhóm lợn Bản nuôi tại các bản trong 3 huyện và 2 nhóm dân tộc Thái và H’ mông ở Sơn La. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lợn Bản (lợn cái, lợn đực và lợn đực thiến) từ 4 tháng tuổi trở lên nuôi tại các hộ trong bản đều được đánh giá ngoại hình, đo và chụp ảnh. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở 3 huyện (Mai Sơn, Thị xã Sơn La và Sông Mã) của tỉnh Sơn La. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2005 Nội dung nghiên cứu Đặc điểm ngoại hình lợn Bản ; Các chỉ số đo của lợn Bản; Phân loại lợn Bản theo các đặc đ iểm ngoại hình. Phân loại lợn Bản theo màu lông; Sự phân bố các nhóm lợn Bản Phương pháp nghiên cứu Đề tài quan sát và ghi chép các đ ặc điểm ngoại hình của lợn Bản tại các huyện, chụp ảnh và tiến hành đo các chỉ số cơ thể của lợn Bản, phân loại lợn Bản và tìm qui luật phân bố của lợn Bản ở các huyện bằng chương trình PROC CLUSTER (SAS, 2003). Mô tả giống bằng quan sát Các đặc điểm của lợn Bản được quan sát và mô tả theo quy định chuẩn của FAO (1986). Mỗi con lợn đ ược miêu tả theo từng đặc điểm như mầu lông, có bờm hay không có bờm, các đặc đ iểm ở đầu, tai,bụng…, bản tính của lợn theo mẫu điều tra chuẩn bị trước. Chụp ảnh lợn Lợn được chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số Nikon. Số ảnh của mỗi con lợn đều đ ược ghi rõ trong phiếu miêu tả lợn. Toàn bộ ảnh đều lưu giữ trong đĩa CD. Đo các chỉ số cơ thể của lợn 2
  3. PHẠM THỊ THANH HOA – Đặc điểm ngoại hình và các chỉ số đo ... Lợn được cố định bằng dây thừng và đo các chỉ số: dài thân, vòng ngực, cao vai, cao chân b ằng thước dây, thước gỗ theo cm và theo phương pháp của Sasimoski (1987). Độ d ày mỡ lưng được đo ở vị trí P2 bằng máy siêu âm Renco. Xử lý số liệu Số liệu đ ược xử lý bằng chương trình SAS (Statistic Analysis System) (2003) Các số liệu về mô tả đặc điểm lợn Lợn Bản với màu lông và các đặc điểm cơ thể khác nhau nuôi trong các hu yện và các nhóm d ân tộc khác nhau đ ược phân loại bằng PROC FREQ và 2 (chi square test). Sau đó các đặc đ iểm ngoại hình này được mã bằng các biến 0 và 1 rồi đưa vào chạy chương trình PROC CLUSTER đ ể phân loại thành các nhóm (cluster). Đánh giá sự khác biệt trong các chỉ số đo của lợn Bản nuôi ở các huyện và các nhóm dân tộc khác nhau. Số liệu được xử lý theo chương trình ANOVA trong Minitab.13. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm ngoại hình của lợn Bản Hầu hết lợn Bản đều đồng nhất hai màu chiếm 91,8% trong đó 88,8% là trắng đen và 3% là trắng nâu (Bảng 1). Bảng 1: Đặc điểm ngoại hình của lợn Bản nuôi tại 3 huyện điều tra Đặc điểm ngoại hình Đầu lợn Mai Sơn Sơn La Sông Mã 2 n % % % % (giá trị p) Lợn đen tuyền 18 8,2 8,9 7,1 9,7 0,82 Lợn đen, có những đốm trắng 116 88,8 77,8 92,9 90,3 Lợn nâu, có những đốm trắng 6 3,0 13,3 0 0 Không có bờm 148 67,3 75,6 60,2 74,2 0,06 Có bờm 72 32,7 24,4 39,8 25,8 Mõm dài, thẳng 129 58,6 42,2 59,3 69,3 0,02 Mõm trung bình, thẳng 91 41,4 57,8 40,7 30,7 Tai nhỏ, dựng 161 73,2 62,2 77,9 72,6 0,13 Tai trung bình, hơi rủ 59 26,8 37,8 22,1 27,4 Lưng thẳng 94 42,7 66,7 46,0 19,3 0,0001 Lưng võng 126 57,3 33,3 54,0 80,7 Bụng không xệ 9 4,1 2,2 7,1 0 0,06 Bụng xệ 211 95,9 97,8 92,9 100 Đặc tính: Hung d ữ 9 4,0 4,4 6,2 0 Không hung dữ 211 96,0 95,6 93,8 100 Tổng số lợn điều tra 220 100 100 100 100 3
  4. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 12-Tháng 6 – 2008 Lợn nâu với những điểm trắng ở trán, vai, chân, bụng và đuôi chỉ thấy ở bản Pa Đông, thuộc huyện Mai Sơn với tỉ lệ thấp. Lợn có màu lông đen tuyền có ở cả 3 huyện nhưng chỉ chiếm 8,2% tổng số lợn quan sát ở 3 huyện. Lợn Bản với các đặc điểm cơ thể khác nhau đều quan sát thấy ở các huyện nhưng với tỉ lệ khác nhau. Giá tr ị p < 0,05 (chi- square test) ở các đặc điểm mõm và lưng lợn cho thấy sự p hân bố các đặc điểm này có mối liên hệ với các huyện.Ngo ài ra các đặc điểm khác của lợn Bản như: màu lông, đặc điểm ở tai, bụng…giá trị p > 0,05 chứng tỏ sự phân bố của các đặc đ iểm này không có mối liên hệ với các huyện. Theo như mô tả của Lê Văn Tố và Lê Đình Đức (1967), (Lê Viết Ly và cs, 1999) cho thấy lợn Mẹo Nghệ An cũng có một số đặc điểm về màu lông và đ ặc điểm cơ thể giống như lợn Bản trong nghiên cứu này tuy nhiên tai của lợn Mẹo khá to và hơi rủ, lưng lại thẳng và hơi vồng lên. Đặc điểm ngoại hình của lợn Bản nuôi tại các bản thuộc hai nhóm dân tộc Thái và H’Mông đ ược thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2: Đặc điểm ngoại hình của lợn Bản nuôi tại hai nhóm dân tộc Đặc điểm ngoại hình Tổng số Thái H’Mông 2 (giá trị p) n. % % % Lợn đen tuyền 18 8,2 8,0 8,9 0,84 Lợn đen, có những đốm trắng 116 88,8 92,0 77,8 Lợn nâu, có những đốm trắng 6 3,0 0 13,3 Không có bờm 148 67,3 65,1 75,6 0,18 Có bờm 72 32,7 34,9 24,4 Mõm dài, thẳng 129 58,6 62,9 42,2 0,01 Mõm trung bình, thẳng 91 41,4 37,1 57,8 Tai nhỏ, dựng 161 73,2 76,0 62,2 0,06 Tai trung bình, hơi rủ 59 26,8 24,0 37,8 Lưng thẳng 94 42,7 36,6 66,7 0,003 Lưng võng 126 57,3 63,4 33,3 Bụng không xệ 9 4,1 4,6 2,2 0,47 Bụng xệ 211 95,9 94,4 97,8 Đặc tính: Hung dữ 9 4,0 4,0 4,4 Không hung dữ 211 96,0 96,0 95,6 Tỉ lệ lợn đen tuyền và lợn đen có những đốm trắng không khác nhau ở hai nhóm dân tộc ngoại trừ lợn màu lông nâu có những đốm trắng chỉ quan sát thấy ở bản người H’Mông. Hầu hết lợn Bản nuôi ở hai nhóm dân tộc đều không có bờm, tai nhỏ, dựng, bụng to. Tỉ lệ lợn Bản quan sát ở bản người H’mông có mõm dài, thẳng, lưng thẳng chiếm đa số trong khi số lợn Bản nuôi ở các Bản người Thái có mõm thẳng, d ài vừa phải, lưng võng lại nhiều hơn. 4
  5. PHẠM THỊ THANH HOA – Đặc điểm ngoại hình và các chỉ số đo ... Các chỉ số đo của lợn Bản trong các huyện và các nhóm dân tộc Không có sự sai khác về chiều d ài thân lợn Bản ở thị xã Sơn La, Mai Sơn, Sông Mã (Bảng 3).Chỉ số vòng ngực của lợn nuôi tại 3 huyện có sự sai khác đáng kể (p
  6. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 12-Tháng 6 – 2008 con. Trên biểu đồ có thể thấy nhóm 5 và 6 tách biệt so với các nhóm khác, khoảng cách giữa 2 nhóm này với các nhóm khác lớn trong khi giữa nhóm 1, 2, 3, 4 khoảng cách giữa các nhóm không rõ rệt. Phân loại theo đặc điểm cơ thể và màu lông của lợn Bản Màu lông của lợn ở nhóm 3, 5 và nhóm 6 khác biệt so với các nhóm khác:Lợn ở nhóm 3 có màu lông đen tuyền và lợn ở nhóm 6 lợn có màu nâu pha những điểm trắng. Lợn ở nhóm 5 có những mảng đen trắng phân bố không theo qui luật trên lưng và đầu. Lợn ở nhóm 1, 2, 4 đều có màu lông đen với các điểm trắng nhưng khác biệt ở những điểm trắng phân bố ở trán, 4 chân, vai, bụng và đuôi. Lợn ở nhóm 1 và 4 có chân trắng hoàn toàn trong khi lợn ở nhóm 2 chỉ có điểm trắng rất ít ở trên móng chân. Ngoài ra các đặc điểm cơ thể của lợn ở các nhóm cũng có sự khác biệt: ví dụ như lợn ở nhóm 4 có tai vừa phải, hơi cúp trong khi đa số tai lợn ở các nhóm khác đều nhỏ và dựng. Bảng 4: Đặc điểm cơ thể và màu lông của các nhóm lợn Bản Nhóm lợn Đặc điểm 1 2 3 4 5 6 (n=99) (n=60) (n=18) (n=27) (n=7) (n=5) Đen, Đen, Đen Đen, Đen, Màu lông Nâu, trắng trắng trắng trắng trắng Không có bờm 70,7 66,7 55,6 59,3 57,1 100 Có bờm 29,2 33,3 44,4 40,7 42,9 0 Mõm dài, thẳng 60,6 48,3 72,2 66,7 71,4 0 Mõm trung bình, thẳng 39,4 51,7 27,8 33,3 28,6 100 Tai nhỏ, dung 100 73,3 50,0 0 71,4 100 Tai trung bình, hơi rủ 0 26,7 50,0 100 28,6 0 Lưng thẳng 38,4 38,3 44,4 51,9 71,4 80,0 Lưng võng 61,6 61,4 55,6 48,1 28,6 20,0 Bụng không xệ 4,0 3,3 5,6 0 14,3 0 Bụng xệ 96,0 96,7 94,4 100 85,7 100 Sự phân bố của các nhóm lợn Bản trong các huyện và các nhóm dân tộc thiểu số Biểu đồ 2: Phân bố các nhóm lợn ở các huyện và hai nhóm dân tộc 100% 80% Nhom 6 Nhom 5 60% Nhom 4 Nhom 3 40% Nhom 2 Nhom 1 20% 0% S¬n La S«ng M· Mai S¬n Thái H’Mông 6
  7. PHẠM THỊ THANH HOA – Đặc điểm ngoại hình và các chỉ số đo ... Ở hầu hết các huyện, lợn ở nhóm 1,2 chiếm tỉ lệ nhiều nhất (20,9 - 54,8%) (Biểu đồ 2). Lợn ở nhóm 3, 4 và 5 ít quan sát thấy ở các bản ở trong cả 3 huyện. Lợn ở nhóm 6 chỉ thấy ở bản Pa Đông thuộc huyện Mai Sơn. Lợn ở nhóm 1 và 2 đều phổ b iến ở hai nhóm dân tộc Thái và H’Mông. Lợn ở nhóm 4,5 được quan sát thấy ở các bản người Thái nhiều hơn ở các bản người H’Mông. Lợn nâu ở nhóm 6 chỉ thấy ở bản người H’Mông. KẾT LUẬN Phần lớn lợn Bản có màu lông đen với các điểm trắng, một số ít có màu đen hoàn toàn và một số có màu nâu pha trắng. Các điểm trắng có thể ở trán, 4 chân, bụng, vai hoặc chóp đuôi. Đặc điểm cơ thể của lợn Bản cũng đa dạng, lợn có đầu to, mõm thẳng, dài hoặc dài vừa phải. Tai nhỏ, dựng hoặc tai vừa, hơi cúp, lưng hơi võng, chân cao, bụng to nhưng không sệ sát đất. Từ các đặc điểm ngoại hình của lợn bản có thể chia làm 6 nhóm tuy nhiên chỉ có lợn ở nhóm 3, 5 và 6 có sự khác biệt, lợn ở các nhóm 1, 2 và 4 không có sự khác nhau rõ rệt. Lợn ở nhóm 1, 2 có nhiều ở cả 3 huyện, lợn ở nhóm 3, 5, 4 cũng có ở cả 3 huyện nhưng với tỉ lệ thấp, lợn ở nhóm 6 chỉ thấy ở một bản người H’Mông ở Mai Sơn. Không có sự sai khác đáng kể về các chỉ số đo của lợn bản nuôi ở hai nhóm dân tộc Thái và H’Mông. Một số chỉ số đo như cao vai, độ d ày mỡ lưng của lợn bản nuôi ở Sông Mã có sai khác đáng kể so với lợn nuôi ở Mai Sơn và Sơn La nhưng giữa Sơn La và Mai Sơn không có sự sai khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Blot. S. L.Andersson. M. Groenen. M. SanCistobal. C. Chevalet. R. Cardellino. N.Li. L. Huang. K. Li. G. Plastow và C. Haley (2003). Nguồn gen di truyền của các giống lợn ở Trung Quốc và Châu Âu. Dự án PIGBIODIV2. Archivos de Zootecnia 52. pp 198 - 209. Devendra. C và M.F. Fuller (1979). Chăn nuôi lợn ở vùng Nhiệt đới. Đại học Oxford. Anh. FAO (1986). Quy định chuẩn vế quan sát và mô tả các giống lợn. Lê Viết Ly, Hoàng Kim Giao, Mai Văn Sánh, Võ Văn Sự, Lê Minh Sắt (1999). Bảo tồn nguồn gen vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà N ội- Việt Nam. Lê Đình Đức và Lê Văn Tố (1967). Lợn Mẹo Nghệ An. Tạp trí khoa học và công nghệ. Khoa Nông Lâm Đại Học Vinh. Tr.154-158. Sasimoski. E. (1987). Giống vật nuôi và phương thức chăn nuôi. Nhà xuất bản khoa học Varsavaw. Ba Lan. Valle Zarate. A..B. Kaufman. U. Lemke. Lê Thị Thuý. Nguyễn Đăng Vang. Lê Viết Ly (2003). Hiệu quả của chăn nuôi nông hộ phụ thuộc vào tăng cường quản lý và tiềm năng di truyền của vật nuôi ở vùng Núi phía Bắc Việt Nam. Báo cáo dự án nhánh D2. Dự án hợp tác Thái Lan -Việt Nam - Đ ức. Trường Đại học Hohenheim - Đức. *Người phản biện: GS.TS. Lê Văn Liễn ; PGS.TS. Nguyễn Văn Đồng 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2