intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương về Giáo dục học: Phần 2

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

321
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của Tài liệu Giáo dục học đại cương trình bày về quá trình giáo dục trong nhà trường – Giáo viên và học sinh. Trong phần này gồm có các nội dung sau: Giáo dục trong nhà trường phổ thông, giáo viên và người học, đánh giá trong giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương về Giáo dục học: Phần 2

  1. P h ầ n II - (TÍN CHỈ GIÁO DỤC HỌC - 02) Q U Á T R ÌN H G I Á O D Ụ C TR O N G NHÀ TRƯỜNG. G I Á O V IÊ N V À H Ọ9 C S I N H Gồnĩ 3 chương: Chương 4. Giáo dục trong nhà trường phổ thông. Chương 5. Giáo viên và người học. Chương 6. Đánh giá trong giáo dục. 171
  2. Chương 4 GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHổ THÕNG17 Chương nàv giúp người học: cr' Nắm vững (có thê trình bày, phân tích, lấy ví dụ được) các vấn đề cơ bản của GD trong nhà trường phổ thông: Mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ GD, nội dung, PPGD và các hình thức tổ chức GD - DH của trường phổ thông. Bên cạnh đó, cần nắm được các đặc trưng của quá trình giáo dục trong nhà trường PT và vai trò đặc biệt quan trọng của con đường dạy học trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Nắm vững (có thể trình bày, phân tích được) các Nguyên tắc giáo dục và vai trò của việc người GV cần nắm vững các NTGD; cũng như nắm khái quát các nhóm PPGD và các hình thức GD để định hướng tư duy 17 Theo UNESSCO, người giáo viên trong thế kỳ XXI đã có sự chuyổn đổi chức nàng từ người cung cấp kiến thức sang nhà giáo dục. Chính vì vậy, đào tạo sư phạm hiện đang chuyển dẩn từ hướng chuyên ngành, hình thành năng lực chuyên biệt sang xu hướng đào tạo giáo viên đa nàng. Theo quan điểm đó, từ Phần II, trong đó có Chương 4 được thiết k ế theo hướng tiếp cận lổng thê về quá trình giáo dục trong nhà trường. Hy vọng sẽ giúp người học có được những kiến thức lý luận cơ bàn đáp ứng các yêu cáu nhiều mặt trong hoạt động nghièp vụ cùa GV ở trường phổ thông hiên nay. 173
  3. nghé nghiệp ở người học và làm cơ sớ để tiếp nghiên cứu các học phần sau này. Cảu hỏi lớn: • Tại sao người ta lại sẵn lòng bỏ ra mười mấy nãm quý giá của đời người chỉ để đổi lấy việc học hành vất vả và dài đằng đẵng ở trường phổ thông ? • Vậy, sức mạnh và ưu thê đậc thù của giáo dục trong nhà trường phổ thông là gì?
  4. I. MÔT SỐ VẤN ĐỂ CHƯNG VỂ C.IÁO DỤC I R()N(; NHẢ TRƯỜNG PHO THÔNG 1. Hệ thông mục tiêu giáo dục phổ thông Muc tiêu của giáo dục phổ thúng Lý luận về mục đích giáo dục và hệ thống mục tiêu giáo dục, cũng như vai trò to lớn của nó đã dược trình bày ở Chương 3. Mục tiêu cùa giáo dục phổ thông là sự cụ thể hoá và là một bộ phận (yếu tố) cấu thành của mục đích giáo dục. Đó là mẫu sản phẩm của giáo dục phổ ihông, với các phẩm chất, nãng lực mà người học cần phải có sau quá trình giáo dục và rèn luyện liên tục qua các cấp học. Chỉ khi nào các nhà khoa học, các nhà quản lý, và những người làm cóng tác giáo dục xác định rõ mục tiêu giáo dục phổ thông, thì họ mới có cơ sở định hướng để thiết kế nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phù hợp và có hiệu quả. Mục tiêu giáo dục phổ thông do cơ quan nghiên cứu và quản lý nhà nước về giáo dục cao nhất (cấp bộ, ngành) nghiên cứu, thiết kế và quản lý, chỉ đạo thực hiện. Nhưng mỗi giáo viên lại là những người trực tiếp thực thi và quyết định hiệu quả thực tế của nó. Ở Việt Nam hiện nay, mục tiêu giáo dục phổ thông được xác định rõ trong Điều 27 của Luật Giáo dục (2005) là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm 175
  5. hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xảy dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sỏ ban đầu cho s ự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản đ ể học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Giáo dục trung học cơ s ở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển nhũng kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sỏ nhằm và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp đ ể tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề và đi vào cuộc sống lao động. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cô' và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thõng thưởng về kỹ thuật và hướng nghiệp đ ể tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phổ thông Để thực hiện mục tiêu giáo dục, cần phải nghiên cứu cụ thể hoá và từ đó, tổ chức tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện. Tổng thể các hoạt động giáo dục chính là thành tô' cơ bản của nội hàm khái niệm quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng của tìr này. Cụ thể hoá quá trình giáo dục theo từng lĩnh vực tác động sư phạm thành một hệ thống các công tác chuyên biệt (các 176
  6. nhiệm V I I giáo dục), là su cấn thiết cả vé mặt tư duv lý luận và inãt hiệu quà thực tiễn. Như vậy. nhiệm vụ giáo dục lủ cức hệ tliống tác dộng sư phạm chuyên biệt nhàm hiện thực hoá quá trình giáo dục theo lừriíỊ lĩnh vực nội Juni;, nlu'f dó đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo (lục loàn diện nhân cách liọc sinh. Trong lý luận giáo duc học, người ta thường phân định thành 5 nhiệm vụ giáo dục (cũng dược gọi với nhiều thuật ngữ tương dương: các nhiệm vụ giáo dục cơ bàn, các quá trình giáo dục bộ phận...). Đó lá các nhiệm vụ: • Giáo dục đạo đức Theo nghĩa rộng, bao gồm giáo dục vể hệ thống giá trị và chuán mực đạo đức của con người (lòng nhân ái, lòng yêu nước...) và của người học sinh (ý thức học tập, ý thức tổ chức - kỉ luật, thái độ và hành vi ứng xử...), giáo dục các phẩm chất công dân và giáo dục pháp luật, giáo dục thế giới quan khoa học và hệ tư tường và giáo dục chính trị... • Giáo dục trí tuệ Bao gồm giúp người học tiếp thu, lĩnh hội một hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ... và phát triển có định hướng các phẩm chất, năng lực trí tuệ, nhằm hình thành ở người học một trình độ bọc vấn nhất định phù hợp với các quy định của mục tiêu giáo d ục- dạy học. Giáo dục trí tuệ là nhiệm vụ đặc thù, chuyên biệt và có ưu thế đặc biệt của nhà trường. • Giáo dục thẩm mỹ Giúp người học có được một trình độ vân hoá thầm mỹ nhất đ ịnh theo bậc học, bao gồm cả trang bị một trình độ tri thức nhất 177
  7. định vc mỹ thuật và âm nhạc, thể hiện ừ sự hiểu biết, thái độ, hành vi và lôi sống văn hoá, thị hiếu thẩm mỹ, và các nội dung giáo dục nghệ thuật phổ thòng. • Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông Theo nghĩa rộng, nhằm hình thành ý thức, thái độ đúng đối với lao động, với người lao động và các kỹ nâng cơ bản để chuẩn bị tích cực cho học sinh trở thành người lao động có ích cho xã hội, gia đình và cho sự lập thân, lập nghiệp của mỗi cá nhân; bao gồm cả các tác động định hướng nghề nghiêp và giáo dục nghề nghiệp ở phạm trù kỹ thuật tổng hợp. • Giáo dục thể chất và sức khoe Theo nghĩa rộng, không chỉ có các hoạt động thể dục- thể thao giúp người học đảm bảo về sức khỏe thể lực để học tập, mà hình thành văn hoá thể chất, thể hiện ở sự hiểu biết, ý thức tự giác và thái độ tích cực giữ gìn, bảo vệ cuộc sống cá nhân và cộng đồng, biết tổ chức hợp lý cuộc sống học tập, lao động và rèn luyện ý chí nghị lực, tác phong sinh hoạt, cũng như các tố chất tinh thần và thể chất ở người có văn hoá. Chính bởi ý nghĩa lớn lao đó, hiện nay ở nhiều quốc gia, giáo dục thể chất còn được kết hợp với giáo dục quân sự học đường. Thực chất, toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân thông qua các hoạt động của mình cũng hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục cơ bản trên đây. Tuy nhiên, do có vị trí nền tảng và trung tâm cùa nền giáo dục, nhà trường phổ thông và đội ngũ nhà giáo phải là khâu then chốt, thực thi đầy đủ và hiệu quả nhất yêu cầu, nội dung của các nhiệm vụ giáo dục. 178
  8. Giáo dục học cũng kháng định sự phân định các nhiệm vụ giáo dục chỉ có tính tưcmg đối và chủ yếu là trẽn phương diện nghiên cứu và tư duy lý luậri. Mỗi nhiệm vụ giáo dục hướng vào thirc hiện các hoạt động sư phạm trong tìừig lĩnh vực dặc thù, trong quá trình tác động toàn diện, liên tục đến nhân cách người học. Mỗi nhiệm vụ giáo dục được tiến hành theo nhiều con đường giáo dục, trong đó có một con dường giáo dục chuyên biệt, có ưu thểtrội với líờĩtỊ nhiệm vụ giáo dục. Trong quá trình phát triển của xã hội đã và đang xuất hiện những vấn đề toàn cầu và những thách thức mới cho thê hệ trẻ, từ đó cũng xuất hiện những nhiệm vụ mới đặt ra cho giáo dục nhà trường: giáo dục môi trường, giáo dục dán sô và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục các giá trị mới và các kỹ nâng sóng... Mặt khác, ớ phạm vi khu vực và quốc gia, với mỗi nền giáo dục... cũng có thêm những vấn đề, những nhiệm vụ giáo dục quan trọng được đưa vào, dưới dạng tích hợp hoặc chuyên biệt trong nội dung chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. Nhãn cách con người là một thể hoàn chỉnh và mục tiêu giáo dục luôn có tính toàn diện, do đó thực tế giáo dục phổ thông các nhiệm vụ giáo dục thường được thực thi kết hợp và tích hợp, hưứng đến một đích chung là mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học. Trong nhà trường, các nhiệm vụ giáo dục được thực hiện chủ yếu bằng các hoạt động giáo dục ở trên lớp (chủ yếu thông qua tổ chức dạy học các môn học), các hoạt động giáo dục ngoài giờ lén lớp (hoại động ngoài lớp, ngoài trường và bẳng sự phoi họp các tác động giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Ngoài ra, còn được thực hiện bởi những tác động từ 179
  9. những quan hệ xã hội và hoạt động sổng của mỗi cá nhân (qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bạn bè...) và chính tâm gương trực tiếp từ các thày, cô giáo, cha mẹ, những người làm công tác giáo dục. 2. Các con đường giáo dục ừong nhà trường phổ thông Giáo dục chỉ có thể đạt tới hiệu quả bằng con đường tổ chức, kết hợp hợp lý các hoạt động trong cuộc sống của con người. Việc tổ chức, kết hợp này đồi hỏi vận dụng tổng hợp các phương pháp, cách thức, các phương tiện giáo dục, tạo ra môi trường thích hợp cho sự hoạt động và phát triển của con người, - người ta gọi cách làm nàv là tổ chức các con dường giáo dục. Nói cách khác: Trong nhà trường phổ thông, việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục cơ bản được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể. Những hoạt động giáo dục này đuợc tổ chức một cách hệ thống, và được khái quát hoá lý luận theo những hình thái đặc thù - đó là các con đường giáo dục. Vậy, con đường giáo dục là một khái niệm rộng, bao hàm sự tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, thể hiện sự vận dụng tổng hợp các phương pháp, cách thức, các phương tiện tổ chức quá trình giáo dục, trong đó người học sinh được định hướng và tạo điểu kiện thuận lợi để phát huy vai trò chủ thể hoạt dộng nhằmlĩnh hội c ó kết quả các hệ thống giá trị văn hoá - khoa học - kỹ thuật - thẩm mỹ... góp phần sáng tạo ra các giá trị mới của nhân cách. Dưới góc độ tác động sư phạm, mỗi con đường giáo dục là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với các đặc điểm của người được giáo dục nhằm thực hiện 180
  10. có hiệu I/Iiả nliất các ycn càn của một nhiệm vụ iỊĨáo dục cơ ban, qóp phán (lạt lới mục tiêu giáo dục. Như vậy, một con dường giáo dục chú yêu nhằm thực hiện một nhiệm vụ giáo dục dặc thù, \ù có dù tiềm năng dể thực hiện tốt nhiệm vụ dó. Song, trong mỗi con đường giáo dục cũng còn những yếu tô chức nãng và các điều kiện thuận lợi để đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục khác. Lý luận giáo dục học và thực tế giáo dục đã chi rõ: trong giáo dục nhà trường, thông qua tổ chức các hoạt động dạy và học chính là con đường giáo dục cơ bản, không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ mà còn (cần và có thổ) thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục khác. Giáo dục thông qua tố chức các hoạt động dạy và học Đến trường, thông qua việc học các môn học và sự giúp đỡ của thày, cò giáo, người học sinh được trang bị một hệ thống tri thức cơ bản về tự nhicn, xã hội và con người. Đó là một khối lương rất lớn tri thức trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật... với tư cách những di sản tinh hoa văn hoá nhân loại. Trong đó hàm chứa những chân lý khoa học, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và nhữna giá trị nhân vãn sâu sắc. Nhờ quá trình dạy học, hàng ngày và liên tục trong một thời gian dài nhiều nãm tháng, với những ưu thế mà các con đường khác không thẻ có được, người học không những lĩnh hội được một vốn học vấn mà còn phát triển các phẩm chất và năng lực trí tuệ. Vì vậy, dạy học chính là con đường cơ bán để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ. Tuy nhiên, con đường d ạy học với những chức năng đ ặc thù của mình, cũng có th ể tác động đến nhận thức, 181
  11. thái độ và hành vi của người học, nhờ đó mà có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục khác, bằng những cách thức: - thông qua nội dung trí thức các môn học. Bao gồm các môn học chuyên biệt (vi dụ, môn giảo dục công dân, các môn kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, môn thể dục, môn âm nhạc...) và các môn học khác (ví dụ, thông qua nhiều tri thức của môn lịch sử có thể giáo dục được lòng yéu nước, truyền thống anh hùng dân tộc... ). - thông qua các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học. C ác phương pháp dạy học tích cực có tác động không chỉ đến hiệu quả tiếp nhận tri thức, mà còn tác động đến tư duy, đến hứng thú học tập và đến thái độ, hành vi người học, thậm chí góp phần hình thành cả những phẩm chất tích cực trong xu hướng, tính cách của người học. Các hình thức ngoại khoá, học tập theo nhóm, hoặc gắn với c á c tình huống thực hành - thực tiễn... cũng s ẽ đưa lại những định hướng giá trị tích cực về nhiều mặt trong nhản cách người học. - thông qua các m ối quan hệ giao tiếp giữa người day và người học, giữa người học với nhau; thông qua việc tổ chức và duy trì nề nếp, c h ế độ học tập và đặc biệt là qua tấm gương nhân cách của người dạy... có thể giúp tiếp thu những khái niệm đạo đức, văn hoá, thẩm mỹ, những quy tắc, chuẩn mực ứng xử xã hội thuận lợi và hiệu quả. 182
  12. Như vậy, cũng có the nói: thông qua việc tổ chức tot dạy học bộ môn của minh, nếu có ý thức trách nhiêm cao và có những kỹ năng nhất định, mỏi giáo viên đều cần và có thê góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Đó là cơ sờ khoa học đê thấu hiểu ý nghĩa sâu xa của việc cần và có thê thông qua dạy chữdể dạy người và 'nliân bất học, bất tri lý". Giáo dục thông qua các hoạt động lao dộng phù hợp Là hoạt động đặc biệt của con người, lao động tạo ra sản phấrn vật chất và tinh thần, nhầm thoả mãn nhu cầu cuộc sống và chính trong lao động lại sáng tạo ra con người có ý thức. Mặt khác, giáo dục còn có nghĩa là sự chuẩn bị tích cực cho thế hệ trẻ hước vào cuộc sông lao động xã hội. Chính vì vậy, giáo dục kết với lao động đã được các nhà tư tưởng, trong đó có cả K. Marx, đã đề xuất từ lâu và đã được các nén giáo dục XHCN coi là một nguyên tắc cơ bản. Cả lao động trí óc và lao động chân tay đ ề u có khả năng là m bộc lộ và phát triển tiềm năng trí tuệ, hình thành c á c kỹ năng hoạt động sáng tạo. Lao động giúp rèn luyện sức bền bỉ, dẻo dai. khả năng vượt khó, tạo ý chí vươn lên của con người trong cuộc sống. Do đó, trong nhà cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các hình thức lao động đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với môi trường nhà trường, thông qua đó giáo dục các em ý thức, thái độ đúng với lao động, với người lao động và chuẩn bị các kỹ nãng lao động cơ bản, giúp các em lựa chọn đúng nghề nghiệp phù hợp. Trước hết, giúp hình thành ở cá c thói quen lao động tự phục vụ và ý thức tự giác, các kỹ năng và 183
  13. phưưng pháp tích cực trong học tập một loại hình lao dộng dặc biệt, đặc thù của các em. Lao động sản xuất với trình độ kỹ thuật cao, lao động sáng tạo và lao động trong tập thê càng có ý nghĩa giáo dục lo lớn. Bởi vậy, giáo dục lao động học đường cần được tổ chức hợp lý, có chú trọng đặc biệt về kỹ thuật tổng hợp và các xu thế phát triển trong lĩnh vực lao động và nghé nghiệp. Như vậy, tổ chức tốt các loại hình lao động phù hợp, trong đó trực tiếp là lao động học tập, làm môi trường và phiừmg tiện giáo dục nhân cách học sinh, chính là con đường giáo dục có hiệu quà, khóng chỉ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục lao dộng mà còn cả với các nhiệm vụ giáo dục khác. Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động chính trị -xã hội Cá nhân luôn tồn tại trong một môi trường phức tạp, và sống trong các môi quan hệ đa dạng với cộng đồng xã hội. Hoạt động xã hội là trường học rèn luyện và giáo dục con người. Thông qua các hoạt động xã hội, sự giao tiếp giữa các cá nhân và giữa cá nhân với các loại quan hệ xã hội càng đa dạng, thì các phẩm chất nhãn cách càng có cơ hội phát triển phong phú; hoạt động xã hội đem lại những thỏa mãn tinh thần, cá tính được bộc lộ và hình thành kỹ năng giao tiếp, tích luỹ được kinh nghiệm ứng xử xã hội... Tính phức tạp của nội dung công việc càng cao, thì con người càng phải cố gắng tìm ra các giải pháp hợp lý, do đó trí thông minh sáng tạo, tính khéo léo, tế nhị, văn hóa ứng xử được hình thành. Như vậy, nhà trường cần tổ chức tốt các hoạt động xã hội đa dạng, đặc biệt là các hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội và tạo cơ hội cho đông đảo học sinh tham gia, chính là giúp các 184
  14. em mớ mang hiếu biêt vổ thê giới và cuộc sống xã hội, kinh nghiệm lioạt động được tích lũy, tính tích cực xã hội dược hình thanh. 'Hiu hút học sinh vào các hoạt động xã hội phong phú và đa dạng chính là con dường giáo dục nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả, dặc biệt là dổi VỚI nhiệm vụ giáo dục dạo liức, tưtưởng - chính trị. Giáo dục thõng qua các sinh hoạt tạp thê Tổ chức các sinh hoạt tập thê cho học sinh là một loại hình hoạt động giáo dục quan trọng cùa nhà trường. Tập thể học sinh (trường, iớp) là một tập hợp nhiều cá nhân cùng gắn bó với nhau bải các hoạt động chung và cùng hướng đến một mục đích tốt đẹp. Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện hữu hiệu giáo dục con người. Vì vậv, tổ chức tốt các hoạt động tập thể chính là một trong các con dường giáo dục có hiệu quả để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và giáo dục đạo đức, lối sông cho học sinh. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể của học sinh (Đoàn TNCS HCM, Hội liên hiệp Thanh niên, Hội liên hiệp HSSV, Đội TNTP...) và các hình thức câu lạc bộ... chính là các hạt nhân của mọi sinh hoạt tập thể vãn - thể - mỹ trong học sinh. Các yếu tô quan trọng của tập thể có ý nghĩa như là phương tiện giáo dục kín là cức hoạt dộng, bầu không khí tập thể, chếđộ sinh hoại và du luận tập thể. Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật nghiẽm, hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen sống có văn hóa, hình ihành ý chí và nghị lực. Dư luận tập thể lành mạnh và bầu không khí thân thiết, tin cậy... luôn luôn trợ giúp con người nhận thức đúng những điều tốt đẹp, có 185
  15. tác động điều chỉnh thái độ, hành vi và lôi sông vãn hóa của mỗi cá nhân thành viên. Trong các sinh hoạt tập thể, đặc biệt là các hoạt dộng vãn hoá, văn nghệ, thể thao... các cá nhân được cùng nhau hoạt động, từ đó tinh thần đoàn kết, tình thân ái, tính hợp tác, cộng đồng được hình thành, đó chính là những phẩm chất quan trọng của nhân cách. Trong các mối quan hệ và sinh hoạt tập thể, một mặt các cá nhân tác động lần nhau, mặt khác là sự tác động của các nhà sư phạm qua tập thể, tạo thành sức mạnh giáo dục tổng hợp có tác dụng giáo dục nhân cách rất lớn. Song song và phối hợp với những con đường giáo dục trên đây, giáo dục học còn chú ý đến một sô' loại hình hoạt động khác, ví dụ, tổ chức hợp lý các hoạt động vui chơi giải trí của lứa tuổi học sinh; phối hợp tác động giữa gia đình- nhà trường- các tổ chức xã hội, và tlìông qua tấm gương nhân cách mẫu mực cùa nhà giáo... như là những con đường giáo dục nhân cách học sinh. Như đã nói trên, trong thực tế giáo dục nhà trường phổ thông hiện nay, người ta thường phân định đơn giản hơn: • Các hoạt động giáo dục trên lớp. • Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. • Ngoài ra, còn phải kể đến những tác động từ những quan hệ xã hội (qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bạn bè...), qua tấm gương của giáo viên, của người lớn... và hoạt động sống tích cực của mỗi cá nhân người học, cũng được coi như những con đường giáo dục có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 186
  16. Cúc con (lườniỊ ỊỊÌáo (lục tác động đến sự phát triôn nhân cách học sinh không phải theo cách riêng rẽ, tách rời mà với tư cách tuột hệ tlưmíỊ tác CÍỘHÍỊ sưphạm bô sung, hổ trợ lẫn nliau để dạt (lược mục tiêu giáo dục cớ tính xã hội. Phôi hợp các con dường giáo dục chính là nguyên tác khoa học giáo dục và cũng là nghệ thuật sư phạm. 3. Bản chât của quá trinh giáo dục trong nhà trường phổ thõng Khái niệm quá irinh giáo dục Giáo dục là quá trình tác động có hệ thông và liên tục đến toan bộ cuộc sông cùa người được giáo dục, nhầm hình thành ờ họ những phẩm chất và năng lực nhân cách phù hợp với yêu cầu của mục đích giáo dục và các mục tiéu giáo dục cụ thể. Quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông là một quá trình giáo dục có tính toàn vẹn (tính tổng thê), là khâu nền móng, then chốt trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách một con người và là bộ phận quan trọng trong hệ thông giáo dục quốc dân. Bản chất của quá trình giáo dục trong nhà trườngphổthông Quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thõng, về bán c h ấ t, chính là quá trình tác động sư phạm tổng thể nhằm tổ chức hợp lý cuộc sống của người học dựa trên hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, trên cơ sở đó tạo được sựchuyển hoá tích cực một hệ thống tri thức phổ thông (và các kỹ nãng, kỹ xảo tương ứng), cơ bàn, hiện đại và một hệ thông các giá trị và chuẩn mực xã hội về đạo đức, thẩm mỹ...) th à n h n h â n cá ch của họ, với một “học ván phổ thông” và sự phứt triển toàn diện những phẩm 187
  17. chất, nătiiỊ lực phù hợp với các yêu cầu của mục tiêu giáo dục phổ thõng và của sự phát triển xã hội. Nói cách khác, quá trình giáo dục trong nhà trườììg phổ tliông là quá trình tổ chức phôi hợp các tác dộng sư phạm và sự nỗ lực của chính người học nhằm hình thành nhân cách của mình (tùng cá nhân và cả một thế hệ) theo các nguyên tắc và phương pháp khoa học và được định hướng bởi mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục phổ thông. Quá trình giáo dục trong nlià trường phổ thông được tổ chức nhằm tạo thuận lợi cho sự chuyển hoá tích cực các nội dung giáo dục đã được lựa chọn và thiết kế, thành những phẩm chất, năng lực của người học theo định hướng của mục tiêu giáo dục phổ thống. Như vậy, bản chất của quá trình giáo dục trong nhà trường được thể hiện rõ trên các mặt: • Là quá trình tác động sư phạm có tính tổng thê’ (tính toàn vẹn): kết hợp (và tích hợp) trong đó cả quá trình dạy học và các quá trình giáo dục bộ phận khác để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách người học sinh. Với ý nghĩa là một hoạt động thực tiễn, quá trình giáo dục trong nhà trường bao hàm (và thổ hiện) ở tất cả các hoạt động giáo dục- dạy học thưừng xuyên và liên tục, các tác động từ môi trường môi trường xã hội - tâm lý, cảnh quan và các quan hệ xã hội đa dạng trong nhà trường và từ cộng đồng. • Là một hình thái đặc biệt của quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách (giáo dục theo nghĩa toàn vẹn) được định hướng rõ ràng, có tổ chức bởi các 188
  18. nguyên tác sư phạm và dược thực hiện thông qua các th iế t c h ế h ọc dường (nội quỵ và các quỵ chế giảng dạy - học tập; các yêu cáu từ hệ thống mục tiêu giáo dục; tính hệ thòng của Chơ(rng trình giáo dục, của 1’hương pháp giáo dục- dạy học; các quy tắc ứng xử thày - trò, các tác động văn hoá học đường...) • Là quá trình tương tác thống nhất giữa h a i m ặ t d ô i lậ p : cá c tá c đ ộ n g sư p h ạ m của nhà giáo dục (những người làm công tác giáo dục, gồm cả phụ huynh học sinh, đoàn thể...); và cá c tá c đ ộ n g tự g iá o d ụ c (sự tiếp nhận tích cực của người được giáo dục), trong đó vai trò của nhà giáo dục lci n h à n tô chù d ạ o , được thực hiện trong mối quan hệ nhà trường (giữ vai trò chủ đạo) với gia đình và các tác nhân xã hội, với những con đường giáo dục và hình thức hoạt động đa dạng. • Là quá trình có sự tham gia của nhiều yếu tố Cấu thành, nhiều tác động có định hướng nhầm sự chuyển ìio á tíc h cực những yêu cầu từ bên ngoài - những yêu cầu của xã hội, của nhà trường - tạo thành ý thức, thái độ và một hệ thống hành vi và một trình độ học vấn nhất định, thành những phẩm chất và nãng lực bền vững cùa cá nhân, phù hợp với yêu cầu của mục đích giáo dục, mục tiêu giáo dục cùa bậc học, cấp học. Thông qua các con đường giáo dục được tổ chức một cách khoa học và nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đã xác định, trách nhiệm của người thày là chuyển giao cho trò những gì mà nhân loại đã học được về bản thân minh và về thiên nhiên. 189
  19. tất cả những gì thiết yếu mà nhân loại đã sáng tạo ra'\ quá Irình giáo dục trong nhà trường nói chung và trường phổ thông nói riêng chính là môi trường thuận lợi, cơ hội tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình tựgiáo dục và quá trình giáo dục lại Từ một góc độ khác, cấu trúc quá trình giáo dục nhân cách còn được cấu thành bới kết quả phức hợp từ / bằng nhiều tác nhân có chiểu hướng và tính chất khác nhau, trong đó có lựgiáo dục (hay tự tu dưỡng) và giáo dục lại (nhằm điều chỉnh, khăc phục các biểu hiện sai lạc trong nhân cách). Tựgiáo dục (tựtudưỡng) là sự biểu hiện tự ý thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sông. Quá trình tự giáo dục vừa là một mục đích, vừa là một bộ phận, cũng vừa là kết quả của quá trình giáo dục, được cá nhân thực hiện khi nhân cách đã đại tdi một trình độ phát triển nhất định, đã tích lũy được những kinh nghiệm sông, những tri thức nhất định. Giáo dục phải đưa đến tự giáo dục, phải biến quá trình giáo dục thành quớ trình tựgiáo dục, biến quá trình dạy học thành quá trình tựhọc. Tự giáo dục, tự tu dưỡng chỉ có được khi cá nhân đã có được ý thức tự giác, có thái độ tích cực với cuộc sống và sự tạo lập được các thói quen hành vi văn hoá - những phẩm chất đó chỉ có thể là sản phẩm của các tác động sư phạm định hướng và được cá nhân chủ động tiếp nhận (khi phù hợp với các mục tiêu lý tưởng và phù hợp nhu cầu, điều kiện và khả năng của họ) và tự giác, tích cực thực hiện để tiếp tục hoàn thiện bản thân, như là bước tiếp theo của quá trình giáo dục. Mỗi con người là sản 18 Jaques Dclor. Học lập, một kho báu liềm ẩn. 190
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2