intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá đặc điểm nông sinh học cây Ban Âu di thực tại Bắc Hà Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá các đặc điểm nông sinh học. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển và năng suất dược liệu, năng suất hạt, hàm lượng hoạt chất cây ban Âu di thực tại Bắc Hà-Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá đặc điểm nông sinh học cây Ban Âu di thực tại Bắc Hà Lào Cai

  1. www.vanlongco.com 4. Bàn luận 5. Kết luận Trong nghiên cứu này đã xây dựng được bộ Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải dữ liệu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu phẫu, chúng tôi đã xây dựng được bộ dữ liệu về (thân, lá, quả) và đặc điểm vi học bột dược liệu hình thái, giải phẫu (thân, lá, quả) và vi phẫu bột (thân, lá) của loài nho rừng (Vitis heyneana dược liệu (thân, lá) của cây nho rừng (Vitis Roem.& Schult.). Theo kinh nghiệm dân gian, heyneana Roem. & Schult.), phục vụ công tác loài nho rừng được sử dụng làm thuốc chữa viêm giám định và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Cây nho phế quản, lợi tiểu, kinh nguyệt không đều và rừng (Vitis heyneana Roem.& Schult.) được nhận bạch đới [7]. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có những tài liệu mô tả về đặc điểm hình thái mà dạng bởi các đặc điểm: cuống và mặt dưới lá phủ chưa có công bố về đặc điểm giải phẫu và bột lông như tơ nhện màu nâu vàng, vỏ hạt nhẵn, mặt dược liệu. Trong khi đó, chi Nho Vitis L. ở Việt bụng của hạt có hai rãnh dọc. Vi phẫu thân có mô Nam gồm có 6 loài (V. balansana, V. labrusca, V. cứng gồm khoảng 10 hàng tế bào, xếp tạo thành heyneana, V. retordii, V. vinifera và V. flexuosa) hình cung phía trên bó dẫn, bó mô dẫn riêng biệt, có đặc điểm hình thái tương đối giống nhau [2]. gồm libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong tạo nên Loài nho rừng (Vitis heyneana Roem.& Schult.) bó chồng. Vi phẫu lá có mô dẫn tạo thành bó, bó được nhận diện bởi cành non, cuống và mặt dưới to nhất ở dưới biểu bì trên, gồm libe ở trên và gỗ lá phủ lông như tơ nhện màu vàng, vỏ hạt nhẵn, ở dưới, mô cứng gồm 2 - 3 hàng tế bào, nằm mặt bụng của hạt có hai rãnh dọc. Bột dược liệu ngay trên libe. Bột thân có tinh thể calci oxalat cũng có một số đặc điểm đặc trưng như: bột thân hình kim, hình cầu gai và hình khối, hạt tinh bột có tinh thể calci oxalat hình kim, hình cầu gai và hình chuông và lông che chở đơn bào. Bột lá có hình khối, hạt tinh bột hình chuông; bột lá có tinh tinh thể calci oxalat hình kim và hình cầu gai, hạt thể calci oxalat hình kim và hình cầu gai, hạt tinh tinh bột đơn hình tròn và lông che chở đơn bào. bột đơn hình tròn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã lần đầu tiên mô tả đặc điểm giải phẫu và Lời cảm ơn: Nghiên c u này được tài trợ bởi Quỹ bột dược liệu của phần thân và lá cây nho rừng, phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia, đề tài góp phần xây dựng tiêu chuẩn phục vụ công tác “Nghiên c u cơ chế tác dụng chống viêm của một số kiểm nghiệm và giám định, và cũng để mở đầu hợp chất oligostilbenoid phân lập từ các loài Nho dại cho những nghiên cứu tiếp theo về hóa học và tác (Vitis sp.) thu hái ở miền bắc Việt Nam, mã số dụng sinh học về loài này. 106.YS.05-2014.26”. Tài liệu tham khảo 1. Võ Văn Chi (2012), Từ điển Cây thuốc Việt Nam, tập 2, Nxb Y học, 356-357. 2. Nguyễn Thế Cường (2012), Nghiên c u phân loại họ Nho - Vitaceae Juss ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, 42-47. 3. Phạm Hoàng Hộ (1992), Cây cỏ Việt Nam, Tập 2, Nxb Mekong – Montreal, 564-597. 4. Wen H, Ren J (2007), Flora of China, Vol. 12, 210-222. 5. Roemer JJ, Schultes JA (1819), Systema Vegetabilium, Vol. 5, 318. 6. Nguyễn Viết Thân (2000), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, Nxb Khoa học & Kỹ thuật - Hà Nội, 13 - 21. Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 (Trang 123 - 128) ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CÂY BAN ÂU DI THỰC TẠI BẮC HÀ-LÀO CAI Trần Danh Việt*, Đào Văn Núi, Nguyễn Văn Hùng, Lê Đình Phương, Nguyễn Bá Hưng, Trần Thị Kim Dung, Phạm Thanh Huyền Viện Dược liệu *Email: trandanhviet@gmail.com (Nhận bài ngày 19 tháng 3 năm 2017) Tóm tắt Ban Âu (Hypericum perforatum L.) là cây thảo dược có giá trị dược liệu cao, được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là chữa các bệnh về trầm cảm. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá các đặc điểm nông sinh học. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển và năng suất dược liệu, năng suất hạt, hàm lượng hoạt chất cây ban Âu Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 123
  2. www.vanlongco.com di thực tại Bắc Hà-Lào Cai. Cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi ra hoa rộ là 219 ngày (thời điểm thu dược liệu tối ưu), thời gian từ gieo đến khi quả chín thu hạt khoảng giữa tháng 8 là 272 ngày, năng suất dược liệu đạt 2,82 tấn/ha, năng suất hạt đạt 460,33kg/ha. Hàm lượng hypericin đạt cao (0,104%) vượt so với tiêu chuẩn dược điển Mỹ USP 34 (0,04%). Từ khóa: Ban Âu, Đặc điểm nông sinh học, Hypericum perforatum L. Summary Assessment Agronomic Characteristics of the Introduced Hypericum perforatum L. in Bac Ha-Lao Cai St. John's Wort (Hypericum perforatum L.) is a highly valuable medicinal herb, used for treatments of depression and neuralgic disorders at many places in the world. This research aimed to assess agronomic characteristics of introduced St. John's Wort cultivated at Bac Ha province in Viet Nam. Its morphological characteristics, growth and development posibility, and productivities (medicinal material yield, seed yield and content of hypericin) were evaluated. Growth period from sowing to full flowering was 219 days (the optimal moment for harvest), the period from sowing to ripen fruit (middle August) was 272 days. Then herbage yield was 2.82 tonnes per hectare, seed yield reached 460.33 kg per hectare and hypericin content (0.104%) was much higher than that in the Pharmacopoeia of the USA (USP 34) (0.04%). Keywords: St. John's Wort, Hypericum perforatum L., Agronomic characteristics, Herbage yield. 1. Mở đầu được tiêu thụ trong những thập niên gần đây Cây ban Âu (Hypericum perforatum L.) còn ngày càng tăng và đã trở thành một trong 10 thảo được biết đến với tên khác như cỏ Tipton, cỏ dược được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới [7]. Thánh John (St. John’s Wort) [1]. Cây có nguồn Chỉ riêng năm 2007, ở Mỹ doanh số thu được từ gốc tự nhiên ở châu Âu, sau đó được du nhập vào các sản phẩm ban Âu là 8,1 triệu USD [8]. Mỹ, Australia và mọc hoang dại trên nhiều đồng Với nhiều tác dụng như vậy nên nhu cầu về cỏ. Cây phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở dược liệu ban Âu là rất lớn, bởi thế việc nghiên vùng cận nhiệt đới hoặc Bắc Mỹ, Châu Âu, Tiểu cứu di thực cây ban Âu và các đặc điểm nông Á, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. sinh học về Việt Nam là hết sức cần thiết, đề tài Cây ban Âu là cây thân thảo sống một năm này đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá đặc điểm hoặc lâu năm hay cây bụi, cao từ 0,3m đến 1m. nông sinh học cây ban Âu (Hypericum Thân cây thẳng, thân gỗ, nhiều nhánh, từ một gốc perforatum L.) di thực tại Bắc Hà- Lào Cai”. có thể mọc ra nhiều thân. Cây có rất nhiều hoa, 2. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên thường xuất hiện từ cuối xuân đến đầu hoặc giữa cứu hè. Cây ban Âu có bộ phận sử dụng làm thuốc là 2.1. Nguyên vật liệu phần trên mặt đất của cây đã được phơi khô (thu - Loài ban Âu (Hypericum perforatum L.) hoạch vào mùa hoa nở) [1]. nhập nội năm 2006, do TS. J.Tanaka, Viện Dược Năm 2004, cây ban Âu (Hypericum liệu Tokai - Nhật Bản cung cấp. Cây trồng đã cho perforatum L) được di thực vào Việt Nam, cây đã thu hạt và hạt giống được lưu giữ bảo quản trong được trồng ở một số vùng sinh thái, kết quả cho kho lạnh. thấy cây thích hợp ở các vùng có khí hậu mát mẻ 2.2. Địa điểm nghiên c u nhiệt độ bình quân năm khoảng 25oC. Cây sinh Thí nghiệm được thực hiện tại thị trấn Bắc Hà trưởng phát triển tốt ra hoa vào tháng 5 - 6, hạt - Lào Cai, độ cao so với mực nước biển 1000 m, chín và thu hoạch làm giống vào tháng 7-8. Khi nhiệt độ trung bình năm khoảng 25oC. cây ra hoa rộ là thời điểm động thái tích lũy hàm 2.3. Thời gian nghiên c u: Từ tháng 11/2015 lượng hypericin cao nhất [2]. đến tháng 9/2016. Cây ban Âu có tác dụng trong điều trị bệnh 2.4. Phương pháp nghiên c u trầm cảm, tác dụng phụ của nó ít hơn tác dụng - Xác định tên khoa học bằng phương pháp so phụ của một vài loại thuốc trị trầm cảm khác [3]. sánh hình thái, sử dụng khóa phân loại chi Các tác dụng khác như chống viêm [4], chống Hypericum trong các bộ thực vật chí hiện có [9] virus HIV, chống virus cúm H5N1 [5], điều trị (Đơn vị giám định: Khoa Tài nguyên Dược liệu - ung thư thể thủy tinh, ung thư nguyên bào đệm, Viện Dược liệu). ung thư bàng quang, tác dụng làm giảm sự thoái - Đánh giá các đặc điểm nông sinh học: Bố trí hóa thần kinh gây ra bởi bệnh Parkinson [6]. theo phương pháp vườn khảo sát tập đoàn không Ngoài ra, dầu của cây ban Âu còn được sử dụng nhắc lại, diện tích trồng 360 m2, thời vụ gieo hạt để làm liền sẹo, làm lành vết thương và làm dịu vào tháng 11, trồng vào tháng 3 năm sau, mật độ chỗ đau nhanh chóng [4]. Các chế phẩm từ ban 20 cây/m2 (Khoảng cách trồng 20 cm x 20 cm). Âu được bán ở khắp các siêu thị và nhà thuốc ở Phân bón: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 Mỹ và châu Âu. Lượng sản phẩm từ cây ban Âu kg P2O5 + 120 kg K2O/ha. 124 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017
  3. www.vanlongco.com Kỹ thuật trồng trọt: Theo Quy trình kỹ thuật * Chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất và trồng cây ban Âu của Viện Dược liệu. năng suất: - Phân tích hàm lượng (%) hypericin trong - Số hạt/quả: Đếm tổng số hạt/quả. dược liệu (phần trên mặt đất của cây ban Âu): - Tổng số quả/cây: Đếm toàn bộ số quả của cây. Khoa Hóa phân tích - Tiêu chuẩn (Viện Dược - Tỷ lệ quả chắc/cây (%): Số quả chắc/tổng liệu); số quả. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Điều - Năng suất cá thể dược liệu/hạt (g/cây): Thu kiện HPLC: hoạch toàn số dược liệu/hạt của 1 cây, sau đó + Cột: Vertisep TM HPLC C18 (150 mm x 4,6 cân bằng cân chuyên dụng, có độ chính xác đến mm; 5 µm); 10-2 gam. + Pha động: Acetonitril - Methanol - dung - Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu dịch H3PO4 0,3% (50 : 20 : 30); dược liệu (tấn/ha); hạt (kg /ha). + Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút; * Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt ban Âu: + Chế độ rửa giải: Đẳng dòng; - Thời gian bắt đầu mọc mầm (ngày): Tính + Thể tích mẫu tiêm vào cột: 5 µl; đến khi có khoảng 50% số cây nảy mầm. + Bước sóng định lượng: 590 nm. - Thời gian kết thúc nảy mầm (ngày): Tính từ 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi lúc gieo hạt đến khi không còn hạt nảy mầm. * Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát - Tỷ lệ nảy mầm của hạt (%) = (số hạt nảy triển: mầm trong đĩa petri/tổng số hạt gieo)*100 Thời gian từ gieo đến mọc (ngày); Thời gian - Độ ẩm hạt (%): Đo bằng máy chuyên dụng từ gieo đến ra lá thật (ngày); Thời gian từ gieo có độ chính xác đến 10-1. đến phân nhánh (ngày); Thời gian từ gieo đến ra - Khối lượng 1000 hạt (mg): Đếm 1.000 hạt nụ (ngày); Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày); sau đó cân bằng cân chuyên dụng, có độ chính Thời gian từ gieo đến ra hoa rộ (ngày); Thời gian xác đến 10-2 gam. từ gieo đến ra đậu quả (ngày); Thời gian từ gieo 2.6. Phương pháp xử lý số liệu đến quả chín (ngày); Xử lý theo phần mềm Excel. Cách tính: Từ gieo đến khi có khoảng 50% số 3. Kết quả và bàn luận cây đạt các chỉ tiêu trên. 3.1. Xác định tên khoa học và đặc điểm hình * Chỉ tiêu về sinh trưởng: thái của ban Âu di thực - Chiều cao cây khi thu hạt (cm): Đo từ phần 3.1.1. Về tên khoa học của loài: sát mặt đất đến ngọn cao nhất Các mẫu ban Âu được xử lý và phân tích căn - Số nhánh/cây: Đếm toàn bộ số nhánh chính cứ vào đặc điểm hình thái và khóa phân loại của của cây. họ Hypericaceae, đã xác định được tên khoa học - Đường kính tán (cm): Đo chéo theo hai của cây ban Âu nhập nội là (Hypericum hướng ĐT-NB perforatum L.), thuộc họ Ban (Hypericaceae). - Đường kính thân chính (cm): Đo bằng thước Các mẫu tiêu bản được lưu tại Phòng tiêu bản của Panme khoa Tài nguyên Dược liệu (Viện Dược liệu). Cành mang hoa Hoa Các dạng lá Hình 1. Lá và hoa ban Âu 4.1.2. Đặc điểm hình thái: phân nhiều nhánh từ nửa thân phía trên của cây, Ban Âu là cây thảo, nhiều năm, cao 20-60 cm từ một gốc có thể mọc ra nhiều thân (có thể lên đến 100 cm; phần trên mặt đất mọc thẳng đứng, tới 30 thân). Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 125
  4. www.vanlongco.com Lá mọc đối, có cuống ngắn đến không cuống, Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của cây ban Âu di thực hình trứng đến thuôn dài hoặc dải, kích thước TT Chỉ tiêu theo dõi Thời gian (0,7-)1-2,5(-3) cm × 3-7(-15) m, màu vàng xanh, (ngày) chất giấy, mặt dưới màu nhạt hơn; tuyến ở phiến 1 Thời gian từ gieo đến mọc 24 ± 2 2 Thời gian từ gieo đến ra lá thật 36 ± 2 lá màu nhạt, rải rác đôi khi màu đen; tuyến ở mép 3 Thời gian từ gieo đến phân nhánh 125 ± 4 lá màu đen rải rác, xen kẽ với các tuyến dày đặc 4 Thời gian từ gieo đến ra nụ 201 ± 5 nhạt màu; gân chính bên gồm 2 cặp, gân tam cấp 5 Thời gian từ gieo đến ra hoa 210 ± 5 rời rạc hoặc khó thấy; gốc gần hình tim ôm thân 6 Thời gian từ gieo đến ra hoa rộ 219 ± 4 đến hơi hình nêm hẹp, mép nguyên, phẳng hoặc 7 Thời gian từ gieo đến đậu quả 250 ± 8 hơi uốn ngược xuống, đỉnh tù. Cụm hoa hình 8 Thời gian từ gieo đến quả chín (thu hạt) 272 ± 9 tháp rộng hoặc chùy; gồm 3 đến nhiều hoa, từ, Qua Bảng 1 cho thấy: các lá bắc và lá bắc con 4(-7) mm, hình mác hẹp Thời gian sinh trưởng của cây ban Âu di thực hoặc dải, mép nguyên. Hoa có đường kính 1,5- tại Bắc Hà có thời gian từ gieo đến khi quả chín 2,5(-3) cm, hình sao; chồi hình trứng hẹp, đỉnh (thu hạt) là 272 ± 9 ngày, trong đó gieo đến mọc nhọn. Lá đài 5, rời, thẳng ở chồi, cong ngược ở là 24 ± 2 ngày, đến ra lá thật là 36 ± 2 ngày, đến quả, hình thuôn, mác hoặc dải, bằng nhau, 1.5- phân nhánh là 125 ± 4 ngày, ra nụ vào khoảng đầu tháng 6 dương lịch là 201 ± 5 ngày, ra hoa 2.5(-3) cm; tuyến ở phiến màu đen hoặc xám, xếp khoảng giữa tháng 6 là 210 ± 5 ngày, ra hoa rộ thành 2-4 hàng, hình sọc hoặc chấm; tuyến ở mép vào cuối tháng 6 là 219 ± 4 ngày, đậu quả là 250 lá màu đen; mép nguyên, đỉnh nhọn đến nhọn sắc ± 8 ngày và đến khi quả chín thu hạt khoảng với đầu mũi có tuyến; gân bên 2 cặp. Cánh hoa 5, giữa tháng 8 là 272 ± 9 ngày. màu vàng, thuôn đến trứng thuôn, (0,8-)1,2-1,5 Cây ban Âu di thực tại Tam Đảo năm 2007, ở cm × 5-6 mm, dài gấp 3-4 lần lá đài, không đối cùng thời vụ gieo 15/11 có thời gian sinh trưởng xứng; tuyến ở phiến màu đen hoặc nhạt màu hình từ gieo đến mọc là 33 ngày, gieo đến ra hoa vào dải hoặc chấm; tuyến ở mép màu đen hoặc nhạt cuối tháng 4 (168 ngày), gieo đến quả chín vào màu, xa trục, lõm; mép có hoặc không có răng cuối tháng 7 (217 ngày) [2]. Cây ban Âu trồng ở Diyarbakir - Thổ Nhĩ Kỳ cưa. Nhị 40-60 xếp gần như thành 3 bó, dài nhất (V ng có điều kiện thời tiết nửa khô hạn, độ cao khoảng 6-8 mm, dài gần bằng cánh hoa. Bầu hình 680 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình trứng hẹp đến trứng; vòi nhụy 3, kích thước 4,5-6 từ tháng 1 đến tháng 6 là 12,5oC, lượng mưa mm, dài gấp 1,5-2 lần bầu, hơi rộng dần. Quả 327,5 mm. Năm đầu thường không thu hoạch vì nang hình nón- trứng đến trứng, kích thước 3-6,5 cây sinh trưởng chậm, từ năm thứ hai bắt đầu thu, × 3-5 mm, dài gấp 1-1,5 lá đài; chia làm 3 ngăn, thời điểm thu hoạch trước ra hoa là 12/5; ra hoa có ống tuyến ở mặt dưới và nốt phồng màu vàng rộ là ngày 25/6 và sau khi ra hoa là 6/7. Năm thứ nhạt, dài hoặc ngắn ở mặt bên. Hạt nhiều màu ba thời điểm thu hoạch trước ra hoa là 25/5; ra hoa rộ là ngày 1/6 và sau khi ra hoa là 18/6 [10]. nâu sẫm, kích thước 0,8 - 1mm, rộng khoảng Như vậy có thể thấy rằng cây ban Âu di thực 0,5mm. Mùa hoa tháng 6-9 mùa quả tháng 7-10. trồng ở Việt Nam (Tam Đảo, Bắc Hà) năm đầu 3.2. Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng đã ra hoa kết quả, thời điểm khi mới di thực ban Âu di thực trồng tại Tam Đảo (2007) cây ra hoa kết quả sớm Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. hơn so với khi trồng tại Bắc Hà (2016). Hình 2. Cây ban Âu giai đoạn vườn ươm đến khi xuất vườn (15/3) 126 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017
  5. www.vanlongco.com Hình 3. Cây ban Âu giai đoạn bắt đầu ra hoa (15/6) đến thu hạt (15/8) Tiếp theo chúng tôi đánh giá các chỉ tiêu sinh Bảng 3. trưởng của cây ban Âu di thực tại Bắc Hà, kết Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2. dược liệu của cây ban Âu di thực Bảng 2. Các chỉ tiêu sinh trưởng khi thu dược liệu TT Chỉ tiêu theo dõi Giá trị (ra hoa rộ) của cây ban Âu di thực 1 Khối lượng cá thể khô (g/cây) 22,53 ± 2,26 TT Chỉ tiêu theo dõi Giá trị 2 Tỷ lệ dược liệu Tươi/khô 3,02 ± 0,15 1 Chiều cao cây (cm) 64,93 ± 5,11 3 Năng suất lý thuyết (tấn khô/ha) 3,72 ± 0,24 2 Số nhánh/cây (nhánh) 7,43 ± 3,00 4 Năng suất thực thu (tấn khô/ha) 2,82 ± 0,16 3 Đường kính tán (cm) 26,10 ± 4,77 5 Hàm lượng hypercin (%) 0,104 4 Đường kính thân chính (cm) 0,6 ± 0,09 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy: Qua Bảng 3 cho thấy: Các chỉ tiêu sinh trưởng khi thu dược liệu của Khối lượng cá thể khô là 22,53 ± 2,26 (g), cây ban Âu di thực tại Bắc Hà về chiều cao cây là năng suất thực thu đạt 3,72 ± 0,24 (tấn khô/ha), 64,93 ± 5,11 cm, số nhánh là 7,43 ± 3,00 nhánh, hàm lượng hypercin (%) đạt là 0,104%, (trong đường kính tán là 26,10 ± 4,77 cm và đường khi tiêu chuẩn dược điển tiêu chuẩn Mỹ USP 34 kính thân chính là 0,6 ± 0,09 cm. là 0,04%) [11]. So sánh với cây ban Âu trồng ở Tam Đảo Cây ban Âu trồng tại Tam Đảo (2007) có (2008) có chiều cao là 45,35cm, số cành cấp 1 là năng suất đạt 2,07 (tấn khô/ha). 6,12 cành, đường kính gốc là 0,47cm. Cây ban Âu trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ năm thứ hai Cây ban Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ, chiều cao cây năm cho năng suất 5,8 tấn/ha, hàm lượng hypericin ở thứ hai khi ra hoa rộ là 78,7 cm, năm thứ ba khi phần ngọn hoa là 0,09%. Năm thứ ba là 3,89 ra hoa rộ là 77,9 cm [10]. tấn/ha, hàm lượng hypericin ở phần ngọn hoa là Như vậy có thể thấy thời điểm di thực cây 0,065% [10]. ban Âu trồng tại Tam Đảo có các chỉ tiêu sinh Như vậy kết quả cho thấy, so với thời điểm trưởng về chiều cao, số cành kém hơn so với trồng tại Tam Đảo, cây ban Âu trồng tại Bắc Hà trồng ở Bắc Hà, nhưng khi so sánh với cây ban đạt năng suất cao hơn nhưng so với cây ban Âu Âu trồng tại Việt Nam với cây ban Âu trồng ở trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ ở cả năm thứ 2 và năm thứ Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy cây trồng ở Việt Nam có 3, đều cho thấy cây ban Âu trồng ở Việt Nam có chiều cao thấp hơn. năng suất thấp hơn, tuy nhiên hàm lượng 3.3. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất hypericin (lấy cả cây) đạt được cũng khá cao so và năng suất dược liệu của cây ban Âu di thực với Dược điển Mỹ và cây ban Âu trồng ở Thổ Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Nhĩ Kỳ. Hình 4. Giai đoạn thu dược liệu ban Âu – Cây ra hoa rộ (30/6) Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 127
  6. www.vanlongco.com 3.4. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất lượng hạt trên một cây là 5,61 ± 0,49 (g) và năng và năng suất hạt của cây ban Âu di thực suất thực thu đạt 460,33 ± 17,79 kg hạt/ha. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3.5. Đánh giá chất lượng hạt ban Âu di thực Bảng 4. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt Bảng 5. của cây ban Âu di thực Bảng 5. Đánh giá chất lượng hạt ban Âu di thực TT Chỉ tiêu theo dõi Giá trị TT Chỉ tiêu theo dõi Giá trị 1 Số hạt/quả (hạt) 222,33 ± 11,02 1 Thời gian bắt đầu mọc mầm (ngày) 12 ± 2,3 2 Tổng số quả/cây (quả) 886,20 ± 85,03 2 Thời gian kết thúc mọc mầm (ngày) 26 ± 3,4 3 Tỷ lệ quả chắc/cây (%) 74,33 ± 2,08 3 Tỷ lệ nảy mầm (%) 90,67 ± 4,5 4 Khối lượng cá thể (g/cây) 5,61 ± 0,49 4 Độ ẩm hạt (%) 9,43 ± 0,6 5 Năng suất lý thuyết (kg hạt /ha) 653,78 ± 47,75 5 Khối lượng 1000 hạt (mg) 43,50 ± 1,2 6 Năng suất thực thu (kg hạt /ha) 460,33 ± 17,79 Kết quả ở Bảng 4 cho thấy: Qua Bảng 5 cho thấy: Cây ban Âu di thực tại Việt Nam ra hoa kết Hạt ban Âu thu hái tại Việt Nam chất lượng quả khá nhiều, số hạt/quả là 222,33 ± 11,02 hạt, khá tốt, đạt tỷ lệ nảy mầm cao là 90,67 ± 4,5%, một cây có khoảng 886,20 ± 85,03 quả, khối khối lượng 1000 hạt là 43,50 ± 1,2mg. Hình 5. Quả chín - Thu hạt 4. Kết luận USP 34 là 0,04%. Năng suất dược liệu đạt 2,82 ± Qua kết quả nghiên cứu các đặc điểm nông 0,16 tấn khô/ha. sinh học cây ban Âu (Hypericum perforatum L.) Thời gian từ gieo đến khi quả chín thu hạt di thực tại Bắc Hà - Lào Cai, chúng tôi có các khoảng giữa tháng 8 là 272 ± 9 ngày, năng suất nhận xét sau: hạt đạt 460,33 ± 17,79 kg/ha. Hạt có tỷ lệ nảy Cây ban Âu di thực sinh trưởng và phát triển mầm cao 90,67%. tốt, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi Như vậy sơ bộ có thể khẳng định cây ban Âu ra hoa rộ là 219 ± 4 ngày, đây là thời điểm thu phù hợp trồng ở các vùng núi cao khí hậu mát dược liệu cho hàm lượng hypericin đạt cao như Bắc Hà, hoặc các vùng miền núi khác có 0,104% vượt so với tiêu chuẩn dược điển Mỹ điều kiện đất đai, khí hậu tương tự. Tài liệu tham khảo 1. Mabberley D. J. (1987), The Plant Book. Cambridge University Press, Cambridge. 2. Nguyễn Thượng Dong, Nguyễn Văn Thuận, Trần Danh Việt (2011), Nghiên cứu di thực và quy trình trồng trọt cây ban Hypericum perforatum L, để chiết xuất sản phẩm chứa hypericin. Đề tài cấp Bộ Y tế. 3. Linde K. (2009), St. John's wort - an overview, Forsch Komplementmed, 16(3), 146-55. 4. Brolis M., Gabetta B., Fuzatti N., Page R., Panzeri F. (1998), Identification by high-performance liquid chromatography—Diode array detection–mass spectrometry and quantification by high-performance liquid chromatography–UV absorbance detection of active constituents of Hypericum perforatum, Journal of Chromatograohy A, 825(1), 9-16. 5. Birt D. F., Widrlechner M. P., Hammer K. D., Hillwig M. L., Wei J., Kraus G. A., Murphy P. A., McCoy J., Wurtele E. S., Neighbors J. D., Wiemer D. F.., Maury W. J., Price J. P. (2009), Hypericum in infection: Identification of anti-viral and anti-inflammatory constituents, Pharmaceutical Biology, 47(8), 774-782. 6. Blank M., Mandel M., Hazan S., Keisari Y., Lavie G. (2001), Anti-Cancer activities of hypericin in the dark, Photochemistry and Photobiology, 74(2), 120-125. 7. Wills R. B. H., Bone K., Morgan M. (2000), Herbal products: active constituents, models of action and quality control, Nutritional Research Reviews, 13(1), 47–77. 8. Cavaliere C, Rea P, Blumenthal M (2008), Herbal supplement sales in the United States show growth in all channels, Herbal Gram, 78, 60–63. 9. Li X. W., Norman K., Robson B. (2007), Hypericum. In: Wu, Z. Y., P. H. Raven & D. Y. Hong, eds. Flora of China, Vol. 13 (Clusiaceae through Araliaceae), 30-31. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis. 10.Kizil S., Inan M.,, Kirici S.(2013), Turkish Journal of Fild crops 18(1), 95-100. 11. St. John’s Wort monograph, USP 34 – NF 29, 1226. 128 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2