intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoát vị hoành là một trong những nguyên nhân ngoại khoa quan trọng gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Phẫu thuật nội soi ở sơ sinh ngày càng phát triển và được ứng dụng trong điều trị TVH bẩm sinh. Bài viết trình bày đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH Ở TRẺ SƠ SINH Tạ Huy Cần1, Huỳnh Thị Thanh Thảo1, Trần Tấn Lộc1, Nguyễn thị Cẩm Xuyên1, Trương Quang Định1, Trương Nguyễn Uy Linh2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thoát vị hoành là một trong những nguyên nhân ngoại khoa quan trọng gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Phẫu thuật nội soi ở sơ sinh ngày càng phát triển và được ứng dụng trong điều trị TVH bẩm sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát trong mổ nội soi cao hơn mổ mở cũng như lo ngại tác dụng bất lợi của bơm CO2 trong mổ nên việc áp dụng vẫn còn tranh luận. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca những trẻ sơ sinh bị thoát vị hoành bẩm sinh được phẫu thuật nội soi lồng ngực khâu phục hồi cơ hoành từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2020 tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Mô tả đặc điểm trước, trong và sau phẫu thuật. Kết quả ban đầu đánh giá tỷ lệ thoát vị tái phát. Kết quả thứ phát bao gồm thời gian nằm viện, thời gian thở máy và các biến chứng sau mổ. Kết quả: Có 35 trẻ sơ sinh bị thoát vị hoành bẩm sinh, với 34 trường hợp được phẫu thuật nội soi và 1 trường hợp phải chuyển mổ mở. Thoát vị hoành bên trái 30 bệnh nhân và bên phải 4 bệnh nhân. Có 2 bệnh nhân thở rung tần số cao. Khâu trực tiếp 2 mầm cơ hoành với nhau trong 5 trường hợp. Khâu 2 mầm cơ hoành với cơ thành ngực trong 29 trường hợp. Thời gian phẫu thuật trung bình 63 ± 21 phút và thời gian nằm viện trung bình sau mổ 21,85± 8,9 ngày. Tỷ lệ tái phát 3/34 trường hợp. Không có trường hợp tử vong sau mổ. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị hoành an toàn về mặt biến chứng và tử vong. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau mổ nhanh. Từ khóa: thoát vị hoành bẩm sinh, sơ sinh, phẫu thuật nội soi lồng ngực ABSTRACT RESULT OF LAPAROSCOPIC SURGERY IN THE TREATMENT OF CONGENITAL DIAPHRAGMATIC HERNIA IN NEONATES Ta Huy Can, Huynh Thi Thanh Thao, Tran Tan Loc, Nguyen Thi Cam Xuyen, Truong Quang Dinh, Truong Nguyen Uy Linh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 128 - 133 Background: Diaphragmatic hernia is one of the important surgical causes of neonatal respiratory failure. Laparoscopic surgery in newborn is increasingly developing. However, the recurrence rate in laparoscopic surgery is higher than in open surgery as well as concerns about the adverse effects of CO2 pump in surgery, so the application is still debated. Objectives: To examine the results of thoracoscopic congenital diaphragmatic hernia repair in neonates. Methods: The retrospective review was carried out on neonates with CDH who underwent thoracoscopic surgery from January 2018 to January 2020 at City Children’s Hospital. The perioperative characteristics were recorded. The primary outcome was hernia recurrence. Secondary outcomes included length of hospital stay, mechanical ventilation, and postoperative complications. Results: 35 neonates with CDH, of whom 34 underwent thoracoscopic repair and 1 required conversion to Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố 1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2 Tác giả liên lạc: BSCKII. Tạ Huy Cần ĐT: 0975649090 Email: huycansurg@gmail.com 128 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học open surgery. The hernia was located on the left side in 30 patients and on the right side in 4. High frequency oscillatory ventilation was used in 2 patients. Direct closure of two rims of diaphragmatic hernia was carried out in 5 patients. Closure of two rims of diaphragmatic hernia with the thoracic wall was performed in 29 patients. The mean operative time was 63 ± 21 minutes and duration of postoperative hospital stay was 21.85 ± 8.9 days. Recurrence rate was 3/34. There were no cases of postoperative mortality. Conclusions: We demonstrate that thoracoscopic repair for diaphragmatic hernia appears to be safe in terms of complications and mortality. Besides, it is associated with fast postoperative recovery. Keywords: congenital diaphragmatic hernia, neonates, thoracoscopic repair ĐẶT VẤN ĐỀ Thành Phố, từ 1/1/2018 đến 1/1/2020. Thoát vị hoành (TVH) là một trong những Phương pháp nghiên cứu nguyên nhân ngoại khoa quan trọng gây suy hô Thiết kế nghiên cứu hấp ở trẻ sơ sinh, với tần suất của bệnh 1/2500 – Nghiên cứu hồi cứu mô tả. 1/3000 trẻ sinh sống. Do khiếm khuyết trong sự Phương pháp thực hiện phát triển của cơ hoành, tạng trong ổ bụng thoát Tất cả trẻ sơ sinh, chẩn đoán TVH khe sau vị vào khoang lồng ngực. Một tiến bộ quan bên điều trị bằng PTNS, theo dõi sau mổ ít nhất trọng trong chăm sóc bệnh nhân TVH bẩm sinh 6 tháng, được đưa vào nghiên cứu. Sau khi được là chẩn đoán trước sinh, từ đó tham vấn các hồi sức ổn định, PTNS lồng ngực được thực hiện nguy cơ và tiên lượng dựa trên các hình ảnh học trên các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn: cao áp phổi của siêu âm và cộng hưởng từ thai(1). cải thiện trên siêu âm tim và trạng thái tim phổi Ngày nay, TVH bẩm sinh được xem là một ổn định. Tất cả các trường hợp phẫu thuật được cấp cứu nội khoa. Hồi sức trước mổ giúp cải thiện thực hiện bởi cùng một phẫu thuật viên chính. việc mở lại tuần hoàn thai nhi, tăng tính đàn hồi Thu thập và xử lý dữ liệu của phổi cũng như giảm sự nhạy cảm của giường mạch máu, tạo điều kiện tốt cho phẫu thuật. Nhờ Thu thập và phân tích các dữ liệu về dịch tễ, tiến bộ của hồi sức sơ sinh mà tỷ lệ sống của TVH lâm sàng, cận lâm sàng, phẫu thuật, điều trị sau ngày càng cải thiện, 70-90%(1). mổ, biến chứng, tái phát, tử vong. Các phép kiểm thực hiện trên SPSS 20.1. Phẫu thuật nội soi (PTNS) ở sơ sinh ngày càng phát triển và được ứng dụng trong điều trị KẾT QUẢ TVH bẩm sinh. Tuy nhiên, PTNS không chỉ đòi Trong thời gian nghiên cứu, ghi nhận 35 hỏi kỹ năng mà còn cần sự phối hợp tốt với gây trường hợp trẻ sơ sinh TVH bẩm sinh thỏa tiêu mê hồi sức trước, trong và sau mổ. Bên cạnh đó, chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu. tỷ lệ tái phát trong mổ nội soi cao hơn mổ mở Trong đó, có 34 trẻ được PTNS hoàn toàn, 1 trẻ cũng như lo ngại tác dụng bất lợi của bơm CO2 chuyển mổ mở. trong mổ nên việc áp dụng vẫn còn tranh Đặc điểm bệnh nhi trước phẫu thuật luận(2,3,4). Chính vì thế, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu có 15 nam (41,2%), 19 nữ (58,8%) nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi: PTNS điều trị với đa số sinh đủ tháng, chỉ có 2 trẻ sinh non. Có TVH bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có hiệu quả, an toàn 22 trẻ được chẩn đoán trước sinh (64,7%), trong hay không? đó có 19 trẻ đã được tư vấn trước sinh (86,36%). ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU Cân nặng lúc sinh trung bình là 3108 ± 278 Đối tượng nghiên cứu gram (2400 - 3600 gram). Thời điểm xuất hiện Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu mô suy hô hấp trung bình là 11,53 giờ tuổi, sớm nhất tả về kết quả điều trị TVH bẩm sinh bằng PTNS là ngay sau sinh và muộn nhất là 147 giờ sau khâu phục hồi cơ hoành tại bệnh viện Nhi Đồng sinh. Có 20 trẻ (58,5%) suy hô hấp ngay sau sinh Chuyên Đề Ngoại Khoa 129
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 và 29 trẻ (85,3%) suy hô hấp trong ngày đầu sau cho ăn đường miệng trung bình là 4,26 ± 4,14 sinh. Tim bẩm sinh gặp ở 24 trẻ (70,6%), cao áp ngày (1 – 24 ngày), hơn nửa số trẻ (58,8%) bắt phổi ghi nhận ở 18 trẻ (59,2%), với áp lực động đầu ăn lại từ ngày thứ 3 sau mổ, hơn ba phần tư mạch phổi trung bình là 36,45 ± 13,65 mmHg (20 số trẻ bắt đầu ăn lại vào ngày thứ 4 sau mổ. Thời – 81 mmHg). TVH bên trái chiếm đa số, gặp ở 30 gian nuôi ăn tĩnh mạch trung bình là 9,18 ± 5,58 trẻ (88,2%), bên phải 4 trẻ (11,8%). ngày (4 – 33 ngày). Thời gian nằm hồi sức sau Bảng 1: Khí máu động mạch trước phẫu thuật mổ trung bình là 10,38 ± 5,97 ngày (4 – 30 ngày). Khí máu (N = 34) Trung Độ lệch Thấp Cao Có 1 bệnh nhi chảy máu sau phẫu thuật bình chuẩn nhất nhất (2,9%), được mổ lại cầm máu vào ngày hậu phẫu pH (n=34) 7,17 0,17 7 7,38 thứ 2 sau mổ cắt túi thoát vị và khâu phục hồi cơ PCO2 (mmHg) (n=34) 53,02 10,34 42 73 PO2 (mmHg) (n=34) 89,75 32,94 28 159 hoành trái. Có 4 trường hợp tràn khí màng phổi AaDO2 (n=34) 73,85 58,93 4 228 sau mổ (11,8%) và 10 trường hợp tràn dịch màng FiO2 (%) (n=34) 27,95 4,09 21 40 phổi sau mổ (29,4%). Đa số trẻ cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở Không có trường hợp tử vong sau mổ, có trước phẫu thuật, 28 trẻ (82,4%), với thời gian 3/34 trường hợp tái phát sau mổ, chiếm tỷ lệ thở máy trước phẫu thuật trung bình là 95,5 ± 71 8,8%, đều là thể có túi. Chúng tôi có 1 trường giờ (32 – 405 giờ). Có 2 trẻ cần thở máy rung tần hợp tắc ruột do dính sau 2 tháng PTNS (2,9%), số cao, chiếm 5,9%. Số trường hợp cần sử dụng có 6 trường hợp trào ngược dạ dày thực quản thuốc vận mạch trước mổ là 9 (26,5%) (Bảng 1). (17,6%). Thời gian nằm viện trung bình sau mổ Đặc điểm bệnh nhi trong phẫu thuật là 21,85 ± 8,9 ngày (11 – 48 ngày). Thời điểm phẫu thuật trung vị là 73 giờ tuổi BÀN LUẬN (26 - 408 giờ tuổi). Đặc điểm bệnh nhi trước mổ Thoát vị hoành dạng B chiếm phần lớn, 24 Tỷ lệ chẩn đoán trước sinh của chúng tôi là trường hợp (70,6%), dạng C có 5 trường hợp 64,7% cao hơn so với nhiều nghiên cứu trong (17,6%) và dạng A có 4 trường hợp (11,8%). Có nước như tác giả Ngô Kim Thơi 1,9%(5), Đặng 20 trẻ thoát vị hoành có túi (58,8%). Tạng thoát vị Quốc Bửu 10,6%(6). Sự khác biệt này do chúng tôi bao gồm ruột, kèm theo lách có 22 trường hợp hợp tác với các bệnh viện sản của thành phố để (64,7%), gan 9 trường hợp (26,5%) và dạ dày có 7 tầm soát và tư vấn các dị tật trước sinh. Khi được trường hợp (20,6%). chẩn đoán trước sinh, các trường hợp TVH sẽ Có 5 trường hợp được khâu phục hồi cơ được đánh giá mức độ nặng cũng như tầm soát hoành bằng cách khâu trực tiếp 2 mép cơ hoành, thêm các dị tật bẩm sinh đi kèm, đặc biệt là dị tật còn đa số là các trường hợp còn lại, cơ hoành tim và bất thường nhiễm sắc thể. Từ đó, bác sĩ được khâu vào thành ngực (29 trẻ, 85,3%). lâm sàng sẽ có thái độ theo dõi thai kỳ thích hợp, Có 6 trường hợp cần dẫn lưu màng phổi sau thậm chí chấm dứt thai kỳ ở những trường hợp mổ, chiếm 17,6%. Thời gian phẫu thuật trung nặng, đa dị tật và giúp có sự chuẩn bị tâm lý, bình là 63,38 ± 21,02 phút (25 - 100 phút). EtCO2 phương tiện hồi sức tại phòng sinh, chuyển viện trong mổ trung bình là 38,12  7,49 mmHg (20 – đến đơn vị có khả năng phẫu thuật sơ sinh. 56 mmHg), pH trong mổ trung bình là 7,27  Cân nặng trung bình trong nghiên cứu của 0,11 (6,96 - 7,49), PaCO2 trong mổ trung bình là chúng tôi là 3108g, nhỏ nhất là 2400g, lớn nhất là 47,66 mmHg (18,4 - 97,9 mmHg). 3600g. Kết quả này tương tự như kết quả nghiên Kết quả và biến chứng sau phẫu thuật cứu PTNS của Jancelewicz T là 3100g(7) và Cho Thời gian thở máy trung bình sau phẫu thuật SD là 3258g(8). Trẻ TVH bẩm sinh được PTNS 5,03 ± 4,05 ngày (1 – 22 ngày). Thời điểm bắt đầu hầu hết có cân nặng tốt, không có báo cáo nào 130 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học được thực hiện trên trẻ cực nhẹ cân, giúp tạo dày lên ngực và nhận thấy không quá khó thuận lợi cho việc gây mê và phẫu thuật viên khăn để khâu phục hồi cơ hoành. thao tác dễ dàng hơn. Gan thoát vị cũng gây khó khăn cho PTNS. Tim bẩm sinh gặp ở 24 trẻ, không có trẻ nào Chúng tôi có 8 bệnh nhi có một phần nhỏ gan bị tim bẩm sinh nặng do chúng tôi chỉ chọn thoát vị nên PTNS vẫn thực hiện được. Lách những trẻ có dị tật tim nhẹ để PTNS. Tỷ lệ cao thoát vị không gây nhiều khó khăn cho PTNS, áp phổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 59,2%, tuy nhiên việc đưa lách xuống bụng phải đảm cao hơn của tác giả Đặng Quốc Bửu là 40,4%(6). bảo không sang chấn vì khi chảy máu rất khó Đây là một trong các yếu tố tiên lượng tử vong(1). kiểm soát. Để đưa lách xuống bụng, chúng tôi sử Khí máu động mạch là phương tiện đánh giá dụng 2 kẹp bắt chéo nhau, một kẹp vào đại tràng tình trạng hô hấp của trẻ TVH, giúp xác định góc lách ở phía trước, một đưa xuống mặt dưới thời điểm ổn định của bệnh nhi để lựa chọn thời mép sau cơ hoành, để lách vào góc dưới chỗ bắt điểm phẫu thuật thích hợp. Trong nghiên cứu chéo, phối hợp 2 kẹp vừa kéo đại tràng góc lách của chúng tôi, các chỉ số khí máu, đặc biệt là xuống, vừa mở rộng khe thoát vị, vừa đẩy lách AaDO2 thấp hơn trong nghiên cứu của tác giả bằng chỗ bắt chéo 2 kẹp. Chaudhary J(9) với AaDO2 trong khoảng 200 Chúng tôi bắt đầu khâu cơ hoành ngay mmHg và tác giả Tanaka T(10) là 300 mmHg. Chỉ giữa khe thoát vị, làm hạn chế các tạng thoát vị số pH trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp trở lại lên ngực trong quá trình thao tác hoặc hơn sao với hai tác giả trên. khi giảm áp lực bơm CO2, để các mũi khâu sau Đặc điểm bệnh nhi trong mổ dễ dàng hơn. Trong trường hợp khe thoát vị Khuyến cáo chung về thời điểm phẫu thuật nhỏ, khâu phục hồi cơ hoành được thực hiện khi hồi sức bệnh nhi ổn định huyết áp, kiểm soát đơn giản bằng khâu lại 2 mép cơ hoành. Đối được cao áp phổi, ổn định các chỉ số về khí máu với 24 trường hợp khe thoát vị cỡ vừa, chúng PaCO2 40 mmHg, SatO2 >85%, tôi chọn phương pháp khâu cơ hoành-cơ FiO2
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 nghiên cứu khác(8,15) do phần lớn trường hợp phổi đều tự giới hạn. Tràn khí màng phổi sau trong nghiên cứu này là khe thoát vị vừa và nhỏ mổ có thể do vỡ phế nang khi thực hiện hỗ trợ cũng như không sử dụng mảnh ghép nhân tạo. hô hấp hoặc do sang chấn trực tiếp khi thao tác Trong mổ, chúng tối theo dõi liên tục EtCO2 trong quá trình PTNS. với EtCO2 trung bình vẫn nằm trong giá trị bình Chúng tôi ghi nhận 3 trường hợp TVH tái thường là 38,12 mmHg. Đây là chỉ số quan trọng phát, tương đồng với một số báo cáo trong nước dùng để theo dõi trong quá trình PTNS. Tăng và trên thế giới(8,11,15). Cả 3 trường hợp tái phát PaCO2 và toan hoá máu trong quá trình nội soi đều có khe thoát vị lớn. Chúng tôi nhận thấy khe lồng ngực được báo cáo đầu tiên vào năm 2009 thoát vị lớn là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tái bởi Bliss D(16). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu phát và biện pháp khắc phục là thực hiện mũi không cho thấy bằng chứng về tác động tiêu cực khâu từ ngoài thành ngực ở nơi yếu nhất là tam của PTNS trong điều trị TVH(17,18). Chúng tôi giác giữa mép trước, mép sau cơ hoành và thành nhận thấy PaCO2 tăng không đáng kể và chưa ngực. ghi nhận tác động bất lợi trên bệnh nhi. Có 1 trường hợp tắc ruột do dính sau mổ. Chúng tôi có một trường hợp chuyển mổ Theo Cho SD(8), Gourlay DM(3), McHoney M(4) mở do tình trạng bệnh nhi xấu hơn với EtCO2 những trẻ phẫu thuật nội soi đường ngực điều tăng sau khi đặt trocar đầu tiên và bơm CO2 trị TVH có tỷ lệ tắc ruột sau mổ thấp hơn những vào khoang màng phổi. Thêm vào đó, chúng trẻ được mổ mở. tôi tiên lượng cuộc mổ kéo dài vì khe thoát vị Chúng tôi không ghi nhận có trường hợp lớn với dạ dày, một phần gan trái, lách và ruột nào tử vong sau mổ, tương tự với các tác giả thoát vị lên ngực. Gourlay DM(3), McHoneyM(4). Kết quả này cho Kết quả và biến chứng sau mổ thấy PTNS điều trị thoát vị hoành có thể được Thời gian thở máy sau mổ khi phẫu thuật thực hiện an toàn trên những trẻ sơ sinh được nội soi được nhiều tác giả ghi nhận ngắn hơn so chọn lựa với tiêu chuẩn rõ ràng. với phẫu thuật mở(14,19,20). Điều này ủng hộ cho KẾT LUẬN việc thực hiện PTNS điều trị TVH. PTNS có thể thực hiện an toàn, hiệu quả Thời điểm bắt đầu cho ăn đường miệng và trên những trẻ sơ sinh TVH bẩm sinh. Tuy đạt đinh dưỡng hoàn toàn đường miệng khi nhiên cần phải chọn bệnh tốt, phối hợp tốt PTNS sớm hơn mổ mở(14), do thao tác ít chạm giữa hồi sức sơ sinh, gây mê và phẫu thuật vào ruột nên nhu động phục hồi sớm hơn. Ngoài viên. Đặc biệt, để phẫu thuật an toàn và hiệu ra, do ít đau hơn nên thời gian sử dụng an thần quả cần kiểm soát việc tăng PaCO2 trong mổ và giảm đau sau mổ ngắn hơn, tạo thuận lợi cho cũng như đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kỹ việc bắt đầu nuôi ăn đường miệng sớm. năng tốt về phẫu PTNS. Chúng tôi có 1 trường hợp chảy máu sau TÀI LIỆU THAM KHẢO mổ, nguyên nhân do chảy máu diện cắt túi thoát 1. Hedrick HL, Adzick NS (2019). Congenital diaphragmatic vị. Bên cạnh hai nguyên nhân chính gây chảy hernia in the neonate. UpToDate, TW (Ed), Waltham, MA. máu là tổn thương lách và mạch máu liên sườn 2. Kamran A, Zendejas B, Demehri FR, et al (2018). Risk factors for recurrence after thoracoscopic repair of congenital khi khâu cơ hoành vào thành ngực thì chảy máu diaphragmatic hernia (CDH). J Pediatr Surg, 53(11):2087-2091. diện cắt cần được lưu ý. 3. Gourlay DM, Cassidy LD, Sato TT (2009). Beyond feasibility: a comparison of newborns undergoing thoracoscopic and open Chúng tôi ghi nhận 4 bệnh nhi (chiếm 10,8%) repair of congenital diaphragmatic hernias. J Pediatr Surg, tràn khí màng phổi sau mổ, trong đó có 3 bệnh 44(9):1702-1707. 4. McHoney M, Giacomello L, Nah SA, et al (2010). Thoracoscopic nhi đã được dẫn lưu màng phổi thường quy repair of congenital diaphragmatic hernia: intraoperative trong lúc mổ. Cả 4 trường hợp tràn khí màng ventilation and recurrence. J Pediatr Surg, 45(2):355-359. 132 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học 5. Ngô Kim Thơi (2003). Chọn thời điểm phẫu thuật trong thoát vị 14. Criss CN, Coughlin MA, Matusko N (2018). Outcomes for hoành khe sau bên bẩm sinh ở sơ sinh. Luận văn Bác sĩ Nội trú, thoracoscopic versus open repair of small to moderate Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. congenital diaphragmatic hernias. J Pediatr Surg, 53(4): 635-639. 6. Đặng Quốc Bửu (2017). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và điều trị 15. Liem NT, Nhat LQ, Tuan TM (2011). Thoracoscopic repair for thoát vị hoành bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Luận văn Bác congenital diaphragmatic hernia: experience with 139 cases. J sĩ Nội trú, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Laparoendosc Adv Surg Tech A, 21(3):267-270. 7. Jancelewicz T, Langer JC, Chiang M (2013). Thoracoscopic 16. Bliss D, Matar M, Krishnswami S (2009). Should Intraoperative repair of neonatal congenital diaphragmatic hernia (CDH): Hypercapnea or Hypercarbia Raise Concern in Neonates outcomes after a systematic quality improvement process. J Undergoing Thoracoscopic Repair of Diaphragmatic Hernia of Pediatr Surg, 48(2):321-325. Bochdalek? J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 19(1):55-58. 8. Cho SD, Krishnaswami S, McKee JC (2009). Analysis of 29 17. Fishman JR, Blackburn SC, Jones NJ (2011). Does thoracoscopic consecutive thoracoscopic repairs of congenital diaphragmatic congenital diaphragmatic hernia repair cause a significant hernia in neonates compared to historical controls. J Pediatr intraoperative acidosis when compared to an open abdominal Surg, 44(1):80-6. approach? J Pediatr Surg, 46(3):458-461. 9. Chaudhary J, Shivprasad B, Lakshmi V (2019). Analysis of 18. Okazaki T, Okawada M, Koga H (2015). Safety of surgery for Prognostic Factors in Congenital Diaphragmatic Hernia in neonatal congenital diaphragmatic hernia as reflected by arterial Neonates. J Indian Assoc Pediatr Surg, 24(3):176-179. blood gas monitoring: thoracoscopic versus open repair. Pediatr 10. Tanaka T, Okazaki T, Fukatsu Y (2013). Surgical intervention for Surg Int, 31(10):899-904. congenital diaphragmatic hernia: open versus thoracoscopic 19. Qin J, Ren Y, Ma D (2019). A comparative study of surgery. Pediatr Surg Int, 29(11):1183-1186. thoracoscopic and open surgery of congenital diaphragmatic 11. Tsao K, Lally KP (2011). Surgical management of the newborn hernia in neonates. J Cardiothorac Surg, 14(1):118. with congenital diaphragmatic hernia. Fetal Diagn Ther, 29(1):46- 20. Vijfhuize S, Deden AC, Costerus SA, et al (2012). Minimal access 54. surgery for repair of congenital diaphragmatic hernia: is it 12. Lally KP, Lally PA, Lasky RE (2007). Defect size determines advantageous? An open review. Eur J Pediatr Surg, 22(5):364- survival in infants with congenital diaphragmatic hernia. 373. Pediatrics, 120(3):651-657. 13. Becmeur F (2009). Congenital diaphragmatic heria repair. In: Ngày nhận bài báo: 06/12/2020 Essentials of Pediatric Endoscopic Surgery, pp.129-136. Springer, Berlin. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 Chuyên Đề Ngoại Khoa 133
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2