intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kiểm tra chất lượng

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:185

223
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc đánh giá chất lượng sản phẩm là xác định về mặt định lượng các chỉ tiêu chất lượng và tổ hợp chúng theo những nguyên tắc nhất định để biểu thị chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những quyết định về sản phẩm, về chiến lược sản phẩm để giải quyết tốt các vấn đề như dự báo, lập kế hoạch, tối ưu hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kiểm tra chất lượng

  1. 2 ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
  2. 1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2. CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 4. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 5. LƯỢNG HÓA CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 6. TIÊU CHUẨN HÓA 7. SƠ LƯỢC VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
  3. 1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Mục đích của việc đánh giá chất lượng sản phẩm là xác định về mặt định lượng các chỉ tiêu chất lượng và tổ hợp chúng theo những nguyên tắc nhất định để biểu thị chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những quyết định về sản phẩm, về chiến lược sản phẩm để giải quyết tốt các vấn đề như dự báo, lập kế hoạch, tối ưu hóa.
  4. Theo tiêu chuẩn ISO 8402 – 2000 thì “Đánh giá, lượng hóa chất lượng là việc xác định, xem xét một cách hệ thống mức độ mà một sản phẩm hoặc một đối tượng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu qui định”. Đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm chính là sự so sánh, đối chiếu các sản phẩm đó với những sản phẩm khác cùng loại.
  5. Khi đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm, cần chú ý: ­ Cần xác định các chỉ tiêu chất lượng và thang đo phù hợp. Các chỉ tiêu chất lượng này nên tuân theo những tiêu chuẩn hay qui định của nhà nước, ngành, xí nghiệp hay các yêu cầu cụ thể của khách hàng.
  6. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm có những mục đích và ý nghĩa sau đây: a - Đánh giá chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với chính sách chất lượng của công ty ­ Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm xem xét tính phù hợp về chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu khách hàng, với điều kiện kinh tế ­ xã hội ­ kỹ thuật.
  7. ­ Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm đưa ra chính sách chất lượng hợp lý cho sản phẩm. ­ Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm quản lý các yếu tố cấu thành nên chất lượng một cách hiệu quả nhất. ­ Đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên trong toàn thể công ty tham gia vào các chương trình chất
  8. Như vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm và các hoạt động quản lý chất lượng trong doanh nghiệp được gọi là quá trình tự đánh giá. Tự đánh giá là hoạt động quản lý mang tính chất thường xuyên, dựa trên các hoạt động kiểm tra, kiểm soát và thẩm tra.
  9.  Tự đánh giá còn được gọi là đánh giá của người thứ nhất.  Việc đánh giá chất lượng vật tư mua vào, đánh giá người cung ứng và người thầu phụ được gọi là đánh giá của người thứ hai.  Việc đánh giá chất lượng của một cơ quan độc lập với người mua và người bán được gọi là đánh giá của người thứ ba.
  10.  Vì vậy, việc đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá khái niệm đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp là một công việc phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn, nghiệp vụ và phương tiện kỹ thuật thích hợp.
  11. b - Việc đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ có thể có nhiều mục đích khác nhau - Đánh giá mức chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với hợp đồng, với tiêu chuẩn hay không: thực hiện dựa trên cơ sở kiểm tra chất lượng khi giao nhận, gọi là kiểm tra nghiệm thu. Cơ sở để đánh giá chất lượng này dựa vào
  12. - Đánh giá mức chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với những quy định của luật pháp hay không: thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng và mang tính bắt buộc. ­ Đánh giá mức chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: nhằm lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ thích hợp. - Đánh giá mức chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: nhằm biết được trình độ chất lượng trong mối tương quan với các sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường cũng như nhận định về năng lực cạnh tranh của sản phẩm. - Đánh giá mức chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: nhằm mục đích quản lý, phân tích sự biến động của chất lượng, …
  13. Ngày nay, người tiêu dùng hoặc người mua hàng đều thận trọng hơn với chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Đối với họ, chất lượng là mối quan tâm hàng đầu.  Vì vậy, người mua đòi hỏi phải có bằng chứng về chất lượng. Ngoài việc xem xét hàng hóa thì họ còn khảo sát cả người sản xuất ra hàng hóa đó.
  14. Việc khảo sát người bán trước khi mua những món hàng lớn hiện nay là yêu cầu tất yếu của người mua. Không có người mua nào dám ký kết hợp đồng khi chưa biết rõ khả năng đảm bảo chất lượng của người cung ứng.  Vì vậy, bằng chứng về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ và khả năng đảm bảo chất lượng của người cung ứng là hết sức quan trọng.
  15. 2. CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1 - Chỉ tiêu chất lượng trong phát triển kinh tế a - Những chỉ tiêu công dụng Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất. Nhóm chỉ tiêu này được giới thiệu trong các bản
  16. Những chỉ tiêu trong nhóm này được chia ra thành hai loại: - Những chỉ tiêu thể hiện quy cách sản phẩm: nêu rõ sản phẩm có thể dùng vào việc gì và những điều kiện cần thiết để sử dụng chúng, giúp cho người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm đúng mục đích sử dụng và phù hợp với điều kiện sử dụng
  17. ­ Những thông số kỹ thuật như kích cỡ của quần áo, giày dép; điện áp, công suất, số vòng quay của động cơ điện; dung tích buồng nổ, số xy­lanh, cách bố trí xy­lanh, công suất, kiểu chu kỳ sinh công của động cơ nổ; … được gọi là các thông số quy cách. - Những chỉ tiêu thể hiện tính năng, tác dụng cũng như đặc điểm sử dụng của sản phẩm: thể hiện phẩm chất của hàng hóa, thường là cơ sở để so sánh những sản phẩm cùng quy cách, xem sản phẩm nào ưu việt hơn.
  18. Những chỉ tiêu như hiệu suất tiêu hao nhiên liệu, khả năng gia tốc, khả năng chịu quá tải, tốc độ tối đa,… của ô tô và hiệu suất, nhiệt độ khi làm việc, độ bền nhiệt của lớp cách điện,… của động cơ điện gọi là những chỉ tiêu phẩm chất, giúp nhận định về sự “tốt”, “xấu” của sản phẩm.
  19. Những chỉ tiêu thường gặp thuộc loại này gồm: - Các chỉ tiêu hiệu suất, suất tiêu hao điện năng, suất tiêu hao nhiên liệu - đối với các máy năng lượng: thể hiện sự hoàn hảo trong cấu tạo, về nguyên lý làm việc của máy móc. Những chỉ tiêu này liên quan đến hiệu quả sử dụng. - Các chỉ tiêu độ chính xác, độ chính xác
  20. ­ Chỉ tiêu độ tin cậy: là chỉ tiêu quan trọng đối với những hàng hóa dùng lâu dài, thường được xác định bằng thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hư hỏng. ­ Chỉ tiêu tuổi thọ: thường được thể hiện bằng thời gian khai thác sử dụng hàng hóa và có liên quan đến hiệu quả sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2