intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết là xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 252 bệnh nhân HIV/AIDS đang khám và điều trị ngoại trú bằng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện A.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên

Đỗ Lê Thùy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 301 – 306<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN<br /> Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN A<br /> THÁI NGUYÊN<br /> Đỗ Lê Thuỳ<br /> Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị là yếu tố sống còn trong điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS,<br /> quyết định thành công của điều trị. Chương trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS<br /> bằng thuốc kháng virus đã được triển khai thực hiện tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện A Thái<br /> Nguyên đã được hơn 5 năm nhưng việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân chưa được đánh giá.<br /> Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của<br /> bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 252 bệnh nhân HIV/AIDS đang khám và điều trị<br /> ngoại trú bằng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện A. Bệnh nhân được phỏng vấn trực<br /> tiếp tại phòng khám các nội dung về kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị. Thông tin được thu<br /> thập vào bộ câu hỏi thống nhất.<br /> Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV là 81,3%. Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng trong vòng 3<br /> tháng là 91,3%. 71,8% bệnh nhân quên hoặc chậm uống thuốc theo giờ qui định là do bận hoặc<br /> mải làm quên uống thuốc. 6,8% bệnh nhân do thiếu thuốc nên không có thuốc uống. Không có mối<br /> liên quan giữa tuân thủ điều trị với tuổi, trình độ văn hóa, khoảng cách đến phòng khám ngoại trú<br /> và thu nhập bình quân/tháng. Có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tỉ lệ gặp tác dụng phụ của<br /> thuốc khiến bệnh nhân phải ngừng thuốc.<br /> Kết luận: Để tăng cường hơn nữa sự tuân thủ điều trị ARV cần cung cấp cho người bệnh những<br /> kiến thức về tác dụng phụ của thuốc.<br /> Từ khóa: Tuân thủ điều trị ARV, ARV, VIỆN A, HIV/AIDS<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải<br /> (Acquired Immunodeficiency Syndromes –<br /> AIDS) do virus gây suy giảm miễn dịch ở<br /> người (Human Immunodeficiency Virus –<br /> HIV) ngày nay đã trở thành đại dịch toàn cầu,<br /> là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ<br /> con người, tương lai giống nòi của dân tộc,<br /> tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế,<br /> văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự<br /> phát triển bền vững của đất nước. Kể từ ca<br /> nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990<br /> tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay cả<br /> nước ước tính có trên 254.000 người đang<br /> sống với HIV/AIDS và đại dịch HIV/AIDS<br /> cũng đã cướp đi sinh mạng trên 48.000 người<br /> bị nhiễm HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS<br /> không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những<br /> người nhiễm HIV/AIDS mà còn làm cho hàng<br /> *<br /> <br /> trăm ngàn người có người thân bị nhiễm<br /> HIV/AIDS đã và đang đã phải chịu ảnh<br /> hưởng nặng nề về tinh thần và vật chất do<br /> HIV/AIDS mang lại [1], [2], [3].<br /> Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay y<br /> học vẫn chưa tìm ra được thuốc loại bỏ hoàn<br /> toàn HIV ra khỏi cơ thể người bệnh. Để<br /> chống lại sự nhân lên của HIV và kéo dài<br /> cuộc sống cho người bệnh, vũ khí duy nhất<br /> hiện nay là thuốc kháng virus (ARV). Từ năm<br /> 2005, với sự nỗ lực của Chính phủ và sự giúp<br /> đỡ của các tổ chức quốc tế, các chương trình<br /> điều trị thuốc ARV miễn phí bắt đầu được<br /> triển khai và liên tục được mở rộng trên toàn<br /> quốc. Tính đến cuối năm 2009, theo báo cáo<br /> của Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế,<br /> đã có trên 35.000 bệnh nhân HIV/AIDS được<br /> điều trị thuốc ARV. Chiến lược Quốc gia về<br /> phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và<br /> tầm nhìn 2020 đề ra đến năm 2010 phấn đấu<br /> đạt 70% số bệnh nhân AIDS được điều trị<br /> 301<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Lê Thùy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ARV [9]. Tuy nhiên, điều trị thuốc ARV cũng<br /> đặt ra một thách thức mới - nguy cơ kháng<br /> thuốc và thất bại điều trị. Mục đích của điều<br /> trị ARV là duy trì sự sống của người bệnh<br /> nhưng thất bại điều trị do HIV kháng lại<br /> thuốc có khi phải trả giá bằng sinh mạng<br /> người bệnh. Vì vậy, tuân thủ điều trị là yếu tố<br /> sống còn trong điều trị ARV ở bệnh nhân<br /> HIV/AIDS và quyết định thành công của quá<br /> trình điều trị. Không tuân thủ điều trị sẽ dẫn<br /> đến tình trạng kháng thuốc của HIV.<br /> Thành phố Thái Nguyên là một trong những<br /> tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất<br /> trong cả nước, chiều hướng lây nhiễm HIV<br /> chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn<br /> và dùng chung bơm kim tiêm. Tại Thái<br /> Nguyên từ năm 2006 đã bắt đầu thực hiện<br /> chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS<br /> bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại<br /> trú. Tuy nhiên từ đó đến nay chưa có nghiên<br /> cứu nào được thực hiện để đánh giá về việc<br /> tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân<br /> HIV/AIDS. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài<br /> “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một<br /> số yếu tố liên quan của bệnh nhân<br /> HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A<br /> Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:<br /> 1. Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của<br /> bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại<br /> bệnh viện A Thái Nguyên.<br /> 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến điều trị<br /> ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> 252 bệnh nhân HIV/AIDS đang khám và điều<br /> trị ngoại trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên.<br /> * Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:<br /> - Bệnh nhân HIV/AIDS trên 18 tuổi.<br /> - Bệnh nhân HIV/AIDS có thời gian điều trị<br /> ARV trên 1 tháng.<br /> - Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - Bệnh nhân HIV/AIDS không tham gia điều<br /> trị ARV<br /> <br /> 89(01/2): 301 – 306<br /> <br /> - Bệnh nhân có thời gian điều trị ARV dưới 1<br /> tháng.<br /> - Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào<br /> nghiên cứu<br /> * Địa điểm nghiên cứu<br /> Phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân<br /> HIV/AIDS tại Bệnh viện A Thái Nguyên<br /> * Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm<br /> 2011 đến tháng 12 năm 2011.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp<br /> chọn mẫu thuận tiện những bệnh nhân<br /> HIV/AIDS đang điều trị ARV từ 1 tháng trở<br /> lên đến tái khám định kỳ tại phòng khám<br /> ngoại trú bệnh viện A Thái Nguyên.<br /> Cỡ mẫu: Với độ tin cậy 95%, tỉ lệ tuân thủ<br /> điều trị là 80% (dựa theo số liệu nghiên cứu<br /> về tỉ lệ tuân thủ điều trị của Võ Thị Năm [6]<br /> và Hà Thị Minh Đức [5]) với sai số cho phép<br /> là 5%, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 245<br /> bệnh nhân đang điều trị với ARV, được làm<br /> tròn thành 250 để bù những trường hợp mất<br /> dữ kiện.<br /> Phương pháp thu thập số liệu<br /> Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực<br /> tiếp về tuân thủ điều trị ARV bao gồm những<br /> hiểu biết về tuân thủ điều trị ARV và thực<br /> hành tuân thủ điều trị (giờ uống thuốc, số lần<br /> quên/chậm uống thuốc trong 1 tháng, 3 tháng<br /> và 6 tháng gần đây, xử trí khi nôn thuốc, khi<br /> gặp tác dụng phụ của thuốc…). Những biến<br /> số nền gồm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ<br /> học vấn, thời gian điều trị ARV, người hỗ trợ<br /> điều trị, tình trạng hôn nhân, đối tượng sống<br /> chung và thu nhập bình quân/tháng. Số liệu<br /> nghiên cứu được thu thập vào bộ câu hỏi<br /> thống nhất (phụ lục)<br /> Xử lý số liệu<br /> Số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ phần<br /> trăm. Phép kiểm tra chi bình phương được sử<br /> dụng để so sánh các tỉ lệ. Số liệu được xử lý<br /> bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0.<br /> <br /> 302<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Lê Thùy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của<br /> bệnh nhân HIV/AIDS<br /> Bảng 1: Số lần dùng thuốc trong ngày<br /> Số lần uống<br /> thuốc trong<br /> ngày<br /> Uống thuốc<br /> 2 lần/ngày<br /> Uống thuốc<br /> 3 lần/ngày<br /> Tổng<br /> <br /> 89(01/2): 301 – 306<br /> <br /> Nhận xét: trong vòng 3 tháng gần đây có<br /> 8,7% bệnh nhân quên uống thuốc, trong đó 20<br /> bệnh nhân (7,9%) quên uống thuốc dưới 9 lần<br /> và 2 bệnh nhân quên uống thuốc trên 9 lần.<br /> Bảng 4: Tỉ lệ quên thuốc trong 1 tháng gần đây<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 248<br /> <br /> 98,4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,6<br /> <br /> 252<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Đa số bệnh nhân uống thuốc đúng<br /> qui định 2 lần/ngày (98%). 4 bệnh nhân uống<br /> thuốc 3 lần/ngày do nôn viên thuốc hoặc tự ý<br /> chia thuốc effaviren uống trước khi đi ngủ do<br /> thuốc gây buồn ngủ. Cách uống thuốc 2<br /> lần/ngày là đúng với hướng dẫn điều trị ARV,<br /> phải uống thuốc cách nhau đúng 12 giờ để<br /> duy trì nồng độ thuốc trong máu ổn định,<br /> tránh tình trạng ngộ độc thuốc do uống quá<br /> gần nhau hoặc kháng thuốc do uống cách<br /> nhau xa quá.<br /> Bảng 2: Tỉ lệ quên thuốc trong 6 tháng gần đây<br /> Số lần quên Số BN<br /> Tỷ lệ %<br /> thuốc trong 6<br /> tháng<br /> 19 lần<br /> 1<br /> 0,4<br /> Không quên lần<br /> 205<br /> 81,3<br /> nào<br /> Tổng<br /> 252<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: điều trị HIV/AIDS bằng thuốc<br /> ARV yêu cầu phải uống thuốc thường xuyên,<br /> đúng giờ, và đều đặn suốt đời. Trong nghiên<br /> cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân không<br /> quên uống thuốc (81,3%), tỉ lệ bệnh nhân<br /> quên uống thuốc dưới 18 lần trong vòng 6<br /> tháng gần đây là 18,3%. Có 01 trường hợp<br /> bệnh nhân quên thuốc trên 19 lần.<br /> Bảng 3: Tỉ lệ quên thuốc trong 3 tháng gần đây<br /> Số lần quên thuốc trong 3 Số<br /> Tỷ lệ<br /> tháng<br /> BN<br /> %<br /> 10 lần<br /> 2<br /> 0,8<br /> Không quên lần nào<br /> 230<br /> 91,3<br /> Tổng<br /> 252<br /> 100<br /> <br /> Số lần quên thuốc trong<br /> 1 tháng<br /> 2 giờ<br /> 4<br /> Không uống chậm<br /> 100<br /> Tổng<br /> 252<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> 42,1<br /> 7,1<br /> 9,5<br /> 1,6<br /> 39,7<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: đa số bệnh nhân không uống thuốc<br /> chậm hoặc chỉ uống chậm thuốc trong vòng<br /> 30 phút (79,8%). Có 4 bệnh nhân uống thuốc<br /> chậm hơn giờ qui định trên 2 giờ.<br /> Khi hỏi lý do khiến bệnh nhân quên hoặc<br /> chậm uống thuốc ghi nhận có 94 trường hợp<br /> (chiếm 71,8%) quên hay chậm uống thuốc do<br /> bận, mải làm nên quên giờ uống thuốc, 28<br /> trường hợp (21,4) là do đi làm xa không mang<br /> theo thuốc. Đặc biệt có 9 trường hợp (6,8%)<br /> do hết thuốc nên không có thuốc uống. Không<br /> có trường hợp nào bỏ uống thuốc do gặp tác<br /> dụng phụ của thuốc hay do nhà xa không đi<br /> lấy thuốc được.<br /> * Xử trí khi quên hay chậm giờ uống thuốc<br /> Khi khảo sát cách xử trí của 121 trường hợp<br /> quên hay chậm uống thuốc có 101 trường hợp<br /> (83,5%) có xử trí đúng là uống ngay khi nhớ<br /> ra và uống liều kế tiếp theo lịch nếu cách<br /> 303<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Lê Thùy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nhau trên 4 giờ. Có 1 trường hợp chậm uống<br /> thuốc 6 giờ và vẫn uống liều kế tiếp theo lịch.<br /> Trong số 40 bệnh nhân (chiếm 15,9%) bị nôn<br /> khi uống thuốc ARV có 24 bệnh nhân có cách<br /> xử trí đúng là uống ngay viên thuốc khác<br /> (60%), tuy nhiên vẫn có 10 trường hợp bỏ<br /> không uống thuốc nữa (25%).<br /> Bảng 6: Xử trí khi quên hay chậm giờ uống thuốc<br /> Số lần quên thuốc trong<br /> 1 tháng<br /> Uống ngay khi nhớ ra và uống<br /> liều kế tiếp theo lịch nếu cách<br /> nhau trên 4 giờ<br /> Uống ngay khi nhớ ra và uống<br /> liều kế tiếp theo lịch kể cả<br /> dưới 4 giờ<br /> Bỏ đi không uống thuốc nữa<br /> Tổng<br /> <br /> Số<br /> BN<br /> 101<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> 83,5<br /> <br /> 1<br /> 0,8<br /> 19<br /> 252<br /> <br /> 15,7<br /> 100<br /> <br /> Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều<br /> trị ARV<br /> Bảng 7: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tuổi<br /> Tuổi<br /> Dưới 35 tuổi<br /> Trên 35 tuổi<br /> Tổng<br /> <br /> Tuân thủ Không tuân Tổng<br /> điều trị thủ điều trị<br /> 172<br /> 1<br /> 173<br /> 78<br /> 1<br /> 79<br /> 250<br /> 2<br /> 252<br /> <br /> X2=0,568,OR=2,205,CI=0,98-1,035, p=0,568<br /> Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy không<br /> có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với<br /> tuổi của người bệnh.<br /> Bảng 8: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và<br /> trình độ văn hóa<br /> Trình<br /> độ Tuân thủ Không<br /> Tổng<br /> VH<br /> điều trị<br /> tuân thủ<br /> điều trị<br /> Dưới cấp 1 45<br /> 0<br /> 45<br /> Trên cấp 1 205<br /> 2<br /> 207<br /> 250<br /> 2<br /> 252<br /> Tổng<br /> <br /> 89(01/2): 301 – 306<br /> <br /> X2=0,438,<br /> OR=1,010,<br /> CI=0,996-1,023,<br /> p=0,508<br /> Nhận xét: không có liên quan giữa trình độ<br /> văn hóa với tuân thủ điều trị ARV<br /> Bảng 9: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và<br /> khoảng cách từ nhà đến phòng khám ngoại trú<br /> <br /> X2=0,252, p=0,616, OR=0,991, CI=0,979 –<br /> 1,003<br /> Khoảng<br /> Tuân thủ Không tuân<br /> cách<br /> điều trị<br /> thủ điều trị<br /> Dưới 20km<br /> 222<br /> 2<br /> Trên 20km<br /> 28<br /> 0<br /> Tổng<br /> 250<br /> 2<br /> <br /> Tổng<br /> 224<br /> 28<br /> 252<br /> <br /> Nhận xét: không có liên quan giữa khoảng<br /> cách đi lại xa đến phòng khám với tuân thủ<br /> điều trị.<br /> Bảng 10: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và<br /> thu nhập bình quân/tháng của gia đình người<br /> nhiễm HIV/AIDS<br /> Thu nhập/<br /> tháng<br /> Dưới 2triệu<br /> Trên 2 triệu<br /> Tổng<br /> <br /> Tuân thủ<br /> điều trị<br /> 167<br /> <br /> Không tuân Tổng<br /> thủ điều trị<br /> 1<br /> 168<br /> <br /> 83<br /> <br /> 1<br /> <br /> 84<br /> <br /> 250<br /> <br /> 2<br /> <br /> 252<br /> <br /> 2<br /> <br /> X =0,252,OR=2,012,CI=0.98-1.033, p=0,616<br /> Nhận xét: không có liên quan giữa thu nhập<br /> của gia đình người nhiễm H với tuân thủ<br /> điều trị<br /> Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tác<br /> dụng phụ của thuốc làm BN phải ngừng thuốc<br /> Nhận xét: Có liên quan giữa việc gặp tác<br /> dụng phụ của thuốc với tuân thủ điều trị<br /> ARV. BN gặp tác dụng phụ nhiều phải tạm<br /> ngừng điều trị để đổi thuốc thì tuân thủ điều<br /> trị ARV kém hơn<br /> <br /> Bảng 11: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tác dụng phụ của thuốc làm BN phải ngừng thuốc<br /> Tác dụng phụ của thuốc<br /> ADR làm bệnh nhân phải ngừng thuốc<br /> ADR nhưng bệnh nhân vẫn dùng thuốc<br /> Tổng<br /> <br /> Tuân thủ điều trị<br /> 19<br /> 231<br /> 250<br /> <br /> Không tuân thủ điều trị<br /> 1<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Tổng<br /> 20<br /> 232<br /> 252<br /> <br /> X2=4,882, OR=0,082, CI=0,005-1,368, p=0, 027<br /> 304<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Lê Thùy<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Về sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân<br /> HIV/AIDS<br /> Đa số bệnh nhân đều uống thuốc đúng 2<br /> lần/ngày (98,4%), khoảng cách giữa 2 lần là<br /> 12 giờ cũng được bệnh nhân thực hiện đúng.<br /> Trong 6 tháng gần đây, tỉ lệ quên uống thuốc<br /> là 18,7%, trong vòng 3 tháng tỉ lệ này là 8,7%<br /> và trong vòng 1 tháng là 6,7%. Trong số các<br /> nguyên nhân khiến bệnh nhân quên thuốc có<br /> 71,8% cho rằng do bận việc gì đó vào giờ cần<br /> uống thuốc, có một số trường hợp không<br /> uống thuốc 1 lần do hết thuốc, thiếu thuốc.<br /> Về một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều<br /> trị ARV<br /> Kết quả cho thấy ở những đối tượng có độ<br /> tuổi dưới 35 có tỉ lệ tuân thủ trong điều trị<br /> thấp hơn những người trên 35 tuổi. Tuy<br /> nhiên, chưa có bằng chứng chỉ ra có khác<br /> nhau về mức độ tuân thủ điều trị giữa 2 nhóm<br /> tuổi này. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố<br /> khách quan khác như: trình độ văn hóa, công<br /> việc làm ăn, hoặc sự hỗ trợ của cán bộ y tế,<br /> người nhà…nên sự tuân thủ điều trị có thể sẽ<br /> tốt dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.<br /> Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân<br /> thủ điều trị: những đối tượng có trình độ học<br /> vấn trên cấp 3 thì tuân thủ điều trị tốt hơn đối<br /> tượng có trình độ học vấn dưới cấp 3. Tuy<br /> nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa<br /> thống kê.<br /> Không có sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ điều<br /> trị ở những người có thu nhập khác nhau.<br /> Trên thực tế, thu nhập bình quân trong gia<br /> đình người nhiễm HIV/AIDS có ảnh hưởng<br /> nhất định đến mức độ tuân thủ điều trị của<br /> người bệnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi, tất cả những người bệnh này đang<br /> được cấp phát thuốc miễn phí từ các nguồn tài<br /> trợ, họ chưa phải trả tiền thuốc điều trị nên<br /> vấn đề thu nhập chưa ảnh hưởng đến việc tiếp<br /> cận thuốc trong tuân thủ điều trị ARV.<br /> Có mối liên quan giữa việc phải tạm nghỉ<br /> thuốc ARV do tác dụng phụ gặp phải với tuân<br /> thủ điều trị ARV. Đây là một trong những<br /> khó khăn khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều<br /> <br /> 89(01/2): 301 – 306<br /> <br /> trị. Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng rất lớn<br /> đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân.<br /> KẾT LUẬN<br /> Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của<br /> bệnh nhân HIV/AIDS<br /> - 98,4% bệnh nhân uống thuốc đúng 2<br /> lần/ngày, cách nhau 12 giờ.<br /> - 81,3% bệnh nhân không quên uống thuốc<br /> lần nào trong vòng 6 tháng gần đây.<br /> - 91,3% bệnh nhân không quên uống thuốc<br /> lần nào trong vòng 3 tháng gần đây.<br /> - 93,3% bệnh nhân không quên uống thuốc<br /> lần nào trong vòng 1 tháng gần đây.<br /> - 81,8% bệnh nhân không uống chậm thuốc<br /> hoặc chỉ chậm uống thuốc trong vòng 30<br /> phút.<br /> - 83,5% bệnh nhân có xử trí đúng khi uống<br /> thuốc chậm thời gian quy định<br /> Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều<br /> trị ARV<br /> - Không có mối liên quan giữa tuân thủ điều<br /> trị với tuổi, trình độ văn hóa, thu nhập bình<br /> quân/tháng và khoảng cách từ nhà người bệnh<br /> đến phòng khám ngoại trú.<br /> - Có liên quan giữa việc gặp tác dụng phụ của<br /> thuốc với tuân thủ điều trị ARV<br /> KHUYẾN NGHỊ<br /> 1. Tăng cường hoạt động tư vấn về tuân thủ<br /> điều trị cho người bệnh. Trong mỗi lần tái<br /> khám, cán bộ y tế cần khai thác kỹ cách dùng<br /> thuốc của bệnh nhân trong tháng vừa qua để<br /> có được những hướng dẫn và tư vấn kịp thời<br /> khi người bệnh tuân thủ điều trị kém (do tác<br /> dụng phụ của thuốc, giờ giấc sinh hoạt không<br /> thích hợp, hết thuốc…).<br /> 2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức<br /> khỏe cho người nhiễm HIV, đặc biệt cần chú<br /> trọng hơn nữa thông tin về tuân thủ điều trị<br /> ARV. Tư vấn liên tục về tuân thủ điều trị<br /> ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS.<br /> 305<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2