intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy đọc ở tiểu học theo hướng phát huy năng lực người học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đọc là một trong những kĩ năng ngôn ngữ rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay chưa chú trọng lắm vấn đề này. Bài viết đề cập đến những hạn chế trong dạy đọc và đề xuất hướng dạy đọc nhằm phát huy năng lực của người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy đọc ở tiểu học theo hướng phát huy năng lực người học

  1. Khoa Giáo dục Tiểu học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm DẠY ĐỌC Ở TIỂU TP. Hồ Chí Minh HỌC THEO HƢỚNG PHÁT Điện thoại: 0918.695.694 HUY NĂNG LỰC Email: NGƢỜI HỌC dinhkha2000@yahoo.com ThS. LÊ NGỌC TƢỜNG KHANH TÓM TẮT Đọc là một trong những kĩ năng ngôn ngữ rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay chƣa chú trọng lắm vấn đề này. Bài viết đề cập đến những hạn chế trong dạy đọc và đề xuất hƣớng dạy đọc nhằm phát huy năng lực của ngƣời học Từ khoá: dạy đọc, tiểu học, phát huy năng lực ABSTRACT Teaching reading in primary schools to promote learners’ individual abilities Reading is one of the most important language skills. However, in many primary schools this skill is not properly concerned. This article is intended to mention the limitations in reading teaching as well as to bring out suggestions for this matter in order to promote learners‟ abilities. Key words: Reading teaching, primary schools, promoting learners‟ individual abilities. 1. Sơ lƣợc về đọc và kĩ năng đọc Đọc là một quá trình nhận thức. Trong quá trình ấy, ngƣời đọc không chỉ giải mã ngôn ngữ để tiếp nhận thông tin làm giàu thêm vốn tri thức của mình mà còn rèn nhiều kĩ năng để phục vụ học tập và cuộc sống. Điều này rất quan trọng ở tiểu học, vì đây là bậc học kĩ năng, học sinh đƣợc hình thành kiến thức thông qua việc rèn kĩ năng. Vậy học sinh cần đƣợc rèn những kĩ năng gì trong quá trình học đọc? 609
  2. - Kĩ năng đọc lƣớt, đọc nhanh để có thể nắm bắt sơ lƣợc nội dung văn bản một cách nhanh nhất . Ở tiểu học, kĩ năng này còn tuỳ thuộc vào việc học sinh giải mã đƣợc kí hiệu chữ viết của âm thanh, đặc biệt đối với lớp 1, lớp 2. Tuy nhiên, trƣớc khi nắm đƣợc nội dung, học sinh cần phải hiểu nghĩa của chữ (từ) trong văn bản. Dựa vào kiến thức ngữ âm và trí nhớ, học sinh cần giải mã nhanh chữ để đọc và hiểu chúng. Đây cũng chính là một trong những kĩ năng quan trọng đầu tiên cần hình thành và rèn luyện cho học sinh: kĩ năng nhận diện từ. - Kĩ năng giải mã ngôn ngữ: ngƣời đọc dựa vào sự hiểu biết, vốn kinh nghiệm sống của mình để hiểu nội dung văn bản. Trong khi giải mã, có những từ, ý, quan điểm mà ngƣời đọc không hiểu nghĩa. Tuy nhiên, nếu có kĩ năng đọc, ngƣời đọc có thể dựa vào ngữ cảnh của văn bản nhƣ nội dung, cấu trúc ngữ pháp của câu hay nghĩa của từ đã biết,… suy luận, phân tích rồi phỏng đoán để hiểu chúng. Học sinh tiểu học có vốn từ không nhiều, đang trong giai đoạn hình thành và tích luỹ từ ngữ nên đây cũng là một kĩ năng quan trọng mà học sinh cần có: kĩ năng phân tích ngữ cảnh. - Kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản phù hợp với phong cách của văn bản, hay thƣờng gọi là đọc diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật. - Đọc còn là một hoạt động giao tiếp. Dù vô tình hay hữu ý, ngƣời đọc thƣờng hay thể hiện thái độ của mình một cách trực tiếp đối với văn bản đọc ngay trong quá trình đọc hoặc khi hoàn tất quá trình.và gián tiếp đối với ngƣời viết. Ngƣời viết có thể nhận đƣợc sự phản hồi từ ngƣời đọc nhƣng cũng có thể không. Chính từ đặc điểm này của việc đọc mà cần lƣu ý rèn kĩ năng tƣ duy phê phán cho học sinh. Học sinh đƣợc chủ động bày tỏ suy nghĩ của mình đối với nội dung của văn bản đọc. Hoặc vừa đọc vừa phỏng đoán nội dung để nhìn thấy những điều hay, mới, độc đáo trong văn bản. Nhƣ vậy, ngoài những kĩ năng về mặt ngôn ngữ , học sinh còn đồng thời rèn rất nhiều kĩ năng tƣ duy trong quá trình đọc. Ngoài ra, cần xác định rằng, trong dạy học, mục đích chính của việc đọc là ngƣời học phải hiểu nội dung văn bản. Sâu xa hơn, ngƣời học còn phải biết vận dụng những điều đã hiểu vào trong cuộc sống. 2. Dạy đọc trong nhà trƣờng tiểu học hiện nay Bậc tiểu học hình thành cho học sinh kĩ năng đọc thông qua phân môn của Tiếng Việt là Tập đọc. Dù chỉ là ở giai đoạn tập nhƣng vẫn cần trang bị cho học sinh tất cả những kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể đọc tốt. Nếu học sinh có kĩ năng đọc tốt thì đây là nền tảng vững chắc cho việc học các môn học khác và bậc học cao hơn đƣợc thuận lợi. (1) Chƣơng trình Tiểu học 2000 hiện hành quan tâm nhiều hơn việc hình thành kĩ năng đọc cho học sinh so với chƣơng trình Cải cách Giáo dục trƣớc đó. Cụ thể: đa dạng phong cách văn bản giúp học sinh có đƣợc giọng đọc và kĩ thuật đọc phong phú; chú 610
  3. tâm đến số lƣợng học sinh đƣợc đọc trƣớc lớp trong một tiết học; tạo điều kiện cho học sinh làm việc độc lập, hợp tác thông qua việc tìm hiểu bài,… Chƣơng trình và sách giáo viên cũng đƣa ra một quy trình dạy một bài đọc rất rõ ràng và cụ thể, thực hiện theo hƣớng phân tích. Phân tích để đọc đúng và hiểu các đơn vị nhỏ nhƣ từ, câu đến các đơn vị lớn hơn nhƣ đoạn, bài. Nhìn chung, quy trình này phù hợp với tâm lí, đặc điểm nhận thức của học sinh, vì vấn đề “đọc thông viết thạo” đƣợc đặt lên hàng đầu ở bậc tiểu học và học sinh còn hạn chế về kinh nghiệm sống. Ngoài ra, việc dạy theo một quy trình có sẵn, gần nhƣ cố định có thuận lợi giúp học sinh định hƣớng công việc của mình: biết cách chuẩn bị bài, biết bài dạy đƣợc tiến hành nhƣ thế nào để hợp tác với giáo viên. Tuy nhiên, chính việc lặp đi lặp lại một kiểu dạy học đôi khi lại tạo cho học sinh “tâm lí chờ đợi”, vì biết trƣớc thầy/cô sẽ làm gì; biết thầy/cô sẽ đọc mẫu trƣớc, chỉ cần dò theo,… Những điều này ảnh hƣởng đến vấn đề học tập tích cực vì thiếu yếu tố bất ngờ, khiến học sinh không có niềm vui thích và động cơ học tập. (2) Về việc rèn kĩ năng cho học sinh: quy trình cũng đang dần bộc lộ những hạn chế - Giáo viên luôn đọc mẫu văn bản: học sinh đƣợc giúp để giải mã chữ viết và định hƣớng phong cách đọc; giọng đọc của giáo viên có thể gây ấn tƣợng về xúc cảm với học sinh, đặc biệt các văn bản nghệ thuật. Tuy nhiên, học sinh không đƣợc rèn kĩ năng giải mã chữ viết một cách chủ động và có ý thức. Kết thúc lớp 1, học sinh đã đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức ngữ âm (âm, vần, tiếng) để giải mã chữ viết thành âm thanh. Song song đó, kĩ năng nhận diện từ cũng bị hạn chế. - Lần lƣợt học sinh đọc từng câu trƣớc lớp đem lại cho ngƣời nghe một cảm giác rời rạc của văn bản, đặc biệt các văn bản nghệ thuật. Ngoài ra, mỗi phong cách văn bản cần có cách đọc khác nhau để ngƣời nghe có thể cảm nhận nét riêng biệt của chúng. - Tách bạch việc đọc thành tiếng và đọc hiểu: không phù hợp với quá trình nhận thức của việc đọc. Vì khi đọc có ý thức, ngƣời đọc giải mã chữ viết và đồng thời vận động trí não để cố gắng hiểu chúng. Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thì học sinh lớp 4, lớp 5 đọc thông khá tốt nên có thể thực hiện đọc hiểu cùng với đọc thành tiếng. - Quan tâm đến số lƣợng học sinh đọc thành tiếng hơn là tập trung việc hiểu sâu sắc văn bản để tích hợp dạy đạo đức, tri thức xã hội, tự nhiên,… Mặt tích cực là giáo viên nhận biết khả năng đọc thành tiếng của nhiều học sinh nhƣng lại không còn thời gian để cùng học sinh phân tích, suy luận, phán đoán,… để tìm hiểu nội dung. Điều này ảnh hƣởng đến việc rèn các kĩ năng tƣ duy và làm hạn chế kĩ năng phân tích ngữ cảnh. (3) Tổ chức tìm hiểu nội dung văn bản còn nặng nề và chƣa phong phú về hình thức. Ngƣời viết có một quá trình dự giờ các tiết Tập đọc và ghi nhận rằng: giáo viên thƣờng sử dụng phƣơng pháp đàm thoại để tổ chức tìm hiểu bài. Cách làm này chƣa thật sự khuyến khích học sinh động não để phát triển các kĩ năng tƣ duy. Đôi khi cũng có 611
  4. giáo viên thực hiện các phƣơng pháp hoặc hình thức dạy học khác nhƣ yêu cầu học sinh thực hiện sơ đồ hoá văn bản, phiếu học tập,…nhƣng đây chỉ là số ít. Tóm lại, việc dạy đọc ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay chú trọng đến kĩ năng giải mã chữ viết thành âm thanh và số lƣợng học sinh đƣợc đọc trong một tiết học. Điều này làm cho việc dạy và học đọc rất máy móc và nhàm chán, ảnh hƣởng đến việc rèn các kĩ năng để phát huy năng lực của ngƣời học và ứng dụng những tri thức thông qua học đọc vào cuộc sống. 3. Đề xuất ý kiến dạy đọc theo hƣớng phát triển năng lực Theo Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [5], việc đổi mới giáo dục phổ thông sẽ theo hƣớng phát huy năng lực ngƣời học và chƣơng trình đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp nhằm giảm bớt số lƣợng môn học. Để đáp ứng yêu cầu về việc phát huy năng lực ngƣời học, ngƣời viết đề xuất một số ý kiến sau: (1) Đa dạng hơn nữa phong cách văn bản, tăng số lƣợng các văn bản khác ngoài văn bản nghệ thuật, đặc biệt đối với lớp 4, lớp 5. Trong đó, cần quan tâm đến các văn bản phong cách khoa học, báo chí, hành chính có nội dung gần gũi với cuộc sống học sinh và phản ánh thực tế nhƣ các bệnh dịch thƣờng gặp, tin thể thao, tin giáo dục,… tích hợp hình thành những kiến thức về tự nhiên, xã hội, khoa học, đạo đức,… (2) Thực hiện cách dạy phát huy tính chủ động và phát huy năng lực của ngƣời học: - Hƣớng dẫn học sinh lụôn chủ động suy nghĩ về bài đọc ngay từ tên bài nhằm rèn luyện kĩ năng tƣ duy về phân tích, phê phán, kĩ năng đặt câu hỏi. Giáo viên có thể sử dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ để thực hiện việc này. Ví dụ: Tên bài “Khuất phục tên cƣớp biển”: Thế nào là khuất phục? Cƣớp biển là ngƣời nhƣ thế nào? Vì sao lại cần khuất phục? Ai sẽ là ngƣời khuất phục tên cƣớp biển? Tên cƣớp biển sẽ là nhân vật chính trong bài?... - Hạn chế đọc mẫu, giáo viên chỉ đọc mẫu khi thật sự cần thiết. Sau khi giới thiệu bài, nên để cá nhân học sinh đọc bài, trao đổi và thống nhất cách đọc trong nhóm, học sinh đọc trƣớc lớp theo từng nội dung, từng đoạn,…Sau đó, giáo viên có thể đọc văn bản trƣớc lớp để giúp học sinh so sánh, đối chiếu với cách đọc của mình. Cách làm này giúp học sinh có ý thức tự đọc và chủ động suy nghĩ cách đọc phù hợp nội dung. Có thể học sinh chọn giọng đọc chƣa phù hợp, đặc biệt với các lớp 2, lớp 3, giáo viên sẽ giúp các em điều chỉnh lại. Dù ngƣời giáo viên sẽ vất vả nếu làm thế này nhƣng bù lại học sinh đƣợc phát huy tính chủ động, làm việc độc lập. Đây là cách làm thể hiện quan điểm “học sinh là trung tâm” của việc dạy học và giáo viên nắm đƣợc kĩ năng giài mã chữ viết của học sinh. 612
  5. - Đặt những câu hỏi đơn giản, câu hỏi tức thì, tìm kiếm, tìm thấy ngay sau khi học sinh đọc văn bản lần 1 để kiểm tra kĩ năng nhận diện từ của học sinh. - Khuyến khích học sinh giải nghĩa từ mới theo cách hiểu của mình để phát huy tính tích cực, chủ động và rèn luyện kĩ năng phân tích ngữ cảnh. - Quan tâm đến bối cảnh xã hội của văn bản, đặc biệt là các văn bản truyện; cách sử dụng từ, cách trình bày văn bản trong các văn bản miêu tả, văn bản hành chính;… để giúp học sinh hiểu văn bản một cách trọn vẹn và làm bƣớc chuẩn bị cho việc học Tập làm văn. - Tổ chức hƣớng dẫn học sinh sơ đồ hoá đối với bất cứ văn bản nào có thể, nhất là các văn bản truyện, để rèn tƣ duy logic và tƣ duy phê phán. => Tƣ duy logic: có vấn đề trƣớc mới có vấn đề sau; những tác nhân gây ảnh hƣởng; những yếu tố thúc đẩy sự việc,… => Tƣ duy phê phán: gợi ý để học sinh so sánh cách ứng xử, việc làm của mình với nhân vật trong một tình huống, một sự việc,… để nhận thấy sự giống và khác nhau. Từ đó, học sinh rút ra đƣợc những bài học, những kinh nghiệm cho bản thân. (3) Tích hợp với các hoạt động ngoài giờ nhƣ sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt chủ nhiệm để học sinh có điều kiện vận dụng, chia sẻ những điều mình đã hiểu vào cuộc sống và rèn luyện thêm kĩ năng tự học, trong đó có kĩ năng đọc. Ví dụ:  Em làm phóng viên: hỏi và trả lời về một chủ đề.  Em làm nhà văn: giáo viên đƣa một tiêu đề – nhóm học sinh cùng xây dựng nội dung. 4. Kết luận Hoạt động đọc dễ gây sự nhàm chán với lứa tuổi tiểu học, một lứa tuổi hiếu động, thích sự hoạt động tay chân. Sự bùng nổ về công nghệ nhƣ máy chơi game, ipad,…càng làm cho trẻ em xa rời việc đọc. Dạy đọc muốn có hiệu quả thì cần làm cho học sinh yêu thích và nhận thấy sự có ích của việc đọc. Để làm đƣợc điều này, trong dạy đọc, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội đƣợc thể hiện mình: thể hiện những kĩ năng, những hiểu biết có đƣợc từ việc đọc vào cuộc sống. Và đây cũng chính là hƣớng dạy học hƣớng đến phát huy năng lực ngƣời học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục 613
  6. 2. Hoàng Hoà Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2013), Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam 3. Lê Phƣơng Nga (2007), Phƣơng pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Sƣ Phạm & Nxb Giáo dục 4. Hoàng Thị Tuyết (2011), Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Thời Đại 5. http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ban-hanh-Nghi-quyet-ve-doi-moi-can- ban-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao-post131359.gd 614
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2