intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy học tiếng Trung Quốc theo mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ tại trường Đại học Mở Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Dạy học tiếng Trung Quốc theo mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ tại trường Đại học Mở Hà Nội trình bày cơ sở lí luận của mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học ngôn ngữ; những yếu tố cấu thành nhiệm vụ trong dạy học phần đọc hiểu tiếng Trung Quốc; phân tích thực trạng áp dụng mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong kĩ năng đọc hiểu tiếng Trung Quốc sinh viên năm thứ nhất Đại học Mở Hà Nội; từ đó đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả dạy học ngôn ngữ Trung quốc hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy học tiếng Trung Quốc theo mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ tại trường Đại học Mở Hà Nội

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0067 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 21-28 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẠY HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC THEO MÔ HÌNH TIẾP CẬN DỰA VÀO NHIỆM VỤ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Huang He Meng Khoa Tiếng Trung Quốc, Đại học Mở Hà Nội Tóm tắt. Trong dạy học tiếng Trung Quốc có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ đã và đang thu hút sự quan tâm từ các nhà giáo dục. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày cơ sở lí luận của mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học ngôn ngữ; những yếu tố cấu thành nhiệm vụ trong dạy học phần đọc hiểu tiếng Trung Quốc; phân tích thực trạng áp dụng mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong kĩ năng đọc hiểu tiếng Trung Quốc sinh viên năm thứ nhất Đại học Mở Hà Nội; từ đó đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả dạy học ngôn ngữ Trung quốc hiện nay Từ khóa: nhiệm vụ, dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ, mô hình nhiệm vụ của Willis, dạy học tiếng Trung quốc, Đại học Mở Hà Nội. 1. Mở đầu Mô hình tiếp cận nhiệm vụ trong dạy học ngôn ngữ (Task-based language teaching) là mô hình dạy học đặt người học ở vị trí trung tâm, là chủ thể hoàn thành nhiệm vụ học tập. Các nghiên cứu về mô hình dạy học này bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỉ XX. Prabhu (1987) được xem như người đầu tiên triển khai hoạt động dạy theo phương pháp này. Về bản chất, tiếp cận dựa vào nhiệm vụ chỉ ra các phương pháp và kĩ thuật giảng dạy khác nhau giúp người dạy và người học đạt được mục tiêu đề ra của môn học [1]. Hiện nay, mô hình này được sử dụng phổ biến trong dạy ngôn ngữ của các trường đại học trên thế giới. Các tác giả tiêu biểu như Richard và Rodgers [2]; Dave và Willis [3]; Ellis [4]; Branden [5]. Kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả trên, ở Việt Nam, mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ đã được giới thiệu và ứng dụng nhiều trong dạy học tiếng Anh. Việc giảng dạy các ngôn ngữ khác theo mô hình này vẫn còn xa lạ và nhiều hạn chế. Vì thế, việc nghiên cứu mô hình dạy học này có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng dạy học ngôn ngữ nói chung, trong đó có tiếng Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Lee, việc dạy học ngôn ngữ theo đường hướng nhiệm vụ được diễn ra phổ biến tại Trung Quốc. Mô hình này được áp dụng vào dạy học tiếng Trung Quốc cho sinh viên người nước ngoài tại đa số các trường đại học ở Trung Quốc và đã thu được những kết quả rất khả quan [6]. Ở Việt Nam, tiếng Trung Quốc là một trong những ngôn ngữ được dạy học khá phổ biến trong các trường Đại học. Trong quá trình học tập, người học cần phải đáp ứng được các nhu cầu về năng lực sử dụng tiếng Trung Quốc để đáp ứng với yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình học tập các kĩ năng, sinh viên thường tỏ ra lúng túng ở kĩ năng đọc hiểu các văn bản tiếng Trung Quốc. Để cải thiện vấn đề này, đội ngũ giáo viên luôn đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc, trong đó mô hình dạy học ngôn ngữ theo nhiệm Ngày nhận bài: 21/7/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022. Tác giả liên hệ: Huang He Meng. Địa chỉ e-mail: huanghemeng@hou.edu.vn 21
  2. Huang He Meng vụ có ý nghĩa quan trọng của việc học một ngôn ngữ mới, trong đó có tiếng Trung Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng giảng dạy phần đọc hiểu tiếng Trung Quốc theo đường hướng tiếp cận nhiệm vụ và áp dụng trong một số học phần với sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Tiếng Trung Quốc, Đại học Mở Hà Nội nhằm góp phần nâng cao trình độ nghe nói của sinh viên; đồng thời phát huy được tính chủ động trong học tập của các em trong quá trình tiếp cận ngôn ngữ mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận của mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học ngôn ngữ 2.1.1. Quan niệm về mô hình cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học ngôn ngữ Theo Branden, thuật ngữ “tiếp cận” là cách tiếp cận một vấn đề hay nói cách khác nó chỉ đến từng bước cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh ngẫu nhiên. Tiếp cận dựa vào nhiệm vụ là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ mà ở đó người học được giao các nhiệm vụ cụ thể để sử dụng tốt ngôn ngữ cho hoạt động thường ngày [7]. Tác giả Dave và Willis cho rằng, tiếp cận dựa vào nhiệm vụ là một giải pháp phù hợp cho các giáo viên dạy ngôn ngữ. Đối với phương pháp giảng dạy này, giáo viên không chủ động quyết định trước nội dung ngôn ngữ sẽ được giảng dạy. Các bài học được hoàn thành sau khi các nhiệm vụ học tập được giải quyết và nội dung ngôn ngữ được quyết định bởi người học trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ [8]. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng điểm chung của các khái niệm đều chú trọng việc khẳng định nhiệm vụ học tập phải là một hoạt động cụ thể nhằm giúp người học phát huy được những năng lực và sở trường ngôn ngữ của người học. Với quan niệm trên, có thể thấy mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học ngôn ngữ được xem là một học thuyết kiến tạo; trong đó mỗi người học người học là trung tâm chính của quá trình dạy học và chủ động xây dựng kiến thức của mình dựa trên những kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân [9]. Như vậy, mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học ngôn ngữ là hình thức dạy học trong đó người dạy yêu cầu người học hoàn thành một hoạt động mang tính khả thi. Thông qua quá trình thực hiện hoạt động bao gồm trước hoạt động, trong hoạt động và sau hoạt động mang đến cơ hội học tập và hoàn thiện ngôn ngữ của bản thân. Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ gắn liền với việc sử dụng ngôn ngữ có mục đích biểu đạt rõ ràng. 2.1.2. Đặc điểm của mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học ngôn ngữ Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ rất chú trọng năng lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân người học, coi trọng sự tham gia của người học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và kinh nghiệm đạt được trong giao tiếp. Mô hình dạy học này có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, học giao tiếp thông qua giao lưu với thầy cô và bạn bè. Thứ hai, sử dụng các học liệu ngôn ngữ mang tính thời sự và tính thực tiễn trong môi trường học tập. Thứ ba, cung cấp cho người học không chỉ cơ hội tập trung vào ngôn ngữ mà còn vào bản thân quá trình học tập. Thứ tư, lấy kinh nghiệm cá nhân của người học làm nhân tốt quan trọngcủa việc học tập trên lớp. Thứ năm, nỗ lực kết hợp giữa việc học tập ngôn ngữ trên lớp với hoạt động ngôn ngữ ngoài xã hội [10]. Như vậy, dạy học ngôn ngữ theo nhiệm chú trọng việc người học làm thế nào để thu nhận thông tin thông qua giao lưu để giải quyêt vấn đề giao tiếp, chứ không nhấn mạnh việc người học sử dụng hình thức ngôn ngữ nào. Nhiệm vụ có khả năng phát sinh trong cuộc sống hiện thực, chứ không phải “giao tiếp giả”. Người học nên đặt trọng điểm học tập vào việc làm thế 22
  3. Dạy học tiếng Trung Quốc theo mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ tại trường Đại Học Mở Hà Nội nào để hoàn thành nhiệm vụ, tiêu chuẩn đánh giái nhiệm vụ chính là nhiệm vụ đó có thể hoàn thành tốt hay không. 2.2. Yếu tố cấu thành nhiệm vụ trong dạy học tiếng Trung Quốc Dựa vào những kết quả mà các nhà ngôn ngữ học đã đạt được, bài viết đã tiến hành phân tích cụ thể những yếu tố cấu thành trong một tiết dạy học đọc hiểu tiếng Trung Quốc theo nhiệm vụ dựa trên những đặc thù của môn học. 2.2.1. Xác định mục tiêu trong giờ học đọc hiểu tiếng Trung Quốc Mục tiêu của một tiết học là kết quả mong muốn đạt được khi người học hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Ví dụ như nghe nói, đọc hiểu, nắm bắt thông tin chính xác, luyện tập kĩ năng viết... Một nhiệm vụ không chỉ bao gồm một mục tiêu mà có thể gồm nhiều mục tiêu khác nhau; các mục tiêu này không loại trừ lẫn nhau. Mục tiêu của giờ dạy học đọc hiểu tiếng Trung Quốc: “Đọc hiểu là phương pháp giúp làm phong phú ngôn ngữ đầu vào của học sinh, củng cố kiến thức ngôn ngữ đã được học, mở rộng và tích lũy từ vựng, nâng cao kĩ năng đọc hiểu, bồi dưỡng thói quen đọc, cuối cùng đạt được kĩ năng đọc hiểu một cách độc lập” [11]. Do đó, mục tiêu của dạy học đọc hiểu tiếng Trung Quốc bao gồm: bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ viết tiếng Hán. Trong hoạt động đọc hiểu, người học biết cách phân tích xử lí tài liệu ngôn ngữ, nắm bắt kĩ năng đọc hiểu, tích lũy một lượng lớn kinh nghiệm đọc hiểu đồng thời kết hợp với tình hình học tập của bản thân để đưa ra những mục tiêu mang tính cá nhân. Với sinh viên năm thứ nhất, sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể sử dụng tiếng Trung để nghe, nói, đọc viết một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề hàng ngày quen thuộc. Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ sở về ngữ âm tiếng Hán hiện đại; có thể sử dụng những từ vựng liên quan cuộc sống hằng ngày về một số chủ đề giao tiếp đơn giản, quen thuộc; biết cách sử dụng các mô hình câu đơn giản, một số trợ từ, giới từ và phó từ cơ bản. 2.2.2. Tài liệu đầu vào trong giờ học đọc hiểu tiếng Trung Quốc Đây là những tài liệu bổ trợ được sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Krashen, nhà giáo dục ngôn ngữ người Hoa Kì cho rằng tài liệu sử dụng trong giờ dạy đọc hiểu nên tập trung tinh lực vào việc cung cấp cho học sinh ngôn ngữ đầu vào tốt nhất, chủ yếu gồm việc cung cấp cho người học tài liệu ngôn ngữ nghe, đọc có chất lượng. Ngôn ngữ đầu vào phải là “đầu vào vừa mức” với trình độ người học. Bên cạnh đó, những kiến thức văn hóa được truyền tải trong những văn bản đọc hiểu là một trong những vấn đề khó trong quá trình đọc hiểu của người học. Do đó, tài liệu đầu vào là những kiến thức văn hóa cũng rất quan trọng. Trong dạy học đọc hiểu tiếng Trung Quốc, hình thức tài liệu rất phong phú, đa dạng như bài khóa hoặc đối thoại, phi văn tự như bức tranh, cũng có thể là một hoạt động thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp cho người học những tài liệu đọc hiểu ngoài giờ học giúp họ có thể tiếp cận với ngôn ngữ đa dạng. Trong dạy học theo nhiệm vụ, ý nghĩa của ngôn ngữ luôn được đặt trước hình thức ngôn ngữ. Đây là điều khác biệt so với quan điểm dạy học coi trọng việc dạy hình thức ngữ pháp truyền thống trước đây. Do vậy giáo viên nên hướng giờ giảng dạy trên lớp theo phương pháp thảo luận, tổ chức lớp học thành một hay nhiều nhóm hoạt động giao tiếp. 2.2.3. Thiết kế hoạt động một giờ học đọc hiểu tiếng Trung Quốc Trong cuốn Cấu trúc của mô hình học tập theo nhiệm vụ (A framework for Task-based Learning), Willis thiết kế ba giai đoạn trong dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ: Tiền nhiệm vụ, chu kì nhiệm vụ, hậu nhiệm vụ. Cụ thể như sau: Giai đoạn tiền nhiệm vụ (pre- task): Ở giai đoạn này, giáo viên có nhiệm vụ giới thiệu cho người học nhiệm vụ, cung cấp cho học sinh từ vựng, ngữ đoạn, mẫu câu có liên quan giúp người học hiểu yêu cầu của nhiệm vụ, tạo hứng thú và tự tin cho người học hoàn thành nhiệm vụ. 23
  4. Huang He Meng Giai đoạn chu kì nhiệm vụ (task – cycle): Là giai đoạn thực hiện nhiệm vụ. Người học được tập hợp lại dưới hình thức nhóm nhỏ để hoàn thành nhiệm vụ. Giai đoạn này gồm các bước: (i) thực hiện nhiệm vụ (task): người học chia thành các nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của giáo viên; (ii) kế hoạch (planning): ở giai đoạn này người học sẽ quyết định dùng phương thức nào để báo cáo kết quả của nhóm với các nhóm khác và giáo viên; (iii) báo cáo (reporting): đại diện của mỗi nhóm sẽ báo cáo tình hình hoàn thành nhiệm vụ với cả lớp và giáo viên. Giai đoạn hậu nhiệm vụ (post – task): Trong giai đoạn này, người học cần phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên đưa ra đánh giá nhất định đối với phần thể hiện của người học, hướng dẫn người học luyện tập lại những trọng điểm ngôn ngữ. Mô hình của tác giả Willis đã cho thấy từng bước được mô tả một cách chi tiết và các công việc được minh họa rõ ràng. Ngoài ra mô hình này còn điểm vượt trội đó là việc trọng tâm vào ngôn ngữ mục tiêu. Người học có nhiều cơ hội để hoạt động nhóm, cá nhân và sử dụng các ngôn ngữ mục tiêu để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Vai trò của người giáo viên là hướng dẫn cách người học tiếp cận ngôn ngữ mục tiêu, đồng thời giúp người học nhận biết và khắc phục các lỗi về ngôn ngữ mục tiêu. 2.2.4. Môi trường trong giờ học đọc hiểu Môi trường là hình thức tổ chức của dạy học trên lớp, bao gồm phương thức hoàn thành nhiệm vụ (cá nhân, hai người hay một nhóm tiến hành hoạt động) và phân bố thời gian hoàn thành nhiệm vụ, cũng gồm cả hoạt động dạy học trên lớp hoặc hoạt động ngoại khóa. Một giờ học đọc hiểu tiếng Trung Quốc thường lí thuyết, khô khan; do vậy một môi trường thực hiện nhiệm vụ tốt sẽ cung cấp cho học sinh giờ học sinh động, thoải mái, nâng cao hiệu quả của giờ học đọc hiểu. Giáo viên có thể ứng dụng những phương tiện hiện đại trong giờ đọc hiểu để tạo nên môi trường thích hợp nhất cho người học. 2.3. Thực trạng áp dụng mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học Tiếng Trung Quốc tại Đại học Mở Hà Nội Trong chương trình đào tạo Tiếng Trung Quốc của Đại học Mở Hà Nội có ba học phần trực tiếp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên; cụ thể Thực hành tiếng 1 – Đọc 1; Thực hành tiếng 2 – Đọc 2; Thực hành tiếng 3 – Đọc 3. Mỗi học phần có thời lượng giảng dạy là 2 tín chỉ với 30 tiết lí thuyết. Trong thời gian qua, Khoa Tiếng Trung Quốc, Đại học Mở Hà Nội đã tiến hành áp dụng mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ để giảng dạy kĩ năng đọc hiểu trong học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2 cho sinh viên. Mô hình này được triển khai trong suốt thời gian giảng dạy học phần. Khi học phần này kết thúc, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phiếu điều tra khảo sát 124 sinh viên tham gia học tập và phương pháp phỏng vấn bằng một vài câu hỏi ngắn cho sinh viên sau mỗi giờ học, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong những giờ học tiếp theo. 2.3.1. Về thực hiện mục tiêu của học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2 Sau khi học tập học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2, người học đạt được các mục tiêu về mặt kiến thức, kĩ năng và mức tự chủ và trách nhiệm. Cụ thể, về kiến thức, học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2 giúp người học tăng cường và củng cố lượng từ vựng, nắm được cách dùng các động từ, hình dung từ, phó từ, danh từ… Nêu được các cách giải thích từ, tìm từ đồng nghĩa, khác nghĩa. Về kĩ năng, học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2 giúp người học hình thành và phát triển kĩ năng đọc cả bài khóa theo khoảng thời gian được định sẵn và trả lời các câu hỏi có liên quan, chọn đáp án đúng; kĩ năng đọc lược sơ bài khóa và trả lời câu hỏi; kĩ năng tra tìm để trả lời câu hỏi cho trước qua bài khóa cho phía dưới. Về tự chủ và trách nhiệm, học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2 giúp người học rèn luyện những phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp cần thiết và có trách nhiệm với bản thân, nhóm và cộng đồng. 24
  5. Dạy học tiếng Trung Quốc theo mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ tại trường Đại Học Mở Hà Nội Chúng tôi đã có những bảng hỏi để đo lường về tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình tiếp dựa vào nhiệm vụ trong dạy học học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2. Bảng 1. Kĩ năng đọc hiểu của sinh viên sau khi áp dụng dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ STT Kĩ năng nói của sinh viên Tỉ lệ sinh viên (%) Ghi chú 1 Có cải thiện hơn trước đây 61 2 Tiến bộ hơn rất nhiều 35 3 Không có tiến bộ hơn 4 4 Càng ngày càng tệ 0 Thông qua bảng tổng hợp về tình hình chất lượng của sinh viên khi tham gia học tập học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2 bằng mô hình dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ, chúng tôi thấy, tính hiệu quả của mô hình này mang lại rất cao. Nguyên nhân mang lại tính hiệu quả được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Nguyên nhân mang lại hiệu quả của mô hình dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ (Tỉ lệ sinh viên, đơn vị %) STT Nguyên nhân mang lại hiệu quả Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Có môi trường giao tiếp thông qua các nhiệm 1 20 22 19 vụ giáo viên bố trí Có sự tương tác hỗ trợ kiến thức từ phía bạn 2 24 22 26 học và giáo viên 3 Tinh thần học tập thoải mái, không căng thẳng 9 7 3 Nhiệm vụ sinh động, thiết thực, bám sát với nội 4 14 16 10 dung học tập Có cơ hội phát huy được tư duy, ý tưởng của 5 16 13 15 bản thân 6 Có cơ hội giao tiếp bằng tiếng trung nhiều 17 20 27 7 Ý kiến khác 0 0 0 2.3.2. Về tài liệu đầu vào của học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2 Bảng 3. Giáo trình sử dụng trong dạy học học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2 (Tỉ lệ sinh viên, đơn vị %) Nội dung quá khó Nội dung quá dễ Nội dung phù STT Ý kiến sinh viên so với trình độ hợp với trình độ so với trình độ 1 Hoàn toàn đồng ý 5 1 23 2 Đồng ý 54 55 67 3 Không đồng ý 34 23 5 4 Hoàn toàn không đồng ý 7 21 5 5 Trung lập 0 0 0 Nhân tố giáo trình và hệ thống tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng trong dạy học nói chung. Hiện nay, Khoa Tiếng Trung Quốc đang sử dụng giáo trình Khóa học đọc tiếng Trung Quốc, Bản sửa đổi, Tập 2 của tác giả Peng Zhiping do Nhà xuất bản Đại học Văn hóa và Ngôn 25
  6. Huang He Meng ngữ Bắc Kinh phát hành năm 2010 (彭志平, “汉语阅读教程”, 修订版, 第二册 ,北京语言大 学出版社,2010年. Theo kết quả của người học phản ánh lại sau khi sử dụng giáo trình trên, đa số ý kiến cho rằng giáo trình phù hợp với trình độ của người học. Điều đó được thể hiện trong Bảng 3. 2.3.3. Về thiết kế hoạt động một giờ học đọc hiểu tiếng Trung Quốc Mô hình dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ có đặc trưng là bố trí các nhiệm vụ xoay quanh người học. Vì thế trong các nhiệm vụ, chúng tôi thiết kế phong phú: có những nhiệm vụ được thiết kế đơn lập do mỗi sinh viên chủ động thực hiện; có những nhiệm vụ được thiết kế theo hình thức nhóm nhỏ, nhóm lớn… Quá trình đó đòi hỏi mỗi sinh viên cần tương tác, hỗ trợ nhau tìm kiếm thông tin, cùng nhau xây dựng và hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi luôn suy xét đến vấn đề làm thế nào để sinh viên có thể phát huy được được hết khả năng tư duy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, vì thế những “nhiệm vụ mở” được sử dụng phổ biến để sinh viên được biểu đạt quan điểm cá nhân, các nhóm tăng cường trao đổi các ý tưởng. Chúng tôi cũng sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực, có những nhiệm vụ được thực hiện dưới dạng các trò chơi, gameshow giúp người học cảm thấy hào hứng với tiết học. Điều đó được thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Mức độ hứng thú của sinh viên khi giáo viên bố trí nhiệm vụ STT Ý kiến sinh viên Tỉ lệ ý kiến sinh viên (%) Ghi chú 1 Thích 85 2 Rất thích 14 3 Không thích 1 Một trong những khó khăn đối với sinh viên khoa Tiếng Trung Quốc là môi trường học tập còn thiếu sự cọ sát ngôn ngữ. Tỉ lệ sử dụng tiếng Việt để tiếp nhận kiến thức trong trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu là khá cao. Khi áp dụng mô hình dạy học tiếng Trung Quốc theo mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2, sinh viên phải sử dụng tiếng Trung Quốc để biểu đạt ý tưởng, báo cáo kết quả nhiệm vụ. Vì thế, người học cảm thấy kĩ năng đọc hiểu tiến bộ hơn rất nhiều. Bảng 5. Thời gian trung bình mỗi sinh viên dùng tiếng Trung Quốc khi tham gia mỗi nhiệm vụ (Tỉ lệ sinh viên, đơn vị %) STT Lượng thời gian trung bình Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 1 3 - 5 phút 7 4 2 2 5 - 10 phút 13 35 22 3 10 - 15 phút 27 29 52 4 Trên 15 phút 53 32 24 Từ Bảng 5 có thể thấy rằng tổng lượng thời gian sinh viên dùng tiếng Trung Quốc rất khả thi. Số liệu của bảng 5 có thể phần nào lí giải về số liệu tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình tiếp dựa vào nhiệm vụ trong dạy học học phần (Bảng 1). 3. Kết luận Đọc hiểu là kĩ năng quan trọng để hiểu và xử lí ý nghĩa của văn bản. Khi kĩ năng đọc tốt, người học sẽ từ đó mà có tư duy tốt, trau dồi vốn từ vựng, mở rộng kiến thức và làm quen với nhiều văn phong, lối viết khác nhau. Để tạo ra những giờ học đọc hiểu hiệu quả, giáo viên cần 26
  7. Dạy học tiếng Trung Quốc theo mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ tại trường Đại Học Mở Hà Nội áp dụng nhiều mô hình dạy học tiên tiến, trong đó có mô hình dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ. Về bản chất, dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ là giúp người học giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập. Nhờ đó, người học sẽ sớm xây dựng các cách giải quyết vấn đề trong công việc một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, việc xác định và xây dựng những nhiệm vụ học tập mang tính sư phạm sẽ giúp tạo ra một cộng đồng học tập trong lớp học, nơi mà có sự tương tác tích cực giữa các thành viên lớp học và giáo viên. Trên cơ sở lí luận của dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ, chúng tôi đã ứng dụng mô hình đó trong dạy học phần Thực hành tiếng 2 – Đọc 2. Sau 30 tiết học, chúng tôi đã nhận về những phản hồi tích cực từ sinh viên. Kết quả điều tra cũng cho thấy hiệu quả mà mô hình dạy học này mang lại rất khả quan như: tạo nên sự tương tác hỗ trợ kiến thức từ giáo viên và bạn học; sinh viên có nhiều cơ hội được giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc; sinh viên có môi trường giao tiếp thông qua các nhiệm vụ được giáo viên bố trí; sinh viên có cơ hội phát huy tư duy, ý tưởng của bản thân; nhiệm vụ sinh động, thiết thực, bám sát nội dung học tập; tinh thần học tập của sinh viên thoải mái, không căng thẳng... Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn như giáo viên bố trí nhiệm vụ chưa phù hợp với mỗi sinh viên; số lượng sinh viên quá đông ảnh hưởng đến chất lượng buổi học; cá nhân sinh viên chưa nhiệt tình tham gia nhiệm vụ; sự bất đồng đều giữa các sinh viên khi tham gia thực hiện nhiệm vụ theo nhóm... Thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi có đưa ra một số kiến nghị, đó là: xây dựng lớp học chuẩn hóa với số lượng người học phù hợp. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cần tự trang bị các kiến thức bổ ích và xây dựng đa dạng các nhiệm vụ học tập để giúp người học được hình thành và phát triển các năng lực cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Prabhu, N. S.,1987. Second language pedagogy. Oxford, UK: Oxford University Press. [2] Richards, J. C., & Rodgers, T. S., 2014. Approaches and Methods in Language Teaching. Cambridge University Press [3] Dave, W. & Willis, J., 2007. Doing Task-bases Teaching, Oxford University Press. [4] Ellis, R., 2003. Task-based Language Learning and Teaching, Oxford University Press [5] Branden, K. V. D., 2006. Task-based Language Education, Cambridge University Press. [6] Lee, C., 2004. Language output, communication strategies and comminicative tasks. In the Chinese context. Lanham, Md: University Press of America. [7] Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Lộc, Trần Tuyến, 2021. Áp dụng tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong dạy học tiếng Anh, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 47; tr.150. [8] Dave, W. & Willis, J., 2007. Doing Task-bases Teaching, Oxford University Press, p.466. [9] Nguyễn Đình Như Hà, Trần Lộc, Đình Tuyến, 2021. Áp dụng mô hình tiếp cận dựa vào nhiệm vụ trong việc dạy kĩ năng Nói tiếng Anh, Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, ISSN: 2734-9349, tr.147. [10] Đỗ Thùy Linh, 2014. Khái niệm và nội dung mô hình dạy học theo nhiệm vụ trong giảng dạy môn Đọc hiểu tiếng Trung Quốc giai đoạn sơ cấp; Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014, Vol. 59, tr.337. [11] Đỗ Thùy Linh, 2014. Khái niệm và nội dung mô hình dạy học theo nhiệm vụ trong giảng dạy môn Đọc hiểu tiếng Trung Quốc giai đoạn sơ cấp; Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014, Vol. 59, tr.338. 27
  8. Huang He Meng ABSTRACT Approaching the task-based Chinese teaching model at Hanoi Open University Huang He Meng Faculty of Chinese, Hanoi Open University In teaching Chinese, there are many different approaches in which the task-based approach has been attracting interest from educators. To the extent of this article, the author presents the theoretical basis of the task-based approach model in language teaching; elements that constitute the task in teaching Chinese; analysis of the situation of applying a task-based approach model in the reading and understanding skills of first-year students of Hanoi Open University; from there proposed a number of proposals to improve the effectiveness of teaching Chinese nowadays. Keywords: task, task-based language teaching, task-based language teaching model of Willis, teaching Chinese, Hanoi Open University. 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2