intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đẩy mạnh công tác truyền thông về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, gắn với định hướng tư tưởng, thẩm mỹ và nhận thức của thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số hiện nay

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, gắn với định hướng tư tưởng, thẩm mỹ và nhận thức của thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đẩy mạnh công tác truyền thông về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, gắn với định hướng tư tưởng, thẩm mỹ và nhận thức của thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số hiện nay

  1. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG, THẨM MỸ VÀ NHẬN THỨC CỦA THẾ HỆ TRẺ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY Sở Thông tin và Truyền thông Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa; người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương trên cả nước đã liên tiếp xảy ra tình trạng mất an ninh, an toàn trường học, vi phạm đạo đức nhà giáo như: Học sinh bị tai nạn thương tích do điều kiện cơ sở vật chất trong trường học không đảm bảo; học sinh đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; phụ huynh học sinh hành hung, gây thương tích, xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, tinh thần, thể chất học sinh; học sinh xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên của nhà trường, người khác; giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh, bạo lực, bạo hành, xâm hại học sinh. Các sự việc trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, danh dự của giáo viên và học sinh; tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Sự gia tăng chóng mặt của bạo lực học đường phần nào phản ánh sự xuống cấp nghiêm trọng của các giá trị đạo đức xã hội.Đã đến lúc phải nói không với bạo lực học đường và phục hồi các giá trị tích cực trong môi trường sư phạm. Một trong những nhân tố tiên quyết, ảnh hướng lớn nhân cách và lối sống của mỗi con người đó chính là tuyên truyền giáo dục đạo đức và hình thành lối sống từ trong gia đình. Ngoài việc xuất phát từ nền tảng gia đình, thì môi trường 54
  2. giáo dục, sinh hoạt và định hướng tư tưởng của xã hội cũng góp phần không nhỏ vào việc giáo dục hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của con người đặc biệt trong thời đại công nghệ và cơ chế thị trường như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hôm nay, tại Hội thảo này, tôi xin trình bày tham luận với chủ đề “Đẩy mạnh công tác truyền thông về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, gắn với định hướng tư tưởng, thẩm mỹ và nhận thức của thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số hiện nay” Để đánh giá đầy đủ vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục trong xã hội hiện tại thì công tác tuyên truyền phải được đẩy mạnh và xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay, tỉnh Nghệ An có đội ngũ các cơ quan báo chí hùng hậu, với số lượng 7 cơ quan báo chí của tỉnh; hơn 62 Văn phòng đại diện và Phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương với gần 200 phóng viên đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là những phương tiện, kênh truyền thông mạnh mẽ, hiệu quả các mặt của đời sống chính trị xã hội, trong đó việc tuyên truyền về nâng cao nhận thức và môi trường giáo dục được quan tâm thực hiện. Theo số liệu của VNIC - Trung tâm Internet Việt Nam cung cấp, hiện naycó trên 4.600 website có chủ thể đăng ký tên miền là người Nghệ An, trong đó: Trên 3.500 website có tên miền .vn; trên 1.100 website có tên miền quốc tế; 65 trang có tên miền con của Cổng thông tin điện tử Nghệ An (nghean.gov.vn); trong số đó có 96website tổng hợp bao gồm 65 websitecủa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính tị xã hội, 31 websitecủa doanh nghiệp. Ở Việt Nam có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép và đang hoạt động. Với khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng 57% dân số và chủ yếu tập trung sử dụng các mạng xã hội lớn như Facebook, YouTube, Zalo… Với những công cụ truyền thông đông đảo đó, Uỷ ban nhân dântỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 Chính phủ quy định về việc môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ- BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình hoạt động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và nhiều kế hoạch của 55
  3. UBND tỉnh ban hành về công tác giáo dục trẻ em… Các cơ quan báo chí, phòng VHTT các huyện, thành thị đã tập trung tuyên truyền. Các đài PHTH cấp tỉnh và TTTH cấp huyện, thành, thị đã xây dựng nhiều phóng sự, tin bài phát trên Đài PTTH huyện…. Đài PTTH Nghệ An năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 trên 02 sóng PTTH và trang thông tin điện tử đã tập trung thời lượng tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: trong các bản tin thời sự NTV, có trên 30 phóng sự, trên 50 tin, bài về chăm sóc giáo dục trẻ em. Nội dung chủ yếu là tuyên truyền về nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; phòng chống bạo lực học đường, cách phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ khi đến trường, trong chuyên mục Sức khỏe của bạn đã sản xuất và phát sóng được 10 số về vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe của trẻ như: các bệnh lý Tiết niệu-sinh dục ở trẻ em,… Mặt khác, Sở Thông tin và Truyền thông, với vai trò chủ trì xuất bản các tài liệu, thực hiện quy trình thẩm định và cấp phép cho các tài liệu bản tin cũng là cầu nối cung cấp thông tin một cách chính thống và cập nhật nhất về các hoạt động trong đó có hoạt động về xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, phổ biển Luật Trẻ em 2016. Những tài liệu này trong đó có những nội dung tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm, cách làm hay, những điển hình tốt về kỹ năng và mô hình giáo dục trong nhà trường. Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, với những đặc thù của cơ chế thị trường đã và đang tạo ra một thế hệ nền tảng công nghệ mới, thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển kinh tế của nhân loại nhưng song song với nó cũng làm cho lối sống và nhân cách của con người đặc biệt là thế hệ trẻ đâu đó không còn giữ được nền tảng, giữ được cốt cách nên việc tuyên truyền gắn với định hướng tư tưởng, thẩm mỹ và nhận thức của các thế hệ trẻ hiện nay là hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, việc định hướng tư tưởng và thẩmmỹ không thể tách rời hay nói đúng hơn là một phần trong công tác tuyên truyền. Trong bối cảnh thế giới và trong nước đang đặt ra cho công tác tư tưởng, lý luận những yêu cầu hết sức mới mẻ, chưa từng có, đòi hỏi phải đổi mới nhận thức, xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống các giải pháp đồng bộ, phù hợp để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc định hướng thông tin tư tưởng, lý luận vẫn sẽ là một trong những điều kiện 56
  4. quyết định hàng đầu để thực hiện thắng lợi những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong thời gian tới. Nhận định được tình hình hiện nay, việc tuyên truyền gắn với định hướng thông tin trong vấn đề về tư tưởng, đặc biệt, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đặc biệt là sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội, ngoài những tích cực mà công nghệ mang lại thì mạng xã hội đã tạo nên một thế giới ảo mà ở đó thệ hệ trẻ đã và đang bị ảnh hướng nghiêm trọng về mặt nhân cách. Trong bối cảnh đó, việc tuyên truyền về công tác tư tưởng càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài việc định hướng về tư tưởng thì việc định hướng ý thức thẩm mỹ cũng cũng là nhân tố tích cực trong phát triển con người trong thời đại mới. Nói một cách khác hơn, ý thức thẩm mỹ có sự tác động sâu xa đến tất cả các thuộc tính của nhân cách: Cả khí chất, năng lực, xu hướng và tính toán, góp phần tạo nên một nhân cách phát triển cho mỗi cá nhân với những đặc trưng vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay vừa hướng tới việc hình thành nhân cách con nguời mới đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Trong quá trình đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tính cách của người Việt Nam cũng từng bước được năng động hóa cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Bản thân mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ phải tự điều chỉnh mình để thích hợp với cơ chế mới, đã kích thích sự năng động tích cực của mỗi cá nhân, tạo ra một động thái xã hội mang tính sáng tạo. Tuy nhiên trong quá trình điều chỉnh ấy, có khi lại thái quá, dẫn đến cuộc đua tranh làm giàu bằng mọi giá có thể dẫn đến sự tàn nhẫn vô sỉ trong tính toán, nghèo nàn, đơn điệu về nội tâm, trống rỗng về tâm hồn, phá hủy những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa thẩm mỹ. Để nâng cao chất lượng tuyên truyền về vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống gắn với công tác quản lý thông tin, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân tại tham luận này mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: * Đối với các cơ quan báo chí: - Tăng cường lãnh đạo, quản lý, tổ chức công tác truyền thông nhằm phát huy tốt nhất vai trò của báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ công tác tư tưởng. Không ngừng nâng cao chất lượng thông tin, tính thời sự và hấp dẫn của thông tin. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ 57
  5. thống báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân. Tập trung tuyên truyền gương người tốt việc tốt, gương điển hình về học tập, xây dựng mô hình thân thiện trong nhà trường. - Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ và những hiểu biết về quan hệ quốc tế cho đội ngũ những người làm báo. Thường xuyên rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý báo chí; thực hiện nghiêm các quy định, quy trình về bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi đua - khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có năng lực, đủ phẩm chất cho hệ thống báo chí. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, nguồn lực và cơ chế để các cơ quan báo chí chủ lực nâng cao chất lượng, làm tốt công tác định hướng dư luận xã hội. - Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, làm tốt công tác quảng bá hình ảnh đất nước, các giá trị văn hóa đặc trưng của đất nước và con người Việt Nam nói chung, Người Nghệ nói riêng đến với nhân dân và bạn bè trên thế giới. Làm tốt công tác hướng dẫn nhân dân trong việc tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực, tiến bộ của nhân loại; cảnh giác, ngăn chặn sự du nhập những sản phẩm văn hóa độc hại, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. - Đổi mới tập trung nâng cao nội dung cả về chất và lượng các tin, bài và chương trình trên các loại hình thông tấn. * Đối với đối tượng là các môi trường giáo dục và tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên - Tổ chức các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các giá trị về gia đình, đạo đức… nhằm tăng cường vai trò giáo dục lối sống cho đoàn viên, thanh niên. Trong đó chú trọng khuyến khích các bạn trẻ thể hiện những suy nghĩ, tâm tư, cảm xúc trước những chiến công ấy trong bài dự thi, để từ đó nhằm mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lực tựcường của các bạn trẻ. - Bổ sung các kỹ năng và tăng cường mở các lớp diễn giả trong nhà trường về tình hình đất nước, thế giới, các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cũng như bồi đắp thêm nhân cách sống của thế hệ trẻ (nếu có). Nên kết hợp các tiết học với các hoạt động ngoại khoá như tham quan khu di tích để cảm nhận về lịch sử chân thực hơn. 58
  6. - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống, học tập, việc làm cho người học; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị. - Tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em; các văn bản quy định công tác quản lý nâng cao đạo đức nhà giáo; xây dựng môi truờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường học. - Tăng cường công tác quản lý, tích cực phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, các vướng mắc phát sinh, thực hiện các giải pháp phòng ngừa bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học: Lắp đặt camera an ninh, lập hòm thư tố giác tội phạm, thiết lập, công khai đường dây nóng, hòm thư tố giác để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường; bố trí lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bảo đảm duy trì tình hình an ninh, trật tự khu vực trường học; phối hợp, cung cấp thông tin, tình hình các đối tượng có biểu hiện hoạt động phức tạp tại khu vực trường học cho lực lượng Công an; xây dựng mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trong nhà trường nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng khác trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. - Tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ các hoạt động học tập, vui chơi (phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường rào, lan can, khu vui chơi...) trong khuôn viên nhà trường, kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo môi trường nhà trường an toàn. 59
  7. - Tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, kiến thức về giới và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị bạo lực, xâm hại; thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, bảo vệ học sinh. - Tuyên truyền, giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia các hoạt động Đoàn, Đội; lao động giúp đỡ gia đình và tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoại động tình nguyện; không truy cập các website thiếu lành mạnh trên internet; không sử dụng ma túy, đánh bạc, đua xe; không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phòng, chống việc tuyên truyền của các hội, tôn giáo hoạt động trái phép. - Xây dựng các biện pháp xiết chặt kỷ cương, nề nếp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học; học sinh xúc phạm, nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên của nhà trường; giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh, bạo lực, bạo hành, xâm hại học sinh. - Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nền nếp, kỷ cương trường học: có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không đề xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo; yêu cầu giáo viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và xử lý tình huống sư phạm; trong quá trình giáo dục, cần tôn trọng sự khác biệt, phù hợp đối tượng, giảm áp lực cho học sinh. - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ; bộ quy tắc ứng xử văn hoá trường học. Tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại giữa Lãnh đạo nhà trường với phụ huynh học sinh, giáo viên và học sinh để kịp thời nắm thông tin, tâm tư, nguyện vọng và các vướng mắc phát sinh, từ đó giải quyết thấu đáo với mục tiêu tốt nhất cho học sinh, giáo viên; tổ chức tốt công tác tư vấn tâm lý học đường, công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn, Đội; tích cực tổ chức hoạt động ngoại khóa, văn hoá, thể thao và các hoạt động tập thể tạo không khí vui vẻ, thân thiện giữa các thành viên nhà trường. 60
  8. - Thực hiện giáo dục hoà nhập theo quy định; tư vấn cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hoà nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu người khuyết tật; phối hợp gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng môi trường giáo dục hoà nhập, thân thiện đối với người khuyết tật. - Tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học dường. Thực hiện tốt các giải pháp truyền thông trong giáo dục, vinh danh, tuyên truyền nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, nhà giáo sáng tạo, tận tuỵ, hết lòng vì học sinh để lan toả trong toàn ngành và địa phương; phê bình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định./. 61
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2