intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ mẫu giáo học bằng chơi

Chia sẻ: ViMessi2711 ViMessi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

121
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy trẻ học bằng chơi là cách tiếp cận dạy học theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Học thông qua chơi mang lại niềm vui và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, điều này làm cho trẻ hứng thú hơn với việc học tập của chúng. Giáo viên cần thường xuyên cho trẻ học thông qua chơi và tăng cường sử dụng trò chơi trong dạy học cho trẻ ở trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ mẫu giáo học bằng chơi

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 24-27<br /> <br /> DẠY TRẺ MẪU GIÁO HỌC BẰNG CHƠI<br /> Nguyễn Thị Hòa - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Ngày nhận bài: 01/12/2017; ngày sửa chữa: 05/12/2017; ngày duyệt đăng: 08/12/2017.<br /> Abstract: Teaching by playing is one of child-centered teaching approaches that have been applied<br /> popularly at kindergartens. Learning by playing help child cheer and satisfy child’s cognitive<br /> requirements that make child more interested in their learning. Creating the environment for<br /> children to learn through playing and using games in teaching is required for teachers at<br /> kindergartens in current period.<br /> Keywords: Game, early child’s learning, learning by playing, preschoolers, preschool teachers.<br /> 1. Mở đầu<br /> Dạy trẻ học bằng chơi là một cách tiếp cận “lấy trẻ<br /> làm trung tâm”, trẻ được học và chơi theo nhu cầu, hứng<br /> thú, theo ý thích cá nhân còn giáo viên (GV) là người hỗ<br /> trợ, giúp đỡ, khuyến khích trẻ học tích cực thông qua các<br /> trò chơi. Trẻ mẫu giáo học tốt nhất thông qua chơi, học<br /> bằng chơi và sử dụng trò chơi trong dạy học là một trong<br /> những quan điểm được áp dụng ở nhiều nước trên thế<br /> giới. Dạy trẻ học bằng chơi, trẻ học thông qua chơi theo<br /> chủ đề gần gũi với cuộc sống thực của trẻ là một hướng<br /> đi đúng và cần thiết trong giai đoạn đổi mới giáo dục<br /> mầm non hiện nay ở nước ta.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Một số vấn đề về dạy trẻ học bằng chơi<br /> Trò chơi không chỉ là “nguồn sống” nuôi dưỡng trẻ<br /> cả về thể chất lẫn tâm hồn và trí tuệ mà còn là nguồn<br /> thông tin vô tận. Trạng thái xúc cảm lành mạnh trong khi<br /> chơi thúc đẩy quá trình phát triển các năng lực tâm lí<br /> chung của trẻ mẫu giáo, trong trò chơi trẻ có thể làm được<br /> những điều cao hơn so với khả năng thực của chúng, trẻ<br /> có thể thực hiện được những nhiệm vụ trí tuệ và thực<br /> hành phức tạp. Trò chơi dạy cho trẻ tư duy, tự nhận thức<br /> được hoàn cảnh xung quanh và cố gắng tìm ra lối thoát<br /> phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.<br /> Hoạt động học tập là một dạng “hoạt động trí tuệ”<br /> mang tính chất bắt buộc, động cơ học nằm ngay trong kết<br /> quả học tập. Tuy nhiên, hoạt động học của trẻ mẫu giáo<br /> chưa thực sự mang tính bắt buộc bởi lẽ học và chơi của<br /> trẻ đan cài vào nhau, giao thoa với nhau. Việc học của trẻ<br /> mẫu giáo được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.<br /> Theo nghĩa rộng, việc học của trẻ khác với học sinh phổ<br /> thông, trẻ học một cách ngẫu nhiên, có thể học mọi lúc<br /> mọi nơi, học qua chơi, qua giao tiếp, qua sự trải nghiệm<br /> và khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan.<br /> Theo nghĩa hẹp, học của trẻ được hiểu là học theo kế<br /> hoạch của GV, học dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV<br /> nhằm giúp trẻ hệ thống và chính xác hóa những biểu<br /> <br /> 24<br /> <br /> tượng mà trẻ lĩnh hội được thông qua các hoạt động và<br /> sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.<br /> Dạy trẻ học bằng chơi có nghĩa là GV sử dụng trò<br /> chơi làm phương tiện dạy trẻ học, tổ chức cho trẻ học<br /> dưới hình thức chơi, dạy trẻ học thông qua các trò chơi.<br /> Việc tích hợp các hoạt động của trẻ theo chủ đề gần gũi<br /> với cuộc sống thực trên cơ sở lấy hoạt động chơi làm hoạt<br /> động chính đã làm cho hoạt động học tập của trẻ tự nhiên,<br /> sinh động và hứng thú hơn. Khi học bằng chơi, học thông<br /> qua chơi và trẻ giải quyết nhiệm vụ học dưới hình thức<br /> chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn trẻ không có cảm giác bị áp đặt<br /> học căng thẳng mà trái lại chúng thấy thoải mái, thú vị<br /> với việc học của mình và chính điều đó phát huy được<br /> tính tích cực, tính sáng tạo của trẻ trong học tập cũng như<br /> tạo cho trẻ có hứng thú lâu dài với việc học của mình,<br /> giúp trẻ dễ dàng hơn trong quá trình khám phá và lĩnh<br /> hội kinh nghiệm cuộc sống.<br /> Các nhà nghiên cứu cho rằng, trẻ mẫu giáo vốn có<br /> hứng thú khám phá thế giới xung quanh, có khả năng<br /> giao tiếp và tư duy và đây chính là thế mạnh giúp trẻ có<br /> khả năng học tập theo các chủ đề gần gũi với cuộc sống<br /> thực hàng ngày. Trẻ mẫu giáo rất quan tâm đến việc học<br /> và với sự trợ giúp của GV trẻ có thể tự tìm hiểu, tự khám<br /> phá thế giới xung quanh. Việc GV tạo điều kiện cho trẻ<br /> được trải nghiệm, được “học bằng chơi, chơi mà học”<br /> theo nhu cầu hứng thú của mỗi cá nhân làm cho quá trình<br /> học của trẻ có ý nghĩa.<br /> 2.2. Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo học bằng chơi<br /> Thực tiễn giáo dục mầm non nước ta hiện nay đã và<br /> đang khuyến khích GV sử dụng kết hợp các phương pháp<br /> dạy học tích cực, không tách rời giữa học và chơi, thường<br /> xuyên sử dụng trò chơi trong dạy học theo chủ đề ở<br /> trường mầm non. Chương trình giáo dục mầm non theo<br /> hướng đổi mới (ban hành năm 2009) và được chỉnh sửa<br /> lần thứ nhất (năm 2016) dựa trên nguyên tắc cơ bản “Lấy<br /> trẻ làm trung tâm”, trẻ học bằng thực hành - trải nghiệm,<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 24-27<br /> <br /> trẻ học bằng các giác quan, trẻ học bằng chơi và coi chơi<br /> là hoạt động trọng tâm của chương trình giáo dục trẻ mẫu<br /> giáo nhưng trong thực tế hoạt động học của trẻ mẫu giáo<br /> vẫn được coi trọng nhiều hơn. Kết quả khảo sát bằng<br /> phiếu điều tra và phân tích sản phẩm hoạt động giáo dục<br /> (kế hoạch dạy học) của 400 GV mầm non thuộc một số<br /> tỉnh thành: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, Điện Biên,<br /> Đắk Lắk trong năm 2017 cho thấy:<br /> * 95% GV nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng<br /> trò chơi trong dạy học cho trẻ mẫu giáo. Họ cho rằng, trò<br /> chơi là một phương tiện dạy học có hiệu quả và họ<br /> thường sử dụng trò chơi trong dạy học cho trẻ ở trường<br /> mầm non.<br /> Tuy nhiên, kết quả phân tích sản phẩm hoạt động giáo<br /> dục (kế hoạch dạy học) của họ thì chỉ có 40% GV biết<br /> cách sử dụng trò chơi trong dạy học cho trẻ (biết cách<br /> khai thác được lợi thế của trò chơi, sử dụng các trò chơi<br /> phù hợp với nội dung học, kích thích hứng thú học của<br /> trẻ, thúc đẩy trẻ nỗ lực vượt qua khó khăn hoàn thành<br /> nhiệm vụ học tập được giao,...), 60% GV còn lại không<br /> biết cách sử dụng trò chơi như thế nào cho phù hợp hoặc<br /> là sử dụng không hiệu quả (chẳng hạn, lựa chọn trò chơi<br /> quá dễ so với khả năng của trẻ, sử dụng trò chơi lặp đi<br /> lặp lại nhiều lần làm cho trẻ nhàm chán, không có hứng<br /> thú với trò chơi hoặc là việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi<br /> không phù hợp với việc học- chơi của trẻ cũng làm ảnh<br /> hưởng đến kết quả học của trẻ,...).<br /> Kết quả thu được ở trên cho thấy, giữa nhận thức và<br /> thực tiễn sử dụng trò chơi trong dạy học cho trẻ mẫu giáo<br /> của GV còn có một khoảng cách đáng kể. Họ hiểu và<br /> nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc dạy học bằng<br /> chơi nhưng để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy thì GV<br /> mầm non còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn hoặc chưa<br /> biết cách làm như thế nào cho hiệu quả.<br /> * 85% GV khi dạy trẻ học bằng chơi thường sử dụng<br /> nguồn trò chơi học tập và trò chơi vận động có sẵn trong<br /> chương trình, trong các tuyển tập trò chơi và 15% GV tự<br /> thiết kế, tự mình nghĩ ra trò chơi mới để dạy trẻ. GV ít<br /> thiết kế trò chơi mới một phần vì không có thời gian, một<br /> phần vì phải đầu tư sức lực, trí tuệ nhiều cho việc thiết kế<br /> nên họ ngại và không muốn làm.<br /> * 90% ý kiến GV được hỏi cho rằng, họ không sử<br /> dụng nhóm trò chơi sáng tạo (bao gồm trò chơi đóng vai<br /> theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, trò chơi lắp ghép - xây<br /> dựng) vào trong việc dạy học cho trẻ mẫu giáo và chỉ có<br /> 10% GV đôi khi sử dụng trò chơi đóng kịch trong hoạt<br /> <br /> 25<br /> <br /> động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ ở trường<br /> mầm non.<br /> Như vậy, nguồn trò chơi GV sử dụng dạy trẻ học chủ<br /> yếu là trò chơi thuộc nhóm có luật do người lớn nghĩ ra<br /> (trò chơi học tập, trò chơi vận động), còn nhóm trò chơi<br /> sáng tạo do trẻ tự nghĩ ra ít được khai thác trong dạy trẻ<br /> học (trò chơi đóng vai, trò chơi đóng kịch, trò chơi lắp<br /> ghép - xây dựng).<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số GV mầm non đã<br /> nhận thức được ưu thế của trò chơi trong dạy học cho trẻ<br /> mẫu giáo và trong thực tiễn giảng dạy của mình họ cũng<br /> đã sử dụng trò chơi trong dạy học cho trẻ. Tuy nhiên, GV<br /> phải đối mặt với những khó khăn trong thực tiễn dạy trẻ<br /> học bằng chơi. Trước hết là do nguồn trò chơi có sẵn<br /> nghèo nàn, quá ít, tiếp theo là GV gặp nhiều khó khăn<br /> trong việc sưu tầm, lựa chọn trò chơi có sẵn và thiết kế<br /> trò chơi mới phù hợp với trẻ, phù hợp với chủ đề học của<br /> trẻ và đặc biệt là sử dụng trò chơi như thế nào để nâng<br /> cao hiệu quả dạy trẻ học ở trường mầm non.<br /> 2.3. Một số nội dung GV cần quan tâm khi dạy trẻ mẫu<br /> giáo học bằng chơi<br /> Để khắc phục thực trạng và khai thác được ưu thế của<br /> trò chơi trong dạy học cho trẻ ở trường mầm non phần<br /> lớn phụ thuộc vào GV mầm non. Với tư cách là người tổ<br /> chức, hướng dẫn, trợ giúp trẻ, là thang đỡ, là người tạo<br /> cơ hội, cơ may cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm<br /> non, GV cần chủ động, sáng tạo trong việc lên kế hoạch<br /> tổ chức hoạt động chơi - học của trẻ, cần phải biến nhận<br /> thức của mình thành hành động cụ thể trong thực tiễn<br /> giáo dục trẻ hiện nay.<br /> 2.3.1. Tăng cường sử dụng các loại trò chơi khác nhau<br /> trong dạy học cho trẻ theo kế hoạch của GV ở trường<br /> mầm non<br /> Việc tăng cường sử dụng các loại trò chơi khác nhau<br /> trong dạy học cho trẻ, cho trẻ học bằng chơi là một phương<br /> pháp dạy học tích cực, ở đây trẻ và cô giáo cùng tham gia<br /> khám phá, cùng học, cùng chơi, cùng giải quyết các vấn<br /> đề đặt ra trong khi học. Điều này tạo cơ hội cho trẻ phát<br /> triển khả năng độc lập, phát huy tính tích cực và óc sáng<br /> tạo, giúp trẻ vận dụng vốn kinh nghiệm đã biết vào thực<br /> tiễn, hình thành năng lực giải quyết tình huống góp phần<br /> thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện<br /> nay. Theo hướng này có các biện pháp sau:<br /> - Biện pháp 1: Sưu tầm và thiết kế nhóm trò chơi có<br /> luật (trò chơi học tập, trò chơi vận động) phù hợp với trẻ,<br /> với chủ đề học và khai thác ưu thế của chúng trong dạy<br /> học cho trẻ.<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 24-27<br /> <br /> * Mục tiêu và ý nghĩa: việc sưu tầm những trò chơi<br /> đã có sẵn và thiết kế những trò chơi mới thuộc nhóm trò<br /> chơi có luật như trò chơi học tập, trò chơi vận động và sử<br /> dụng chúng vào mục đích dạy học cho trẻ mẫu giáo ở<br /> trường mầm non góp phần làm phong phú nguồn trò chơi<br /> giúp cho GV có thể lựa chọn được những trò chơi phù<br /> hợp với nội dung dạy học cho trẻ theo chủ đề còn trẻ sẽ<br /> có nhiều cơ hội được trải nghiệm, được chơi theo nhu<br /> cầu, theo ý thích cá nhân. Thông qua các trò chơi, trẻ<br /> không những lĩnh hội được các biểu tượng về cuộc sống,<br /> về con người xung quanh mà còn giúp trẻ phát huy tính<br /> tích cực, óc sáng tạo trong khi học - chơi. Điều này nâng<br /> cao hiệu quả học bằng chơi của trẻ.<br /> * Nội dung và cách tiến hành:<br /> - GV có thể sưu tầm trò chơi từ trong dân gian, trong<br /> các tuyển tập trò chơi mẫu giáo, trên mạng, trong<br /> chương trình giáo dục mầm non;<br /> - GV tự mình thiết kế trò chơi mới theo 5 bước sau:<br /> “Bước 1: Xác định mục tiêu giáo dục của trò chơi (trò<br /> chơi dùng để dạy trẻ học cái gì? Giáo dục trẻ cái gì?);<br /> Bước 2: Xác định cấu trúc của trò chơi (nhiệm vụ chơi<br /> - học; luật chơi; hành động chơi, thao tác chơi); Bước<br /> 3: Đặt tên trò chơi; Bước 4: Chuẩn bị môi trường chơi<br /> - học (không gian chơi - học; đồ dùng, đồ chơi; phương<br /> tiện kĩ thuật và môi trường tâm lí); Bước 5: Tiến hành<br /> trò chơi (hướng dẫn trẻ chơi - học)”;<br /> - GV lựa chọn những trò chơi đã được sưu tầm và<br /> thiết kế và sử dụng chúng vào hoạt động học - chơi của<br /> trẻ. Trong quá trình chơi - học của trẻ, GV cần chú ý<br /> nâng dần độ khó, độ phức tạp của nhiệm vụ chơi, luật<br /> chơi và hành động chơi kích thích hoạt động trí tuệ của<br /> trẻ. Đồng thời, GV thường xuyên tạo tình huống chơi<br /> hấp dẫn, động viên khuyến khích trẻ nỗ lực vượt qua<br /> khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao.<br /> - Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề,<br /> trò chơi đóng kịch làm phương tiện dạy học cho trẻ<br /> * Mục tiêu và ý nghĩa : việc cho trẻ đóng các vai trong<br /> khi học giúp cho trẻ thấy hứng thú học hơn, thực hiện<br /> nhiệm vụ học tập một cách vui vẻ, tự nguyện, không cảm<br /> thấy bị áp đặt và điều đó làm cho kết quả học của trẻ cũng<br /> tốt hơn. Chẳng hạn, trong hoạt động vẽ trẻ sẽ có hứng thú<br /> vẽ hơn khi trẻ được đóng vai “họa sĩ” vẽ tranh gửi tham<br /> gia cuộc thi tranh vẽ. Trẻ sẽ nhớ tác phẩm văn học hơn<br /> khi chúng được tham gia đóng kịch dựa trên cốt truyện<br /> của tác phẩm văn học đó.<br /> * Nội dung và cách tiến hành:<br /> - Cho trẻ đóng các vai theo nội dung học của trẻ ở<br /> trường mầm non. Ví dụ, trong hoạt động khám phá khoa<br /> học theo chủ đề “ tìm hiểu về một số loài hoa”, có thể cho<br /> <br /> 26<br /> <br /> trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề “Cửa hàng bán<br /> hoa”, thông qua vai “người bán hoa” và “khách hàng<br /> mua hoa” trẻ tìm hiểu được một số loài hoa, biết đặc điểm<br /> của một số loài hoa, phân biệt được sự giống và khác<br /> nhau giữa các loài hoa, biết được công dụng của chúng.<br /> Giáo dục tình cảm yêu hoa, yêu thiên nhiên, có ý thức<br /> bảo vệ hoa và thiên nhiên.<br /> - Tạo các tình huống chơi, hoàn cảnh chơi trong khi<br /> học và cho trẻ đóng các vai để giải quyết các tình huống<br /> và hoàn cảnh đó. Ví dụ, trẻ học chủ đề “mùa Xuân” GV<br /> có thể tạo tình huống “chuẩn bị đón Tết” và triển khai<br /> công việc cho các nhóm trẻ ( nhóm trẻ đóng vai “nghệ sĩ<br /> múa, ca sĩ” luyện tập chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào<br /> mừng ngày Tết; nhóm trẻ đóng vai “các nhà thiết kế” xây<br /> dựng sân khấu biểu diễn; nhóm đóng vai “nhà tạo mẫu<br /> bưu thiếp” ; nhóm đóng vai “người bán và mua cây cảnh,<br /> hoa tết”,...).<br /> - Cho trẻ đóng kịch theo các tác phẩm văn học đã<br /> được học trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học<br /> ở trường mầm non.<br /> 2.3.2. Thường xuyên cho trẻ học thông qua hoạt động<br /> chơi tự do trong môi trường chơi đa dạng và hấp dẫn đã<br /> được chuẩn bị sẵn<br /> Thông qua hoạt động chơi tự do theo ý thích trẻ có<br /> thể khám phá thế giới xung quanh theo cách của chúng,<br /> nhờ đó trẻ có những hiểu biết cũng như năng lực giải<br /> quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau. Để trẻ có<br /> thể chơi - học trong môi trường học tập đã được hoạch<br /> định và chuẩn bị sẵn GV có thể thực hiện một số biện<br /> pháp như:<br /> - Biện pháp 1. Tạo điều kiện về thời gian và không<br /> gian cùng những điều kiện phương tiện đồ dùng, đồ chơi<br /> cần thiết cho trẻ<br /> * Mục tiêu và ý nghĩa: Việc tạo không gian và bố trí<br /> đủ thời gian cho trẻ được học - chơi tạo cơ hội kích thích<br /> trẻ tìm tòi khám phá, thử nghiệm những ý tưởng để thỏa<br /> mãn nhu cầu và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Tạo<br /> điều kiện cho trẻ được trải nghiệm các tình huống của<br /> cuộc sống và rèn kĩ năng thực hiện công việc đến cùng<br /> trong quá trình khám phá chủ đề.<br /> * Nội dung và cách tiến hành:<br /> - GV bố trí cho trẻ có đủ thời gian để trẻ được hoạt<br /> động theo nhu cầu và ý thích, không được cắt xén thời<br /> gian hoạt động tư do, tự chọn của trẻ ở trường mầm non;<br /> - Xây dựng và duy trì các khu vực (hoặc các góc) học<br /> - chơi theo nhóm trẻ;<br /> - Chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ chơi, vật liệu học chơi từ nhiều nguồn khác nhau (có sẵn trong lớp, từ thiên<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 24-27<br /> <br /> nhiên, từ đồ phế liệu, GV và trẻ tự tạo ra,...) cho các khu<br /> vực hoặc góc hoạt động theo chủ đề.<br /> - Biện pháp 2: Tạo môi trường tâm lí thoải mái, thân<br /> thiện, cởi mở giữa GV và trẻ, giữa trẻ với nhau<br /> * Mục tiêu và ý nghĩa: Việc tạo môi trường thân thiện,<br /> cởi mở giữa mọi người trong lớp học giúp trẻ có cảm giác<br /> tin tưởng, hạnh phúc khi ở cùng cô giáo và các bạn và<br /> điều này lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tự chọn theo nhu<br /> cầu và hứng thú của từng trẻ.<br /> * Nội dung và cách tiến hành:<br /> - Tạo bầu không khí cởi mở , thân tình giữa cô giáo<br /> với trẻ và giữa các trẻ với nhau; - Xây dựng mối quan hệ<br /> thân thiện giữa mọi người với nhau trong lớp học;<br /> - GV tích hợp nội dung học - chơi theo chủ đề một<br /> cách tự nhiên dựa vào hứng thú của trẻ và linh hoạt giải<br /> quyết các tình huống mới nảy sinh trong các nhóm chơi<br /> hoặc với từng cá nhân, tạo cho trẻ niềm vui được chơihọc cùng nhau;<br /> - Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ sự đồng cảm và chia<br /> sẻ cùng nhau với bạn, với cô giáo, với mọi người xung<br /> quanh;<br /> - Khuyến khích hợp tác nhóm trong học - chơi ở<br /> trường mầm non.<br /> 3. Kết luận<br /> Dạy trẻ học bằng chơi là một xu hướng trong giáo<br /> dục mầm non, nó không những tạo điều kiện cho trẻ được<br /> học theo nhu cầu, hứng thú, ý thích cá nhân, phát huy<br /> được hết khả năng của mình mà còn tạo cơ hội, tình<br /> huống và những thách thức mới kích thích trẻ tham gia<br /> vào các trò chơi, các hoạt động khám phá môi trường<br /> xung quanh theo chủ đề đã chọn. GV có vai trò quan<br /> trọng trong việc sử dụng trò chơi làm phương tiện dạy<br /> học hiệu quả cho trẻ và họ phải thường xuyên cho trẻ<br /> được học bằng chơi ở trường mầm non.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Jean Piaget (1999). Tâm lí học và giáo dục học<br /> (Người dịch: Trần Nam Lương - Phùng Đệ - Lê<br /> Thi). NXB Giáo dục.<br /> [2] Penny Warner (2004). Phương pháp giúp trẻ chơi<br /> mà học. NXB Phụ nữ.<br /> [3] Nguyễn Thị Hoà (2010). Giáo dục tích hợp ở bậc<br /> học mầm non. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [4] Nguyễn Thị Hòa (tái bản 2015). Phát huy tính tích<br /> cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò<br /> chơi học tập. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [5] Nguyễn Thị Hoà (tái bản 2016). Giáo dục học mầm<br /> non. NXB Đại học Sư phạm.<br /> <br /> 27<br /> <br /> BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TẬP ĐI...<br /> (Tiếp theo trang 29)<br /> Khi mua giày dép cho trẻ, cần chọn cỡ giày phù hợp,<br /> chất lượng tốt, giúp chân trẻ phát triển. Người lớn cần<br /> bảo đảm cho trẻ được tập đi trong môi trường an toàn<br /> nhất; giữ sàn nhà sạch sẽ để trẻ đi lại dễ dàng; không để<br /> trẻ một mình, đề phòng trẻ ngã và cần có sự giúp đỡ.<br /> 3. Kết luận<br /> Biết đi là “cột mốc” phát triển vận động quan trọng<br /> của trẻ. Để giúp trẻ tập đi đúng cách, người lớn cần<br /> hướng dẫn, hỗ trợ trẻ lần lượt đạt được các mốc phát triển<br /> (hướng dẫn trẻ cách ngồi xuống khi trẻ biết tự đứng lên,<br /> giúp trẻ bước đi, tự ngồi xuống dễ dàng). Khi tập đi, trẻ<br /> sẽ đối diện với một số nguy cơ mất an toàn nên người lớn<br /> cần đảm bảo an toàn cho trẻ.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Farrell P - Sittlington N (2009). The normal baby. In<br /> Fraser DM, Cooper MA. eds. Myles textbook for<br /> midwives. 15th ed. Edinburgh: Churchill<br /> Livingstone, pp. 763-783.<br /> [2] Hall DMB - Elliman D (2006). Health for all<br /> children. 4th ed (revised). Oxford University<br /> Press, pp. 90.<br /> [3] Tạ Thúy Lan - Trần Thị Loan (2008). Sự phát triển<br /> thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB Giáo dục.<br /> [4] Phạm Khắc Chương (1998). Giáo dục gia đình.<br /> NXB Đại học Sư phạm.<br /> [5] Lã Thị Bắc Lý (2014). Giáo trình văn học trẻ em.<br /> NXB Đại học Sư phạm.<br /> [6] Lê Thanh Vân (2002). Sinh lí học trẻ em. NXB Đại<br /> học Quốc gia Hà Nội.<br /> [7] Phan Thị Ngọc Yến - Hồ Thị Thanh Tâm (2011). Sự<br /> phát triển thể chất trẻ em. NXB Đại học Quốc gia<br /> Hà Nội.<br /> [8] Tạ Thúy Lan - Trần Thị Loan (2008). Sự phát triển<br /> thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB Giáo dục.<br /> KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA<br /> TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2018<br /> Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua thuận tiện tại<br /> các bưu cục địa phương, (Mã số C192) hoặc đặt mua trực<br /> tiếp tại Tòa soạn (số lượng lớn) theo địa chỉ: TẠP CHÍ<br /> GIÁO DỤC, 4 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội.<br /> Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục, trường học<br /> đặt mua Tạp chí Giáo dục năm 2018. Mọi liên hệ xin<br /> gửi về địa chỉ trên hoặc liên lạc qua số điện thoại:<br /> 024.37345363; Fax: 024.37345363.<br /> Xin trân trọng cảm ơn.<br /> TẠP CHÍ GIÁO DỤC<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2