intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tại Hà Nội

Chia sẻ: Phung Ngoc Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:36

560
lượt xem
221
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo cho các bạn học chuyên ngành. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tại Hà Nội

  1. Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp tại Hà Nội 1
  2. MỤC LỤC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SPDV TẠI ........................................................................................... NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘI ......................................................................................... “Giai đoạn 2009 - 2011” ........................................................................................................... PHẦN I : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN SPDV NGÂN HÀNG ................................ 1./ Đa dạng hoá các SPDV ................................................................................................ Phần I : Sự cần thiết phát triển SPDV Ngân hàng ................................................................ Phần II. Thực trạng Phát triển SPDV tại Agribank HaNoi. ..................................................... PHẦN II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SPDV TẠI ............................................................ I./ Môi trường hoạt động và hệ thống khách hàng của Agribank HaNoi............................... II./ Thực trạng phát triển SPDV tại Agribank HaNoi những năm đã qua. ......................... KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHÓM SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN................................ Đơn vị tính : Triệu VNĐ ............................................................................................................ 1.1.1.3. Nhóm sản phẩm giấy tờ có giá..................................................................................... 1.2.2. Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh .............................................................................. 1.2.2.3. Cho vay đồng tài trợ, hợp vốn ................................................................................... Đánh giá chung về nhóm sản phẩm cấp tín dụng ................................................................ 1.2.3. Dịch vụ bảo lãnh ........................................................................................................... 1.2.5. Dịch vụ chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng ................................ 1.3./ Nhóm sản phẩm tài khoản và thanh toán trong nước ................................................... 1.3.1.1.Dịch vụ tài khoản doanh nghiệp và cá nhân .............................................................. Bảng thống kê số tài khoản khách hàng mở tại Agribank HaNoi ................................ Kết quả thanh toán qua Agribank HaNoi 2006 - 2008.......................................................... 1.4.2. Kinh doanh ngoại tệ................................................................................................ Tóm lại : Dịch vụ TTQT và KDNT đã đạt được kết quả nhất định ................................ Tuy vậy, dịch vụ vẫn còn có nhiều hạn chế ........................................................................... 1.5./ Nhóm sản phẩm thẻ ................................................................................................ Đơn vị: triệu đồng .................................................................................................................... Đánh giá về doanh thu từ những SPDV ngoài Tín dụng giai đoạn 2006 - 2008 ................... So với cùng kỳ năm 2007 ......................................................................................................... III./Các nhân tố ảnh hưởng................................................................................................ 3./Nền tảng công nghệ ............................................................................................................ 4./Công tác phát triển SPDV ................................................................................................ 4.4/ Công tác nghiên cứu thị trường chưa được triển khai sâu rộng ................................ IV./ Bài học kinh nghiệm................................................................................................ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ................................................................................................ I./ Định hướng mục tiêu ......................................................................................................... Mục tiêu ................................................................................................................................ 2./ Phát triển SPDV theo nhóm SPDV hướng tới khách hàng.............................................. II./ Giải pháp : ........................................................................................................................ 2./ Hoàn thiện sản phẩm truyền thống làm lợi thế ................................................................ III./ Kiến Nghị ........................................................................................................................ 2./ Chuẩn hoá các SPDV để thực hiện đồng nhất tại Chi nhánh................................................. IV./Tổ chức thực hiện............................................................................................................. 3./ Kiện toàn lại phòng Dịch vụ & Marketing ................................................................ 2
  3. NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH : HÀ NỘI -------------------- ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SPDV TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘI “Giai đoạn 2009 - 2011” PHẦN I : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN SPDV NGÂN HÀNG Năm 2008 đi qua khép lại với biết bao sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn ba mươi năm đổi mới. Năm 2009 được dự báo là còn khó khăn hơn năm 2008. Chính vì điều đó hệ thống các Ngân hàng đã có những bước chuẩn bị nhanh chóng để tham gia vào quá trình chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần. Trong tiến trình đó Ngân hàng No&PTNT Hà Nội chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, chú trọng phát triển SPDV làm tiền đề tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ và tận thu phí dịch vụ. “Đề án phát triển SPDV tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội giai đoạn 2009-2011” giải quyết vấn đề cấp thiết trên một số khía cạnh : 1./ Đa dạng hoá các SPDV - Tính tất yếu từ sự phát triển ngân hàng. Dịch vụ truyền thống trong hệ thống Ngân hàng có thể nói đã bão hoà trên thị trường tiền tệ, do vậy việc phát triển SPDV ngân hàng đóng vai trò quyết định đối với kinh doanh và phát triển Ngân hàng,. - Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đóng vai trò quyết định để duy trì kinh doanh và phát triển Ngân hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu và cung cấp trọn gói các SPDV cho khách hàng. Phát triển SPDV Ngân hàng đóng vai trò quyết định đối với kinh doanh và phát triển Ngân hàng :  Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng truyền thống  Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng hiện đại (SPDV thẻ, chùm sản phẩm Mobile banking......) 2./ Môi trường và địa bàn hoạt động: 3
  4. - Xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng No Hà Nội nói riêng. Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới là một xu thế tất yếu. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực Ngân hàng cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện tại Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp dịch vụ Ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các Ngân hàng. Điều này có nghĩa là, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát triển cả dịch vụ Ngân hàng bán buôn, bán lẻ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua/bán, sáp nhập Ngân hàng. Vấn đề đặt ra là, nếu Agribank HaNoi không có những cải cách triệt để thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc cạnh tranh với các Ngân hàng tại Việt Nam. - Xuất phát từ bối cảnh thực tế hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Mặc dù trong nhiều năm qua, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới, song đến nay hệ thống Ngân hàng vẫn được đánh giá là đang ở giai đoạn đầu, năng lực tài chính của nhiều NHTM Việt Nam còn yếu, nợ quá hạn cao và nhiều rủi ro. Với tỷ lệ vốn tự có thấp, rõ ràng khả năng cạnh tranh của các NHTM quốc doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hội nhập theo lộ trình cam kết. Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng trong nước còn nghèo nàn, đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ Ngân hàng. - Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra ngày càng thấp, thu nhập từ cung cấp các sản phẩm mới có ý nghĩa quan trọng và đang là vấn đề cạnh tranh nóng bỏng của hệ thống các Ngân hàng. Suy thoái kinh tế toàn cầu chưa thấy đáy và chưa có điểm dừng, do đó sẽ tác động mạnh và trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, nhất là suy giảm về xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, du lịch, đầu tư nước ngoài, kiều hối..v.v...dự kiến cũng đều giảm. Khó khăn chung của kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước cũng chính là khó khăn của hệ thống Ngân hàng nói chung và Agribank HaNôi nói riêng. Với Agribank HaNoi, là chi nhánh thừa nguồn, lãi suất huy động năm 2008 rất cao. Trong thời gian gần đây, lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN tiếp tục giảm, vì vậy rủi ro về lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu của Agribank HaNoi. 3./ Sự phát triển công nghệ : - Kết quả triển khai hệ thống CNTT năm 2008 của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã tạo điều kiện cung cấp các SPDV hiện đại để thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Năm 2008, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã hoàn thành việc triển khai hệ thống IPCAS đến tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước. Với kết quả này đã tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho NHNo. Để cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại hoàn 4
  5. hảo, Agribank HaNoi cần tập trung đầu tư, phát triển, triển khai các hoạt động SPDV để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu. Giải quyết vấn đề trên, mục tiêu của đề án phát triển SPDV tại Agribank HaNoi giai đoạn 2009 – 2011 là giải quyết vấn đề thay đổi diện mạo của Agribank HaNoi trong lĩnh vực SPDV, nâng cao chất lượng SPDV hiện có, phát triển SPDV mới theo hướng chuyên nghiệp nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường thị phần của Agribank HaNoi trong thị trường SPDV Ngân hàng tại Việt Nam. Với mục tiêu đã nêu trên, “Đề án phát triển SPDV tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011” được chia thành 3 phần : Phần I : Sự cần thiết phát triển SPDV Ngân hàng Phần II. Thực trạng Phát triển SPDV tại Agribank HaNoi. Phầm III. Định hướng mục tiêu và các giải pháp phát triển SPDV tại Agribank HaNoi giai đoạn 2009 – 2011. PHẦN II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SPDV TẠI AGRIBANK HANOI I./ Môi trường hoạt động và hệ thống khách hàng của Agribank HaNoi + Là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn Hà Nội là nơi có cạnh tranh cao, nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các Tổng cty 90, 91 có khoảng 71 tổng công ty nhà nước trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2008, thị trường Việt Nam có 4 Ngân hàng TM nhà nước, 1 Ngân hàng chính sách, 1 Ngân hàng Phát triển, 6 Ngân hàng liên doanh, 39 Ngân hàng TM Cổ phần, 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 10 Công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 988 quỹ tín dụng Nhân dân. + Dân cư trên địa bàn chủ yếu có thu nhập tương đối cao từ trung bình trở lên. Với nhiều các trường Đại Học, Cao đẳng, sinh viên tập trung đông. + Hệ thống khách hàng của Agribank HaNoi : Tính đến hết năm 2008, có 2.646 khách hàng là tổ chức với hơn 60.000 khách hàng cá nhân II./ Thực trạng phát triển SPDV tại Agribank HaNoi những năm đã qua. Có thể nói SPDV Ngân hàng đến nay phát triển về cả bề rộng và chiều sâu, hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các chủng loại SPDV ngày càng đa dạng và chất lượng được 5
  6. nâng cao. Nhiều Ngân hàng phát triển SPDV mang tính chuyên nghiệp cao, nhìn chung các Ngân hàng đều rất năng động và tham gia vào quá trình phân chia lĩnh vực và phân đoạn thị trường hoạt động : - Các Ngân hàng TM nhà nước với lợi thế khách hàng truyền thống, màng lưới sẵn có, với thế mạnh về các SP tín dụng, huy động vốn, thanh toán với các doanh nghiệp nhà nước. - Các Ngân hàng TMCP chú trọng đến dịch vụ bán lẻ đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. - Các Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài tập trung vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng cá nhân có thu nhập cao. 1./ Kết quả triển khai các SPDV tại Agribank HaNoi 1.1./ Nhóm sản phẩm Tiền gửi : 1.1.1.Kết quả huy động vốn qua các năm 2006 - 2008 Trong nhiều năm qua Agribank HaNoi luôn là một trong những chi nhánh có nguồn vốn lớn nhất trong toàn hệ thống Agribank VN. Bình quân hàng năm Agribank HaNoi có nguồn vốn điều chuyển về Agribank VietNam từ 8.000 tỷ đến 10.000 tỷ VNĐ(quy đổi) để điều hoà chung trong toàn hệ thống. Trước thực trạng biến động của nền kinh tế, đặc biệt năm 2008 sự biến động về giá cả của các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, nguyên vật liệu xây dựng, những thăng trầm phức tạp của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản “đóng băng” đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiền tệ và sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế....Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn nội, ngoại tệ của các NHTM nói chung và các NHTM cổ phần tạo thêm nhiều áp lực trong việc phát triển huy động vốn của Agribank HaNoi trong năm 2009 và những năm tiếp theo. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHÓM SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN Đơn vị tính : Triệu VNĐ 2007 So 2006 2008 So 2007 Nhóm SP huy động vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh tỷ lệ % Chênh tỷ lệ % 1./ Tiền gửi TC, XH.. 8.424.781 11.284.945 9.733.561 2.860.164 +33,95 -1.551.384 -13,75 2./ Tiền gửi tiết kiệm 1.974.538 1.893.096 2.553.453 - 81.442 -4,12 660.375 +34,88 3./ Giấy tờ có giá 652.892 642.967 3.034.212 -9.925 -1,52 2.391.245 +371,9 TỔNG NGUỒN 11.052.211 13.821.008 15.321.226 2.768.797 +25,05 1.500.218 +10,85 6
  7. Trong 3 năm 2006 - 2008 các nhóm sản phẩm huy động vốn có biến động với mức độ tăng trưởng và tỷ trọng như sau : + Năm 2006 : - Tiền gửi TC, XH.......... đạt 8.424.781 triệu đồng chiếm 76,23% tổng NV - Tiền gửi tiết kiệm ........ đạt 1.974.538 triệu đồng chiếm 17,87% tổng NV - Giấy tờ có giá................ đạt 652.892 triệu đồng chiếm 5,90% tổng NV + Năm 2007 : - Tiền gửi TC,XH..............đạt 11.284.945 triệu đồng chiếm 81,65% tổng NV - Tiền gửi tiết kiệm............ đạt 1.893.096 triệu đồng chiếm 13,70% tổng NV - Giấy tờ có giá ................. đạt 642.967 triệu đồng chiếm 4,65% tổng NV + Năm 2008 : - Tiền gửi TC,XH............... đạt 9.733.561 triệu đồng chiếm 63,53% tổng NV - Tiền gửi tiết kiệm............. đạt 2.553.453 triệu đồng chiếm 16,67% tổng NV - Giấy tờ có giá.................. đạt 3.034.212 triệu đồng chiếm 19,80% tổng NV 1.1.1.1. Nhóm sản phẩm tiền gửi TC, XH......... Đây là nhóm sản phẩm huy động vốn chủ đạo luôn chiếm tỷ trọng cao từ 60% đến 80% tổng nguồn vốn của Agribank HaNoi. Nhóm SP tiền gửi này mặc dù chiếm tỷ trọng cao song tính ổn định phụ thuộc vào biến động chung của nền kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, kế hoạch SXKD và sử dụng vốn trong từng giai đoạn của tổ chức XH đó. Chi tiết từng SP trong nhóm SP huy động này.(Xem phụ lục) * Sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao từ 40 đến 60% tổng nhóm SPTG. Xong thực chất nguồn vốn này của Agribank HaNoi được kết cấu chủ yếu từ nguồn tiền gửi của Kho Bạc. Còn lại là nguồn tiền gửi thanh toán của các thành phần kinh tế và các TC, XH khác. Đây là nguồn tiền gửi mang lại hiệu quả cao xong biến động thất thường do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cân đối sử dụng vốn trong kinh doanh cũng như trong thanh toán. Hơn nữa nguồn vốn này có xu hướng giảm dần (lần lượt các năm 2006 – 2008 là : 60%, 54% và 42%). * Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn chiếm 40 - 50% tổng nguồn của nhóm sản phẩm này. Sản phẩm này được thảo thuận thời gian gửi cụ thể qua các hợp đồng tiền gửi do vậy đã tạo được chủ động cho Ngân hàng trong quá trình điều hành kinh doanh, sử dụng vốn. Riêng đối với sản phẩm tiền gửi trả lãi trước toàn bộ năm 2006 chiếm dưới 10%, sang năm 2007 và năm 2008 đã chiếm tỷ trọng cao hơn từ 15 đến 30% trong nhóm sản phẩm này. Sản phẩm này đã đáp ứng được các quy định của Ngân hàng đông thời cũng đảm bảo được tính cạnh tranh trong quá trình triển khai thực hiện. Qua thực tế, đây là sản phẩm cần được khai thác và phát triển. * Sản phẩm tiền gửi lãi suất bậc thang theo thời gian: Loại sản phẩm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ (từ 2 đến 3% của nhóm sản phẩm tiền gửi TC, XH.......), xong cũng góp phần đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách hàng. 7
  8. 1.1.1.2. Nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm : + Nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng từ 13% đến 20% tổng nguồn vốn. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nhóm sản phẩm này có biến động ít và mang tính ổn định cao trong tổng nguồn vốn từng năm. Đây là nhóm sản phẩm mà Ngân hàng có thể chủ động tăng giảm tuỳ theo nhu cầu sử dụng vốn theo từng thời điểm qua việc sử dụng công cụ lãi suất. Qua số liệu tổng hợp có thể thấy sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bậc thang luôn chiếm tỷ lệ cao từ 75 – 80% tổng nguồn vốn nhóm sản phẩm này. Đây là sản phẩm huy động vốn luôn được khách hàng ưa chuộng và mang tính cạnh tranh cao. 1.1.1.3. Nhóm sản phẩm giấy tờ có giá Nhóm sản phẩm giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ 5 - 6,0% trong tổng nguồn riêng 2008 xấp xỉ 20%. Nhóm sản phẩm này thường phát sinh và tăng trưởng khi nhu cầu cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn lớn đột xuất. Xong sản phẩm trả lãi trước luôn mang lại kết quả cao và chiếm trên 66% tổng nguồn của nhóm sản phẩm này và đây là nguồn cơ hội vì khi triển khai sản phẩm này thường có mức lãi suất hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao đối với khách hàng tham gia nhóm sản phẩm này đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu vốn của Ngân hàng. Thực trạng 2006 – 2008 :...................................... Tóm lại : Với thực trạng và kết quả của nhóm sản phẩm huy động vốn trong năm 2006 - 2008 đã phản ánh được kết quả thực chất những sản phẩm, tỷ trọng, kết cấu theo thời gian trong từng nhóm sản phẩm tiền gửi trong từng thời kỳ và đã mang lại những kết quả nhất định góp phần vào việc ổn định và tăng trưởng nguồn vốn của Agribank HaNoi trong từng năm. Qua đó cũng xác định được tỷ trọng của từng nhóm sản phẩm tiền gửi TC, XH luôn chiếm tỷ trọng cao từ 68 đến trên 80% trong tổng nguồn vốn, tiếp theo là nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm từ 15 đến dưới 20% còn lại là nhóm giấy tờ có giá. 1.2./ Nhóm sản phẩm cấp tín dụng 1.2.1. Cho vay tiêu dùng + Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình : số lượng khách hàng và dư nợ cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình không thay đổi nhiều qua các năm. Năm 2006, số khách hàng vay là 61 khách hàng và dư nợ cho vay đối tượng này là 859 trđ; năm 2007 có 56 khách hàng với dư nợ là 1.025 trđ; năm 2008 có 50 khách hàng với số dư là 868 trđ. - Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình trong thời gian qua còn hạn chế do nhiều khách hàng có nhu cầu xong không có tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, lãnh đạo nơi người lao động làm việc không tạo điều kiện xác nhận thu nhập cho nhân viên của họ khi họ có nhu cầu vay vốn. - Hiện nay Ngân hàng mới tập trung cho vay có bảo đảm bằng tiền lương hàng tháng đối với cán bộ công nhân viên ở các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, 8
  9. hành chính sự nghiệp, chưa mở rộng cho vay đảm bảo bằng lương đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH do tâm lý sợ các doanh nghiệp này hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, xác nhận thu nhập không chính xác. + Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư: nhu cầu vay vốn để xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ở của khách hàng ngày càng nhiều, thể hiện qua số lượng khách hàng và dư nợ tăng qua các năm. Năm 2006, có 249 khách hàng với dư nợ là 10.254 trđ, năm 2007 số khách hàng vay vốn phục vụ mục đích này là 296 khách hàng với dư nợ là 14.344 trđ, năm 2008 có 318 khách hàng với số dư nợ là 17.195 trđ. + Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá: chiếm tỉ lệ cao trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Năm 2006, dư nợ cho vay cầm cố là 15.541 trđ với 315 khách hàng, năm 2007 số khách hàng vay là 286 khách hàng với dư nợ là 23.587 trđ, năm 2008 là 301 khách hàng với số dư là 22.356 trđ. - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá là hình thức cho vay có bảo đảm, an toàn nhất, nhanh nhất do khách hàng lập phương án tiêu dùng đơn giản, tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá nên không mất thời gian định giá, công chứng...như những tài sản khác. Tuy nhiên, hiện nay, Ngân hàng vẫn chỉ giới hạn cho vay cầm cố đối với các giấy tờ có giá do Agribank Hanoi phát hành, không mở rộng cho vay cầm cố đối với giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành do trong thời gian qua có nhiều rủi ro xảy ra đối với một số tổ chức tín dụng trên địa bàn + Cho vay mua phương tiện đi lại: Do nhu cầu đi lại tăng nên dư nợ cho vay mua phương tiện đi lại cũng tăng lên qua các năm. Năm 2006 có 121 khách hàng với số dư nợ là 2.045 trđ, năm 2007 có 146 khách hàng với dư nợ là 4.259 trđ, năm 2008 số khách hàng là 152 với dư nợ là 4.985 trđ. + Cho vay người lao động đi lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài: Không có số liệu do phần lớn khách hàng có nhu cầu đều có hộ khẩu và tài sản bảo đảm trái địa bàn, chủ yếu là người lao động các tỉnh đi xuất khẩu lao động qua các Công ty có chức năng xuất khẩu lao động. Việc thẩm định khách hàng cũng như quản lý thu nhập của người lao động gặp khó khăn, do vậy hình thức này không có số dư nợ vay. + Cho vay hỗ trợ du học: Không có số dư 1.2.2. Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh 1.2.2.1. Cho vay vốn lưu động: Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ trọng dư nợ cho vay vốn lưu động có xu hướng giảm trong cơ cấu dư nợ, trong khi đó dư nợ trung dài hạn lại chiếm tỉ trọng khá lớn. - Cho vay từng lần: Hiện nay, Agribank Hanoi đầu tư vốn lưu động cho các doanh nghiệp chủ yếu theo phương thức cho vay từng lần. Dư nợ và số lượng doanh nghiệp qua các năm gần đây như sau: (Số lượng khách hàng giảm dần qua các năm) 9
  10. ChØ tiªu N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 Dư Nợ 1.061.346 1.672.452 1.102.325 SL kh¸ch hµng 195 182 154 - Cho vay theo Hạn mức tín dụng: hiện nay, tại Agribank Hanoi cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng còn chưa nhiều, nguyên nhân do cho vay hạn mức tín dụng chỉ áp dụng được với một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một hay một số mặt hàng ổn định. Dư nợ và số lượng doanh nghiệp vay hạn mức tín dụng qua các năm như sau: ChØ tiªu N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 Dư Nợ 251.030 282.603 221.050 SL kh¸ch hµng 4 5 6 - Thấu chi tài khoản doanh nghiệp: các năm trước hầu như không có, năm 2009 có 1 doanh nghiệp với dư nợ 9 trđ. 1.2.2.2. Cho vay đầu tư vốn cố định, dự án sản xuất kinh doanh: Agribank Hanoi ngày càng mở rộng cho vay các doanh nghiệp để đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị 1.2.2.3. Cho vay đồng tài trợ, hợp vốn Hiện nay, với dư nợ 559 tỷ đồng cho vay đồng tài trợ tại Agribank Hanoi gồm các dự án sau : - Dự án Thuỷ điện Sê San của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam - Dự Án Thuỷ Điện Cửa Đạt - Dự án Xi Măng Thăng Long - Dự án BITEXCO - Dự án Nhà máy Dệt Kim Hà Nội của Haprosimex - Dự án kinh doanh hạ tầng khu đô thị Lê Trọng Tấn - Dự án Đầu tư dây truyền sản xuất giấy của Công ty CP Giấy Bãi Bằng Dự nợ đồng tài trợ vẫn là các dự án có dư nợ lớn. Phần lớn các dự án này đang trong quá trình giải ngân. Các dự án đến kỳ hạn trả nợ khả năng trả nợ tốt, chưa phát sinh nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 1.2.2.4. Cho vay ưu đãi xuất khẩu 1.2.2.5. Phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 1.2.2.6. Cho vay dưới hình thức thấu chi thẻ ghi nợ nội địa 10
  11. 1.2.2.7. Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán: Dự nợ cho vay kinh doanh chứng khoán tại Agribank Ha noi có 121 tr. Hiện số dư nợ này Phòng Tín Dụng đang thu hồi dần bằng các biện pháp đôn đốc nợ khách hàng và sự phối kết hợp của các Công ty Chứng Khoán. Đánh giá chung về nhóm sản phẩm cấp tín dụng - Với kết quả thu lãi 3 năm của sản phẩm cấp tín dụng, trên cơ sở doanh số cho vay và dư nợ, có thể thấy hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt qua các năm và góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Cho vay ngắn hạn 2 Cho vay trung hạn 3 Cho vay dài hạn Tỏng Cộng - Chất lượng tín dụng; Chất lượng tín dụng ngày được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu các năm luôn nằm trong ngưỡng an toàn: Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Tỏng Cộng - Tuy nhiên, có thể thấy, dư nợ đã xử lý rủi ro của chi nhánh là khá lớn TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ đã XLRR đầu năm XLRR trong năm Thu nợ XRRR trong năm Dư nợ đã XLRR cuối năm Số liệu trên cũng thể hiện, bên cạnh tiềm lực tài chính vững mạnh, thì nợ tiềm ẩn rủi ro của Chi nhánh là rất lớn. 11
  12. 1.2.3. Dịch vụ bảo lãnh Sản phẩm bảo lãnh tại Agribank Hanoi tăng trưởng về doanh số, số dư, số lượng khách và mức thu phí qua các năm. Tuy nhiên, do có sự nâng cấp các chi nhánh của Agribank Hanoi thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam như Chi nhánh Cầu Giấy, Tây Hồ, chi nhánh khu vực Chương Dương giữa năm 2006 ; Chi nhánh Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tam Trinh giữa năm 2008, do vậy số liệu chi nhánh cũng có sự điều chỉnh theo xu hướng nâng cấp các chi nhánh. - Bảo lãnh vay vốn: Trước khi Qui chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định 398 của Hội đồng quản trị Ngân hàng No&PTNT Việt Nam ra đời thay thế Qui chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định 09 thì việc thực hiện bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đối ứng phải trình Tổng Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Sau khi Quyết định 398 ra đời, các chi nhánh cấp 1 đã được phép thực hiện bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh đối ứng. Tuy nhiên, việc thực hiện hai loại bảo lãnh này có mức độ rủi ro cao đồng thời cũng là sản phẩm chưa quen với các doanh nghiệp nên tại Agribank Hanoi chưa phát sinh và không có số dư. - Bảo lãnh dự thầu: Năm 2006, số khách hàng bảo lãnh dự thầu là 22 doanh nghiệp, với số dư 46 tỷ, năm 2007 số khách hàng 31, số dư bảo lãnh dự thầu 124 tỷ, và đến năm 2008, số khách hàng có phát sinh bảo lãnh tại Agribank Hanoi đã là 34 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp có số dư tại thời điểm 31/12 với tổng số dư bảo lãnh dự thầu là 69 tỷ đồng. Kết quả thu phí bảo lãnh dự thầu đạt qua 3 năm như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Kết quả thu phí bảo lãnh dự thầu 166 642 1.103 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là hình thức bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn về doanh số cũng như mức thu phí của sản phẩm bảo lãnh. Các khách hàng trúng thầu tiếp tục thực hiện loại bảo lãnh này với doanh số lớn tập trung chủ yếu ở các khách hàng trong ngành xây dựng. Số lượng khách hàng thực hiện bảo lãnh ổn định qua các năm. Kết quả thu phí qua 3 năm như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Kết quả thu phí bảo lãnh thực hiện hợp 886 1.912 2.990 đồng - Bảo lãnh thanh toán 12
  13. Bảo lãnh thanh toán phát sinh tại Agribank Hanoi tập trung chủ yếu ở hai mảng lớn là bảo lãnh thanh toán tiền mua hàng hoá trong nước và bảo lãnh thuế. Các khách hàng được Agribank Hanoi cung cấp dịch vụ này phải là các khách hàng thực sự có uy tín tín dụng cao, tập trung chủ yếu ở 15 đến 20 khách hàng truyền thống của chi nhánh. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Kết quả thu phí bảo lãnh thanh 123 200 753 toán - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Đây là hình thức bảo lãnh có doanh số và mức thu phí cao trong các sản phẩm bảo lãnh. Đặc biệt, bước sang năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, hình thức này đặc biệt phát triển do Agribank Hanoi mạnh dạn tiếp cận với các Tổng Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các đơn vị thành viên. Mở rộng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có dư nợ đã xử lý rủi ro thực hiện bảo lãnh để họ tạo nguồn thu trả nợ Ngân hàng. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Kết quả thu phí Bảo lãnh hoàn trả tiền 79 837 1.241 ứng trước - Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Kết quả thu phí Bảo lãnh bảo hành 188 242 503 - Bảo lãnh khác Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Kết quả thu phí Bảo lãnh khác 176 773 1.165 Tóm lại : 1.2.4. Dịch vụ bao thanh toán trong nước: 13
  14. Tuy nhiên, hiện nay Agribank Hanoi chưa triển khai thực hiện dịch vụ này. Dịch vụ bao thanh toán đã được một số Ngân hàng trên địa bàn áp dụng, tuy nhiên đây vẫn là một dịch vụ rất mới, Ngân hàng tiến hành thẩm định không chỉ khách hàng vay mà còn tiến hành thẩm định khả năng tài chính bạn hàng đầu ra của khách hàng, do vậy các khách hàng vẫn còn e dè trong việc sử dụng loại sản phẩm mới này. 1.2.5. Dịch vụ chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng 1.2.6. Dịch vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá Chủ tịch HĐQT Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã có quyết định ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng số 757/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 24/07/2007 và chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá số 758/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 24/07/2007. Tuy nhiên, Agribank Hanoi mới chỉ thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, chưa phát sinh các dịch vụ này. Nguyên nhân: . Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến dịch vụ này. . Ngân hàng chưa có quy trình cụ thể về chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá. . Cán bộ Ngân hàng chưa nắm bắt và hiểu rõ về những dịch vụ trên để có thể giới thiệu và hướng dẫn cho khách hàng. Trong thời gian tới, việc phát triển dịch vụ này sẽ được quan tâm và đưa vào thực hiện (dự kiến từ quý III năm 2009). 1.3./ Nhóm sản phẩm tài khoản và thanh toán trong nước Trong giai đoạn 2006 – 2008, hoạt động thanh toán trong nước của Agribank HaNoi đã có có sự chuyển biến mạnh mẽ. nhất là sau khi triển khai dự án IPCAS, nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nhiều hệ thống thanh toán nhỏ và phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán trong hệ thống Agribank VietNam được xử lý trên cùng một hệ thống lõi CoreBanking, thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn, tiết kiệm lao động, đảm bảo độ chính xác và an toàn cao. Agribank HaNoi là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống triển khai ứng dụng dự án IPCAS đến nay sau gần 6 năm đã đạt được kết quả rất lớn thể hiện trên một số nội dung sau: 1.3.1. Nhóm sản phẩm tài khoản và thanh toán trong nước 1.3.1.1.Dịch vụ tài khoản doanh nghiệp và cá nhân 14
  15. Dịch vụ tài khoản được coi là 1 trong những dịch vụ truyền thống cốt lõi và xương sống trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Nhận thức được rõ vai trò vị trí đó, nhiều năm qua BGĐ Agribank HaNoi luôn quan tâm và mở rộng dịch vụ tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân nhất là dịch vụ tài khoản cá nhân. Bảng thống kê số tài khoản khách hàng mở tại Agribank HaNoi Đơn vị: Triệu đồng 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Nhóm khách hàng Số lượng Số lượng tài Số lượng Số dư Số dư Số dư tài khoản khoản tài khoản DN nhà nước 584 256.765 387 921.361 417 717.958 Cty cổ phần, TNHH 1.362 308.517 1.729 424.306 1.812 360.454 Khách hàng cá nhân 20.536 54.684 27.632 62.524 40.263 74.392 Tổng cộng 22.482 619.966 29.748 1.408.191 42.492 1.152.804 1.3.1.2. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước Cùng với quá trình đổi mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại đã từng bước được cải tiến và tác động tích cực đến lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Năm 2008, đánh dấu một mốc quan trọng trong hệ thống thanh toán của Agribank HaNoi, Hệ thống thanh toán và Kế toán khách hàng đã phủ sóng đến tất cả các chi nhánh NHNo trong toàn quốc, chấm dứt các hệ thống thanh toán đơn lẻ, lạc hậu. Trên nền tảng công nghệ tin học tiên tiến, những năm qua tổng lượng thanh toán qua Agribank HaNoi ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Các kênh thanh toán đa dạng như hệ thống thanh toán Nội bộ, Song biên, Liên ngân hàng và thanh toán Bù trừ. Kết quả thanh toán qua Agribank HaNoi 2006 - 2008 Đơn vị:1.000 đồng NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 DOANH SỐ DOANH SỐ DOANH SỐ CHỈ TIÊU SỐ MÓN THANH SỐ MÓN THANH SỐ MÓN THANH TOÁN TOÁN TOÁN Thanh toán Liên Ngân hàng 191,638 42.605.148 192,255 40,859,203 208,489 50,091,583 Thanh toán song biên 67896 8.367.000 87,418 13,619,734 89,106 18,040,704 Thanh toán bù trừ 46,984 4,022,297 89,621 9,371,312 91,368 15,046,562 Thanh toán nội bộ 218.785 44.482.547 239,782 36,319,291 287,936 72,071,232 Tổng cộng 525.303 99.476.992 609.076 100.169.540 676.899 155.250.081 - Tổng doanh số thanh toán và số món thanh toán qua thanh toán qua NHNo&PTNT Hà Nội ngày càng tăng nhất là hình thức thanh toán Nội bộ. 15
  16. - Tuy nhiên, so với quy mô chu chuyển vốn trên địa bàn và tiềm năng đáp ứng dịch vụ của Agribank HaNoi, dịch vụ thanh toán vẫn còn những hạn chế nhất định. 1.4. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế 1.4.1. Thanh toán quốc tế : Tính đến hết năm 2008, Agribank HaNoi đã triển khai toàn bộ 7 nhóm SPDV Thanh toán quốc tế mà Agribank VietNam đưa ra, có thể kể đến : * Đối với khách hàng doanh nghiệp : + Nhập khẩu (Chuyển tiền, Thông báo và thanh toán nhờ thu, Phát hành, tu chỉnh L/C, Ký hậu vận đơn/ Uỷ quyền nhận hàng theo L/C, nhờ thu; Bảo lãnh nhận hàng, Thanh toán L/C ) + Xuất khẩu (Nhận chuyển tiền đến & báo cáo cho khách hàng, Thông báo L/C xuất khẩu, Thanh toán tiền hàng xuất khẩu, Nhờ thu xuất khẩu theo L/C, DP, DA, Chiết khấu, Chuyển nhượng L/C) * Đối với khách hàng cá nhân : - Chi trả kiều hối ( qua tài khoản, bằng CMT, Western Union) - Thu đổi séc Đơn vị : Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nội dung Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền 1. Hàng NK - Mở L/C 786 116 1.088 180 684 164 - Thanh toán L/C 798 62.4 1.071 140 932 195 - Nhờ thu 427 19 468 28 379 27.5 - Chuyển tiền 1.994 43 2.344 70.7 2.260 140 2. Chuyển tiền phi TM 68 280.8 59 341.5 77 277 3. Hàng XK - Gửi chứng từ đòi tiền 115 3.2 106 4.8 161 15 - Thu tiền hàng xuất 99 2.8 111 4.8 158 15 - Chuyển tiền đến 541 14 798 42.8 473 30.8 - Phí dịch vụ TTQT 398 500 612 16
  17. Trong giai đoạn 3 năm đầu thực hiện đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2006-2010, hoạt động kinh doanh tại Agribank HaNoi đã có bước phát triển rõ rệt đặc biệt là kinh doanh ngoại hối. Doanh số và doanh thu TTQT tăng trưởng qua các năm. Năm 2006 kim ngạch TTQT qua Agribank HaNoi mới chỉ là 142 triệu USD thì con số này năm 2007 và 2008 lần lượt là 285 triệu USD và 338 triệu USD. Phí dịch vụ TTQT cũng tăng đều qua các năm góp phần đáng kể vào doanh thu của Agribank HaNoi. Hàng nhập khẩu : Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nội dung Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền 1. Tín dụng thư L/C - Phát hành 786 116,018,787.22 1,088 180,250,908.38 684 163,832,301.40 - Thanh toán 798 62,443,554.52 1,071 140,438,922.95 932 195,211,092.49 2. Nhờ thu 427 19,122,879.33 468 28,220,247.90 379 27,410,971.54 3. Chuyển tiền 1,994 42,927,435.87 2,344 70,665,426.15 2,260 139,941,075.68 Giai đoạn 2006-2007, doanh số TTQT tăng trưởng vượt bậc cả về lượng giao dịch cũng như giá trị, đặc biệt số món phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu. Một trong những nguyên nhân là do năm 2007 hầu hết các dự án của Tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) và các công ty con đều đã mở L/C nhập khẩu dây truyền máy móc, thiết bị. Một nguyên nhân khác là năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng 8,5% năm cao nhất trong vòng 10 năm trở lại. Cùng với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 2007 là 28,9% mức cao nhất kể từ năm 2001. Chất lượng và sức mạnh của nhiều SPDV được nâng cao rõ rệt, bước đầu chiếm lĩnh thị trường trong nước và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, kết quả kinh doanh của Agribank HaNoi đươc nâng lên như : Chuyển tiền kiều hối, thu đổi ngoại tệ mặt, đại lý thu đổi ngoại tệ ......Agribank HaNoi đã đa dạng hoá các kênh chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union và phát triền mạnh dịch vụ chi trả kiều hối thông qua tài khoản của Ngân hàng tăng 150% so với năm 2006. Kim ngạch nhập khẩu đạt 240 triệu tăng 95% so với năm 2006, doanh số thanh toán tiền điện nhờ thu lại tăng hơn 50%, điều đó chứng tỏ rằng khách hàng rất tin tưởng vào khả năng thanh toán, chất lượng dịch vụ của Agribank HaNoi. Năm 2008 là một năm đầy biến động khi cả thế giới bước vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra khắp toàn cầu, chính phủ các nước đã phải đưa ra các gói cứu trợ, kích thích kinh tế với giá trị hàng tỷ đôla để 17
  18. vực dậy nền kinh tế. Sự lo ngại lan rộng khiến các Ngân hàng đều thắt chặt các khoản tín dụng của mình để đảm bảo an toàn. Tất yếu hoạt động sản xuất hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp bị đình trệ. Trong bố cảnh đó, hoạt động XNK cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên kết quả thanh toán quốc tế đạt được tương đối khả quan. Số lượng L/C phát hành đã thanh toán trong năm 2008 đạt 932 món, tổng trị giá thanh toán L/C nhập khẩu (quy đổi USD) đạt 195 triệu, tăng 39% so với năm 2007. Tuy nhiên doanh số mở L/C giảm sút so với năm 2007 cả về số món và doanh số. Số lượng thanh toán nhờ thu, chuyển tiền dịch vụ và chuyển tiền phi thương mại cũng có những chuyển biến đáng kể. Bên cạnh đó thanh toán chuyển tiền tăng trưởng khá, đạt 139 triệu tăng hơn 98% so cùng kỳ năm trước, thanh toán phi thương mại cũng đạt 227 ngàn USD. Hàng xuất khẩu so với năm 2007 tăng mạnh cả về trị giá gửi chứng từ lẫn tổng giá trị báo có. Năm 2008, thu tiền hàng xuất khẩu thông qua xuất trình chứng từ đạt 15 triệu USD tăng hơn gấp 3 lần. Doanh số chuyển tiền đến hàng xuất đạt 30,8 triệu USD. Hoạt động XK trong năm 2008 được coi là rất có triển vọng. Đây cũng là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy Agribank HaNoi đang từng bước cố gắng cải thiện sự mất cân đối trong cơ cấu thanh toán hàng XK & NK, thực hiện chủ trương thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XK, góp phần làm giảm áp lực huy động vốn ngoại tệ vốn là một hoạt động tương đối khó khăn và phức tạp trong số các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 1.4.2. Kinh doanh ngoại tệ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh số mua 173 232 350 Danh số bán 173 232 351 Lãi KDNT (tỷ VND) 1,7 3,6 11,3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác thanh toán quốc tế, đồng thời góp phần tạo nguồn thu không nhỏ cho Ngân hàng. Mặc dù tỷ giá ngoại tệ trên thị trường biến động thất thường, nguồn cung về mua bán ngoại tệ còn gặp nhiều khó khăn song chi nhánh vẫn đảm bảo đủ ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng và kinh doanh có lãi. Doanh số mua bán một số loại ngoại tệ chủ yếu : Ngoại tệ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 USD EUR 18
  19. JPY 1.4.3. Các nghiệp vụ ngoại tệ khác Hoạt động thanh toán biên giới : Thanh toán biên mậu là một thế mạnh của Agribank HaNoi, với ưu thế là một Ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tốt. Đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng No Hà Nội đã triển khai ký kết hợp đồng đại lý thanh toán với 4 Ngân hàng : Agribank TP Lang Son, Agribank Lao Cai, Cao Bang, Mong Cai. Bên cạnh đó, Agribank HaNoi đã đa dạng hoá các hình thức thanh toán biên mậu như : chuyển tiền (thương mại & phi thương mại), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu, thanh toán bằng thư uỷ thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ. Năm 2007 doanh số thanh toán biên mậu đạt 45 triệu CNY tăng 55% so với năm 2006. Năm 2008 doanh số thanh toán biên mậu đạt 83,6 triệu CNY tăng 84% so với năm 2007. Phục vụ các dự án : Trong năm 2008 chi nhánh đã chủ động và tích cực thu hút và phục vụ tốt các dự án mà Ngân hàng No được lựa chọn là Ngân hàng phục vụ : Dự án năng lượng nông thôn II, Dự án khắc phục khẩn cấp dịch cúm ở người, Dự án cạnh tranh nông nghiệp, Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhờ vậy đã góp phần tăng nguồn đồng thời mua được một lượng ngoại tệ tương đối lớn sấp sỉ 49 triệu USD đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu tại chi nhánh. Bảo lãnh nước ngoài : Đây là nghiệp vụ tương đối phức tạp do nhiều yếu tố như nguồn luật điều chỉnh đa dạng, ngôn ngữ bảo lãnh là ngôn ngữ luật phức tạp. Đồng thời tại Agribank VietNam, quy chế bảo lãnh nước ngoài nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy chế bảo lãnh hiện thời (VB398) nhưng quy trình thẩm định và mẫu biểu chưa phù hợp với bảo lãnh nước ngoài. Năm 2006 chưa phát sinh nghiệp vụ này, nhưng đến năm 2007 xuất phát từ nhu cầu khách hàng chi nhánh đã chủ động và tích cực liên hệ với hai Ngân hàng nước ngoài và đã phát hành được 03 bảo lãnh đối ứng. Năm 2008 chi nhánh đã phát hành 04 bảo lãnh dựa trên bảo lãnh đối ứng của Ngân hàng nước ngoài và các bảo lãnh khác với tổng giá trị trên 5 triệu USD và hơn 100 tỷ VNĐ. Vay vốn tài trợ thương mại : Năm 2008 trong thời điểm toàn hệ thống có khó khăn về nguồn ngoại tệ thanh toán Chi nhánh đã phối hợp với Sở quản lý KD vốnvà ngoại tệ, các Ngân hàng đại lý nước ngoài thực hiện vay tài trợ thương mại được 12 triệu USD, 15 triệu EUR, 55 triệu JPY vừa đảm bảo thanh toán kịp thời, đúng hạn, giữ đúng cam kết với Ngân hàng nước ngoài vừa góp phần tăng thêm phí dịch vụ. (Do lãi suất vay tài trợ NH Nước ngoài thấp hơn rất nhiều so với lãi suất điều vốn tại thời điểm đó.) Tóm lại : Dịch vụ TTQT và KDNT đã đạt được kết quả nhất định - Doanh số thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng qua các năm. 19
  20. - Chất lượng cà sức cạnh tranh của hoạt động TTQT được nâng cao rõ rệt, được khách hàng và Ngân hàng nước ngoài tin tưởng, cán bộ làm công tác TTQT của Agribank HaNoi không chỉ đơn thuần thực hiện các yêu cầu của khách hàng khi thực hiện thanh toán mà còn trực tiếp tham gia vào các dự án lớn như dự án của Habeco, Habeco I.D, Nhà máy giấy Bãi Bằng ngay từ khi khách hàng tiến hành thương thảo cho đến khi ký kết hợp đồng. - Mặc dù tình hình cung cầu và tỷ giá ngoại tệ trong năm có nhiều biến động nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó vào thời điểm Ngân hàng No Việt Nam có khó khăn về nguồn ngoại tệ, Chi nhánh đã tích cực liên hệ với Ngân hàng nước ngoài, Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ để tiến hành vay tài trợ thương mại đảm bảo thanh toán kịp thời với khách hàng nước ngoài, không gây chậm trễ, mất uy tín. Tuy vậy, dịch vụ vẫn còn có nhiều hạn chế - Mất cân đối lớn giữa thanh toán hàng nhập khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu : Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu thông qua hình thức thanh toán bằng L/C, nhờ thu năm 2008 tuy tăng gần gấp 3 lần so với năm 2007 nhưng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu qua Agribank HaNoi mới chỉ đạt xấp xỉ 50 triệu USD bằng với năm 2007, tăng gấp 3 lần so với năm 2006 trong khi đó doanh số thanh toán hàng nhập khẩu là 332 triệu USD, có nghĩa là lượng nhập siêu vào khoảng 270 triệu USD, gây áp lực rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thanh toán đặc biệt trong tình hình biến động và rất khó khăn về cung cầu và tỷ giá ngoại tệ như trong những năm qua. - Với mạng lưới các PGD rộng, việc thu hút khách hàng thông qua các PGD là một thuận lợi. Tuy nhiên do PGD không có cán bộ chuyên trách về thanh toán quốc tế nên việc tiếp cận và nắm bắt nghiệp vụ để tư vấn cho khách hàng vẫn là một hạn chế. - Tuy doanh số TTQT tương đối lớn nhưng chưa ổn định, mới chỉ chiếm 3,6% thị phần của toàn hệ thống Agribank. - Phần lớn hoạt động TTQT vẫn phải dựa vào tín dụng. Về cơ cấu nguồn thanh toán chiếm khoảng 90% là nguồn vốn vay từ Ngân hàng do đó các giao dịch thanh toán quốc tế và bảo lãnh nước ngoài đều dựa vào việc cấp tín dụng. Số lượng khách hàng thanh toán bằng vốn tự có hiện nay tại Ngân hàng chủ yếu là những khách hàng thanh toán truyền thống, khả năng tài chính tốt và mặt hàng nhập khẩu quen thuộc : Như công ty TNHH Á Mỹ, công ty TNHH Thành Tân, Công ty Hà Sơn.. - Các SPDV thanh toán quốc tế vẫn chưa phong phú, đa dạng : Các SPDV thanh toán quốc tế theo thông lệ thế giới hầu hết được áp dụng tại Agribank nói chung cũng như Agribank HaNoi nói riêng. Tuy nhiên mới chỉ dừng ở các SPDV truyền thống, chưa đa dạng chưa phong phú. 1.5./ Nhóm sản phẩm thẻ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2